-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài liệu ôn tập kinh tế chính trị Mác Lenin Chương 3 | Trường đại học Lao động - Xã hội
Tài liệu ôn tập kinh tế chính trị Mác Lenin Chương 3 | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị Mác - Lênin (KTCT0722H) 10 tài liệu
Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu
Tài liệu ôn tập kinh tế chính trị Mác Lenin Chương 3 | Trường đại học Lao động - Xã hội
Tài liệu ôn tập kinh tế chính trị Mác Lenin Chương 3 | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (KTCT0722H) 10 tài liệu
Trường: Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Lao động - Xã hội
Preview text:
CHƯƠNG 3 Câu 1: Nguồn gốc :
Nguồn gốc của giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do
công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư bản.
Ta có thể hiểu rằng: Để sản xuất, nhà tư bản đã mua hàng hóa sức lao động và tư liệu sản
xuất, người công nhân (người được mua sức lao động) sẽ làm việc và tạo ra sản phẩm cho
nhà tư bản. Bằng lao động cụ thể của mình, công nhân sử dụng tư liệu sản xuất để bảo tồn
và chuyển nguyên vẹn vào giá trị vào sản phẩm( tư bản bất biến); bằng lao động trừu tượng,
công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động( tư bản khả biến), phần lớn hơn đó là giá trị thặng dư. Bản chất :
Giá trị thặng dư là kết quả của sự hao phí sức lao động.
Mục đích của nhà tư bản là giá trị thặng dư, người lao động làm thuê phải bán sức lao động cho nhà tư bản.
Trong điều kiện ngày nay, quan hệ đó vẫn diễn ra nhưng với trình độ và mức độ rất khác.
Nhà tư bản bóc lột sức lao động của công nhân để tạo nhiều thặng dư cho bản thân.
Bóc lột càng nhiều thì giá trị thặng dư càng cao. Vì vậy người giàu thì vẫn giàu,
người nghèo thì vẫn nghèo.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư :
a. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: -
Khái niệm: là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian
lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao
động tất yếu không thay đổi.
+ Ví dụ: ngày lao động 8 giờ, thời gian lao động tất yếu là 4 giờ, thời gian lao động
thặng dư là 4 giờ, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%. Nếu nhàtư bản tăng thời gian lao
động thêm 2 giờ thì với mọi điều kiện không đổithì giá trị thặng dư sẽ là 6 giờ.
+ Để có được nhiều giá trị thặng dư, nhà tư bản sẽ tìm cách kéo dài thời gian và
cường độ lao động. Tuy nhiên, sức lao động và thời gian lao độngcủa con người là
có giới hạn nên không thể vượt giới hạn. -
Ưu điểm: Nâng cao năng suất và giá trị thặng dư. -
Nhược điểm: Bóc lột sức lao động của công nhân.
b. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối -
Khái niệm: là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu; do
đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động không thay
đổi hoặc thậm chí rút ngắn. - Ưu điểm:
+ Tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt và các ngành
sản xuất ra tư liệu sản xuất để chế tạo ra tư liệu sinh hoạt đó. + Cải tiến kĩ thuật. -
Nhược điểm: Bóc lột sức lao động công nhân.
Tỷ suất giá trị thặng dư
: là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến để sản
xuất ra giá trị thặng dư đó. m
CT tính tỷ suất giá trị thặng dư: ' m = 100 % v
Trong đó: m’ là tỷ suất giá trị thặng dư; m là giá trị thặng dư; v là tư bản khả biến.
Khối lượng giá trị thặng dư
: là lượng giá trị thặng dư bằng tiền mà nhà tư bản thu được.
CT tính khối lượng giá trị thặng dư: M=m’.V
Trong đó: M là khối lượng giá trị thặng dư;
m’ là tỷ suất giá trị thặng dư;
V là tổng tư bản khả biến. Ý nghĩa tự tiễn
: Thúc đẩy nền kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất phát triển. Giai cấp tư
bản muốn thu nhiều giá trị thặng dư thì phải tiến hành áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động.
Việc nghiên cứu sản xuất giá trị thặng dư gợi mở cho các nhà hoạch định chính sách làm
tăng trưởng kinh tế. Nước ta cần tận dụng triệt để các nguồn lực nhất là lao động và sản xuất kinh doanh. Câu 2:
Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việc
chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh thông
qua mua thêm hàng hóa sức lao động, mở mang nhà xưởng, mua thêm nguyên - vật liệu, trang bị
thêm máy móc, thiết bị...
Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy:
-Trình độ khai thác lao động.
-Năng suất lao động xã hội.
-Sử dụng hiệu quả máy móc.
-Đại lượng tư bản ứng trước.
Liên hệ và vận dụng: Từ việc hiểu được các nhân tố tăng quy mô tích lũy, nhà nước, các thương
nghiệp vận dụng vào sản xuất kinh doanh để tăng vốn và sử dụng hiệu quả vốn. Các doanh nghiệp
ngày càng tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, máy móc vào việc sản xuất.
Nhà máy Vinfast là nhà máy chế tạo ô tô đầu tiên ở Việt Nam hoàn toàn số hóa, tăng 50% phần
trăm tốc độ đưa sản phẩm ra ngoài thị trường. Từ đó, doanh thu ngày càng được nâng cao.
Một số hệ quả của tích luỹ tư bản:
-Tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
-Tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản
-Tích lũy tư bản làm bần cùng hóa người lao động làm thuê Câu 3:
Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường: -Lợi nhuận:
Trong thực tế sản xuất kinh doanh, giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất có một khoản chênh
lệch. Do đó sau khi bán hàng hóa (bán ngang giá), nhà tư bản không những bù đắp đủ số chi phí đã
ứng ra mà còn thu được số chênh lệch bằng giá trị thặng dư. Số chênh lệch này C. Mác gọi là lợi
nhuận. Nhà tư bản cá biệt chỉ cần bán hàng hóa với giá cả cao hơn chi phí sản xuất là đã có lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước . Tỷ suất
lợi nhuận phản ánh mức doanh lợi đầu tư tư bản. Tư bản muốn trở nên giàu có cần tìm ra cách có tỷ
suất lợi nhuận cao nhất.Cạnh tranh giữa các ngành là cơ chế cho sự hình thành lợi nhuận bình quân.
Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản như nhau đầu tư vào các ngành khác nhau.
Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hóa.Nguồn gốc của lợi
nhuận thương nghiệp chính là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản sản xuất trả cho nhà tư
bản thương nghiệp do nhà tư bản thương nghiệp đã giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa. -Lợi tức:
Lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà người đi vay (tư bản đi vay) phải trả cho người cho
vay (tư bản cho vay) vì đã sử dụng lượng tiền nhàn rỗi của người cho vay. Lợi tức có ba đặc điểm:
Thứ nhất, quyền sử dụng tách khỏi quyền sở hữu.
Thứ hai, tư bản cho vay là hàng hóa đặc biệt.
Thứ ba, tư bản cho vay là hình thái tư bản phiến diện nhất, song cũng được sùng bái nhất.
Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu lợi tức và lợi nhuận, các nhà doanh nghiệp có cơ sở để đưa ra các
phương pháp nhằm nâng cao lợi nhuận, đem về doanh thu góp phần phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, nhà nước sẽ cần có những biện pháp để ngăn cấm những hành vi vì lợi nhuận mà làm
những việc gây tổn hại đến con người, trái pháp luật
-Địa tô tư bản chủ nghĩa:
Địa tô tư bản chủ nghĩa là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản
kinh doanh nông nghiệp phải trả cho địa chủ vì đã kinh doanh trên ruộng đất của địa chủ.
Nguồn gốc của địa tô
- Là một phần của giá trị thặng dư được tọa ra trong lĩnh vực sản xuất mà nhà kinh doanh tư bản
nông nghiệp phải trả cho địa chủ để sở dụng ruộng đất.
-Trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nông nghiệp tồn tại 3 giai cấp: + địa chủ
+ tư bản kinh doanh nông nghiệp ( thuê ruộng).
+ công nhân nông nghiệp ( bị địa chủ và tư bản kinh doanh nn bóc lột)