Tài liệu ôn tập môn Kinh tế vĩ mô (có đáp án) | Đại học Văn Lang
Tài liệu ôn tập môn Kinh tế vĩ mô (có đáp án) | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Preview text:
NỘI DUNG
Ngày nay KPOP là lĩnh vực mũi nhọn của HQ bên cạnh ô tô công nghệ thông tin và chất bán dẫn. Ngành ô tô và công nghệ thông tin giúp
nâng cao GDP nhưng quyền lực mềm của KPOP là vô giá về mặt thương hiệu
KPOP NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỶ USD
BTS đóng góp 3,6 tỷ USD cho kinh tế Hàn Quốc trung bình mỗi naqm, từ khi ra mắt 2013 đến nay.
Theo số liệu cho thấy doanh thu từ các hoạt động xuất khẩu Kpop là 133 triệu USD tăng từ 17,1% so với cùng kì năm trước
Bao gồm các hoạt động tổ chức concert bán đĩa nhạc trực tuyến ở nước ngoài.
Nghiên cứu này dựa trên phân tích tác động kinh tế từ việc bán vé các sản phẩm ăn theo du lịch vận tải chi phí di chuyển và ăn ở của khách nước ngoài.
Không chỉ tạo ra lợi nhuận, KPOP có tác động tích cực đến nhiều ngành khác, từ du lịch, ẩm thực, thời trang cho đến việc học tiếng
Hàn. Theo allkpop, tháng 8/2022, Viện Văn hoá và du lịch Hàn Quốc thông báo:” Nếu BTS tổ chức một concert trong thời kì hậu
Covid-19, hiệu ứng gợn sóng kinh tế sẽ đạt từ 550 triệu USD đến 989 triệu USD”.
CÁCH ĐẾ CHẾ VƯƠN KPOP VƯƠN XA VÀ MANG LẠI DOANH THU TỶ USD
Nhờ giai điệu bắt tai, vũ đạo nịnh mắt , các nhóm nhạc KPOP đánh mạnh vào thị hiếu giới trẻ châu Á
Năm 20212, Kpop có bước tiến vọt trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. PSY đã lập nhiều kỷ lục chưa từng có trên các bảng
xếp hạng âm nhạc và trở thành ngôi sao quốc Tế với siêu hit Gangnam style.
Sau năm 1987, phát thanh tại nước này mở rộng nhanh chóng, người Hàn Quốc thường xuyên tiếp xúc với nhiều thể loại âm nhạc từ
nước ngoài, bao gồm cả âm nhạc đương đại của Mỹ. Nhưng vô tuyến vẫn là hình thức truyền thống, chiếm ưu thế.
Tính đến năm 1992, các mạng truyền hình quốc gia đã thâm nhập hơn 99% số hộ gia đình ở Hàn Quốc, đạt lượng người xem cao nhất
vào cuối tuần, nhất là khi các cuộc thi tài năng, chương trình âm nhạc diễn ra. Những buổi biểu diễn trên truyền hình quan trọng trong
việc giới thiệu các nhóm nhạc với khán giả Hàn Quốc, họ vẫn có tác động văn hóa to lớn và vẫn là nhân tố lớn nhất trong thành công của ban nhạc Hàn Quốc.
Seo Taiji and Boys được coi là nhóm nhạc đặt nền móng cho nền công nghiệp Kpop hiện đại.
Kpop hiện đại nổi lên vào những năm 1990 khi Seo Taiji and Boys phát hành ca khúc đột phá I Know, đứng đầu các bảng xếp hạng
âm nhạc Hàn Quốc trong 17 tuần. Thành tích này được lưu giữ hơn 15 năm với tư cách là người giữ vị trí quán quân lâu nhất tại show âm nhạc Hàn Quốc.
Thời điểm Seo Taiji and Boys chính thức tan rã năm 1996, họ thay đổi bối cảnh biểu diễn và âm nhạc của Hàn Quốc, mở đường cho
các nghệ sĩ khác thử nghiệm nhiều thể loại, phá vỡ nhiều ranh giới hơn. Các studio âm nhạc nhanh chóng tiếp quản, tạo thành hệ
thống phòng thu hoàn toàn mới từ những gì còn sót lại của hệ thống phát thanh cũ.
Hàn Quốc tận dụng làn sóng K-pop để tăng doanh thu du lịch
K-pop, phim ảnh và chương trình truyền hình thực sự đã làm cho Hàn Quốc trở nên thú vị hơn với công chúng toàn cầu", tờ
Economist nhận xét. Bên cạnh đó, lợi ích kinh tế mà làn sóng Hallyu mang lại cũng là điều không thể chối cãi. Theo công ty nghiên
cứu Allie Market Industry, thị trường sự kiện K-pop toàn cầu được định giá 8,1 tỷ USD vào năm 2021, chưa tính đến 220 triệu USD
xuất khẩu album. Đến năm 2031, thị trường sự kiện K-pop quốc tế được ước tính tăng lên 20 tỷ USD, tương đương với GDP Hàn Quốc năm 1974.
Xuất khẩu các sản phẩm thời trang và mỹ phẩm Hàn Quốc được thúc đẩy đáng kể khi những người hâm mộ cuồng nhiệt K-pop học
theo vẻ ngoài của nghệ sĩ họ yêu thích. Chỉ riêng ngành mỹ phẩm Hàn Quốc đã đạt giá trị gần 16 tỷ USD và dự kiến đạt 21,5 tỷ USD vào năm 2027.
Đặc biệt, K-pop cũng giúp kích cầu du lịch. Theo khảo sát năm 2019 từ Tổ chức Du lịch Hàn Quốc ghi nhận lượng khách nước ngoài
đến Hàn Quốc liên quan đến K-pop chiếm khoảng 7,4%, tương đương hơn một triệu khách. Những du khách hâm mộ K-pop ấy chi
tiêu khoảng hơn 1,1 triệu USD ở nước này, trong đó chưa tính đến chi phí mua các sản phẩm liên quan đến nghệ sĩ.
Một minh chứng mạnh mẽ cho sức lan tỏa của K-pop gần đây là việc nhóm Super Junior hồi tháng 5 trở thành nghệ sĩ đầu tiên được
chọn làm đại sứ du lịch Arab Saudi. Nhóm nhạc sẽ quảng bá văn hóa và các sự kiện của Arab Saudi trên khắp thế giới. Super Junior
đã tổ chức concert vào năm 2019 tại Arab Saudi, trở thành nhóm nhạc châu Á đầu tiên làm vậy. Hồi tháng ba, nhóm ra mắt chương
trình giải trí du lịch tại Arab Saudi, do Cơ quan Du lịch Arab Saudi tài trợ với tựa đề Hiệp sĩ của những cây đèn.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc cho biết họ coi Saudi Arabia là một quốc gia quan trọng trong giao lưu văn hóa và thúc
đẩy du lịch. Theo thống kê, 1 khách du lịch từ sáu quốc gia lớn ở Trung Đông gồm Saudi Arabia, UAE, Qatar, Kuwait, Bahrain và
Oman - chi khoảng 2.600 USD khi đến thăm Hàn Quốc và ở lại trong khoảng 10,7 ngày. Trong đó, du khách đến từ Saudi Arabia
chiếm 55% lượng khách đến thăm Hàn Quốc của 6 quốc gia Trung Đông.
Ông Park Jong-taek thuộc Cục Chính sách Du lịch Hàn Quốc cho biết: “6 quốc gia ở Trung Đông là những thị trường quan trọng, có
sức mua cao, chi tiêu gần như gấp đôi so với các quốc gia khác. Với sự lan toả của văn hóa Hallyu, chúng tôi hi vọng sẽ thu hút nhiều
du khách Trung Đông đến thăm Hàn Quốc". Theo SCMP, kể từ năm 2018, khi SM Entertainment tổ chức buổi hòa nhạc SMTown ở
Dubai, nhiều tên tuổi lớn hàng đầu K-pop đã bắt đầu chọn khu vực Trung Đông là điểm đến trong các chuyến lưu diễn. Đến nay,
concert lớn nhất từng được tổ chức tại Trung Đông là đêm diễn của BTS thủ đô Riyadh của Arab Saudi.
Doanh thu tại sáu cửa hàng ở khu mua sắm sang trọng Myeongdong, trung tâm Seoul trong năm nay đã tăng tới 840% so với 10 tháng
đầu năm ngoái. Đó là lý do chính khiến CJ triển khai cửa hàng dành riêng cho du khách hâm mộ K-pop.
Theo Bloomberg, cửa hàng mới cải tạo của CJ ở Myeongdong Town là cơ sở Olive Young lớn nhất tại Hàn Quốc. Cơ sở này có hai
tầng, rộng 1.157 mét vuông (12.453 feet vuông), có bảng giá bằng tiếng Anh, nhân viên giao tiếp được bằng tiếng Anh, tiếng Nhật và
tiếng Trung. Cửa hàng cũng có cả dịch vụ miễn thuế và mã QR liên kết với bản đồ tiếng Anh của cửa hàng.
Ngoài CJ, rất nhiều thương hiệu khác cũng tung ra những chiến dịch tận dụng “sức nóng” của trào lưu hâm mộ K-pop. Không chỉ
những thương hiệu Hàn, mà cả thương hiệu quốc tế cũng tham gia. Gần đây, nền tảng du lịch nổi tiếng Booking.com vừa tung ra
chương trình “Ultimate Kpop Experience in Seoul” (Trải nghiệm K-pop bất tận tại Seoul). Booking.com giới thiệu đây là sản phẩm
có thể “đem ước mơ của các fan K-pop thành hiện thực theo cách chưa từng có trước đây và truyền cảm hứng cho trải nghiệm du lịch
không thể nào quên đối với du khách”.
Trong chương trình, các cặp du khách sẽ được bay đến Seoul, lưu trú hai đêm tại phòng hạng Executive Producer Suite ở RYSE,
Autograph Collection, tham gia chương trình âm nhạc M-Countdown với hạng vé đầu, trải nghiệm buổi trang điểm cá nhân cho thần
tượng bởi các chuyên gia trang điểm và làm tóc chuyên nghiệp. Đặc biệt Booking.com còn kết hợp với ngôi sao K-pop Kang Daniel
để gửi tặng khách hàng những album có chữ ký và các nội dung cá nhân hóa do chính nam thần tượng này ghi lại.
Nền tảng du lịch nổi tiếng Booking.com vừa tung ra chương trình “Ultimate Kpop Experience in Seoul”.
K-pop được đánh giá là động lực chính cho du lịch Hàn Quốc, dự kiến mang về khoảng 40 tỉ USD cho GDP nước này trong thập niên
tới theo đánh giá của trang Adage. Một báo cáo gần đây của Bộ Văn hóa và Thể thao nước này hứa hẹn nhà nước sẽ liên tục quảng bá
các nội dung giải trí với tham vọng nâng ngành công nghiệp văn hóa của Hàn Quốc lên top 4 toàn cầu. Theo Cơ quan Sáng tạo Nội
dung Hàn Quốc (KOCCA), Hàn Quốc hiện đứng thứ 7 trên thế giới về thị phần trong ngành công nghiệp nội dung, sau Mỹ, Trung, Nhật, Đức, Anh, Pháp.