-
Thông tin
-
Quiz
Tài liệu ôn tập Môi trường và con người - Xã hội học đại cương | Học Viện phụ nữ Việt Nam
Tài liệu ôn tập Môi trường và con người - Xã hội học đại cương | Học Viện phụ nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Xã hội học đại cương (DHXH01) 13 tài liệu
Học viện Phụ nữ Việt Nam 605 tài liệu
Tài liệu ôn tập Môi trường và con người - Xã hội học đại cương | Học Viện phụ nữ Việt Nam
Tài liệu ôn tập Môi trường và con người - Xã hội học đại cương | Học Viện phụ nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Xã hội học đại cương (DHXH01) 13 tài liệu
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam 605 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Phụ nữ Việt Nam
Preview text:
Môi trường và con người
Câu 1 (5 điểm). Hãy chứng minh tầm quan trọng của tài
nguyên nước và vấn đề cấp bách mà việc khai thác sử
dụng tài nguyên nước ở địa phương của các Anh (Chị) đang sống là gì?
Tầm quan trọng của tài nguyên nước
Tài nguyên nước là thành phần môi trường gắn liền với sự tồn
tại, phát triển mọi sự sống trên địa cầu. Nước có vai trò vô cùng
quan trọng đối với con người hay bất kì sinh vật sống nào trên
trái đất. Đây là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý
giá. Nước cần cho mọi sự sống và phát triển. Nước vừa là môi
trường, nhưng nó cũng chính là nguồn sống. Nước vừa mang
theo vô vàn lợi ích cho sức khoẻ. Nhưng cũng chính là đầu vào,
là nguyên liệu trong các hoạt động sản suất, nông nghiệp. Nói
một cách dễ hiểu, nếu không có nước sẽ có sự sống.
Cuộc sống trên trái đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả các sự
sống trên trái đất đều liên quan và phụ thuộc vào nước cũng
như vòng tuần hoàn của nước. Nước là thành phần quan trọng
của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh
hóa cơ bản như quang hợp. Các nguồn nước trong tự nhiên
không ngừng vận động và thay đổi những trạng thái tồn tại
khác nhau như rắn, lỏng, khí tạo nên vòng tuần hoàn nước trong
sinh quyển. Nước bốc hơi, ngưng tụ và mưa,… Theo đó, chúng
vận chuyển, hoà tan và mang theo nhiều chất dinh dưỡng,
khoáng chất và một số chất cần thiết cho đời sống của sinh vật
trên trái đất. Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là
nguyên nhân tạo ra thời tiết. Năng lượng mặt trời sưởi ấm
không đồng đều các đại dương đã tạo nên các dòng hải lưu trên toàn cầu.
Nước tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển. Chúng điều
hoà các yếu tố khí hậu, đất đai và sinh vật. Nước còn giúp đáp
ứng những nhu cầu đa dạng của con người trong sinh hoạt hằng
ngày. Như tưới tiêu cho nông nghiệp, hỗ trợ sản xuất công
nghiệp, khai thác và sản xuất điện năng, tạo ra nhiều cảnh
quan thiên nhiên đẹp, kì vĩ giúp khai thác dịch vụ du lịch của mọi miền đất nước.
Đối với cơ thể con người nước chiếm 70% ở lúc sơ sinh và giảm
xuống còn 60% khi trưởng thành,85% khối lượng bộ não được
cấu tạo từ nước. Trong cơ thể nước đóng vai trò là dung môi cho
những phản ứng hóa học trong cơ thể xảy ra. Nước vận chuyển
những nguyên tố dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể. Điều hòa thân
nhiệt bằng tuyến mồ hôi…Con người vẫn có thể sống sót nếu
nhịn ăn 2 tháng, nhưng không thể tồn tại được nếu thiếu nước
khoảng 3-4 ngày. Nếu cơ thể mất đi 2% lượng nước thì khả năng
làm việc sẽ giảm đi 20%. Nếu mất đi 10% lượng nước thì cơ thể
sẽ tự đầu độc và nếu mất 21% lượng nước sẽ dẫn đến tử vong.
Do đó cơ thể luôn cần phải được cung cấp đủ lượng nước cần
thiết để đảm bảo sự hoạt động ổn định của mình. Nhưng việc
uống nhiều nước quá cũng không phải là tốt vì khi đó thận sẽ
phải làm việc quá tải và nếu tình trạng diễn ra trong một thời
gian dài sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Trong nông nghiệp: tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần
nước để phát triển. Nước cũng đóng vai trò quyết định trong sự
tăng trưởng các sản phẩm cây công nghiệp, như: chè, cà phê,
hồ tiêu, mía đường, cao su… Và tài nguyên nước đóng vai trò
quan trọng trong việc hình thành nền văn minh lúa nước.
Trong sản xuất công nghiệp nước cũng đóng vai trò rất quan
trọng. Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Tiêu biểu
là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp
như than, thép, giấy…đều cần một trữ lượng nước rất lớn. Nước
dùng để làm nguội các động cơ, là dung môi làm tan các hóa
chất màu và các phản ứng hóa học;…. Mỗi ngành công nghiệp,
mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một lượng
nước, loại nước khác nhau. Như vậy nước góp phần làm động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Đối với đa số nước tồn tại trên hành tinh là một điều hiển nhiên
bởi vì nó cần thiết cho hoạt động sống của tất cả các sinh vật.
Nhưng ngoài ra nước trên hành tinh còn có một nhiệm vụ khác
rất quan trọng đó là điều hòa nhiệt độ của trái đất. Bởi nước là
một chất lỏng có nhiệt dung riêng rất lớn vào khoảng
4200j/kg.K. Tức là để đun nóng 1 kg nước lên 1 độ thì phải cần
phải cung cấp 4200J. Do đó năng lượng mặt trời chiếu đến hành
tinh của chúng ta là rất lớn nhưng nhiệt độ của trái đất luôn
được duy trì để đảm bảo sự sống.
Rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng, nước chiếm 3/4 diện
tích trái đất nên không phải lo lắng về việc thiếu nước. Nhưng
3/4 hay 75% nước đó lại chứa tới 97% là nước mặn ở các đại
dương, cái mà chúng ta không thể sử dụng được cho những mục
đích hàng ngày được. Đó là chưa kể đến 99.7% trong số 3%
nước ngọt lại tồn tại ở dạng băng đá và tuyết. Chỉ còn 0.3%
trong tổng số lượng nước ngọt mà chúng ta có thể sử dụng cho
mục đích sinh hoạt của mình.
Mặc dù lượng nước ngọt ít là vậy nhưng hàng ngày chúng ta vẫn
đang luôn làm cho nó ít hơn bằng sự vô tâm trong cách sử dụng
nước một cách hoang phí và làm ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay
công nghiệp phát triển kéo theo đó là việc thải ra môi trường
một lượng lớn nước thải. Nếu lượng nước thải này không được
xử lý một cách bài bản thì việc ô nhiễm nguồn nước là điều khó
tránh khỏi. Báo chí đã phanh phui rất nhiều những doanh
nghiệp vì không muốn bỏ ra một số tiền lớn xử lý nước thải đã
cố tình che dấu việc thải trực tiếp nước sau sản xuất ra tự
nhiên. Điều này sẽ dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước xung
quanh và trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống xung quanh.
Theo như dự đoán của những nhà phân tích thì trong tương lai
nước sạch sẽ là một nguồn tài nguyên quý hiếm không khác gì
dầu mỏ ở những thập kỷ trước và thậm trí nước còn có tầm
quan trọng hơn rất nhiều. Dầu mỏ có thể được thay thế bằng
khí đốt và những nguồn nhiên liệu khác. Nhưng nước thì không.
Sẽ không khó tưởng tượng ra viễn cảnh xung đột giữa những
quốc gia xung quanh việc chiếm hữu nguồn nước sinh hoạt.
Trong khi dân số ngày càng tăng, nguồn nước lại ngày càng
giảm thì việc tìm đến một giải phải tái xử lý, sử dụng nguồn
nước ô nhiễm là một phương pháp cần thiết. Ngày nay chúng ta
cũng đang dần từng bước trong việc phát triển những hệ thống
xử lý và tái tạo nguồn nước ô nhiễm để phục vụ cho việc sinh
hoạt. Trong tương lai rất có thể chúng ta sẽ có những thiết bị tái
chế nước với hiệu quả cao và giá thành rẻ, nhưng trước mắt
việc mà mỗi người chúng ta có thể làm được đó là hãy sử dụng
nước một cách phù hợp tránh lãng phí và có ý thức hơn trong
việc bảo vệ môi trường, tránh làm ô nhiễm nguồn nước.
Vấn đề cấp bách mà việc khai thác sử dụng tài nguyên nước ở Đắk Lắk
Tỉnh Đắk Lắk đang diễn ra tình trạng các đơn vị tập thể, hộ
đồng bào các dân tộc khai thác nước ngầm quá mức, tùy tiện
lấy nước tưới cà phê làm cho nguồn tài nguyên nước ngầm ngày
càng suy giảm nghiêm trọng, có nơi tụt từ 3 đến 5 mét so với
mức trung bình nhiều năm.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 2.800 giếng khoan, giếng đào phục
vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt. Theo Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, vào những tháng mùa
khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau), mỗi ngày, tỉnh khai
thác trên 1.528.940 mét khối nước ngầm, chủ yếu tập trung
khai thác trong tầng chứa nước bazan, trong đó, phục vụ tưới
nước cho cây cà phê chiếm từ 90 đến 96% khối lượng nước
ngầm khai thác. Cũng theo tính toán của ngành nông nghiệp
tỉnh, với mức tưới trung bình từ 2.000 đến 2.500 mét khối
nước/ha/vụ thì khối lượng nước ngầm để phục vụ tưới cho cây
cà phê trong mùa khô lên đến cả hàng trăm triệu mét khối
nước. Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 190.000 ha cà phê thì đến mùa
khô tưới bằng các công trình thủy lợi chỉ chiếm 23,1%; nguồn
nước sông, suối 20,3%, còn lại 56,6% diện tích cà phê tưới từ
khai thác nguồn nước ngầm. Đồng bào ở các địa phương trong
tỉnh khai thác nguồn nước ngầm bằng nhiều hình thức: Lấy nước
từ các mạch lộ tự nhiên, từ các giếng đào sâu từ 30 đến 50 mét,
đào giếng sâu xuống 20 đến 30 mét kết hợp với khoan ngang
bằng nhiều lỗ khoan. Có gia đình đào giếng đến độ sâu thích
hợp rồi tiếp tục tổ chức khoan sâu xuống cả 100 mét để lấy
nước tưới cho cà phê. Ở Đắk Lắk phong trào khoan, đào giếng
để lấy nước tưới cà phê khá ồ ạt, ngoài tầm kiểm soát của các
cấp chính quyền địa phương.
UBND tỉnh Đắk Lắk đã có Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày
13/01/2016 về việc ban hành Quy định quản lý tài nguyên nước
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, bất cứ tổ chức và cá nhân
nào muốn đào, khoan giếng mới, đều phải làm đơn gửi cho cấp
thẩm quyền xin phép. Trên cơ sở kiểm tra, xét duyệt tham mưu
của Sở Tài nguyên và Môi trường và các cấp ngành liên quan,
chính quyền tỉnh Đắk Lắk mới cho phép có được đào, khoan giếng hay không.
Quyết định này nêu rõ, đối với việc thăm dò, hành nghề khoan
nước dưới đất, trước khi xây dựng công trình khai thác nước
dưới đất, chủ dự án phải thông báo bằng văn bản về vị trí, quy
mô công trình khoan nước dưới đất và thời gian dự kiến thi công
cho Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình chậm
nhất là bảy ngày làm việc trước khi thi công. Tổ chức, cá nhân
thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các
điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất quy định tại Điều 6
Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định việc hành nghề khoan nước dưới
đất và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy
phép hành nghề khoan nước dưới đất. Tuy nhiên trên thực tế,
việc khoan giếng địa chất để khai thác nguồn nước ngầm trái
phép vẫn diễn ra tràn lan.
Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng, lượng mưa ngày càng
ít, mùa khô đến sớm, kéo dài, diện tích rừng thu hẹp, lớp che
phủ bề mặt của đất giảm, trong khi đó lại ồ ạt tăng diện tích các
loại cây cần nước tưới nên làm cho mực nước ngầm càng suy
giảm. Theo Viện Trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi, tỉnh Đắk Lắk
cần có quy hoạch sử dụng tài nguyên nước ngầm hợp lý, phù
hợp với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của từng vùng, nhất là
có khuyến cáo, hạn chế việc sử dụng nước ngầm để tưới cà phê
không được quá giới hạn cho phép. Tỉnh Đắk Lắk cũng cần kiểm
tra, kiểm soát không để xảy ra tình trạng khai thác nước ngầm
bừa bãi như hiện nay. Ngoài việc, sớm đầu tư xây dựng mới
thêm các công trình thủy lợi, nhất là các công trình thủy lợi lớn
và vừa, kiên cố hóa hệ thống kênh mương dẫn nước, tỉnh Đắk
Lắk cần nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi trọc bằng trồng
rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, bố trí các loại cây trồng phù hợp
với khả năng cấp nước của từng công trình thủy lợi, chỉ ưu tiên
khai thác nguồn nước ngầm phục vụ cho mục đích sinh hoạt
trước mắt cũng như lâu dài…
Câu 2 (5 điểm). Hoạt động đô thị hóa đã đem lại hậu quả
gì đối với môi trường?
Đô thị hóa là là quá trình mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ
phần trăm giữa diện tích hoặc số dân đô thị trên tổng diện tích
hoặc số dân của một khu vực hoặc vùng. Bên cạnh đó, đô thị
hóa còn được hiểu là quá trình phát triển rộng và lối sống thành
thị thể hiện qua các mặt: chất lượng cuộc sống, dân số, mật độ
dân số… Quá trình đô thị hóa chính là cơ hội để Nhà nước tổ
chức, quy hoạch lại cách thức hoạt động của đô thị, dân cư.
Theo đó, các khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế, văn hóa -
xã hội sẽ được quy hoạch theo hệ thống hiện đại. Các khu vực
chưa có điều kiện kinh tế xã hội hoặc mật độ dân số thấp sẽ
được điều chỉnh các ngành nghề, quy hoạch phù hợp để tăng cơ
hội phát triển trong tương lai.
Đô thị hóa là quá trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế
giới, đặc biệt là các nước châu Á trong đó có Việt Nam. Đô thị
hóa góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của khu vực,
của một quốc gia và nâng cao đời sống cho con người. Tuy
nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng
đang phát sinh nhiều vấn đề nan giải, nhất là đối với môi trường.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, quá trình đô thị hóa tương đối
nhanh đã có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và tài
nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái, tài nguyên đất
bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây
xanh và mặt nước, gây ra úng ngập. Nhiều xí nghiệp, nhà máy
gây ô nhiễm môi trường lớn trước đây nằm ở ngoại thành, nay
đã lọt vào giữa các khu dân cư đông đúc. Mở rộng không gian
đô thị dẫn đến chiếm dụng đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến vấn
đề an toàn lương thực quốc gia và đến đời sống của nhân dân
ngoại thành; sản xuất công nghiệp phát triển mạnh làm phát
sinh một lượng lớn chất thải, trong đó chất thải nguy hại ngày
càng gia tăng. Đồng thời đô thị hóa làm tăng dòng người di dân
từ nông thôn ra thành thị, gây nên áp lực đáng kể về nhà ở và vệ sinh môi trường.
Việc đô thị hóa diễn ra với quy mô ngày càng nhanh chóng đã
kéo theo những hệ lụy như gia tăng ô nhiễm, nước thải sinh
hoạt, nước thải bệnh viện và nước thải công nghiệp không được
xử lý, hệ thống thoát nước đô thị không tốt. Thêm vào đó, ô
nhiễm không khí cũng ngày càng tồi tệ gây hại cho sức khỏe
cộng đồng và môi trường. Gần 667.000 tấn oxy lưu huỳnh,
618.000 tấn oxy nitơ và 6,8 triệu tấn cacbon được tạo ra hàng
năm tại Việt Nam. Sức mạnh kết hợp của công nghiệp hóa, đô
thị hóa đã làm giảm độ che phủ của rừng. Sự suy giảm độ che
phủ từ 43% năm 1943 chỉ còn khoảng 27% năm 1990 nhưng
sau đó đã tăng gần 40% trong năm 2009. Việc mất rừng ngập
mặn đã và tiếp tục là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Rừng ngập
mặn đã giảm từ 400.000ha năm 1993 xuống dưới 600.000ha
năm 2008. Ngoài ra, theo thống kê của Bộ Lao động Thương
binh - Xã hội, Việt Nam đã mất 73.000 ha đất canh tác hàng
năm do đô thị hóa, ảnh hưởng đến cuộc sống của 2,5 triệu nông
dân; diện tích trồng lúa giảm 6% chủ yếu là do công nghiệp hóa
và đô thị hóa nhanh chóng. Diện tích đất được giao để sản xuất
lúa gạo dự kiến giảm gần 10% vào năm 2030.
Thiên tai bão, lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, ngập úng, nước
biển dâng,…đang ngày càng gia tăng cả về mức độ nghiêm
trọng và phạm vi ảnh hưởng. Chất lượng nước ở vùng hạ lưu của
các con sống chính bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là các con sông
ở trong thành phố. Lụt lội xảy ra , cuốn theo các chất độc hại,
hóa chất dù đã được bảo quản trước đo, cuốn theo các loại rác
thải,… từ đó làm mất sự trong sạch của nguồn nước. Việc nuôi
trồng thủy sản ồ ạt, sử dụng hóa chất quá nhiều, thiếu quy
hoạch, không tuân theo các tiêu chuẩn, yêu cầu về kỹ thuật đã
gây tác động tiêu cực, tác động trực tiếp tới môi trường nước.
Trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng quá nhiều, quá mức cho
phép các loại thuốc bảo vệ thực vật làm cho nguồn nước ở
sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm…
Môi trường nước ở khu công nghiệp ngày càng bị ô nhiễm bởi
nước thải, khí thải và chất thải trong hoạt động sản xuất. Hàm
lượng nước thải của các ngành công nghiệp dệt may, công
nghiệp giấy có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần và các chất
khác vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề.
Đô thị hóa kéo theo nhiều yếu tố khiến việc xử lý rác rất khó
khăn. Các thành phố đô thị tạo ra rất nhiều chất thải hàng ngày
mà họ không thể xử lý đúng cách, điều này khiến người dân
sống ở những khu vực này gặp nhiều rủi ro về sức khỏe. Những
khu vực ban đầu được dành để đáp ứng nhu cầu xử lý rác đã trở
nên đầy ắp, và một số trong số đó là nơi sinh sống của những
người dân ổ chuột di chuyển đến gần những khu vực đó. Dịch
bệnh rất dễ lây lan, một số thường lây lan do côn trùng và động
vật thường xuyên đến khu vực bãi thải và sau đó tiếp xúc với
nguồn nước mà mọi người tiêu thụ. Các thùng rác cũng được
đặt ở những khu vực có người dân sinh sống, khiến họ phải chịu
nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.