-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tóm tắt nội dung kinh tế chính trị Mác Lênin| Trường đại học Lao động - Xã hội
Tóm tắt nội dung kinh tế chính trị Mác Lênin| Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị Mác - Lênin (KTCT0722H) 10 tài liệu
Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu
Tóm tắt nội dung kinh tế chính trị Mác Lênin| Trường đại học Lao động - Xã hội
Tóm tắt nội dung kinh tế chính trị Mác Lênin| Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (KTCT0722H) 10 tài liệu
Trường: Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Lao động - Xã hội
Preview text:
1)Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với phát triển
Một là, thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất.
Về tư liệu lao động, từ chỗ máy móc ra đời thay thế cho lao động thủ công cho đến sự ra
đời của máy tính điện tử, chuyển nền sản xuất sang giai đoạn tự động hóa, tài sản cố định
thường xuyên được đổi mới , quá trình tập trung hóa sản xuất được đẩy nhanh.
Cách mạng công nghiệp có vai trò to lớn trong phát triển nguồn nhân lực, nó vừa đặt ra
những đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao nhưng mặt khác lại tạo điều
kiện để phát triển nguồn nhân lực.
Về đối tượng lao động, cách mạng công nghiệp đã đưa sản xuất của con người vượt quá
những giới hạn về tài nguyên thiên nhiên cũng như sự phụ thuộc của sản xuất vào các
nguồn năng lượng truyền thống.
Tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của khoa học công nghệ tiên tiến vào
sản sản xuất và đời sống.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành cơ cấu kinh tế mới theo hướng hiện đại
hội nhập quốc tế và hiệu quả
Hai là, thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất
Biến đổi về sở hữu tư liệu sản xuất. Dưới tác động của các mạng khoa học công nghệ, sở
hữu tư nhân không còn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của sản xuất và yêu cầu cải tiến kỹ
thuật. Tư bản buộc phải liên kết lại dưới hình thức công ty cổ phần và sự phát triển của
loại hình công ty này cho phép mở rộng chủ thể sở hữu tư bản ra các thành phần khác của
xã hội. Thực tế trên buộc các nước phải điều chỉnh chế độ sở hữu, thực hiện đa dạng hóa
sở hữu, lấy sở hữu tư nhân làm nòng cốt đồng thời phát huy sức mạnh và ưu thế tối đa của
sở hữu nhà nước và khu vực kinh tế nhà nước.
Cách mạng công nghiệp cũng đặt ra những yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường,
làm cho lĩnh vực tổ chức, quản lý kinh doanh cũng có sự thay đổi to lớn. Việc quản lý quá
trình sản xuất của các doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, thông quá ứng dụng các công
nghệ như internet, trí tuệ nhân tạo, mô phỏng, robot,... từ đó tạo điều kiện cho doanh
nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu và năng lượng mới hiệu quả giúp nâng cao năng suất
lao động và định hướng lại tiêu dùng.
Trong lĩnh vực phân phối, cách mạng công nghiệp giúp cho việc phân phối và tiêu dùng
trở nên dễ dàng và nhanh chóng, làm thay đổi đời sống xã hội của con người. Tuy nhiên,
nó lại có tác động tiêu cực đến việc làm và thu nhập. Nạn thất nghiệp và phân hóa thu
nhập gay gắt hơn là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng bất bình đẳng, buộc các nước
phải điều chỉnh chính sách phân phối thu nhập và an sinh xã hội, nhằm giải quyết những
mâu thuẫn cố hữu trong phân phối của nền kinh tế thị trường.
Tạo điều kiện cho các nước mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế
sâu rộng, phát huy cao nhất nguồn lực bên ngoài cho sự phát triển
Ba là, thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển
Phương thức quản trị và điều hành của nhà nước đang và sẽ được tin học hóa, hình thành chính phủ điện tử.
Phương thức quản trị sản xuất và kinh doanh trong các doanh nghiệp được đổi mới nhờ ứng dụng công nghệ cao
Các cuộc cách mạng công nghiệp :
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 ’
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
2)liên hệ làn sóng chuyển đổi số ở nước ta hiện này
Làn sóng chuyển đổi số ở nước ta hiện nay là một quá trình đổi mới sáng tạo và ứng dụng
công nghệ thông tin (CNTT) trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quản lý nhà nước và cung
cấp dịch vụ công. Mục tiêu của quá trình này là nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển
bền vững và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Một số lĩnh vực tiêu biểu của chuyển đổi số ở nước ta là:
- Xây dựng và phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số: ( Đây là một trong
những trọng tâm của chính sách ứng dụng CNTT của Đảng và Nhà nước, nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả và minh bạch của hoạt động quản lý nhà nước, phục vụ người dân và
doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Các cơ quan nhà nước đã triển khai nhiều giải pháp
CNTT như cổng thông tin điện tử, hệ thống quản lý văn bản, hệ thống cung cấp dịch vụ
công trực tuyến, hệ thống thông tin liên thông giữa các cơ quan nhà nước). đoạn trong
ngoặc tôi đọc cho bạn trích dẫn cái Ngoài ngoặc
- Đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo: (Đây là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển lớn
ở Việt Nam, nhằm giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, bảo vệ môi trường và đáp
ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Các loại năng lượng tái tạo phổ biến ở Việt Nam
là năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng thủy điện nhỏ.
Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đầu tư vào nhiều dự án năng lượng tái tạo ở
Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng có tiềm năng như miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.) 3)Câu hỏi trắc nhiệm
Câu 1: Nhân tố cơ bản nhất đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước
A chất lượng nhân lực (đáp án đúng ) B nguồn vốn đầu tư C khoa học công nghệ D thể chế kinh tế
Câu 2 công nghiệp hóa , hiện đại hóa nhằm chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại , tức là :
A tăng tỷ trọng Nông nghiệp -dịch vụ
B Tăng tỷ trọng Ngư nghiệp -dịch vụ
C tăng tỷ trọng công nghiệp -dịch vụ (câu này đúng )
D tăng tỷ trọng lâm nghiệp-dịch vụ