Tài liệu ôn tập - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Như ta biết đất nước Việt Nam là một đất nước đang trên đà phát triển. Dưới sự phát triển của đô thị hoá yêu cầu về chỗ ở, kinh doanh tăng cao. Nhưng chỗ kinh doanh mà không có mặt bằng thì như thế nào? Việc không có đủ mặt bằng kinh doanh là điều tất yếu sẽ xảy ra. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1Mở đầu:
Như ta biết đất nước Việt Nam là một đất nước đang trên đà phát triển. Dưới sự
phát triển của đô thị hoá yêu cầu về chỗ ở, kinh doanh tăng cao. Nhưng chỗ kinh
doanh mà không có mặt bằng thì như thế nào? Việc không có đủ mặt bằng kinh
doanh là điều tất yếu sẽ xảy ra. Vì vậy sẽ dẫn tới việc lấn chiếm vỉa hè. Vỉa hè, vừa
là giới hạn lòng đường vừa mở ra một “không gian” khác: nơi trồng cây xanh, bồn
hoa cỏ tạo bóng mát và cảnh quan, dành cho người đi bộ và là khoảng cách an toàn
giữa nhà “mặt tiền” với đường giao thông. Nhưng việc lấn chiếm vỉa hè để kinh
doanh gây bất tiện cho người tham gia giao thông và mất cảnh quan đô thị. Việc
chiếm dụng vỉa hè, lòng đường là một trong những nguyên nhân gây nên sự xuống
cấp đường giao thông như gây ảnh hưởng hệ thống thoát nước do rác thải sinh
hoạt; sụp, lún vỉa hè… Ngoài ra, việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để họp chợ còn
gây nên ách tắc giao thông, đặc biệt là giờ cao điểm. Việc đậu, đỗ xe dưới lòng
đường để mua bán kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, dễ xảy
ra tai nạn, nhất là trên các đoạn đường quốc lộ, gần các khu công nghiệp, các điểm
chợ tự phát… Tuy nhiên, không chỉ việc lấn chiếm lòng đường có nguy cơ gây tai
nạn giao thông mà việc chiếm dụng hè phố cũng ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm
không kém. Không thiếu trường hợp tai nạn xảy ra do tài xế không thể quan sát
biển báo, đèn tín hiệu do bị biển hiệu quảng cáo che khuất, hoặc có trường hợp tai
nạn xảy ra do phương tiện giao thông mất lái chạy lên hè phố và va chạm với
người bán hàng lấn chiếm vỉa hè.
Bên cạnh việc làm mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông, gây ô nhiễm từ rác
thải… lấn chiếm vỉa hè, lòng đường còn ẩn chứa mối nguy hiểm tiềm tàng về an
ninh trật tự. Nhiều vụ trộm cắp, cướp, cướp giật đã xảy ra đối với người bán hàng
rong, xe đẩy, hoặc các trường hợp đậu, đỗ xe trên hè phố, lòng đường để mua, bán
mà không có người trông giữ. Đã đặt ra cho chúng ta một vấn đề làm gì để giải
quyết căn cơ lấn chiếm vỉa hè. Cưỡng chế, đập bỏ, phá hủy liệu có đúng. Sau đây
chúng ta cùng làm rõ nhận đinh."Cưỡng chế, đập bỏ, phá hủy… không những gây
lãng phí, nguy hiểm mà còn để lại hậu quả tiêu cực trong tâm lý xã hội", TS
Nguyễn Thị Hậu nói về chiến dịch giành lại vỉa hè ở quận 1-Thành phố Hồ Chí
https://zingnews.vn/lam-gi-de-giai-quyet-can-co-lan-chiem-via-he- post724577.html
2 Kiến thức cơ bản
Căn cứ vào Điều 36 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về mục đích sử dụng
lòng đường, hè phố và các hoạt động khác trên đường phố như sau:
1. Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.
2. Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1
Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng
đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng
không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
3. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này;
Các trường hợp bị nghiêm cấm về sử dụng lòng đường, hè phố được quy định tại
khoản Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008:
"3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép"
Và điểm a khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ
"2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;”
Khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2029/NĐ-CP như sau:
Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm
vi đất dành cho đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng
đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè
các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại
điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;
b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ. ...
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000
đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép
trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ
khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này;
b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn
uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo
biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt
động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d,
điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;
(nguồn: https://luatminhkhue.vn/xu-ly-vi-pham-doi-voi-hanh-vi-lan- chiem-via-he.aspx )
3 Kiến thức vận dụng
Từ những điều luật trong bộ luật hình sự cũng đã nếu rõ ràng những trường hợp bị
phạt và mức phạt phù hợp đối với từng đối tượng vi phạm. Vậy thế nên để ngăn
chặn việc lấn chiếm lòng lề đường chúng ta chỉ nên áp dụng các quy định xử phạt
như trong các điều lệ của bộ luật. Không nên sử dụng các biện pháp như cưỡng
chế, đập bỏ, phá huỷ. Nếu như sử dụng biện pháp cưỡng chế, đập bỏ, phá huỷ thì
liệu có chắc chắn rằng những người buôn bán đó sẽ không tái phạm nữa hay sau đó
họ vẫn sẽ tiếp tục buôn bán và khi thấy quản lý đô thị thì họ chỉ cần chạy và rồi lại
tiếp tục bán tiếp? Việc cưỡng chế, đập bỏ, phá huỷ những hàng quán của những
người buôn bán đôi khi lại tạo nên những hình ảnh xấu trong mắt người dân khi
nhìn thấy cảnh quản lý đô thị “đá đổ chén cơm” của những người buôn bán nghèo
khổ không đủ tiền để thuê mặt bằng mới phải ngày ngày bôn ba ngoài đường bụi
bặm, nắng noi. Không chỉ vậy những việc làm ấy sẽ tạo nên một ấn tượng xấu
trong mắt người dân đó là tại sao những người mang danh là bảo vệ đô thị lại đi
làm những chuyện bạo lực như vậy.
Trên thực tế cũng đã có những tranh luận của người dân về vấn đề này:
Quận 1, TP.HCM đang tiến hành “cuộc chiến” giành lại vỉa hè cho người đi bộ.
Tiếp sau việc làm rào ngang trên vỉa hè ngăn xe máy, quận 1 tiếp tục “chiến dịch ra
quân”, thu giữ, đập phá… những gì lấn chiếm vỉa hè. Dư luận phần lớn ủng hộ
việc này vì cho rằng cần lập lại kỷ cương trật tự trong văn minh đô thị, rằng cần
phải làm mạnh như vậy để dứt điểm hiện tượng vi phạm luật pháp…
Tin tức, hình ảnh, video về chiến dịch này tràn ngập trên các kênh truyền thông,
cho thấy thái độ và hành xử triệt để của chính quyền. Cao trào là việc đập một trụ
sở dân phòng và phá hàng rào, dọn vọng gác của Ngân hàng Nhà nước nhưng ngay
sau đó phải cho tái lập trước sự phản ứng của ngân hàng.
Trước hành động trên, không ít ý kiến cho rằng, mục đích công việc là đúng nhưng
cách thực hiện như quận 1 đang làm là hoàn toàn không phù hợp. Đặc biệt, đã
không tính đến cuộc sống của hàng nghìn người buôn bán nhỏ lấy vỉa hè làm nơi
kinh doanh, từ lâu đã hình thành nền “kinh tế vỉa hè” đặc trưng cho các đô thị.
Vấn đề là diện mạo của nền kinh tế ấy văn minh hay không văn minh, mà điều này
lại phụ thuộc phần lớn vào trình độ, năng lực của nhà quản lý đô thị.
Nguồn: https://zingnews.vn/lam-gi-de-giai-quyet-can-co-lan-chiem-via-he- post724577.html
Một bên là ý thức tuân thủ pháp luật không cao, còn một bên là ý thức trách nhiệm
của nhà quản lý cũng không đến nơi đến chốn, do đó nếu chỉ chế tài một phía thì
không thỏa đáng. Vì nhu cầu cuộc sống, họ sẽ tiếp tục vi phạm nếu chính quyền cơ
sở vẫn làm ngơ, thậm chí dung túng, tiếp tay.
Để giải quyết một cách căn cơ tình trạng lấn chiếm vỉa hè, thiết nghĩ, cần thực hiện
từng bước nhằm xác định rõ trách nhiệm cũng như nâng cao ý thức của cả hai phía.
Đến thời hạn ai không chấp hành hoặc chấp hành không nghiêm thì cưỡng chế,
phạt thật nặng và rút giấy phép kinh doanh, chi phí cưỡng chế người vi phạm phải
chi trả. Quận sẽ kiểm tra giám sát chặt chẽ, phường nào làm không nghiêm, không
thực hiện đúng yêu cầu thì lãnh đạo phường đó chịu trách nhiệm, thậm chí xử lý kỷ
luật nếu phát hiện dung túng hay bao che sai phạm.
Nguồn:https://zingnews.vn/lam-gi-de-giai-quyet-can-co-lan-chiem-via-he- post724577.html
- Chấp hành viên ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi
hành án. Số tiền khấu trừ không được vượt quá nghĩa vụ thi hành án và chi phí cưỡng chế.
2- Ngay sau khi nhận được quyết định về khấu trừ tiền trong tài khoản của người
phải thi hành án, cơ quan tổ chức đang quản lý tài khoản phải khấu trừ tiền để
chuyển vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự hoặc chuyển cho người được
thi hành án theo quyết định khấu trừ”.
Biện pháp nầy chỉ được áp dụng cho 2 việc trong đó 1 việc mới ban hành quyết
định, 1 việc tồn từ nhiều năm trước chuyển qua theo Quyết định phong tỏa tài
khoản số 07/QĐ-THA ngày 21/12/2010 và quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền
trong tài khoản số 01/QĐ-THA ngày 27/12/2010 của Chấp hành viên Chi cục
THADS huyện đối với Công ty TNHH Trường Sơn, do 2 quyết định trên không
được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh nơi Công ty
TNHH Trường Sơn mở tài khoản hợp tác thực hiện, việc cưỡng chế không hoàn
thành, cơ quan THADS huyện đã ban hành nhiều văn bản kiến nghị, yêu cầu thực
hiện quyết định cưỡng chế của Chấp hành viên gửi đến các ngân hành cấp trên,
Thường trực huyện ủy, HĐND, Chủ tịch UBND - Trưởng Ban chỉ đạo THADS
huyện và nhiều cơ quan ban ngành liên quan của huyện đồng thời tổ chức các cuộc
họp mời các cơ quan hữu quan cấp huyện tham gia bàn biện pháp giải quyết nhưng
vẫn không đạt hiệu quả do chưa có sự thống nhất phương pháp giải quyết. Đến
ngày 9/9/2015 tại cuộc họp do Chủ tịch UBND huyện - Trưởng Ban chỉ đạo
THADS huyện mời và chủ trì với thành phần tham dự là các cơ quan, ban ngành
liên quan của cấp huyện và có sự tham dự của lãnh đạo 3 ngành cấp tỉnh gồm: Cục
THADS, Viện KSND tỉnh, Ngân hàng NN và PTNT việt Nam chi nhánh tỉnh
Quảng Ngãi để bàn giải quyết yêu cầu, kiến nghị của công dân liên quan đến việc
THA có quyết định cưỡng chế nêu trên và có khiếu nại vượt cấp kéo dài nhiều năm
của người được THA - bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, đã đi đến thống nhất và kết
luận việc Ngân hàng không thực hiện quyết định phong tỏa tài khoản, cưỡng chế
khấu trừ tiền trong tài khoản của Chấp hành viên là vi phạm quy định pháp luật về
THADS và hoạt động của tổ chức tín dụng, Ngân hàng liên quan đến phong tỏa tài
khoản, khấu trừ tiền trong tài khoản, làm ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thi hành
bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Yêu cầu Ngân hàng NN và
PTNT Việt Nam chi nhánh huyện khôi phục tài khoản của Công ty TNHH Trường
Sơn đã mở tại Ngân hàng và khắc phục nộp số tiền 95.989.000đ đã bị phong tỏa
vào số tài khoản của Công ty TNHH Trường Sơn để Chấp hành viên chi cục
THADS huyện thực hiện cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản đó để THA. Như
vậy, trước đó cơ quan THADS cấp huyện đã dùng nhiều hình thức phối hợp thi
hành án và tham mưu đúng quy định của pháp luật cho Ban chỉ đạo THADS cùng
cấp nhưng sự phối hợp chưa chặt chẽ, thiếu thống nhất, sự chỉ đạo chưa kiên quyết
nên không đạt kết quả. Cuộc họp ngày 9/9/2015 có sự tham gia của lãnh đạo các cơ
quan chuyên môn cấp trên (Cục THADS và Viện KSND tỉnh) đã tạo niềm tin cho
các thành phần dự họp để có kết quả thống nhất giải quyết việc thi hành án và khắc
phục được những tồn tại kéo dài
nguồn:http://vksquangngai.gov.vn/index.php/vi/xay-dung-nganh/Chuyen-de-Sang-
kien/Thuc-trang-giai-phap-nang-cao-hieu-luc-hieu-qua-viec-ap-dung-bien-phap-
cuong-che-thi-hanh-an-dan-su-tren-dia-ban-tinh-Quang-Ngai-So-lieu-tu-ngay-1- 12-2013-den-31-5-2015-12/
Chuyện bị chính quyền thị xã Sóc Trăng (nay là thành phố Sóc Trăng) cưỡng chế
thu hồi đất sai luật xảy ra kéo dài gần 20 năm qua, nhưng ông Huỳnh Hữu Đức
(ngụ số 448/30/19, quốc lộ 1, khóm 5, phường 2, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng)
vẫn nhớ như in từng sự kiện, cho dù đó là chi tiết nhỏ nhất. “Khoảng thời gian đó,
gia đình tôi đã trải qua biết bao tủi nhục, nếm biết bao nhiêu tủi hờn. Bây giờ Thủ
tướng đã chỉ đạo chính quyền phải sửa sai, bồi thường, xử lý cán bộ làm sai, gia
đình tôi đã thật sự được minh oan”, ông Đức nói.
Ông Đức chua xót ví von: “Chỉ việc đòi lại mảnh đất của gia đình, tôi đã dai dẳng
đeo đuổi, từ lúc tóc còn đen đến khi đòi được công lý, nỗi ức được minh oan thì
nay tóc đã bạc trắng”.
Năm 1954, bà Khương Thị Xém (mẹ ông Đức) có thuê của ông Lý Ny hai thửa đất
hoang hóa (hơn 4 công) ở đường Kênh Xáng (khóm 5, phường 8, TP Sóc Trăng) để
khai phá. Hằng năm bà Xém đều nộp tô cho ông Lý Ny.
Sau ngày 30-4-1975, gia đình bà Xém được giữ nguyên canh tác phần đất đó và
đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước. Liền kề đất của bà Xém là hộ ông Lâm Ương
(ngụ số 20 Cao Thắng, khóm 5, phường 8, TP Sóc Trăng). Gia đình bà Xém đang
canh tác ổn định thì năm 1994, bà Trần Kim Ty làm đơn đòi lại phần đất mà bà
Xém và ông Ương đang canh tác, vì bà Ty cho rằng đây là đất của ông Lý Ny (cha
chồng bà Ty). Bà Xém đồng ý trả lại một phần diện tích đất sản xuất, chỉ xin giữ lại
đất thổ cư và trả hoa lợi cho bà Ny.
Thế nhưng bà Ny không đồng ý. Trong lúc đang tranh chấp thì chính quyền địa
phương lại hợp thức hóa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Ny. Có
“giấy đỏ” trong tay, ngày 14-9-1995, UBND thị xã Sóc Trăng đã huy động lực
lượng cưỡng chế, tháo dỡ nhà cửa, hoa màu của gia đình bà Xém. Hộ ông Lâm
Ương cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Không cầm lòng để mất đất mà mình có công gầy dựng, bà Xém cùng các con cất
lại nhà, tiếp tục làm rẫy để sống qua ngày. Cuối năm 1996, UBND thị xã Sóc
Trăng lại đưa người xuống cưỡng chế, tháo dỡ nhà lần hai. Sau khi lực lượng chức
năng rút đi, gia đình bà Xém tiếp tục cất nhà, bám đất và làm đơn gõ cửa các nơi.
Trong lúc gia đình bà Xém đang đi gõ cửa kêu oan, đầu tháng 5-1997 chính quyền
thị xã lại một lần nữa đưa lực lượng gần 60 người đến tháo dỡ nhà cửa, đem đồ đạc
đi mà không cần lập biên bản, không giao quyết định cưỡng chế. Quá bức xúc, bà
Huỳnh Thị Huỳnh (chị dâu ông Đức) ra ngăn cản liền bị bắt giam 117 ngày, ông
Huỳnh Tài Bá (anh trai ông Đức) cũng bị giam ba ngày. Vườn cây, hoa màu mà gia
đình bà Xém đổ mồ hôi vun trồng cũng bị chặt phá, san ủi sạch sành sanh.
Ông Đức lau nước mắt, nhớ lại: “Sau ba lần cưỡng chế, gia đình trắng tay, chúng
tôi sống không bằng chết. Không còn chỗ nương thân, gia đình tôi dựng chòi lá
tạm cũng bị chính quyền ngăn cản. Mẹ tôi mới đưa cả nhà gồm bảy nhân khẩu trú
ẩn dưới bụi tre, sống tạm qua ngày. Những đêm mưa to gió lớn mọi người ướt như
chuột lột, thức trắng. Uất ức vì quyền lợi bị xâm phạm, cuộc sống thiếu trước hụt
sau nên mẹ tôi lâm bệnh mà chết. Anh em tôi phải ly tán mỗi đứa một nơi, đi làm
thuê để kiếm sống. Con và mấy đứa cháu của tôi cũng không được đến trường. Chị
dâu tôi sau khi ra tù, phải nằm bệnh viện điều trị gần 20 ngày vì bị sưng phù. Bản
thân tôi là thầy giáo, dạy Trường tiểu học An Hiệp C, cũng sống dở chết dở. Họ đề
nghị Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Mỹ Tú (nay là huyện Châu Thành, Sóc
Trăng) kỷ luật, buộc tôi thôi việc. Rất may lãnh đạo phòng sáng suốt trả lời tôi
không có vi phạm pháp luật thì lấy lý do gì để kỷ luật”.
Mẹ chết thảm anh chị ngồi tù..., ông Đức đi tìm công lý
Không cam lòng chịu nỗi oan ức, ông Đức vừa dạy học vừa làm đơn cầu cứu các
nơi. Năm 2004, UBND tỉnh Sóc Trăng bác đơn khiếu nại của ông. Nhiều lúc ông
Đức định buông xuôi, nhưng mỗi khi nhớ đến cái chết thảm của mẹ, nỗi oan bị tù
đày của chị dâu, anh trai... ông lại không cam lòng. Nhiều đêm, sau khi soạn giáo
án, chấm bài xong, ông lại thức đến khuya để thảo đơn gửi các cơ quan trung ương
bởi tin rằng công lý sẽ chiến thắng.
Năm 2009, Bộ TN-MT vào cuộc, đối thoại trực tiếp với ông. Sáu tháng sau, bộ có
công văn trả lời chính quyền thị xã Sóc Trăng làm sai. Tới nước này, địa phương
mới tính đến chuyện khắc phục hậu quả, nhưng chỉ thừa nhận cưỡng chế sai quy
trình, hỗ trợ gia đình ông Đức 50 triệu đồng. Ông Đức lại khiếu nại. Năm 2012
Thanh tra Chính phủ vào cuộc, chính quyền mới đồng ý bồi thường phần đất, nâng
số tiền lên 500 triệu đồng. Ông Đức vẫn không đồng ý. Sau lần đối thoại thứ hai,
mức bồi thường thiệt hại cho gia đình ông Đức được nâng lên trên 770 triệu đồng.
“Bây giờ mọi chuyện đã được sáng tỏ. Thú thật khi nhớ lại chặng đường đi đòi
công lý, tôi không sao chợp mắt được. Trải qua gần 20 năm, gia đình tôi nếm biết
bao đắng cay, có lúc bị người đời xa lánh. Mẹ tôi vì buồn mà chết, gia đình ly tán,
anh chị bị tù tội, con cháu thất học... những mất mát này thật khó có thể bù đắp
được. Vậy mà khi bồi thường thiệt hại cho gia đình, họ (chính quyền-PV) tính chi
li từng chút. Có đứng vào hoàn cảnh của gia đình tôi, có lẽ họ mới hiểu được nỗi
đau thấu lòng mà chúng tôi đã gánh chịu”, ông Đức chạnh lòng nhớ lại.
Ngày 7-3-2013, các cơ quan chức năng của TP Sóc Trăng đã mời ông Đức để đối
thoại xung quanh việc chiết tính chi trả bồi thường thiệt hại. Theo đó, cơ quan chức
năng thành phố này đề xuất sau khi nhận được tiền, ông Đức phải làm đơn rút lại
đơn tố cáo tại thanh tra tỉnh, không còn khiếu nại, tố cáo cán bộ liên quan đến việc
cưỡng chế trước đây đối với gia đình ông. Sáng 5-5, tiếp xúc chúng tôi, ông Đức
cho biết đến nay ông vẫn chưa nhận được tiền bồi thường. Còn liên quan đến việc
tố cáo, yêu cầu xử lý cán bộ làm sai, theo ông Đức, ông dự tính sẽ viết đơn yêu
cầu, nhưng ngày 3-5 Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo rồi nên ông tin
tưởng pháp luật sẽ được thực thi.
Một lãnh đạo UBND TP Sóc Trăng cho biết sau buổi làm việc với ông Đức và ông
Ương, địa phương đã hoàn tất các thủ tục chuyển về tỉnh. Phần tiền chi trả bồi
thường được tỉnh trợ cấp, khi nào tỉnh phân về, TP Sóc Trăng sẽ tiến hành chi trả
ngay cho ông Đức và ông Ương.
Chiều 5-5, ông Võ Thanh Nhàn - chủ tịch UBND TP Sóc Trăng - cho biết đã nhận
được văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ xung quanh việc xử lý cán bộ sai
phạm trong vụ cưỡng chế tháo dỡ nhà cửa, hoa màu của gia đình bà Xém. Tuy
nhiên, do những cán bộ liên quan trực tiếp vụ cưỡng chế này hiện đã nghỉ hưu hoặc
chuyển công tác khác nên UBND TP sẽ xin ý kiến ban thường vụ thành ủy và tỉnh
ủy về hướng xử lý số cán bộ này. “Khi có chỉ đạo chính thức của cấp trên chúng tôi
sẽ tiến hành xử lý nghiêm và báo cáo Thủ tướng” - ông Nhàn nói.
Nguồn:https://tuoitre.vn/20-nam-song-khong-bang-chet-di-tim-cong-ly- 546713.htm
Ông Trần Tấn Công, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) cho
biết, hôm 8/10, một nhóm 5 người mang theo 15 con chó và 1 con mèo về Cà Mau.
Trong nhóm có một người tên Duy Khanh về quê vợ ở xã Khánh Hưng. Ngoài ra,
còn có vợ chồng người tên Hùng, là bạn của ông Khanh. Vợ chồng ông Hùng
không phải người quê Cà Mau.
Những người này được đưa vào khu cách ly tập trung ở xã Khánh Hưng. Còn đàn
chó có tổng cộng 15 con, gồm: 4 con lớn, 8 nhỏ, 3 chó vừa.
Qua sàng lọc, test nhanh trong nhóm nói trên có 4 người dương tính nCoV. Sau đó,
kết quả PCR thì cả 5 người đều dương tính. Ban đầu ông Khanh nhận là chủ nhân của đàn chó nói trên.
Ông Khanh đem 4 chú chó lớn nhốt vào các bao tải. Tuy nhiên, những chú chó này sau đó sổng ra ngoài.
“Do các chủ nhân của đàn chó đã dương tính nCoV nên người trong khu cách ly rất
sợ, phản ánh với cán bộ y tế.
Trước tình hình chó mèo như thế nên bộ khung (người quản lý trong khu cách ly -
PV) sợ lây lan dịch bệnh nên tiến hành tiêu hủy", ông Công nói và cho biết thêm,
dù không có chứng cứ khoa học động vật lây lan dịch cho con người, nhưng khi
biết chủ nhân của đàn chó dương tính nCoV, người trong khu cách ly rất sợ bị lây nhiễm.
Vụ tiêu hủy đàn chó có sự đồng ý của ông Khanh.
Theo ông Công, ban đầu chính quyền xã Khánh Hưng xác định toàn bộ số chó,
mèo nói trên của một chủ. Tuy nhiên, sau đó, mới phát hiện đàn chó trên có cả chó của ông Hùng.
“Tôi đã liên hệ qua điện thoại với ông Khanh và Hùng. Qua trao đổi cả hai nói có
tiếc, ngậm ngùi khi đàn chó bị tiêu hủy, nhưng họ chấp hành để phòng, chống dịch.
Họ nói sợ lây nhiễm dịch cho người khác.
Phía địa phương cũng chấp hành nghiêm công tác phòng, chống dịch. Phòng,
chống dịch phải đi trước, trên một bước, lo cho tính mạng con người là đầu tiên.
Còn nếu chu toàn cho đàn chó mà để lây lan dịch thì chính quyền địa phương phải
gánh trách nhiệm rất lớn…”, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời nói.
Nói về người đàn ông tên Hùng không phải quê ở Cà Mau, nhưng vẫn theo bạn về
địa phương, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời nói: “Trong lúc người từ vùng
dịch về quê rất đông, cả hệ thống chính trị và bà con nhân dân tập trung hết sức lực
để chăm lo y tế, thu xếp chỗ ăn chỗ nghỉ, cũng như sàng lọc để tách F0 ra đưa đi
điều trị, nhưng họ lại mời người quê ở chỗ khác về Cà Mau, đây là điều không hợp
lý. Đặc biệt, họ còn mang theo nhiều động vật từ vùng dịch về, đây là điều không thể chấp nhận…”.
Hiện, chính quyền huyện Trần Văn Thời đã động viên 5 người nói trên an tâm điều trị Covid-19.
“Sau khi những người này xuất viện, chúng tôi sẽ rà soát lại xem ai đúng ai sai để
có hướng xử lý phù hợp”, ông Công nói.
Trước đó, hình ảnh đôi vợ chồng chở những chú chó trên xe máy chất lỉnh kỉnh đồ
đạc được chia sẻ nhiều trên mạng. Theo clip, hình ảnh được chia sẻ, các chú chó
ngồi ngoan ngoãn suốt chuyến đi.
Đến tối qua, nhiều người bức xúc khi biết tin ngành chức năng xã Khánh Hưng đã
tiêu hủy đàn chó 15 con nói trên.
Liên quan đến vụ việc, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản gửi Sở Y tế,
Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND huyện Trần Văn Thời, yêu cầu rà
soát, cung cấp thông tin chính thống cho báo chí liên quan vụ 15 con chó của một
gia đình đang cách ly bị trạm y tế xã Khánh Hưng tiêu hủy.
“Sở Y tế phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện
Trần Văn Thời cùng các cơ quan, đơn vị liên quan, rà soát thông tin nêu trên báo
chí, báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước 10h ngày 11/10”, văn bản của UBND tỉnh Cà Mau nêu.
Nguồn:https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ca-mau-thong-tin-vu-tieu-huy-15-con-cho-
ca-5-nguoi-trong-doan-mac-covid-19-781837.html 4 Tổng kết
"Cưỡng chế, đập bỏ, phá hủy… không những gây lãng phí, nguy hiểm mà còn để
lại hậu quả tiêu cực trong tâm lý xã hội". Nhận định của tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu đã
chỉ ra mặt xấu trong chiến dịch giành lại vỉa hè tại quận 1 . Lấn chiếm vỉa hè từ
nhiều năm nay đã luôn là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội. Cái sai của vấn đề
này là từ hai phía : một phía là các hộ kinh doanh, người buôn bán đã sử dụng
“không gian công cộng” mà không được cấp, cho phép sử dụng và phía còn lại là
chính quyền cơ sở đã không kịp thời , thường xuyên thực hiện quy định và biện
pháp chế tài để không cho người dân vi phạm , ngăn ngừa tái phạm. Một bên là ý
thức tuân thủ pháp luật không cao, còn một bên là ý thức trách nhiệm của nhà quản
lý cũng không đến nơi đến chốn, do đó nếu chỉ chế tài một phía thì không thỏa
đáng. Vì nhu cầu cuộc sống, họ sẽ tiếp tục vi phạm nếu chính quyền cơ sở vẫn làm
ngơ. Dù biết rằng rất nhiều người vì nhu cầu cuộc sống mà quyết định lấn chiếm
vỉa hè để buôn bán thế nhưng họ cũng cần nhận ra rằng họ đang gây nguy hiểm
cho chính bản thân họ và những người tham gia giao thông . Cách giải quyết của
một số nơi như quận 1 tiến hành tháo dỡ chốt bảo vệ của Ngân hàng Nhà nước hay
vụ việc trưởng công an xã Quảng Điền đá văng nhiều thau đựng hàng hóa của
người dân dù đúng mục đích công việc nhưng cách giải quyết ấy có thể để lại hậu
quả tiêu cực trong tâm lý xã hội. Vì vậy, cần có những biện pháp không gây ảnh
hưởng xấu đến tâm lý xã hội như lắp đặt các camera giám sát mang tính răn đe
người vi phạm lấn chiếm , phá hoại lòng đường vỉa hè và xây dựng các ứng dụng,
phần mềm lưu trữ bằng chứng để phục vụ cho việc xử phạt nguội để tăng cường ý
thức người dân. Do không thể xóa bỏ hoàn toàn các hoạt động kinh tế trên vỉa hè
nên cần sắp xếp lại sao cho trật tự, theo các tuyến đường cho phép kinh doanh và
quy định thời gian kinh doanh. Điều này nhằm đảm bảo hài hòa giữa một bên là
vấn đề mưu sinh của người dân và một bên là trật tự mỹ quan đô thị. Nhóm chúng
tôi mong rằng trong tương lai, vấn đề lấn chiếm vỉa hè sẽ được giải quyết triệt để
để mọi người có được sự an toàn trong giao thông và bảo vệ được trật tự mỹ quan đô thị.