Tài liệu ôn tập - Summary Chủ nghĩa xã hội khoa học - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Tài liệu ôn tập - Summary Chủ nghĩa xã hội khoa học - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học(CN01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Năm học 2023- 2024 I.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC 1.
Khái niệm nhà nước
Nhà nước là bộ máy duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác
Nhà nước là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác
(Lê-nin “Nhà nước và cách mạng” )
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị có một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ
cưỡng chế và thực hiện những chức năng quản lý bằng pháp luật, duy trì trật tự và ổn định xã hội.
Nhà nước là một tổ chức có quyền lực chính trị đặc biệt, có quyền quyết định cao nhất trong
phạm vi lãnh thổ, thực hiện sự quản lí xã hội bằng pháp luật và bộ máy được duy trì bằng nguồn
thuế đóng góp từ xã hội. I.1.
Hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam:
Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
Mặt trận tổ quốc Việt Nam
Liên đoàn lao động Việt Nam
Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh Hội nông dân Việt Nam
Hội cựu chiến binh Việt Nam
Tất cả các tổ chức trong HTCT đều tham gia vào việc thực hiên quyền lực chính trị, nhưng
Nhà nước là tổ chức thực hiên quyền lực chính trị hiệu quả nhất. Vì chỉ Nhà nước mới có công
cụ cưỡng chế, sức mạnh bạo lực, tiềm lực kinh tế mà không tổ chức nào trong HTCT có được,
đó là lực lương vũ trang (Quân đội, cảnh sát), tòa án, nhà tù, pháp luật… giả định nếu có bạo
loạn xảy ra ở trong nước, NN sẵn sàng dùng QĐ, CS để dẹp sự chống đối bằng bạo lực, uy
quyền. Vì vậy Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị. I.2.
Các dấu hiệu (đặc điểm) đặc trưng của nhà nước
Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt tách rời khỏi xã hội
Quyền lực công cộng đặc biệt được hiểu là khả năng độc quyền sử dụng sức mạnh vũ lực
của nhà nước và được áp đặt chung cho các chủ thể trong xã hội;
Quyền lực công cộng đặc biệt được thực hiện bởi bộ máy cưỡng chế chuyên nghiệp, tách biệt khỏi xã hội; 1
Chủ thể của quyền lực là giai cấp thống trị trong xã hội;
Quyền lực dựa trên những nguồn lực (kinh tế, chính trị, tư tưởng) lớn nhất trong xã hội;
Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt vì nhà nước đảm nhiệm vai trò quản lý các
công việc chung của xã hội, đại diện cho toàn thể xã hội; đồng thời xuất phát từ khả năng
kiểm soát sức mạnh về kinh tế, chính trị, tư tưởng.
Nhà nước có lãnh thổ quốc gia, phân chia thành các đơn vị hành chính và thực hiện quản
lý dân cư theo các đơn vị hành chính - lãnh thổ.
Nhà nước phân chia địa giới hành chính trên lãnh thổ thành các bộ phận và quản lý cư
dân theo sự phân chia này;
Nhà nước thiết lập các cơ quan quản lý nhà nước tương ứng từ trung ương xuống địa phương;
Chỉ nhà nước mới có quyền phân chia địa giới hành chính lãnh thổ và quản lý dân cư còn
các chủ thể khác thì không;
Nhà nước có chủ quyền quốc gia
Chủ quyền quốc gia là khả năng và mức độ thực hiện quyền lực của nhà nước lên cư dân
và trong phạm vi lãnh thổ;
Chủ quyền quốc gia có tính tối cao, chỉ thuộc về nhà nước;
Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị- pháp lý, thể hiện ở quyền tự quyết của nhà
nước về chính sách đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài;
Nhà nước có chủ quyền quốc gia vì nhà nước đóng vai trò là bộ máy quản lý xã hội, đại
diện cho quốc gia, toàn thể cư dân trong các mối quan hệ quốc tế.
Nhà nước có quyền ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với công dân.
Ban hành pháp luật có nghĩa là xây dựng pháp luật, thể chế hoá ý chí của xã hội và các
quy luật vận động của các quan hệ xã hội vào trong pháp luật;
Pháp luật là công cụ, phương tiện quan trọng nhất để nhà nước quản lý xã hội;
Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện pháp luật nhưng nhà nước cũng cần phải tổ
chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật;
Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hô b
i bằng pháp luật vì bất kỳ xã hội nào muốn
tồn tại và phát triển cũng cần phải có các thiết chế quản lý và các chuẩn mực cho hoạt
động quản lý. Trong đó, pháp luật là công cụ quản lý văn minh nhất thể hiện được tính
minh bạch, tiên liệu và hiệu quả quản lý.
Nhà nước quy định và thực hiện việc thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc.
Thu thuế là việc nhà nước buộc các cá nhân, tổ chức phải đóng góp một khoản tài chính
cho nhà nước theo quy định của pháp luật; 2
Mục đích thu thuế là để đảm bảo thực hiện chức năng bộ máy nhà nước, đầu tư và tái
phân phối, thực hiện công bằng xã hội;
Trong xã hội có giai cấp, chỉ có nhà nước mới có quyền thu thuế bắt buộc.
2. Bản chất nhà nước
Bản chất nhà nước là toàn bô E những mối liên hê E, quan hê E sâu sắc và những quy luâ Et bên
trong quyết định những đă Ec điFm và khuynh hướng phát triFn cơ bản của nhà nước.
Bản chất của nhà nước được thể hiện trên hai phương diện là tính giai cấp và tính xã hội. Sở
dĩ nhà nước có hai thuộc tính này vì nó xuất hiện vừa do nhu cầu khách quan của sự thống trị
giai cấp vừa do nhu cầu điều hành và quản lý xã hội. Đồng thời, xuất phát từ nguyên nhân ra đời
của nhà nước, mối quan hê b giữa tính giai cấp và tính xã hôi b quyết định những đă b c điểm cơ bản
và xu hướng phát triển của nhà nước.
2.1. Tính giai cấp của nhà nước
Bản chất giai cấp của nhà nước được thể hiện ở chỗ nhà nước chính là bộ máy cưỡng chế
đặc biệt do giai cấp thống trị tổ chức ra đF trấn áp các giai cấp khác, thực hiện sự thống trị
giai cấp nhằm duy trì, bảo vệ và phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị.
Sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác thể hiện chủ yếu trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và tư tưởng.
Về kinh tế: nhà nước nắm giữ những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, từ đó buộc
những giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất phải
phụ thuộc mình về mặt kinh tế.
Về chính trị: giai cấp thống trị hợp pháp hóa ý chí của giai cấp mình thành ý chí của nhà
nước và do đó buộc các giai cấp khác tuân theo trật tự nhất định bằng cách xây dựng bộ
máy nhà nước và các công cụ bạo lực vật chất như quân đội, cảnh sát, tòa án, pháp luật, v.v..
Về tư tưởng: Bằng pháp luật Nhà nước làm cho hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, Đường
lối chủ trương chính sách, chiến lược của Đảng cầm quyền trở thành bắt buộc chung đối
với mọi chủ thể chịu sự quản lý của mình. Nhà nước tiến hành tuyên truyền, phổ biến
cũng như có thể thi hành các biện pháp cưỡng chế để đưa hệ tư tưởng đó vào trong đời sống xã hội.
Sở dĩ, nhà nước có tính giai cấp vì giai cấp và đấu tranh giai cấp là một trong những
nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự hình thành nhà nước. Đồng thời, nhà nước là công cụ cơ bản
của quyền lực chính trị trong xã hội có giai cấp và là công cụ quan trọng để trấn áp giai cấp.
1.2. Tính xã hội của nhà nước
Nhà nước là tổ chức đại diện chính thức cho toàn xã hội. Nhà nước là bộ máy để tổ chức,
điều hành và quản lý xã hội nhằm thiết lập và củng cố, duy trì trật tự và sự phát triển ổn 3
định của xã hội, thực hiện chức năng, nhiệm vụ vì sự phát triển chung của xã hội và để
đảm bảo những lợi ích chung của cả cộng đồng;
Nhà nước bảo vệ những lợi ích căn bản của giai cấp cầm quyền, đồng thời nhà nước còn
bảo vệ lợi ích của các giai cấp bị thống trị khi những lợi ích đó không mâu thuẫn, đối lập
với lợi ích của giai cấp cầm quyền;
Nhà nước có tính xã hội bởi nhà nước ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý các công
việc chung của xã hội và nhà nước cũng chính là một thiết chế quan trọng nhất để quản lý
xã hội. Đồng thời, lịch sử đã chứng minh rằng, một nhà nước sẽ không thể tồn tại, nếu nó
chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà không quan tâm đến lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội.
3. Hình thức nhà nước a.
Khái niệm: Là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để thực
hiện quyền lực nhà nước
Cách thức tổ chức quyền lực nhà nước: Lập pháp, hành pháp, tư pháp; mối quan hệ giữa
chúng (phụ thuộc vào bản chất NN, nguyên tắc tổ chức BMNN.)
Phương pháp thực hiện quyền lực NN (Cách thức cai trị của NN)
b. Các yếu tố cấu thành hình thức nhà nước Hình thức chính thể
Hình thức cấu trúc nhà nước Chế độ chính trị
Hình thức chính thể là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của Nhà nước và
xác lập những mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan đó với nhau.
Phân loại: Có hai loại chính thể gồm: Chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa •
Chính thể quân chủ: là hình thức chính thể trong đó người đứng đầu nhà nước nắm giữ toàn bộ
hoặc một phần quyền lực nhà nước và được chuyển giao theo nguyên tắc thừa kế. Có hai loại chính thể quân chủ:
Chính thể quân chủ tuyệt đối: Là hình thức chính thể trong đó người đứng đầu Nhà nước (Vua)
có quyền lực vô hạn, nhà vua có quyền đặt ra pháp luật (lập pháp), có quyền tổ chức bộ máy, bổ
nhiệm các quan chức nhà nước (hành pháp) và quyền xét xử cao nhất (tư pháp)
Chính thể quân chủ hạn chế: Là chính thể trong đó Vua chỉ nắm giữ một phần quyền lực tối cao,
cùng chia sẻ quyền lực nhà nước với vua còn có các cơ quan được lập ra bằng con đường bầu cử
giữ nhiệm kỳ trong một thời hạn nhất định. Có hai dạng quân chủ hạn chế là:
Quân chủ nhị hợp (nhị nguyên): Vua là nguyên thủ quốc gia đồng thời là người lãnh đạo chính
phủ (kiêm Thủ tướng) người nắm quyền hành pháp cao nhất, thành lập chính phủ, bổ nhiệm Bộ
trưởng thành viên của CP. BT vừa chịu trách nhiệm trước vua vừa chịu TN trước nghị viện. Vua 4
có quyền phủ quyết dự án luật, bổ nhiệm thượng nghị sỹ. Quyền lập pháp do vua và nghị viện
thực hiện, tuy nhiên vua thường lấn át nghị viện thông qua quyền tùy ý sửa đổi luật kể cả Hiến
pháp. Vua có quyền giải tán nghị viện vô thời hạn, độc quyền trong thực hiện quyền lực nhà nước.
Quân chủ đại nghị: Quyền lực của Vua chỉ mang tính tượng trưng “trị vì nhưng không cai trị”.
Nghị viện là cơ quan lập pháp có vị trí tối cao. Chính phủ được lập ra bởi đảng chính trị giành
thắng lợi trong bầu cử, vua bổ nhiệm người đứng đầu Chính Phủ và các Bộ trưởng (hình thức).
Chính phủ không phải chịu TN trước nhà vua. Nghị viện quyết định cơ cấu tổ chức của CP. NV
không tín nhiệm CP, CP phải từ chức, hoặc NV bị giải tán. • Chính thể cô b
ng hòa: quyền lực của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu trong thời gian nhất
định. Có hai dạng chính thể cộng hòa là:
Cộng hòa quý tộc: là hình thức chính thể trong đó quyền tham gia bầu cử để lập ra các cơ quan
quyền lực tối cao của Nhà nước chỉ quy định đối với tầng lớp quý tộc.
Cộng hòa dân chủ: Là hình thức chính thể trong đó quyền tham gia bầu cử để lập ra các cơ quan
quyền lực tối cao của Nhà nước được quy định đối với tất cả các tầng lớp nhân dân, mang tính
phổ thông, không có đặc quyền. Có bốn dạng phổ biến của chính thể cộng hòa dân chủ là:
Cộng hòa tổng thống (Mỹ, Brazin, Achentina…) có các dấu hiệu sau: •
Tổng thống do cử tri trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra, Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc
gia, vừa là người đứng đầu Chính phủ. •
Chính phủ do Tổng thống tự thành lập và chịu trách nhiệm trước Tổng thống, Chính phủ
không chịu trách nhiệm trước Nghị viện. •
Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật của Nghị viện. •
Nghị viện có quyền buộc tội Tổng thống, Tổng thống không có quyền giải tán Nghị viện trước nhiệm kỳ.
Cộng hòa đại nghị (Đức, Ấn Độ, Italia): •
Quyền lực NN tập trung vào Nghị viện, cơ quan do dân bầu. •
Tổng thống được bầu bởi Nghị viện là nguyên thủ quốc gia & Chính phủ được thành lập
trên cơ sở Nghị viện đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Chính phủ chiếm vị trí trung tâm trong Bộ máy nhà nước. •
Tổng thống & Chính phủ hoạt động và chịu trách nhiệm trước Nghị viện (CHLB Đức, Ấn Độ, Italia ).
Cộng hòa hỗn hợp (Pháp, Hy lạp, Pê- ru, Nga…): •
Tổng thống do nhân dân bầu, là nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo Chính phủ (có Thủ tướng-
lãnh đạo hoạt động kinh tế) •
Chính phủ vừa trực thuộc Nghị viện vừa trực thuộc Tổng thống. Chính phủ chịu trách
nhiệm trước Nghị viện. 5 •
Tổng thống toàn quyền Hành pháp, có quyền giải tán Nghị viện. •
Quyền lực tập trung vào Tổng thống, nguyên thủ quốc gia (Pháp, Hy Lạp, Pe-ru, Phần Lan)
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa (Việt Nam) •
Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về Quốc hội •
Quốc hội thành lập CP, bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng CP, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC. •
CP chịu trách nhiệm trước QH. QH giám sát tối cao đối với việc thi hành pháp luật của
tất cả hệ thống cơ quan nhà nước khác.
Hình thức cấu trúc nhà nước: Là sự cấu tạo Nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và
xác lập những mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau, giữa trung ương với địa phương. Có hai
loại cấu trúc nhà nước: •
Nhà nước đơn nhất: Là nhà nước mà lãnh thổ quốc gia được hình thành từ một lãnh thổ duy nhất,
lãnh thổ này được chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc. Nhà nước có chủ quyền quốc gia
chung, có hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý chung cho toàn lãnh thổ, công dân chỉ có một
quốc tịch, đồng thời có một hệ thống pháp luật chung cho toàn lãnh thổ. •
Nhà nước liên bang: Nhà nước có từ hai hay nhiều nước thành viên hợp lại; có chủ quyền quốc
gia của nhà nước liên bang đồng thời mỗi nước thành viên còn có chủ quyền riêng; nhà nước có
hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý một hệ thống chung cho toàn liên bang và một hệ
thống trong các nước thành viên; nhà nước có hai hệ thống pháp luật; công dân có hai quốc tịch.
Chế độ chính trị: Là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng để
thực hiện quyền lực nhà nước
2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam •
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. •
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. •
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
3.1. Bộ máy nhà nước, Cơ quan nhà nước. 6 •
Khái niệm Bộ máy Nhà nước: Hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương
được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ để thực hiện
các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. •
Khái niệm Cơ quan nhà nước: Là tổ chức chính trị mang quyền lực nhà nước, được thành lập
trên cơ sở pháp luật và được giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng
và nhiệm vụ của nhà nước trong phạm vi luật định. (CQNN là tổ chức chính trị đặc biệt bao gồm
một tập thể hoặc một cá nhân nhân danh NN để thực hiện QLNN)
Đặc điểm của cơ quan nhà nước •
Cơ quan nhà nước được thành lập theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định •
Cơ quan nhà nước có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có phạm
vi hoạt động theo ngành (lĩnh vực) và
theo lãnh thổ do pháp luật quy định. •
Kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp •
Người đảm nhiệm chức trách trong cơ quan nhà nước phải là người mang quốc tịch của nhà nước đó. •
Mang quyền lực nhà nước khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
3.2. Các cơ quan trong bộ máy Nhà nước ta a. Quốc hội
Vị trí, tính chất pháp lí của Quốc hội:
Điều 69 Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định: “Quốc hội là cơ
quan đại biFu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Quốc hội có hai tính chất pháp lí sau:
+ Tính đại biểu cao nhất của nhân dân được thể hiện: Quốc hội do tập thể cử tri toàn quốc trực
tiếp bầu ra; Quốc hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri cả nước; Quốc hội, thông qua
các đại biểu Quốc hội, phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thu thập và
phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri; biến ý chí, nguyện vọng chính đáng của cử
tri thành những quyết sách của Quốc hội.
+ Tính quyền lực nhà nước cao nhất được thể hiện thông qua chức năng và thẩm quyền của Quốc
hội được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.
Chức năng của Quốc hội:
Quốc hội có ba chức năng sau:
+ Chức năng lập hiến, lập pháp: Quốc hội là cơ quan có quyền thông qua, sửa đổi, bổ sung Hiến
pháp; thông qua, sửa đổi, bổ sung các đạo luật khác;
+ Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: Quốc hội quyết định những chính
sách cơ bản về đối nội và đối ngoại; nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của đất
nước; xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước; quyết định chính sách tài chính tiền tệ
quốc gia, quyết toán ngân sách nhà nước ở trung ương, quy định vấn đề thuế khoá; quyết định 7
việc trưng cầu ý dân; quyết định đại xá; quyết định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân
dân; hàm cấp ngoại giao; quy định các loại huân chương, huy chương và các danh hiệu cao quý của nhà nước;
+ Chức năng giám sát tối cao: Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện quyền giám sát tối cao đối
với toàn bộ hoạt động của nhà nước, giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội. •
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm. •
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có
quyền ứng cử vào Quốc hội.
Cơ cấu tổ chức của Quốc hội:
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc
hội, do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội. Thành phần của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bao gồm:
Chủ tịch Quốc hội đồng thời là Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
Các Phó Chủ tịch Quốc hội đồng thời là các Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
Các uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Thành viên của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phải hoạt động chuyên trách và không thể đồng
thời là thành viên của Chính phủ.
– Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội:
Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội là các cơ quan chuyên môn của Quốc hội, được
thành lập để giúp Quốc hội hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể. Hội đồng dân tộc gồm có Chủ
tịch, các Phó Chủ tịch và các uỷ viên do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội.
Các uỷ ban của Quốc hội bao gồm hai loại:
+ Uỷ ban lâm thời: là những uỷ ban được lập ra khi xét thấy cần thiết để nghiên cứu, thẩm tra
một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, uỷ ban này sẽ tự động giải tán.
+ Uỷ ban thường trực: là những uỷ ban được Quốc hội thành lập theo quy định của Luật Tổ chức
Quốc hội, là bộ phận cấu thành của cơ cấu tổ chức của Quốc hội trong suốt nhiệm kì. •
Ủy ban thường vụ Quốc hội; • Hội đồng dân tộc; • Ủy ban pháp luật; • Ủy ban tư pháp; • Ủy ban kinh tế; •
Ủy ban tài chính ngân sách; •
Ủy ban quốc phòng và an ninh; •
Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; •
Ủy ban các vấn đề xã hội; •
Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường; • Ủy ban đối ngoại.
Thành phần của mỗi uỷ ban gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các uỷ viên do Quốc hội
bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội.
Kì họp Quốc hội: 8
Kì họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội. Quốc hội họp
mỗi năm hai kì, được gọi là những kì họp thường lệ. Ngoài ra, Quốc hội có thể họp bất thường.
Tại kì họp, Quốc hội có quyền ban hành các loại văn bản là Hiến pháp, luật và nghị quyết. b. Chủ tịch nước
Điều 86 Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định: “Chủ tịch nước là
người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối
ngoại”. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội theo sự giới thiệu của Uỷ
ban Thường vụ Quốc hội. Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của Quốc hội. Chủ tịch
nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Về đối nội, Chủ tịch nước là người có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập các chức vụ
cao cấp trong bộ máy nhà nước cũng như đóng vai trò điều phối hoạt động giữa các cơ quan
nhà nước then chốt. Bên cạnh đó, Chủ tịch nước còn là người thống lĩnh các lực lượng vũ trang
và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, căn cứ vào nghị quyết của Quốc
hội hoặc của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến
tranh. Ngoài ra, Chủ tịch nước còn căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra
lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không thể họp được, Chủ tịch nước có quyền ban bố tình trạng
khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
Ví dụ Điều 88 HP 2013 quy định rõ thẩm quyền của Chủ tịch nước: •
Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh •
Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính
phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm,
bãi nhiệm Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; căn cứ vào nghị quyết của Quốc
hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TANDTC; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức Phó Chánh án TANDTC, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên
VKSNNDTC; quyết định đặc xá... •
Về đối ngoại, Chủ tịch nước là đại diện cao nhất và chính thức của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam trong các quan hệ quốc tế, chính thức hoá các quyết định về đối ngoại
của nhà nước và là biểu tượng cho chủ quyền quốc gia. c. Chính phủ
Vị trí, tính chất pháp lí của Chính phủ:
Điều 94 Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung 2013) quy định: “Chính phủ là cơ quan
hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền
hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội”.
Chính phủ có hai tính chất sau đây:
+ Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp: Chính phủ đứng đầu hệ
thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương; Chính phủ lãnh đạo hoạt động
quản lí nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Cơ quan chấp hành của Quốc hội: Chính phủ do Quốc hội thành lập. Nhiệm kì của Chính phủ
theo nhiệm kì của Quốc hội; Chính phủ phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước Quốc
hội; Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành.
Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. 9
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ:
Thành viên Chính phủ bao gồm:
+ Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch
nước. Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội.
+ Các Phó Thủ tướng do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức. Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức. Các Phó Thủ tướng không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội.
+ Các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Thủ tướng (lập danh sách) đề nghị Quốc hội phê
chuẩn về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội,
Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan
ngang bộ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội.
Bộ và cơ quan ngang bộ: là cơ quan chuyên môn của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lí nhà nước
đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước. 1. Bộ Quốc phòng 2. Bộ Công an 3. Bộ ngoai giao 4. Bộ Nội vụ 5. Bộ Tư pháp 6. Bộ kế hoạch đầu tư 7. Bộ Tài chính 8. Bộ Công thương 9. Bộ Y tế 10. Bộ Xây dựng 11.
Bộ Khoa học và công nghệ 12.
Bộ Giáo dục và đào tạo 13.
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. 14. Bộ Giao thông vận tải 15.
Bộ tài nguyên và môi trường 16.
Bộ Thông tin và truyền thông 17.
Bộ Lao động thương binh và xã hội 18.
Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Cơ quan ngang bộ 1. Ủy ban dân tộc 2. Thanh tra Chính phủ 3. Văn phòng Chính phủ 4. Ngân hàng nhà nước
d. Toà án Nhân dân các cấp: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Toà án Nhân dân:
+ Hệ thống của Toà án Nhân dân gồm: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; 10