Tài liệu ôn tập môn Pháp luật đại cương | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhànước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiệnđể điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước. 1.2 Đặc trưng cơ bản 1) Là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung; Tài liệu giúp bạn tham  khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

| 1/5

Preview text:

lOMoAR cPSD| 48302938 1. PHÁP LUẬT LÀ GÌ ? 1.1 Khái niệm
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra
hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan
hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.
1.2 Đặc trưng cơ bản
1) Là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung;
2) Thể hiện ý chí của nhà nước;
3) Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận
và đảm bảo thực hiện;
4) Được thể hiện dưới những hình thức nhất định: pháp luật tập quán,
pháp luậy án lệ, văn bân quy phạm pháp luật;
5) Nhà nước có thể dùng biện pháp cưỡng chế để đảm bảo chọ pháp
luật được thực hiện. 2.
Hệ thống Pháp Luật trên thế giới 2.1 Hệ
thống Pháp luật là gì ?
Hệ thống pháp luật là tập hợp tất cả các quy phạm, văn bản
pháp luật tạo thành một cấu trúc tổng thể, được phân chia
thành các bộ phận có sự thống nhất nội tại theo những tiêu chí
nhất định như bản chất, nội dung, mục đích 2.2
Các hệ thống Pháp luật trên thế giới
Cộng đồng quốc tế hiện nay có hơn 239 quốc gia và mỗi nước
có những luật pháp riêng điều chỉnh hoạt động của cư dân và
các mối quan hệ với bên ngoài. Hiện nay, nhìn chung các hệ
thống pháp luật trên thế giới gồm: lOMoAR cPSD| 48302938
- Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (Civil Law),
- Hệ thống pháp luật Anh Mỹ (Common Law) - Hệ thống pháp
luật Hồi giáo (Islamic Law)
Thứ nhất: Hệ thống pháp luật Civil Law
- Đây là hệ thống pháp luật của phần lớn các nước châu Âu
lục địa như Pháp, Đức, Italia và một số nước châu Mỹ Latinh.
- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật dân sự La Mã cổ đại.
Điều này có nguyên nhân là vì luật La Mã mà đặc biệt là luật
dân sự đã phát triển và rất hoàn thiện ở châu Âu lục địa
trong thời kì cổ đại và trung đại. Pháp luật La Mã đã được
nghiên cứu và giảng dạy, được các quốc gia khác ở châu Âu
lục địa sao chép, áp dụng trong một thời gian khá dài.
- – Nguồn luật chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật được
hệ thống hoá (pháp điển hoá) cao với sự hiện diện của nhiều
văn bản luật có giá trị pháp lí cao như luật, bộ luật. Ngoài ra
các tư tưởng pháp luật, học thuyết chính trị pháp lí và các
nguyên tắc pháp luật ở châu Âu lục địa cũng được coi là
nguồn quan trọng của pháp luật. Ấn lệ được áp dụng rất hạn
chế ở các nước châu Âu lục địa và không có tính ràng buộc
chính thức. Án lệ thường có vai trò quan trọng trong việc
thống nhất giải thích các quy định pháp luật thành văn.
- – Pháp luật được phân định thành công pháp và tư pháp,
mặc dù việc phân định này không tuyệt đối. Tuy nhiên, hiện
nay ranh giới giữa công pháp và tư pháp ở các nước nói trên
không còn đậm nét như trước đây.
- Hệ thống pháp luật Civil Law dựa trên quy trình tố tụng thẩm
vấn, các thẩm phán chỉ tiến hành hoạt động xét xử mà không
được tham gia hoạt động lập pháp, họ không được tạo ra
các chế định, các quy phạm pháp luật.
- Thứ hai: Hệ thống pháp luật Common Law - Đây là hệ thống
pháp luật của các nước Anh, Mỹ và các nước chịu ảnh hưởng
của Anh như: Canada, Úc,…
- Hệ thống pháp luật này có các đặc trưng
- – Hình thành và phát triển trên cơ sở pháp luật dân sự của
nước Anh là pháp luật coi trọng tiền lệ. Hệ thống pháp luật
Common Law ít chịu sự ảnh hưởng của pháp luật La Mã bởi lOMoAR cPSD| 48302938
tính phức tạp và chặt chẽ trong thủ tục tố tụng truyền thống
của pháp luật Anh đã cản trở việc tiếp nhận luật La Mã vào lãnh thổ nước Anh.
- – Nguồn pháp luật chủ yếu của hệ thống pháp luật Common
Law là án lệ, phần lớn các chế định và quy phạm pháp luật
được hình thành không phải bằng việc ban hành văn bản
pháp quy mà bằng án lệ. Các phán quyết tại các toà án cấp
cao thường được coi là án lệ và có giá trị bắt buộc đối với
các toà án địa phưcmg. Hiện nay mặc dù các văn bản quy
phạm pháp luật ở các nước này cũng được ban hành khá
nhiều, nhưng các thẩm phán vẫn dựa vào cả án lệ, văn bản
quy phạm pháp luật và những căn cứ thực tế để xét xử.
- Hệ thống pháp luật Common Law bao gồm hai bộ phận là
tiền lệ pháp luật và luật công bình. Nếu tiền lệ pháp luật các
vụ việc được xem xét giải quyết trên cơ sở các án lệ thì luật
công bình lại xem xét và giải quyết các vụ việc trên cơ sở các
nguyên tắc công bằng, công lí. Những nguyên tắc công bằng,
công lí thường khá trừu tượng và khó định lượng vì vậy chủ
yếu phụ thuộc vào niềm tin nội tâm, vào lương tâm và đạo
đức của các thẩm phán. Hệ thống pháp luật Common Law
không chia pháp luật thành công pháp và tư pháp như pháp
luật châu Âu lục địa.
- – Ở hệ thống pháp luật Common Law nguyên tắc tranh tụng
được áp dụng rộng rãi trong quá trình tố tụng. Trong quá
trình tố tụng các bên ( bên nguyên đơn và bên bị đơn; bên
công tố và bên bào chữa…) luôn có sự tranh tụng, đấu trí và
chứng cứ với nhau, còn thẩm phán chỉ có vai trò như người
trọng tài lắng nghe ý kiến của các bên và đưa ra phán quyết.
Do việc sử dụng rộng rãi án lệ nên trong những trường hợp
nhất định các thẩm phán của toà án tối cao vừa là người xét
xử vừa là người sáng tạo ra pháp luật một cách gián tiếp
- Thứ ba: Hệ thống pháp luật Islamic Law lOMoAR cPSD| 48302938
- Islam giáo là quốc giáo của Saudi Arabia, Qatar, các Tiểu
vương Ả rập thống nhất, Oman, Yemen, Syria, Jordan,
Kuwait, Iran, Iraq, Afghanistan, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập,
Sudan, Somalia, Libya, Algeria, Tunisia, Niger, Mali, Marốc,
Mauritania, Bangaladesh, Malaysia, và Indonesia. Luật Islam
giáo là nguồn luật chính của Saudi Arabia và được chấp nhận
trong những chừng mực khác nhau, ở các nước khác vừa kể.
- Hệ thống pháp luật Islam giáo được gọi là Shari’a, theo tiếng
Á Rập có nghĩa là Luật học hay pháp luật. Nội dung của luật
Islam giáo được lấy từ 4 nguồn, xếp theo thứ tự quan trọng
là: Kinh Koran, Sunnah, tức là các lời dạy của Tiên tri
Muhammad, các bài viết của học giả Islam giáo giải thích và
rút ra các qui định từ trong kinh Koran và trong Sunnah, và
các điều được cộng đồng thừa nhận về mặt pháp lý.
- Đây là hệ thông pháp luật chứa đựng nhiều quy định mang
tính đạo đức và tôn giáo mà ít quy định về thương mại và kinh doanh.
- Những quy định pháp luật của hệ thống này không thay đổi
qua hàng nghìn năm mà không sửa đổi hoặc bổ sung. Điều
này không phải vì hệ thống Islam giáo đã quá hoàn thiện mà
do giới luật gia thuộc hệ thống pháp luật này chủ trương
“đóng cửa” đối với các hệ thống pháp luật khác.
Do đó, hiện nay hệ thống này gặp không ít khó khăn khi
xét xử các vụ việc phát sinh trong điều kiện mới. 3.
Theo em hệ thống pháp luật nào tốt nhất cho dân ?
1) Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và cả cộng đồng dân tộc nói chung; 2) Có mối quan hệ mật thiết với
đường lối chủ trương chính sách của đảng cộng sản, là sự thể chế hoá
đường lối lãnh đạo của đẳng cầm quyền
3) Thừa hưởng những thành quả của pháp luật ra đời trong xã hội tư sản với
tính cách những tỉnh hoa của văn minh loài người, như việc thiết lập các
nguyên tắc hiến định: chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, mọi công
dân bình đẳng trước pháp luật, cơ quan lập pháp do dân cử, các quyền công
dân và quyền con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ;
4) Không chia thành công pháp và tư pháp lOMoAR cPSD| 48302938
5) Có hình thức chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật; pháp luật tập quán
được sử dụng trong một chừng mực hạn chế, còn án lệ tuy không được
thừa nhận như một hình thức pháp luật, nhưng vẫn được tôn trọng, phát
huy với tính cách là một kinh nghiệm thực tế có thể tham khảo.