-
Thông tin
-
Quiz
Tài liệu ôn tập - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Vấn đề “Tra tấn một tên khủng bố để lấy thông tin có phải là một hành động đúng?” tưởng như đơn giản, nhưng để có tiêu chí đánh giá một cách cơ bản, thống nhất, được nhiều người nhất trí lại cần phải được phân tích, trao đổi. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác -Lênin (THML01) 1.1 K tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Tài liệu ôn tập - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Vấn đề “Tra tấn một tên khủng bố để lấy thông tin có phải là một hành động đúng?” tưởng như đơn giản, nhưng để có tiêu chí đánh giá một cách cơ bản, thống nhất, được nhiều người nhất trí lại cần phải được phân tích, trao đổi. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01) 1.1 K tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
Vấn đề “Tra tấn một tên khủng bố để lấy thông tin có phải là một hành động đúng?”
tưởng như đơn giản, nhưng để có tiêu chí đánh giá một cách cơ bản, thống nhất, được nhiều
người nhất trí lại cần phải được phân tích, trao đổi, thảo luận một cách sâu sắc hơn, cụ thể hơn.
Vì vậy, có thể nói, đây là vấn đề đã xuất hiện từ lâu nhưng việc trả lời một cách thoả đáng lại
không hề dễ dàng, nhất là trong tình hình người nghiên cứu triết học được tiếp cận với nhiều
nguồn thông tin như hiện nay.
Để lý giải vấn đề này, trước hết chúng ta cần lý giải thế nào là khủng bố?
Khủng bố là hoạt động phá hoại, đe dọa bằng lời nói, hình ảnh hoặc video giết người do
cá nhân hoặc tổ chức thực hiện làm thiệt mạng người, đặc biệt là thường dân, hoặc gây tổn
thất cho xã hội và cộng đồng để tác động vào tâm lý đối phương gây hoang mang khiếp sợ, nhằm
mục đích chính trị hoặc tôn giáo (tuy nhiên, các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu quân
sự khi đang diễn ra xung đột vũ trang dù có gây thiệt mạng cho dân thường vẫn không được coi là khủng bố).
Nguồn gốc và quá trình phát triển Sau khi tìm hiểu định nghĩa về khủng bố, một câu
hỏi được đặt ra là khủng bố bắt nguồn từ khi nào. Khái niệm khủng bố xuất hiện sớm nhất trong
lịch sử từ thời kỳ đại cách mạng Pháp cuối thể kỉ XVIII – khi giai cấp bị bóc lột có những hành
động cực đoan để chống lại giai cấp thống trị. Cho đến cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa khủng bố diễn
ra ngày càng mạnh ở các nước phát triển thuộc thế giới thứ ba – một hệ quả của chính sách thực
dân mà các nước tư bản thực hiện trên toàn cầu. Tuy nhiên phải đến thập kỉ 60 của thế kỉ XX
mới xuất hiện “chủ nghĩa khủng bố quốc tế” có tổ chức trên phạm vi thế giới. Đây là giai đoạn
bùng nổ các tổ chức khủng bố quốc tế – hệ quả của quá trình giải phóng dân tộc của các nước
thuộc địa. Các tổ chức vũ trang nảy sinh đặc biệt từ các quốc gia và khu vực có mâu thuẫn đan
xen và phức tạp, tập kích vào quan chức và dân thường hòng đạt được các mục tiêu dân tộc.
Như chúng ta đã biết hiện tượng khủng bố đã xuất hiện từ lâu và đến bây giờ hiện tượng
này vẫn đang là vấn đề nóng được các nước trên thế giới quan tâm và phòng chống. Những vụ
khủng bố nổi tiếng sau đây sẽ minh chứng cho chúng ta thấy sự tác động của khủng bố lên thế giới này:
1. Đánh bom kinh hoàng ở Oklahoma, Mỹ năm 1995. Sáng 19/4/1995, thành phố Oklahoma,
Mỹ rung chuyển bởi vụ đánh bom kinh hoàng. Kẻ đánh bom Timothy James McVeigh đã cho
chiếc xe tải phát nổ khiến 1/3 tòa nhà P. Murrah Alfred 7 tầng bị phá hủy. Vụ đánh bom kinh
hoàng trên đã làm 168 người thiệt mạng và hơn 500 người bị thương.
2. Vụ khủng bố 9/11/2001 ở Mỹ.
Vào ngày 9/11/2001, vụ khủng bố tồi tệ nhất lịch sử Mỹ đã xảy
ra khiến thế giới bàng hoàng. Theo ước tính, tổng số nạn nhân ở thành phố New York thiệt mạng
trong vụ khủng bố trên lên đến 2.977 người. Tổ chức khủng bố Al-Qaeda của Osama bin Laden
là hung thủ gây ra tội ác kinh hoàng này.
3. Khủng bố liên hoàn ở Paris, Pháp, tháng 1/2015: Khoảng 4h30 sáng 14/11/2015 (21h30 ngày
13/11 giờ Paris) hàng loạt vụ nổ súng, đánh bom liều chết tại nhiều địa điểm đã xảy ra ở Paris,
Pháp trong đó có 3 vụ nổ được nghe thấy ở gần sân vận động Stade de France... có ít nhất 8 kẻ
tấn công tham gia vào hàng loạt vụ xả súng, đánh bom tự sát tại 7 địa điểm khác nhau trong lòng
thành phố Paris. Đầu tiên là vụ tấn công vào 2 nhà hàng Le Petit Cambodge và Le Carillon cùng
nằm trên phố Bichat. Tiếp theo đó là các vụ tấn công xảy ra trên đại lộ Beaumarchais, đường Rue
de Charonne, Avenue de le Republique và đại lộ Voltaire.
Xét về tính chất khách quan, khủng bố trực tiếp xâm phạm quyền nhân thân của con
người ( tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể cũng như tự do ý chí của người khác). Đối tượng bị
xâm phạm ở đây có thể là bất kì công dân nào nhưng trước hết là nhân viên nhà nước, nhân viên
tổ chức xã hội và người nước ngoài. Hành vi khủng bố tuy trực tiếp xâm phạm con người nhưng
đặt trong sự thống nhất với mục đích của chủ thể, hành vi này đồng thời xâm phạm đến an ninh quốc gia.
Về mặt chủ quan, tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân được thực hiện với lỗi
cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,
thấy trước được hậu quả của tội phạm là gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc xâm phạm
đến tự do thân thể, uy hiếp tinh thần của người khác và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Mục
đích của người phạm tội là chống chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội
khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân và là dấu hiệu để phân biệt tội phạm này với tội
khủng bố quy định tại Điều 299 BLHS năm 2015.
Đối với vấn đề “Tra tấn một tên khủng bố để lấy thông tin có phải là một hành động
đúng?” mọi người có nhiều chiều nhìn nhận, trong đó chủ yếu là đồng tình và không đồng
tình. Xét theo khuynh hướng đồng tình, đa số mọi người cho rằng việc tra tấn khủng bố để lấy thông tin là đúng.
Trong những năm gần đây, hoạt động khủng bố trên thế giới diễn ra hết sức phức tạp,
không ngừng gia tăng cả về số vụ, quy mô, phương thúc và tính chất ngày càng manh động, nguy
hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của nhiều quốc gia. Vì vậy việc nhận thức, cảnh giác và
ngăn chặn kịp thời hành vi chống phá gây hại đến quốc gia và có thể nguy hại đến tính mạng của
người dân là hết sức cần thiết. Thế nhưng, hành vi dùng bạo lực tra tấn khủng bố để lấy thông tin
lại là một vấn đề khác.
Hãy thử tưởng tượng rằng, bạn là một cá nhân có trách nhiệm trong việc phòng chống
khủng bố, đem lại an toàn cho đất nước và nhân dân. Trong một nhiệm vụ, bạn biết được sẽ có 1
vụ khủng bố bằng bom C4 ở trung tâm thương mại thông qua một tên khủng bố mới bị bắt cách
đây vài ngày. Vậy bạn sẽ làm cách nào để lấy được thông tin của tên khủng bố ? Để đảm bảo an
toàn cho toàn bộ người dân, trật tự xã hội và an ninh của đất nước ? Đa số mọi người sẽ chọn
cách tra tấn tinh thần lẫn thể xác tên khủng bố ấy để có thể lấy được thông tin như là thời gian,
địa điểm xảy ra vụ khủng bố. Từ đó, bạn có thể dễ dàng biết được chi tiết cuộc tấn công sẽ xảy ra
lúc nào, ở đâu ? Có bao nhiêu phần tử khủng bố tham gia vào cuộc khủng bố lần này ? Biết được
mục đích và thân phận của kẻ cầm đầu, đường đi nước bước của kẻ khủng bố ấy ? Nhưng, để
thực hiện tra tấn, bạn phải có một tinh thần sắt đó, một ý chí kiên cường và một cái đầu lạnh.
Trong bộ phim Unthinkable, nam thanh tra “H” đã tra tấn về thể xác và tinh thần của tên
khủng bố “Yusuf” như việc lấy người vợ và những đứa con của anh ta ra để tra tấn. Việc tra tấn
như vậy đã khiến cho Yusuf nói ra vị trí và cách vô hiệu hóa 3 quả bom nguyên tử mà Yusuf đã
đặt. Tuy nhiên, đồng nghiệp của H đã coi H như là một ác nhân vì những hành động vô tính, vì
vậy đã trục xuất H ra khỏi đội điều tra mặc cho H biết về quả bom thứ 4. Chính vì vậy, quả bom
thứ 4 đã nổ và đã khiến cho hàng triệu người dân bỏ mạng, nhiều đồng nghiệp của H đã hi sinh
trong nhiệm vụ gỡ bom. Qua bộ phim trên, chúng ta biết rằng chúng ta càng nhân nhượng,kẻ
địch càng lấn tới, phải thực sự tỉnh táo, không khoan nhượng, không tha thứ kẻ địch để có thể
bảo vệ được tính mạng của nhiều người dân, an ninh, trật tự đất nước của chúng ta.
Ngày nay, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên phấn đấu cho một chế độ công bằng và văn
minh, dân chủ và giàu mạnh. Nên hành vi tra tấn đều được hầu hết các quốc gia văn minh đồng
thuận lên án và loại trừ.
Từ góc độ đạo lý và văn hóa, thì việc tra tấn có tính chất tàn bạo và hạ thấp nhân phẩm
con người.Tra tấn bị lên án như là một trong những hành vi vô nhân đạo và đê hèn nhất mà con
người phạm phải bởi đồng loại Chính vì những đặc điểm này, tra tấn là sai trái về mặt đạo lý và .
không được chấp nhận.
Dưới gốc độ pháp lý tra tấn là hình thức vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất. Nhân
quyền là quyền con người, gồm các quyền tự nhiên thiêng liêng và bất khả xâm phạm, không bị
tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Bao gồm: quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu
hạnh phúc. Theo Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, con người có ba nhóm
quyền cơ bản bao gồm quyền Dân sự, quyền Chính trị và quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Một
trong các quyền của quyền dân sự bao gồm: quyền không bị tra tấn hay chịu hình phạt hoặc
những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm; quyền sống, tự do và an toàn thân thể,
không bị bắt làm nô lệ hay nô dịch; quyền được xét xử công khai, công bằng bởi tòa án độc lập,
không bị kết án và trừng phạt vượt quá khuôn khổ pháp luật.