Tài Liệu Tham Khảo: Cung Và Cầu Mất Cân Bằng | Toán Kinh Tế

Tài Liệu Tham Khảo: Cung Và Cầu Mất Cân Bằng | Toán Kinh Tế với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Trường:

Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tài Liệu Tham Khảo: Cung Và Cầu Mất Cân Bằng | Toán Kinh Tế

Tài Liệu Tham Khảo: Cung Và Cầu Mất Cân Bằng | Toán Kinh Tế với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

128 64 lượt tải Tải xuống
CUNG VÀ CẦU MẤT CÂN BẰNG
Nền sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường có thể dẫn đến tình trạng
mất cân bằng giữa cung cầu, dẫn đến sự tăng giảm về giá cả sản xuất không
hiệu quả.
Quy luật giá trị quy luật quan trọng nhất của kinh tế thị trường. Giá cả
hàng hóa là do giá trị hàng hóa quyết định. Giá trị hàng hóa là chi phí sản xuất hàng
hóa trong điều kiện trung bình của hội. Quy luật giá trị thể hiện thông qua sự
vận động của giá cả trên thị trường, hay nói cách khác, sự vận động lên xuống của
giá cả trên thị trường chế tác động của quy luật giá trị. chế này phát huy
tác dụng thông qua các quan hệ cạnh tranh, cung - cầu, sức mua của đồng tiền trên
thị trường. Hàng hóa được chuyển từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao. Người sản
xuất sẽ đầu thêm nguồn lực, mở rộng sản xuất khi giá cả hàng hóa do họ sản
xuất tăng lên; thu hẹp sản xuất hay chuyển sang sản xuất hàng hóa khác khi giá cả
hàng hóa do họ sản xuất giảm xuống, là biểu hiện tác động của quy luật giá trị. Quy
luật giá trị tác động điều tiết sản xuất lưu thông hàng hóa một cách tự phát.
Tác động này của quy luật giá trị thường được xem chế tự điều tiết hay điều
tiết của "bàn tay hình" trong nền kinh tế thị trường. Đây chế điều tiết hết
sức tinh vi, linh hoạt, kịp thời hiệu quả không một trung tâm nào trong bộ
máy quản của nhà nước thể làm được. Tuy nhiên, trong chế điều tiết tự
phát này, do mỗi người sản xuất kinh doanh đều độc lập theo đuổi mục tiêu riêng
của mình để tối đa hóa lợi nhuận nên các cân đối cần thiết cho nền kinh tế hoạt
động ổn định, bền vững rất dễ bị vi phạm, dẫn đến khủng hoảng. Để khắc phục tình
trạng này, cùng với chế điếu tiết tự phát của thị trường dưới tác động của quy
luật giá trị cần phải có sự điều tiết của nhà nước.
Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường
hợp sau:
+ Thứ nhất, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa
bán chạy lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy sản xuất, đầu
thêm liệu sản xuất sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa
khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức
lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.
+ Thứ hai, nếu như một mặt hàng nào đó giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ
vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này
hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động
ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên.
Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất thể
tiếp tục sản xuất mặt hàng này.
Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chialiệu sản xuất
và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Ví dụ:
Ví dụ 1:
Thủy hải sản từ lâu vốn là một món ăn được ưa chuộng không chỉ bởi người
dân bản địa cả những du khách trong ngoài nước . Rất nhiều khách du lịch
đến với các bãi biển nổi tiếng Việt Nam như Sầm Sơn , Đồ Sơn , Nha Trang , Đà
Nẵng bên cạnh mục đích chính tận hưởng không khí mát mẻ vùng biển , còn để
thưởng thức các loại hải sản tươi sống nơi đây . Nắm bắt được tâmđó vào ngày
26/6/1978, Tổng Công Ty Thủy Sản Việt Nam (SEAPRODEX) đã được thành lập
với 21 đơn vị thành viên 15 doanh nghiệp cổ phần, SEAPRODEX một hệ
thống sản xuất kinh doanh rộng khắp trên toàn quốc trong lĩnh vực chế biến, xuất
nhập khẩu thủy sản, dịch vụ tổng hợp , dầu ăn nước mắm. Sản lượng chế biến
của nhà máy đạt 6000 tấn/năm với những sản phẩm truyền thống mở rộng như
tôm, cua, ghẹ, cá biển , cá nước ngọt …. Các mặt hàng này phần lớn được đưa vào
tiêu thụ các thành phố lớn không giáp biển trong nước như Nội , Lào Cai ,
Bắc Ninh… Với giá cao hơn từ 20 đến 30%.
Tuy nhiên tới năm 2007, Việt Nam bị tác động mạnh bởi khủng hoảng tài
chính toàn cầu , các món thủy hải sản dần trở thành các món ăn xa xỉ đối với người
dân tại các thành phố trong cả nước . Điều này làm ảnh hưởng nặng tới doanh số
của công ty thủy sản Việt Nam . Nhận thức được vấn đề này , ban lãnh đạo công ty
đã quyết định thu hẹp quy mô sản xuất chế biến hàng thủy sản thay vào đó,
chuyển sang sản xuất dầu ăn nước mắm , những mặt hàng thiết yếu đối với nhu
cầu của người tiêu dùng trong thời kì khủng hoảng .
Phân tích:
vùng biển , hải sản nhiều nên giá cả thấp bởi cung lớn hơn cầu ,
ngược lại vùng lục địa , hải sản cùng khan hiếm , cung nhỏ hơn cầu đồng
nghĩa với việc giá cả cao hơn . Sự biến động của giá hải sản này tác dụng thu
hút luồng hàng từ vùng biển ( nơi giá cả thấp ) đến vùng lục địa ( nơi giá cả cao
hơn )dần dần dẫn tới sự thành lập của công ty thủy sản Việt Nam , một đơn vị
thuộc nhà nước chịu trách nhiệm chính cung cấp các sản phẩm thủy hải sản cho các
thành phố lớn trong cả nước .
Qua đó , ta thấy được nội dung cũng như tính chất hình thành giá cả
đảm bảo nguồn hàng lưu thông của tác động điều tiết lưu thông hàng hóa – quy luật
giá trị .
Dưới tác động của khủng hoảng kinh tế , sức tiêu thụ hàng thủy sản của
người dân giảm mạnh đồng nghĩa với việc cung vượt quá cầu , giá cả hàng hóa phải
giảm xuống , hàng hóa bán không chạy lỗ vốn điều tất yếu . Tình hình ấy
buộc công ty thủy sản Việt Nam phải thu hẹp quy sản xuất thủy hải sản để tập
trung sức lao động liệu sản xuất vào sản xuất dầu ăn nước mắm ngành
giá cả hàng hóa ổn định hơn trong thời kỳ khủng hoảng .
Như vậy , ta thấy được ban lãnh đạo SEAPRODEX đã hiểu rõ được tác động
điều tiết sản xuất của quy luật giá trị để áp dụng vào thực tế giúp cho công ty đứng
vững trong thời kỳ khủng hoảng
NỢ GIA TĂNG
Việc sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường cũng có thể dẫn đến tình
trạng nợ ngày càng tăng cao. Đây là do các doanh nghiệp cần phải vay tiền để mua
nguyên liệu sản xuất, trả lương cho nhân viên các chi phí khác. Khi không đủ
khả năng trả nợ, các doanh nghiệp có thể đối mặt với nguy cơ phá sản.
Sự đầu tư dàn trải, thiếu tập trung. Vốn ưu tiên được phân bổ vào quá nhiều
dự án; các dự án thường bị thiếu vốn và kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí đầu tư
chậm đưa công trình vào sử dụng; đầu phân tán, dàn trải dẫn đến thừa công
suất, tỷ suất sử dụng công trình không đạt như dự kiến, chi phí vận hànhkhông
giảm; đầu thiếu đồng bộ, thiếu quy hoạch, thiếu kế hoạch chi tiết, đầu tưcác dự
án không cần thiết dẫn tới công trình cụ thể hoàn thành mà không đưa vào sử dụng
được hoặc công trình dở dang, không hoàn thành được, lãng phí vốn đầutư. Đây
cũng một trong những nguyên nhân khiến hiệu quả đầu thấp, kéo theo gia
tăng của những khoản nợ công
Ví dụ:
Dự án sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ do Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ
sợi Dầu khí (PVTEX) làm chủ đầu tư, thực hiện trên khu đất rộng 7,9 ha trong Khu
công nghiệp Đình Vũ, quận Hải An, TP Hải Phòng.
tổng mức đầu 325 triệu USD (tương đương khoảng 7.000 tỷ đồng),
nhà máy sợi Đình bắt đầu vận hành thương mại từ tháng 3/2014 với công
suất 500 tấn xơ sợi/ngày.
Tuy nhiên, từ khi chạy thử đến chính thức vận hành, Nhà máy sản xuất
sợi polyester Đình liên tục thua lỗ. Đến ngày 17/9/2015 nhà máy phải dừng
hoạt động.
Trong báo cáo, Bộ Công Thương cho biết, sau khi có đối tác chiến lược mới,
PVTex vận hành 3 dây chuyền DTY sản xuất sợi filament nâng lên 6 dây
chuyền vào tháng 11/2018. Đến tháng 5/2019 thì tăng lên 12 dây chuyền
Thế nhưng, do tình hình không thuận, theo yêu cầu của đối tác, nhà máy tạm
thời giảm xuống 7 dây chuyền. Kết quả vận hành được Bộ nhận định máy móc ổn
định, chất lượng sản phẩm tốt, đảm bảo tiêu chuẩn của khách hàng.
Từ 20/4/2018 đến ngày 31/8/2019, tổng lượng sản phẩm của nhà máy sản
xuất ra6.917 tấn sợi DTY, trong đó lượng sản phẩm gia công cho AST là 5.409
tấn sợi.
sản lượng tốt nhưng sợi Đình vận hành trở lại vẫn không thoát
khỏi cảnh thua lỗ. Theo báo cáo của Chính phủ, tính đến 31/8/2019, lỗ luỹ kế của
PVtex lên tới 5.120,2 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2018. Vốn chủ sở hữu giảm
2.861 tỷ đồng, tức giảm 24% so với cùng kỳ. Tổng nợ của doanh nghiệp lên tới
7.806,1 tỷ đồng, tăng 1,56% so với cùng kỳ năm 2018.
Trước đó, tại thời điểm 31/12/2018, PVTex còn lỗ luỹ kế lên 4.748 tỷ đồng.
Như vậy, chỉ 8 tháng đầu năm 2019, PVtex lỗ thêm 770 tỷ đồng. Lỗ luỹ kế của
doanh nghiệp tính đến năm 2017 là 4.037 tỷ đồng
| 1/4

Preview text:

CUNG VÀ CẦU MẤT CÂN BẰNG
Nền sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường có thể dẫn đến tình trạng
mất cân bằng giữa cung và cầu, dẫn đến sự tăng giảm về giá cả và sản xuất không hiệu quả.
Quy luật giá trị là quy luật quan trọng nhất của kinh tế thị trường. Giá cả
hàng hóa là do giá trị hàng hóa quyết định. Giá trị hàng hóa là chi phí sản xuất hàng
hóa trong điều kiện trung bình của xã hội. Quy luật giá trị thể hiện thông qua sự
vận động của giá cả trên thị trường, hay nói cách khác, sự vận động lên xuống của
giá cả trên thị trường là cơ chế tác động của quy luật giá trị. Cơ chế này phát huy
tác dụng thông qua các quan hệ cạnh tranh, cung - cầu, sức mua của đồng tiền trên
thị trường. Hàng hóa được chuyển từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao. Người sản
xuất sẽ đầu tư thêm nguồn lực, mở rộng sản xuất khi giá cả hàng hóa do họ sản
xuất tăng lên; thu hẹp sản xuất hay chuyển sang sản xuất hàng hóa khác khi giá cả
hàng hóa do họ sản xuất giảm xuống, là biểu hiện tác động của quy luật giá trị. Quy
luật giá trị có tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa một cách tự phát.
Tác động này của quy luật giá trị thường được xem là cơ chế tự điều tiết hay điều
tiết của "bàn tay vô hình" trong nền kinh tế thị trường. Đây là cơ chế điều tiết hết
sức tinh vi, linh hoạt, kịp thời và hiệu quả mà không một trung tâm nào trong bộ
máy quản lý của nhà nước có thể làm được. Tuy nhiên, trong cơ chế điều tiết tự
phát này, do mỗi người sản xuất kinh doanh đều độc lập theo đuổi mục tiêu riêng
của mình để tối đa hóa lợi nhuận nên các cân đối cần thiết cho nền kinh tế hoạt
động ổn định, bền vững rất dễ bị vi phạm, dẫn đến khủng hoảng. Để khắc phục tình
trạng này, cùng với cơ chế điếu tiết tự phát của thị trường dưới tác động của quy
luật giá trị cần phải có sự điều tiết của nhà nước.
Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau:
+ Thứ nhất, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa
bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư
thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa
khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức
lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.
+ Thứ hai, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ
vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này
hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động
ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên.
Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể
tiếp tục sản xuất mặt hàng này.
Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất
và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Ví dụ: Ví dụ 1:
Thủy hải sản từ lâu vốn là một món ăn được ưa chuộng không chỉ bởi người
dân bản địa mà cả những du khách trong và ngoài nước . Rất nhiều khách du lịch
đến với các bãi biển nổi tiếng Việt Nam như Sầm Sơn , Đồ Sơn , Nha Trang , Đà
Nẵng bên cạnh mục đích chính là tận hưởng không khí mát mẻ vùng biển , còn để
thưởng thức các loại hải sản tươi sống nơi đây . Nắm bắt được tâm lý đó vào ngày
26/6/1978, Tổng Công Ty Thủy Sản Việt Nam (SEAPRODEX) đã được thành lập
với 21 đơn vị thành viên và 15 doanh nghiệp cổ phần, SEAPRODEX có một hệ
thống sản xuất kinh doanh rộng khắp trên toàn quốc trong lĩnh vực chế biến, xuất
nhập khẩu thủy sản, dịch vụ tổng hợp , dầu ăn và nước mắm. Sản lượng chế biến
của nhà máy đạt 6000 tấn/năm với những sản phẩm truyền thống và mở rộng như
tôm, cua, ghẹ, cá biển , cá nước ngọt …. Các mặt hàng này phần lớn được đưa vào
tiêu thụ ở các thành phố lớn không giáp biển trong nước như Hà Nội , Lào Cai ,
Bắc Ninh… Với giá cao hơn từ 20 đến 30%.
Tuy nhiên tới năm 2007, Việt Nam bị tác động mạnh bởi khủng hoảng tài
chính toàn cầu , các món thủy hải sản dần trở thành các món ăn xa xỉ đối với người
dân tại các thành phố trong cả nước . Điều này làm ảnh hưởng nặng tới doanh số
của công ty thủy sản Việt Nam . Nhận thức được vấn đề này , ban lãnh đạo công ty
đã quyết định thu hẹp quy mô sản xuất chế biến hàng thủy sản mà thay vào đó,
chuyển sang sản xuất dầu ăn và nước mắm , những mặt hàng thiết yếu đối với nhu
cầu của người tiêu dùng trong thời kì khủng hoảng . Phân tích:
– Ở vùng biển , hải sản có nhiều nên giá cả thấp bởi cung lớn hơn cầu ,
ngược lại ở vùng lục địa , hải sản vô cùng khan hiếm , cung nhỏ hơn cầu đồng
nghĩa với việc giá cả cao hơn . Sự biến động của giá hải sản này có tác dụng thu
hút luồng hàng từ vùng biển ( nơi giá cả thấp ) đến vùng lục địa ( nơi giá cả cao
hơn ) mà dần dần dẫn tới sự thành lập của công ty thủy sản Việt Nam , một đơn vị
thuộc nhà nước chịu trách nhiệm chính cung cấp các sản phẩm thủy hải sản cho các
thành phố lớn trong cả nước .
Qua đó , ta thấy rõ được nội dung cũng như tính chất hình thành giá cả và
đảm bảo nguồn hàng lưu thông của tác động điều tiết lưu thông hàng hóa – quy luật giá trị .
– Dưới tác động của khủng hoảng kinh tế , sức tiêu thụ hàng thủy sản của
người dân giảm mạnh đồng nghĩa với việc cung vượt quá cầu , giá cả hàng hóa phải
giảm xuống , hàng hóa bán không chạy và lỗ vốn là điều tất yếu . Tình hình ấy
buộc công ty thủy sản Việt Nam phải thu hẹp quy mô sản xuất thủy hải sản để tập
trung sức lao động tư liệu sản xuất vào sản xuất dầu ăn và nước mắm – ngành có
giá cả hàng hóa ổn định hơn trong thời kỳ khủng hoảng .
Như vậy , ta thấy được ban lãnh đạo SEAPRODEX đã hiểu rõ được tác động
điều tiết sản xuất của quy luật giá trị để áp dụng vào thực tế giúp cho công ty đứng
vững trong thời kỳ khủng hoảng NỢ GIA TĂNG
Việc sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường cũng có thể dẫn đến tình
trạng nợ ngày càng tăng cao. Đây là do các doanh nghiệp cần phải vay tiền để mua
nguyên liệu sản xuất, trả lương cho nhân viên và các chi phí khác. Khi không đủ
khả năng trả nợ, các doanh nghiệp có thể đối mặt với nguy cơ phá sản.
Sự đầu tư dàn trải, thiếu tập trung. Vốn ưu tiên được phân bổ vào quá nhiều
dự án; các dự án thường bị thiếu vốn và kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí đầu tư và
chậm đưa công trình vào sử dụng; đầu tư phân tán, dàn trải dẫn đến dư thừa công
suất, tỷ suất sử dụng công trình không đạt như dự kiến, chi phí vận hànhkhông
giảm; đầu tư thiếu đồng bộ, thiếu quy hoạch, thiếu kế hoạch chi tiết, đầu tưcác dự
án không cần thiết dẫn tới công trình cụ thể hoàn thành mà không đưa vào sử dụng
được hoặc công trình dở dang, không hoàn thành được, lãng phí vốn đầutư. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân khiến hiệu quả đầu tư thấp, kéo theo sư gia
tăng của những khoản nợ công Ví dụ:
Dự án sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ do Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ
sợi Dầu khí (PVTEX) làm chủ đầu tư, thực hiện trên khu đất rộng 7,9 ha trong Khu
công nghiệp Đình Vũ, quận Hải An, TP Hải Phòng.
Có tổng mức đầu tư 325 triệu USD (tương đương khoảng 7.000 tỷ đồng),
nhà máy xơ sợi Đình Vũ bắt đầu vận hành thương mại từ tháng 3/2014 với công
suất 500 tấn xơ sợi/ngày.
Tuy nhiên, từ khi chạy thử đến chính thức vận hành, Nhà máy sản xuất xơ
sợi polyester Đình Vũ liên tục thua lỗ. Đến ngày 17/9/2015 nhà máy phải dừng hoạt động.
Trong báo cáo, Bộ Công Thương cho biết, sau khi có đối tác chiến lược mới,
PVTex vận hành 3 dây chuyền DTY sản xuất sợi filament và nâng lên 6 dây
chuyền vào tháng 11/2018. Đến tháng 5/2019 thì tăng lên 12 dây chuyền
Thế nhưng, do tình hình không thuận, theo yêu cầu của đối tác, nhà máy tạm
thời giảm xuống 7 dây chuyền. Kết quả vận hành được Bộ nhận định máy móc ổn
định, chất lượng sản phẩm tốt, đảm bảo tiêu chuẩn của khách hàng.
Từ 20/4/2018 đến ngày 31/8/2019, tổng lượng sản phẩm của nhà máy sản
xuất ra là 6.917 tấn sợi DTY, trong đó lượng sản phẩm gia công cho AST là 5.409 tấn sợi.
Dù sản lượng tốt nhưng xơ sợi Đình Vũ vận hành trở lại vẫn không thoát
khỏi cảnh thua lỗ. Theo báo cáo của Chính phủ, tính đến 31/8/2019, lỗ luỹ kế của
PVtex lên tới 5.120,2 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2018. Vốn chủ sở hữu giảm
2.861 tỷ đồng, tức giảm 24% so với cùng kỳ. Tổng nợ của doanh nghiệp lên tới
7.806,1 tỷ đồng, tăng 1,56% so với cùng kỳ năm 2018.
Trước đó, tại thời điểm 31/12/2018, PVTex còn lỗ luỹ kế lên 4.748 tỷ đồng.
Như vậy, chỉ 8 tháng đầu năm 2019, PVtex lỗ thêm 770 tỷ đồng. Lỗ luỹ kế của
doanh nghiệp tính đến năm 2017 là 4.037 tỷ đồng