nhớ đến nữa. Chưa đủ, miễn cưỡng về thăm mẹ, Tâm đáp lại tình cảm của mẹ bằng sự
thờ ơ, cùng thái độ kiêu căng, hách dịch đến đáng ghét. Hãy lắng nghe những lời anh ta
nói với bà cụ trước khi quay trở lại thành phố: “Vâng, chính tôi đây, bà vẫn được mạnh
khỏe đấy chứ? Bà ở đây một mình thôi à? Như thường rồi. Thôi, bà để tôi về. Độ này bận
công việc lắm. Đúng hai chục, bà cầm lấy mà tiêu, có thiếu tôi lại gửi về cho. Thôi, bà ở
lại...”. Ra khỏi ngôi nhà tuổi thơ, Tâm cảm thấy “nhẹ hẳn cả người” và chẳng có chút
mảy may xúc động với nơi đã chăm bẵm anh ta những ngày khốn khó, “không còn một
cái liên lạc gì ràng buộc Tâm với thôn quê nữa. Những người họ hàng ở làng chỉ làm
chàng sinh ghét, vì những sự đi lại nhờ vả lôi thôi”.Lãnh đạm, dửng dưng, cạn tình, bất
hiếu. Chỉ qua cách xưng hô “tôi - bà”, người đọc nhận thấy mối quan hệ giữa Tâm với mẹ
chẳng khác nào người dưng, cách xa vời vợi. Còn đâu ân nghĩa sinh thành? Dối trá, tham
giàu, bất nhân, bất hiếu. Bốn tấm giấy bạc năm đồng Tâm đưa cho mẹ với thái độ kiêu
ngạo trở thành điểm nhấn của câu chuyện. Bố thí chứ đâu phải báo hiếu. Tiền bạc đâu thể
thay người ta làm tròn bổn phận. Mẹ còn sống, Tâm đã đối xử tệ như vậy, chẳng hiểu lúc
về đất xa trời, anh ta sẽ hành xử thế nào?Người ta sẽ nhận thấy bao nỗi xót đau trong câu
nói của Tâm với mẹ trước lúc rời đi: “Thôi, bà để tôi về”. Về đâu bây giờ? Về thành phố
với cô vợ nhà giàu ư? Một chữ “về” sao mà chua xót, thì ra, quê hương, ngôi nhà của mẹ
đâu còn là chốn đi về của đứa con đáng ghét, đánh mất cội nguồn. Nghe những lời nói vô
cảm đó, người đọc xót xa, oán giận, hờn căm…
Nỗi đau đời, căm giận cách hành xử của người con được đẩy lên tột đỉnh ở phần
cuối câu chuyện ở nhà ga. Con về thăm chóng vánh, đối xử tệ bạc, dửng dưng với mẹ, bà
mẹ già tội nghiệp vẫn trọn một tình thương, ra ga tiễn con mong gặp thêm lần nữa. Kết
cục, đau càng thêm đau. Ngòi bút tinh tế của Thạch Lam đã ghi lại khoảnh khắc xót xa:
“Bỗng nhiên, Tâm giật lùi lại: “Một bà cụ già khom lưng dựa bên một cô con gái, đi ra
phía ga”. Tâm nhận ra bà mẹ. Có lẽ bà cụ muốn được trông thấy con một lần nữa. Chắc
bà tưởng Tâm đi xe hỏa. Chàng lộ vẻ khó chịu... “Khi đến chỗ quặt quá ga, bỗng nhiên
Tâm thoáng thấy đứng bên cạnh đường, một bà cụ già khom lưng dựa vào một cô con
gái. Chiếc xe chạy bắn vọt bùn lên quần áo hai người”. Anh ta chỉ lo sợ rằng bà cụ sẽ
khóc lóc kể lể, ái ngại những câu bình phẩm to nhỏ, cái mỉm cười chế giễu của mọi người
mà không quan tâm đến cảm xúc của người mẹ nghèo.Đốn mạt thay hắn đi ngang qua họ
và dửng dưng khi thấy chiếc xe chạy bắn vọt bùn lên quần áo hai người. Lúc này, “không
còn một cái gì ràng buộc Tâm với cuộc sống thôn quê nữa” nên anh ta chẳng mảy may
động lòng thương hay hối hận. Thế là hết, Tâm mà bất nhẫn, vô tâm. Sĩ diện, đồng tiền
đã làm Tâm tha hóa, đánh mất lương tri, vùi chôn ơn nghĩa sinh thành.Thạch Lam đã làm
nổi bật sự suy đồi đạo đức của con người trong xã hội đồng tiền lên ngôi, phản ánh sự
đểu giả và tha hóa nhân cách bằng ngòi bút đầy tinh tế.
Ở đây, nhà văn không chỉ khiến người đọc phải lên án sự vô ơn của đứa con mà
còn đau xót cho số phận bất hạnh của người mẹ.Giờ đây giữa Tâm và quá khứ tuy nghèo
nhưng đầy tình nghĩa đã có một bờ rào ngăn cách, đó là xe ô tô, tiền tài, danh vọng, cái
đời sang trọng, sung sướng. Anh ta thảnh thơi, hưởng thụ mà mặc nhiên rũ bỏ những điều
mà người mẹ nghèo khổ hy sinh cho mình.“Phong cảnh đồng ruộng hai bên đường vùn