Tài liệu ôn tập - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Khái niệm vi phạm pháp luật: Vi phạm pháp luật là hành vi tráipháp luật (hành động hoặc không hành động), có lỗi của chủ thể cónăng lực hành vi (năng lực trách nhiệm pháp lí) thực hiện, xaamphạm đến các quan hệ được pháp luật bảo vệ, đến quyền, lợi íchcủa con người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu hỏi 2: Khái
niệm, các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp
luật và các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật. Trả lời:
+Khái niệm vi phạm pháp luật: Vi phạm pháp luật là hành vi trái
pháp luật (hành động hoặc không hành động), có lỗi của chủ thể có
năng lực hành vi (năng lực trách nhiệm pháp lí) thực hiện, xaam
phạm đến các quan hệ được pháp luật bảo vệ, đến quyền, lợi ích của con người.
VD: A và B đang ngồi tâm sự với nhau ở hồ. Sau đó C cũng một
mình ra hồ chơi, không may C bị ngã xuống nước. A và B nhìn
thấy C bị ngã, mà C lại không biết bơi và đang hoảng loạn kêu cứu,
nhưng vì A và B đã đến giờ thi, nếu nán lại thêm nữ thì sẽ muộn
nên A và B quyết định đến phòng trường luôn mà không cứu C.
Kết quả là, C bị đuối nước mà mất. Như vậy, A và B đã vi phạm pháp luật.
Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:
Dấu hiệu thứ 1: Vi phạm pháp luật là hành vi con người, thể hiện
dưới dạng hành động hoặc không hành động.
Dấu hiệu thứ 2: Tính trái pháp luật của hành vi
Dấu hiệu thứ 3: Tính có lỗi của hành vi trái pháp luật
Các yếu tố cấu thành của Vi phạm pháp luật:
Vi phạm pháp luật có các bộ phận cấu thành sau: mặt khách quan,
mặt chủ quan, chủ thể và khách thể của vi phạm pháp luật.
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: là những biểu hiện
bên ngoài của vi phạm pháp luật, gồm các yếu tố: hành vi trái pháp
luật, hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội, mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả của nó gây ra.
-Hành vi trái pháp luật có thể là hành vi trái quy định pháp luật
hoặc trái nguyên tắc pháp luật.
-hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội là những thiệt
hại về vật chất, tinh thần hoặc những thiệt hại khác do hành vi trái
pháp luật gây ra cho xã hội.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả gây
ra cho xã hội, thể hiện mối quan hệ giữa hậu quả thiệt hại và hành
vi trái pháp luật; thiệt hại thực tế của xã hội là hậu quả do hành vi
trái pháp luật của chủ thể gây ra chứ không phải hành vi của chủ
thể khác; hoặc thiệt hại thực tế xảy ra là do hành vi trái pháp luật trực tiếp gây ra.
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: là biểu hiện của vi
phạm pháp luật, bao gồm các yếu tố: lỗi của chủ thể, động cơ vi
phạm, mục đích vi phạm pháp luật Lỗi của chủ thể: Lỗi cố ý:
Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể vi phạm pháp luật nhận thấy rõ
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do
hành vi của mình gây ra và mong muốn cho điều đó xảy ra.
Lỗi cố ý gián tiếp: chủ thể vi phạm pháp luật nhận thấy rõ
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do
hành vi của mình gây ra nhưng để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Lỗi vô ý:
Lỗi vô ý vì quá tự tin: chủ thể thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật nhận thức trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi
gây ra cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng tin tưởng hậu
quả ddos không xảy ra hoặc nếu xảy ra thì có thể ngăn chặn được.
Lỗi vô ý vì cẩu thả: chủ thể thực hiện hành vi vi phạm không
nhận thức trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi gây ra
cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể nhận thức
được, hoặc cần phải nhận thức trước hậu quả đó.
Động cơ vi phạm pháp luật: là động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi đó.
Chủ thể vi phạm pháp luật: -có năng lực trách nhiệm pháp lí
-có thể là cá nhân (công dân, người
nước ngoài, người không quốc tịch) hoặc tổ chức khi thực hiện
hành vi vi phạm pháp luật.
Khách thể vi phạm pháp luật: là các quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ bị các hành vi vi phạm pháp luật gây ra những thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
Phân loại vi phạm pháp luật:
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm
pháp luật, có thể phân thành tội phạm và các vi phạm khác
- Tội phạm: là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật Hình sự.
- Vi phạm hành chính: là hành vi có lỗi, do cá nhân, tổ chức thực
hiện dưới dạng vi phạm các quy định pháp luật về quản lí nhà nước
mà pháp luật quy định không phải là tội phạm và chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Vi phạm dân sự: là hành vi trái pháp luật thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý của chủ thể xâm hại đến các quan hệ về tài sản và quan
hệ thân nhân liên quan đến tài sản hoặc các quan hệ phi tài sản khác.
- Vi phạm kỉ luật: là hành vi có lỗi của chủ thể trái với nội quy, quy
chế đã được xác lập nhằm thiết lập trật tự trong nội bộ của cơ quan, tổ chức.
Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh có thể
chia vi phạm pháp luật tương ứng với từng ngành luật.
Căn cứ vào tiêu chí các lĩnh vực quan hệ xã hội khác nhau có các
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động, xây dựng, giao thông, y
tế… hoặc vi phạm pháp luật nội dung và vi phạm pháp luật về hình thức.