Tài liệu ôn tập - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Toàn bộ hệ thống chính trị bao gồm các tổ chức Đảng, Công đoàn, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc…đều coi việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, xây dựngNhà nước Việt Nam thống nhất là mục tiêu chung, là nguyên tắc hoạt động của tổ chức mình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
2.2.2 Nhà nước CHXHCN Việt Nam là một nhà nước dân chủ thực sự và rộng rãi
- Bản chất dân chủ XHCN của nhà nước CHXHCNVN thể hiện một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực + Trong lĩnh vực kinh tế
+ Trong lĩnh vực chính trị
+ Trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và xã hội
2.2.3 Nhà nước thống nhất các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam
+ Xây dựng 1 cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thiết lập và củng cố đại đoàn kết dân tộc
+ Toàn bộ hệ thống chính trị bao gồm các tổ chức Đảng, Công đoàn, Nhà nước,
Mặt trận tổ quốc…đều coi việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, xây dựng
Nhà nước Việt Nam thống nhất là mục tiêu chung, là nguyên tắc hoạt động của tổ chức mình
+ Nhà nước luôn ưu tiên dân tộc ít người, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, tạo điều
kiện để các dân tộc giúp đỡ nhau cùng tồn tại và phát triển trên cơ sở hợp tác
đoàn kết vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
+ Chú ý hoàn cảnh của mỗi địa phương để xây dựng bản sắc riêng của dân tộc
Việt Nam, đầy đủ tính phong phú mà vẫn nhất quán, thống nhất
2.2.4 Nhà nước CHXHCNVN thể hiện tính xã hội rộng rãi
- Nhà nước rất quan tâm đến giải quyết các vấn đề xã hội và đầu tư một cách
thỏa đáng vào các vấn đề xã hội
- Đồng thời coi việc giải quyết các vấn đề này là nhiệm vụ của mọi cấp mọi
ngành và của nhà nước nói chung
2.2.5 Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình hợp tác và hữu nghị
- Chính sách và hoạt động đối ngoại của nhà nước CHXHCNVN thể hiện khát
vọng hòa binh của nhân dân VN, thể hiện mong muốn hợp tác trên tinh thần hòa
bình, hữu nghị và cùng có lợi với tất cả các quốc gia
- Phương châm VN muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới; thể hiện
đường lối đối ngoại mở cửa của nhà nước VN
2.3.3 Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
2.3.3.1 Khái niệm nguyên tắc bộ máy nhà nước
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của BMNNXHCN là những nguyên lý, những
tư tưởng chỉ đạo đúng dắn
THỨ NHẤT, NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM TẤT CẢ QUYỀN LỰC NHÀ
NƯỚC THUỘC VỀ NHÂN DÂN
- Thể hiện qua 3 phương diện:
+ Đảm bảo cho nhân dân tham gia đầy đủ và tích cực vào việc tổ chức ra bộ máy nhà nước
+ Đảm bảo cho nhân dân tham gia đông đảo vào việc quản lý công việc
của nhà nước và quyết định những vấn đề quan trọng của nhà nước
+ Nhà nước phải có cơ chế bảo đảm cho nhân dân thực hiện kiểm tra
giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước
THỨ HAI,NGUYÊN TẮC ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
- Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở chỗ:
+ Đảng đề ra đường lối chinh trị, chủ trương chinh sách lớn cho hoạt
động của nhà nước. Đồng thời chỉ đạo quá trình xây dựng pháp luật
+ Quyết định các vấn đề quan trọng nhất về tổ chức bộ máy nhà nước
lãnh đạo, thể chế hóa chủ trương chính sách của Đảng thành pháp luật
của Nhà nước, quy định chung thống nhất bắt buộc trên quy mô toàn quốc
Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế
- Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế thể hiện ở chỗ nội dung của pháp
luật là do các quan hệ kinh tế xã hội quyết định, chế độ kinh tế là cơ sở của pháp luật
- Pháp luật có sự tác động trở lại đối với sự phát triển của kinh tế. Sự tác
động đó có thể là tích cực cũng có thể là tiêu cực
Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị
- Sự tác động của chính trị đối với pháp luật: nền chính trị của giai cấp cầm
quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật
- Sự tác động của pháp luật đối với chính trị:
+ Pháp luật là hình thức, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
+ Pháp luật là công cụ để chuyển hóa ý chí của giai cấp thống trị trở
thành quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc đối với mọi người
Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức
- Khái niệm đạo đức: giao trinh
- Pháp luật luôn phản ánh đạo đức của lực lượng cầm quyền
- Pháp luật => Đạo đức
- Đạo đức => Pháp luật
Vì vậy, trong khi xây dựng và thực hiện pháp luật, các lực lượng cầm
quyền đều phải tính đến yếu tố này để tạo cho pháp luật một khả năng
“thích ứng” làm cho nó giống như thể hiện ý chí của mọi tầng lớp xã hội
Mối quan hệ giữa pháp luật và nhà nước
- Sự tác động của Nhà nước đối với pháp luật: Nhà nước ban hanh và bảo
đảm cho pháp luật được thực hiện trong cuộc sống
- Sự tác động của pháp luật đối với Nhà nước: Quyền lực Nhà nước chỉ có
thể được triển khai và có hiệu lực trên cơ sở pháp luật. Đồng thời, Nhà
nước cũng phải tôn trọng pháp luật, tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật
1.3 Các thuộc tính của pháp luật
1.3.1 Tính quy phạm phổ biến của pháp luật
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, đó là những quy tắc khuôn mẫu, mực
thước được quy định rõ ràng, chính xác, xác định chặt chẽ về mặt hình thức
- Tính quy phạm của pháp luật nói lên giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định
để mọi người có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép
- Tính quy phạm của pháp luật còn thể hiện ở chỗ: Là khuôn mẫu chung cho
nhiều người; được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian rộng lớn
=> Đây chính là dấu hiệu để phân biệt PL với các quy phạm xã hội khác như
quy tắc đạo đức, tín điều tôn giáo….
1.3.2 Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về hình thức
- Tính xác định về mặt hình thức là sự thể hiện nội dung pháp luật dưới những hình thức nhất định
- Nếu các quy phạm pháp luật qui định không đủ, không rõ, không chính xác sẽ
tạo ra những kẽ hở cho sự chuyên quyền, lạm dụng những hành vi vi phạm pháp luật
1.3.3. Pháp luật có tính cưỡng chế nhà nước
- Pháp luật được hình thành và phát triển bằng con đường Nhà nước chứ không
thể bằng bất kỳ một con đường nào khác. Với tư cách của mình Nhà nước là
một tổ chức hợp pháp, công khai và có quyền lực bao trùm toàn xã hội
- Việc tuân theo các quy tắc pháp luật không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của mỗi con người
- Việc cưỡng chế buộc mọi người phải thi hành PL của nhà nước là không tránh khỏi
=> Đây là những đặc tính chỉ có ở PL
1.4 Các hình thức của PL
- Khái niệm: Hình thức của pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử
dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành pháp luật
- Dựa vào phương thức thể hiện 2. TIỀN LỆ PHÁP
Là hình thức pháp luật mà nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hanh
chinh hoặc cơ quan xét xử khi giải quyết những vụ việc cụ thể và áp dụng với các vụ việc
Nguồn gốc: cuối thế kỷ 17, tòa án Hoàng gia Anh
Hình thức này đã được sử dụng trong các nhà nước chủ nô, sử dụng rộng
rãi trong nhà nước phong kiến và hiện nay vẫn chiếm vị trí quan trọng
trong pháp luật tư sản, nhất là ở Anh và Mỹ (đặc biệt trong dân sự)
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam 1. Văn bản luật - Hiến pháp - Luật (bộ luật)
- Nghị quyết của Quốc hội 2. Văn bản dưới luật
- Pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH
- Lệnh, quyết định của chủ tịch nước
- Nghị định của Chính phủ
- Quyết định của Thủ tướng CP,Tổng Kiểm toan NN
- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phân TANDTC
khi các văn bản mẫu thuẫn với nhau thì văn bản nào ở dưới sẽ bị thu hồi
2.2 Các loại văn bản quy phạm pháp luật ở VN 3. Các kiểu pháp luật a. Pháp luật chủ nô
- Cơ sở ra đời và phát triển: dựa trên quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ
- Bản chất của pháp luật chủ nô là ý chí của giai cấp chủ nô được đề lên thanh luật - Đặc điểm:
+ Quy định và bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ + b. Pháp luật phong kiến
- Pháp luật phong kiến ra đời và tồn tại trên cơ sở QHSX
- Đặc trưng: sự chiếm hữu của địa chủ