Tài liệu ôn tập phần Đạo đức kinh doanh p2 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Tài liệu ôn tập phần Đạo đức kinh doanh p2 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Luật và đạo đức kinh doanh (MKT 20111)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
BÀI BÁO CÁO CUỐI KÌ MÔN HỌC
Chủ đề 5 : Vai Tr Ca Đnh Công Đi Vi Vn Đ
Đm Bo Quyn Li Ca Ngi Lao Động LUẬT LAO ĐỘNG
Giảng viên hướng dẫn : Trần Ngọc Nhã Trân Thực hiện : Trần Thị Mỹ Tâm 22123168 Trần Lê Kim Chi 22105521 Phạm Thị Thu Ý 22122683 Nguyễn Thị Quỳnh Như 22114992 Nguyễn Hồ Thuý Vi 22114988 Ngô Hoàng Long 22122799 Phạm Huệ Chi 22107744 Lê Như Hậu 22122578 Lớp: 2036
Trường Đại Học Hoa Sen MỤC LỤC
1. Khái niệm đình công...................................................................................................2
2. Đặc điểm của đình công..............................................................................................2
3. Nguyên nhân đình công và trình tự đình công:...........................................................3
4. Trường hợp người lao động có quyền đình công và đình công bất hợp pháp.............5
5. Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công , quyền lợi hợp pháp khác của
người lao động trong thời gian đình công..........................................................................6
6. Vai trò của đình công đối với việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động................7
7. Thực trạng đình công ở Việt Nam..............................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................10 1
Trường Đại Học Hoa Sen
VAI TRÒ CỦA ĐÌNH CÔNG ĐỐI VỚI
VIỆC ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Khái niệm đình công
Điều 198 Bộ luật lao động 2019:
“Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm
đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện
người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ
chức và lãnh đạo.”
Đình công là việc người lao động và tổ chức của họ tự nguyện ngừng việc để đạt
được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
Đây là một trong những biện pháp giúp người lao động gây áp lực lớn đến người sử dụng
lao động để đòi hỏi quyền lợi.
Việc người lao động đình công có thể là đình công hợp pháp hoặc bất hợp
pháp.Tuy nhiên, người lao động chỉ được đảm bảo quyền lợi chính đáng khi đình công hợp pháp.
2. Đặc điểm của đình công
- Đình công là sự ngừng việc mang tính tạm thời của tập thể lao động.
Mục đích đòi hỏi lợi ích nào đó từ người lao động (không có sự đồng ý của người sử dụng lao động).
Không làm mất đi quan hệ lao động đã được xác lập giữa hai bên. thường được
diễn ra với quy mô tương đối lớn, với nhiều đối tượng lao động tham gia.
- Đình công luôn có tính tổ chức.
Mang ý chí tập thể và luôn được thống nhất về ý chí, mục đích và hành động. 2
Trường Đại Học Hoa Sen
Công đoàn là cơ quan tổ chức và lãnh đạo cuộc đình công. Ở nơi có tổ chức công
đoàn cơ sở thì đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo. Nơi 3
Trường Đại Học Hoa Sen
chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và
lãnh đạo theo đề nghị của người lao động.
- Đình công diễn ra nhằm mục đích đặt được những quyền, lợi ích nhất định.
Biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt của tập thể lao động để đòi người sử dụng lao động
thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và đòi thỏa mãn quyền, lợi ích chính đáng của người lao động.
- Đình công tiến hành trên tinh thần tự nguyện của người lao động.
Người lao động không bị cưỡng ép, bắt buộc tham gia đình công. Nếu như người
lao động bị ép buộc tham gia đình công thì lúc này người đó không phải đang sử dụng
quyền đình công của mình. 3.
Nguyên nhân đình công và trình tự đình công: 3.1.
Nguyên nhân đình công
- Do quyền lợi người lao động không được đảm bảo:
Việc điều chỉnh tiền lương, phụ cấp tại doanh nghiệp thiếu sự tham khảo ý kiến
người lao động và tổ chúc công đoàn.
Không điều chỉnh kịp thời tiền lương cơ bản của người lao động.
Chất lượng bữa ăn giữa ca không đảm bảo.
Việc đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thê
còn hạn chế, thiếu thực chất.
- Một số doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật về lao động đã dẫn tới đình công:
Chậm thanh toán tiền lương, nợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Giải quyết chậm chế độ bảo hiểm xã hội.
Thanh toán không đúng quy định tiền nghỉ hằng năm, phụ cấp nghề độc hại, nguy hiểm.
Định mức lao động không phù hợp.
Làm thêm giờ vượt quá quy định. 4
Trường Đại Học Hoa Sen
Điều kiện làm việc, vệ sinh môi trường không bảo đảm. 3.2.
Trình tự đình công
Trình tự đình công gồm có 3 bước theo điều 200 Luật lao động 2019 quy định:
1. Lấy ý kiến về đình công
2. Ra quyết định và thông báo đình công 3. Tiến hành đình công Cụ thể như sau:
Đầu tiên, phải lấy ý kiến tập thể của người lao động hoặc thành viên ban
lãnh đạo của các tổ chức đại diện của người lao động tham gia thương lượng nhằm
đảm bảo sự đồng thuận của người lao động khi tổ chức đại diện của người lao
động và lãnh đạo đình công trước lúc họ ra quyết định đình công.
Nội dung lấy ý kiến được quy định rõ tại khoản 2 điều 201, Bộ Luật lao động 2019
Thứ hai, ra quyết định đình công và thông báo đình công (điều 202, Bộ Luật lao động 2019)
Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến tán thành với nội dung đình
công thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công
Nội dung đình công được quy định tại khoản 2 điều 202, Bộ Luật lao động 2019
Tổ chức đại diện cho người lao động ra quyết định đình công dưới hình
thức văn bản và phải có những nội dung sau đây:
Kết quả lấy ý kiến đình công;
Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;
Phạm vi tiến hành đình công;
Yêu cầu của người lao động;
Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho tổ chức đại diện người lao động tổ
chức và lãnh đạo đình công 5
Trường Đại Học Hoa Sen
Tổ chức đại diện người lao động Thông báo đình công: 6
Trường Đại Học Hoa Sen
Tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản ít nhất 5 ngày làm việc
trước khi bắt đầu việc đình công cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân
cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
(khoản 3 điều 202, Bộ Luật lao động 2019.
Thứ ba, tiến hành đình công
Nếu đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp
nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện của người lao động tổ
chức và lãnh đạo đình công.
4. Trường hợp người lao động có quyền đình công và đình công bất hợp pháp 4.1.
Trường hợp có quyền đình công (Điều 199 BLLĐ 2019)
- Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên
lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan
chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân mà không tiến hành hòa giải.
- Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc có thành lập nhưng:
Không ra quyết định giải quyết tranh chấp.
Người sử dụng lao động không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động. 4.2.
Trường hợp đình công bất hợp pháp (Điều 204 BLLĐ 2019)
- Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.
- Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
- Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.
- Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
- Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 của Bộ luật này. 7
Trường Đại Học Hoa Sen
- Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo
quy định tại Điều 210 của Bộ luật này.
Xử lý đình công bất hợp pháp
- Bị xử kỷ luật lao động (Điều 124 BLLĐ 2019)
- Bồi thường thiệt hại (Khoản 2 Điều 217 BLLĐ 2019) - Xử phạt hành chính hoặc
truy cứu trách nhiệm hình sự (Khoản 3 Điều 217 BLLĐ 2019)
5. Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công , quyền lợi hợp pháp
khác của người lao động trong thời gian đình công 5.1.
Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công
Theo quy định tại Điều 203 Bộ Luật lao động 2019 thì quyền của các bên trước và
trong quá trình đình công của tập thể lao động được quy định cụ thể như sau: -
Tiếp tục thoả thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng
đề nghị hoà giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hoà giải, giải
quyết tranh chấp lao động -
Tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy
định tại điều 198 BLLĐ có quyền sau đây:
Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công
Yêu cầu Toàn án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp -
Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho tổ chức
đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công
Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện
để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản -
Yêu cầu Toà án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp 5.2.
Quyền lợi hợp pháp khác của người lao động trong thời gian đình công
Căn cứ theo Điều 207, Bộ Luật lao động 2019 tiền lương và các quyền lợi hợp
pháp khác của người lao động trong thời gian đình công được quy định như sau: 8
Trường Đại Học Hoa Sen
1) Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình
công thì được trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ
luật này và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động
2) Người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi
khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác
Theo quy định này, quyền lợi của người lao động trong thời gian đình công sẽ phân làm 2 nhóm: -
Nhóm bị nghỉ vì người lao động khác đình công (không tham gia đình công):
được hưởng lương ngừng việc và các chế độ khác. -
Nhóm tham gia đình công: không được trả lương trừ khi có thỏa thuận khác.
6. Vai trò của đình công đối với việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động
- Vai trò của việc đình công đối với người lao động:
Việc pháp luật cho phép người lao động được đình công là nhằm bảo vệ
quyền lợi khi bị người sử dụng lao động “chèn ép”. Đây được xem là biện pháp
mạnh mẽ, quyết liệt của tập thể lao động để đòi người sử dụng lao động thực hiện
đúng nghĩa vụ của mình và đòi thỏa mãn quyền, lợi ích chính đáng của người lao động.
Đình công giúp người lao động đoàn kết và khẳng định quyền lợi của mình,
bao gồm mức lương công bằng, điều kiện làm việc an toàn và công bằng, giờ làm
việc hợp lý và các chế độ phúc lợi. Ngoài ra, đình công còn tạo cơ hội cho người
lao động có thể thoả thuận về điều kiện trong quá trình lao động tốt hơn và điều
này cũng góp phần cải thiện được cuộc sống của người lao động. Đây là một trong
những biện pháp giúp người lao động gây áp lực lớn đến người sử dụng lao động
để đòi hỏi quyền lợi.
Tuy nhiên, để tránh lạm dụng quyền này gây ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động, pháp luật cũng quy định quyền đình
công phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. 9
Trường Đại Học Hoa Sen
- Vai trò của cơ quan nhà nước:
Nhà nước đã hình thành được một hệ thống luật pháp để điều chỉnh quan hệ lao
động gồm: Hiến pháp, Bộ luật lao động và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi 10