Tài liệu ôn thi giữa kỳ - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Một số quan điểm khác về nguồn gốc nhà nước:+ Thuyết thần học+ Thuyết gia trưởng (kết quả phát triển của gia đình)+ Thuyết khế ước xã hội+ Thuyết bạo lực (sử dụng bạo lực của thị tộc này với thị tộc khác)-5hình thái xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 1
- Nguồn gốc ra đời của nhà nước theo chủ nghĩa Mác Lênin là do xuất
hiện giai cấp và sự đấu tranh giai cấp
- Một số quan điểm khác về nguồn gốc nhà nước: + Thuyết thần học
+ Thuyết gia trưởng (kết quả phát triển của gia đình)
+ Thuyết khế ước xã hội
+ Thuyết bạo lực (sử dụng bạo lực của thị tộc này với thị tộc khác) - 5 hình thái xã hội
+ Công xã nguyên thủy (kinh tế: sở hữu chung, xã hội: thị tộc,
quyền lực xã hội: toàn xã hội) + Chiếm hữu nô lệ + Phong kiến + Tư bản + Xã hội chủ nghĩa
- Nguyên nhân kinh tế hình thành nhà nước (cốt lõi): 3 lần phân công lao động
- Nguyên nhân xã hội hình thành nhà nước (chủ yếu): giai cấp và đấu tranh giai cấp
- Xuất phát từ nhu cầu quản lý xã hội
- Sự thay thế các kiểu nhà nước:
+ Do quá trình lịch sử tự nhiên
+ Sâu xa là do mâu thuẫn quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất
+ Mang tính tất yếu khách quan - Nhà nước:
+ Tổ chức chính trị quyền lực đặc biệt
+ Có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế
+ Chức năng quản lý xã hội - Bản chất nhà nước
+ Tính giai cấp (bộ máy trấn áp, giai cấp này thống trị giai cấp
khác, sản phẩm của xã hội có giai cấp, ý chí của giai cấp thống trị)
+ Tính xã hội (quan tâm đến lợi ích chung toàn xã hội, duy trì bảo vệ trật tự xã hội) - 5 đặc trưng cơ bản:
+ Quyền lực công cộng (có bộ máy quản lý xã hội và bộ máy cưỡng chế) + Có lãnh thổ + Chủ quyền quốc gia + Ban hành luật + Thu thuế - Chức năng nhà nước: + Đối nội + Đối ngoại - Hình thức nhà nước:
+ Hình thức chính thể (cách thức tổ chức cơ quan quyền lực tối cao,
cơ cấu, trình tự thành lập, mối quan hệ giữa chúng và mức độ
tham gia của nhân dan vào việc thành lập cơ quan nhà nước)
+ Hình thức cấu trúc nhà nước (sự tổ chúc nhà nước thành các đơn
vị hành chính lãnh thổ và quan hệ giữa bộ phận cấu thành nhà nước)
+ Chế độ chính trị (phương pháp, thủ đoạn sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước) - 2 dạng chính thể:
+ Quân chủ (quyền lực tập trung toàn bộ hoặc một phần vào tay
người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế)
+ Cộng hòa (quyền lực tập trung vào một cơ quan thành lập theo chế độ bầu cử)
- Quân chủ chuyên chế (tuyệt đối): quyền lực -> vua, nữ hoàng
- Quân chủ hạn chế: quyền lực -> vua, nữ hoàng, cơ quan quyền lực khác
- Quân chủ nhị nguyên: vua vẫn nắm quyền hành pháp
- Quân chủ đại nghị: vua không nắm thực quyền - Cộng hòa dân chủ:
+ Tổng thống: vd Mỹ và các nước Nam Mỹ + Đại nghị: vd Đức, Ý + Hỗn hợp: vd Nga, Pháp
+ XHCN: Việt Nam, Cuba, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Lào
- 2 hình thức cấu trúc nhà nước: + Đơn nhất
+ Liên bang (Ấn Độ, Mỹ, Đức, Nga, Canada, Úc, Malaysia)
- 2 phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước: + Dân chủ + Phản dân chủ - 4 kiểu nhà nước: + Chủ nô + Phong kiến + Tư bản + XHCN CHƯƠNG 2
- Pháp luật là những nguyên tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do
nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, được nhà nước đảm bảo thực hiện
- Nguồn gốc pháp luật tương tự với nhà nước - 2 bản chất pháp luật: + Giai cấp + Xã hội - 3 đặc trưng cơ bản:
+ Quy phạm phổ biến và bắt buộc chung
+ Chặt chẽ về hình thức + Quyền lực nhà nước - 4 kiểu pháp luật: + Chủ nô + Phong kiến + Tư bản + XHCN
- Hình thức bên ngoài của pháp luật: + Tập quán pháp + Tiền lệ pháp
+ Văn bản quy phạm pháp luật
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:
- QPPL là quy tắc xử sự chung, bắt buộc chung, áp dụng lặp đi lặp lại
đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành được nhà nước đảm bảo thực hiện - 7 Đặc điểm của QPPL:
+ Thể hiện ý chí nhà nước
+ Lặp đi lặp lại và bắt buộc chung
+ Xác định chặt chẽ về hình thức
+ Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện
+ Chỉ ra quyền, nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia
+ Thể hiện dưới dạng cho phép hoặc bắt buộc + Có tính hệ thống - Cấu trúc QPPL:
+ Giả định (đơn giản và phức tạp)
+ Quy định (dứt khoát và không dứt khoát)
+ Chế tài (hình sự, hành chính, dân sự, kỷ luật)
- Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh
- 3 thành phần của quan hệ pháp luật: + Chủ thể + Nội dung + Khách thể - Chủ thể:
+ Cá nhân phải có năng lực chủ thể (gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vì)
+ Tổ chức phải có tư cách pháp nhân (thành lập hợp pháp, cơ cấu
tổ chức chặt chẽ, tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm với tài
sản đó, nhân danh tham gia các quan hệ pháp luật)
- Nội dung quan hệ pháp luật: + Quyền của chủ thế
+ Nghĩa vụ của chủ thể
Lưu ý cách xác định: dễ xác định nghĩa vụ hơn và nghĩa vụ của bên
này là quyền của bên kia
- Quan hệ xã hội có sự kiện pháp lý và quy phạm pháp luật điều chỉnh
sẽ trở thành quan hệ pháp luật - Sự kiện pháp lý:
+ Hành vi pháp lý (sự kiện phụ thuộc ý chí con người)
+ Sự biến pháp lý (sự kiện khách quan không phụ thuộc ý chí con người như thiên tai,..)
- 4 hình thức thực hiện pháp luật:
+ Tuân thủ pháp luật (không làm điều pháp luật cấm)
+ Chấp hành (thi hành) pháp luật (làm điều pháp luật yêu cầu)
+ Sử dụng pháp luật (làm điều pháp luật cho phép)
+ Áp dụng pháp luật (cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền) - Vi phạm pháp luật: + Hành vi xác định + Trái pháp luật + Có lỗi
+ Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
- 4 yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật:
+ Khách thể (quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ)
+ Chủ thể (người vi phạm)
+ Mặt khách quan (gồm hành vi trái pháp luật, hậu quả và mối quan hệ nhân quả)
+ Mặt chủ quan (lỗi, động cơ, mục đích) - Yếu tố lỗi:
+ Lỗi cố ý (trực tiếp, gián tiếp)
+ Lỗi vô ý (do cẩu thả, do quá tự tin)
- Hệ thống cấu trúc pháp luật: + Ngành luật + Chế định pháp luật + Quy phạm pháp luật CHƯƠNG 3
- Bản chất của hiến pháp tương tự với pháp luật
- Việt Nam có 5 bản hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992, 2013)
- Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất
- Hiến pháp do Quốc hội ban hành
- Phương pháp điều chỉnh của hiến pháp: định nghĩa, bắt buộc, quyền uy
- Đề nghị ban hành, sửa đổi: chủ tịch nước, ủy ban thường vụ quốc
hội, chính phủ hoặc ⅓ số đại biểu quốc hội
- HP được thông qua, sửa đổi HP khi có ít nhất ⅔ số đại biểu quốc hội tán thành
- Hệ thống chính trị của CHXHCN VN:
+ Đảng cộng sản VN: lãnh đạo
+ Nhà nước CHXHCN VN: quản lý xã hội
+ Ủy ban mặt trận tổ quốc VN: tập hợp nhân dân
+ 5 tổ chức chính trị-xã hội:
1) Công đoàn VN: tập hợp công nhân
2) Hội nông dân VN: tập hợp nông dân
3) Đoàn thanh niên cộng sản HCM: tập hợp thanh niên
4) Hội liên hiệp phụ nữ VN: tập hợp phụ nữ
5) Hội cựu chiến binh VN: tập hợp cựu chiến binh
- Nhà nước CHXHCN VN: nền tảng liên minh công-nông-tri thức
- Nhiệm kỳ quốc hội: 5 năm
- Nguyên tắc bầu cử: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín
- Ủy ban thường vụ quốc hội là cơ quan thường trực của quốc hội
- Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
- Chính phủ thành lập 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ
- Tòa án xét xử, viện kiểm sát công tố
- Đặc trưng cơ bản của quyền con người: + Tính phổ biến
+ Tính không thể chuyển nhượng
+ Tính không thể phân chia
+ Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau CHƯƠNG 4
- 2 phương pháp điều chỉnh trong luật hành chính: + Hành chính - mệnh lệnh + Thỏa thuận
- Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể cơ bản của luật hành chính Cán bộ Công chức Viên chức Công dân VN Được bầu cử Được tuyển dụng Được tuyển dụng (ngạch) (hợp đồng)
Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp
- Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính: - Vi phạm hành chính: + Hành vi có lỗi
+ Vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước nhưng không phải tội phạm
+ Phải bị xử phạt vi phạm hành chính
- Xử phạt vi phạm hành chính:
- Biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính: buộc khôi phục tình trạng ban đầu,...
- Biện pháp xử lý hành chính: