Tài liệu tham khảo - Luật hiến pháp Việt Nam | Trường Đại học Hoa Lư

Tài liệu tham khảo - Luật hiến pháp Việt Nam | Trường Đại học Hoa Lư được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Câu 9.
CƠ SỞ CỦA CHẾ ĐỘ BẢO HIẾN
Bùi Ngọc Sơn
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
(Nguồn:http://www.na.gov.vn/Sach_QH/Ban%20ve%20lap%20hien/Chuong1/12.htm)!
Mặc dù khẳng định tính tối cao của Hiến pháp, nhưng Hiến pháp Việt Nam lại chưa thiết lập được một
chế độ hoàn chỉnh để bảo vệ Hiến pháp. Cho đến nay, mặc lần sửa đổi Hiến pháp gần nhất vào năm
2001 đã thừa nhận việc xây dựng nhà nước pháp quyền, nhưng Việt Nam vẫn chưa có một chế độ bảo hiến
hoàn chỉnh . Bài viết bàn về việc cần có một chế độ bảo hiến hoàn chỉnh. Theo đó, vì quyền lập hiến thuộc
[1]
về nhân dân chứ không phải thuộc về Quốc hội.
Quyền lập hiến thuộc về nhân dân
Chế độ bảo hiến chỉ tồn tại khi Hiến pháp ưu thế hơn so với thường luật. Ưu thế đó dẫn đến hệ
quả sự phân biệt quyền lập hiến quyền lập pháp. Sự phân biệt này cũng dẫn đến việc phân cấp
hiệu lực pháp lý giữa Hiến pháp và thường luật: Hiến pháp có hiệu lực pháp lý tối cao, thường luật phải hợp
hiến. Do đó, việc ban hành và sửa đổi Hiến pháp được tiến hành bởi những cơ quan và theo những thủ tục
đặc biệt khác với quan thủ tục được áp dụng cho thường luật. Thường luật không thể sửa đổi được
Hiến pháp và cũng không thể mâu thuẫn với Hiến pháp. Một đạo luật đi ngược lại với những điều khoản của
Hiến pháp một đạo luật bất hợp hiến do đó không thể hiệu lực. Như vậy, các hành vi của chính
quyền bị giới hạn bởi Hiến pháp. Với đặc tính đó, vấn đề bảo hiến được phát sinh.
Tại sao Hiến pháp lại hiệu lực pháp tối cao? Câu trả lời nằm vấn đề chủ thể của quyền lập
hiến. GS. Nguyễn Văn Bông cho rằng, quyền lập hiến quyền nguyên thuỷ thể hiện một cách toàn diện
nhất chủ quyền quốc gia, quyền lập hiến chung quy quốc gia tự ấn định cho mình quy tắc tổ chức
điều hành . quyền lập hiến quyền nguyên thuỷ nên chỉ chủ thể của chủ quyền quốc gia mới
[2]
quyền lập hiến.
Nhưng ai là chủ thể của chủ quyền quốc gia? Hiến pháp là khuôn mẫu của dân chủ, tồn tại trong một
chế độ dân chủ. Trong một chế độ dân chủ, nhân dân chủ thể tối cao của quyền lực, lực lượng nắm
chủ quyền. Nhà nước tổ chức do nhân dân thành lập ra đại diện cho nhân dân để hành xử chủ quyền
nhân dân. C.Mác viết: “Trong chế độ dân chủ, thì bản thân nhà nước chính trị, dưới hình thức hình
thành bên cạnh nội dung đó tự phân biệt với nội dung đó, chỉ nội dung đặc thù của nhân dân, chỉ
hình thức tồn tại đặc biệt của nhân dân mà thôi” .
[3]
Vì nhân dân chủ thể của chủ quyền quốc gia, quyền lập hiến quyền nguyên thuỷ vì thể hiện
toàn diện chủ quyền quốc gia nên nhân dân chính chủ thể của quyền lập hiến. Thông qua việc hành xử
quyền lập hiến, nhân dân thành lập ra Nhà nước, uỷ quyền cho Nhà nước, ấn định những cung cách tổ
chức và điều hành Nhà nước.
Hiến pháp Mỹ tuyên bố trong lời nói đầu: “Chúng tôi, nhân dân Hoa Kỳ... quyết tâm chấp thuận
thiết lập bản Hiến pháp này của Hợp chủng quốc”. Hiến pháp Ireland 1937 mở đầu: “Chúng tôi, nhân dân
Ireland... chấp thuận chế định và thiết lập bản Hiến pháp sau đây"; Hiến pháp CHLB Đức: “Nhân dân Đức...
đã lập thành Hiến pháp này”; Hiến pháp Liên bang Nga: “Chúng tôi, nhân dân các dân tộc Liên bang Nga...
chấp nhận bản Hiến pháp dưới đây của Liên bang Nga”; Hiến pháp Hy Lạp: “Chúng tôi, nhân dân Cộng hoà
Hy Lạp, thông qua người đại diện quyền lực của chúng tôi chấp nhận bản Hiến pháp này”. Lời nói đầu của
Hiến pháp Việt Nam năm 1946 cũng ghi nhận: “Được quốc dân trao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp
đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Quốc hội nhận thấy rằng…”.
K.C.Wheare nhận định: “Sự tối thượng pháp của Hiến pháp được dựa trên ý nguyện của nhân
dân”
[4]
. Nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến, quyền lập hiến không bị giới hạn bởi luật lệ nào, khai sinh ra
các quyền khác. “Vì quyền lập hiến ấn định tổ chức các quyền khác, các quyền khác đi từ quyền lập
hiến, hậu quả đương nhiên tính cách ưu tiên của quyền lập hiến” . Quyền lập pháp, quyền hành pháp,
[5]
quyền tư pháp những quyền phái sinh tquyền lập hiến. Các quyền đó phải được hành xử trong khuôn
khổ do quyền lập hiến ấn định.
Do đó, chủ quyền của Nhà nước phái sinh từ chủ quyền của nhân dân. Với ý nghĩa như vậy, C.Mác
nhấn mạnh: “Chủ!quyền!của!nhân!dân!không!phải!là!cái!phát!sinh!từ!chủ!quyền!của!nhà!vua ,!mà!ngược!lại,
*
chủ!quyền!của!nhà!vua!dựa!trên!chủ!quyền!nhân!dân
[6]
. Bởi vậy, ý chí của nhân dân phải được tôn trọng
hơn ý chí của Nhà nước. Ba ngành quyền lực n nước không được mâu thuẫn với quyền lập hiến.
Haminton lập luận: “Hoạt động của kẻ thừa nhiệm sẽ trở thành hiệu nếu đi ngược lại sự uỷ thác, đó
quan điểm đặt trên những nguyên tắc hết sức minh bạch. Do đó, mọi hoạt động lập pháp đi ngược lại Hiến
pháp không thể có hiệu lực”. “Hiến pháp phải được tôn trọng hơn quy pháp, hơn ý muốn của cơ quan thừa
nhiệm nhân dân” .
[7]
Điều 146 của Hiến pháp Việt Nam hiện hành đã đặt Hiến pháp ở hệ cấp tối thượng: “Hiến pháp nước
Cộng hoà hội chủ nghĩa Việt Nam luật bản của Nhà nước, hiệu lực pháp cao nhất. Mọi văn
bản khác phải phù hợp với Hiến pháp”. Tuy nhiên, xét kỹ vấn đề chúng ta thấy điểm mâu thuẫn trong
duy lập hiến ở đây: mặc dù chúng ta đặt Hiến pháp ở hệ cấp pháp lý tối cao nhưng lại quy định Quốc hội có
quyền “làm Hiến pháp sửa đổi Hiến pháp” (Điều 84). Như vậy, dường như chúng ta coi Quốc hội là chủ
thể của quyền lập hiến và không có sự phân biệt chủ thể của quyền lập hiến và chủ thể của quyền lập pháp.
Trong khi đó, các Hiến pháp 1946, 1959 - những bản Hiến pháp được soạn thảo dưới sự chỉ đạo của Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết vấn đề này rất thấu đáo. Theo các hiến pháp này, Quốc hội chỉ có quyền lập
pháp: “Nghị viện nhân dân… đặt ra các pháp luật” (Hiến pháp 1946, Điều 23); “Quốc hội là cơ quan duy nhất
quyền lập pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” (Hiến pháp 1959, Điều 44). Từ Hiến pháp 1980
đến Hiến pháp hiện hành, Quốc hội được quy định quyền lập hiến. Nếu chủ thể của quyền lập hiến
quyền lập pháp là một thì tại sao Hiến pháp lại có hiệu lực pháp lý tối cao? Nếu như khôngsự phân biệt
giữa chủ thể của quyền lập hiến và chủ thể của quyền lập pháp thì cũng không thể có sự phân biệt hệ cấp
pháp lý giữa Hiến pháp và thường luật.
Hơn nữa, nếu như luật pháp là văn bản của Nhà nước thì Hiến pháp là văn bản của nhân dân. Cho
nên nhân dân phải quyền quyết định trong việc thiết lập cũng như việc sửa đổi Hiến pháp. Một trong
những hình thức để nhân dân thể hiện ý chí quyết định của mình là bỏ phiếu trưng cầu dân ý. Trong khi đó,
Hiến pháp hiện hành của chúng ta tại Điều 147 quy định “Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp”
hoàn toàn không quy định việc sửa đổi Hiến pháp phải được đem trưng cầu dân ý.
ý kiến cho rằng, nhân dân người phân công quyền lực: “Nhân dân, thông qua bản Hiến pháp,
uỷ quyền cho Nhà nước, các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước” . Điều này rất đúng ở nhiều
[8]
nước khi nhân dân được coi chủ thể của quyền lập hiến. Về nguyên tắc như vậy, nhưng theo Hiến
pháp Việt Nam, Quốc hội chứ không phải nhân dân là người nắm quyền lập hiến. Hiến pháp là một văn bản
phân công quyền lực nhà nước. Cho nên chỉchủ thể của quyền lập hiến mớingười phân công quyền
lực nhà nước. Nếu coi nhân dân chủ thể của quyền lập hiến thì đúng nhân dân chủ thể phân công
quyền lực. Nhưng Việt Nam Quốc hội nắm quyền lập hiến nên chính Quốc hội người phân công thực
hiện quyền lực nhà nước. Như vậy, không thể một quan nào có thể đứng trên Quốc hội để phân xử
hành vi của Quốc hội . Lập luận này của tôi đã được phản biện rằng “Cơ chế này xem xét, giải quyết tính
[9]
:!
hợp hiến không phải chỉ với cách một quan nào đó, mà là dựa trên Hiến pháp, nhân danh Hiến pháp
do nhân dân lập ra. đây không nên đặt vấn đề một cách phần cứng nhắc ai đứng cao hơn ai,
Hiến pháp mới là đứng cao nhất, tối thượng, tất cả đều phải tuân thủ” . Đúng vậy, nhưng hiến pháp chỉ tối
[10]
thượng khi hiến pháp được thiết lập bởi quyền lập hiến của nhân dân. Chỉ khi nào quyền lập hiến thuộc về
nhân dân thì mới đúng là không có sự “ai đứng cao hơn ai, mà hiến pháp mới là đứng cao nhất”. Nhưng nếu
quy định quyền lập hiến thuộc về Quốc hội thì không thể dung hợp được với chân này vì quyền lập hiến
thuộc về Quốc hội. Cho nên không thể có một cơ quan nào có thể được đặt ra trong khung cảnh Hiến pháp
Việt Nam hiện hành để xem xét về hành vi của Quốc hội. Điều này giải thích cho thực tế đến hiện nay,
Việt Nam vẫn chưa một quan chuyên kiểm tra tính hợp hiến của quyền lực nhà nước nói chung
quyền lập pháp của Quốc hội nói riêng, tức là chưa có một chế độ bảo hiến hoàn chỉnh.
Do đó, thiết nghĩ rằng, để thiết lập sở hiến pháp hoàn chỉnh cho chế đ bảo hiến Việt Nam,
chúng ta cần trở lại những giá trị của Hiến pháp 1946: trong lời nói đầu, Hiến pháp phải tuyên bố nhân dân
là chủ thể của quyền lập hiến, trong Hiến pháp cần quy định Quốc hội chỉ có quyền lập pháp; và việc sửa đổi
Hiến pháp phải được đem trưng cầu dân ý hoặc theo một thủ tục khác thể hiện được rằng quyền lập hiến
thuộc về nhân dân.
Dân quyền trong hiến pháp
Sự vi phạm hiến pháp phổ biến nhất sự vi phạm của công quyền đến các quyền hiến định của
công dân. Định chế bảo hiến sinh ra để hạn chế chính quyền khỏi sự xâm phạm đến quyền của công dân.
Cho nên định chế bảo hiến chỉ có thể tồn tại trên cơ sở các quy định về quyền công dân trong hiến pháp.
Việc ghi nhận dân quyền tiền lệ Anh, nhưng việc ghi nhận dân quyền trong Hiến pháp lại khai
sinh ở Bắc Mỹ. Cuối thế kỷ 18, một số bang mới giành được độc lập tại Bắc Mỹ đã thiết lập những bản hiến
pháp thành văn, và ở đầu hiến pháp có đặt một bản tuyên ngôn dân quyền. Bản tuyên ngôn dân quyền đầu
tiên trong lịch sử lập hiến thế giới do Quốc hội của tiểu bang Virgina biểu quyết ngày 12/6/1776. Trong Hiến
pháp của Liên bang Hoa Kỳ 1787 không quy định về dân quyền (trừ quyền chính trị). Năm 1791, để bổ
khuyết điều đó, Quốc hội Mỹ đã thông qua 10 tu chính án thể coi tuyên ngôn dân quyền của Mỹ. Sau
khi được khai sinh Mỹ, làn sóng quy định dân quyền trong hiến pháp toả rộng ra các nước trên thế giới,
nhất là ở Pháp.
Đáng lưu ý đa số hiến pháp các nước ghi nhận dân quyền lời nói đầu của hiến pháp dưới hình
thức một bản tuyên ngôn nhân quyền. Điều này phản ánh tư tưởng nhân quyền là tiền đề của hiến pháp
dân quyền phải được quy định trên cơ sở nhân quyền; dân quyền là sự xác lập về mặt pháp lý nhân quyền.
Tuyên ngôn nhân quyền trong lời nói đầu của nhiều hiến pháp có giá trị pháp lý như hiến pháp, thậm chí còn
cao hơn hiến pháp. Duguit, sống dưới thời Cộng hoà III của Pháp cho rằng, bản Tuyên ngôn 1789 một
giá trị riêng biệt, do ở những điều kiện xung quanh chấp thuận nó và giá trị đó là môt giá trị siêu hiến, khiến
cho nó còn sống khi mà Hiến pháp 1789 không còn giá trị nữa, và vẫn còn được áp dụng mãi mãi . Phần
[11]
mở đầu Hiến pháp đệ ngũ Cộng hoà Pháp 1958 viết: “Nhân dân Pháp long trọng tuyên btrung thành với
bản Tuyên ngôn nhân quyền năm 1789”. Điều này phản ánh quan niệm về hiệu lực pháp trên hiến pháp
của tuyên ngôn nhân quyền Pháp.
Hiến pháp Việt Nam hiện hành có một chương riêng quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân. Chúng ta cũng thể hiện quan niệm quyền công dân xuất phát từ nhân quyền: “Ở nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá hội được tôn trọng,
thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật” ( Điều 50).
Tuy nhiên,thể nói rằng, các quy định của Hiến pháp về các quyền cơ bản của công dân chưa tạo
dựng được một cơ sở vững chắc cho việc thiết lập chế độ bảo hiến. Nếu như các quyền con người thể hiện
quyền công dân thì quyền công dân phải những quyền tự nhiên vốn của con người nhà nước
phải thừa nhận. Đọc các quy định của Hiến pháp 1992 về quyền công dân thể cảm tưởng rằng dân
quyền không phải quyền vốn có do nhà nước phải thừa nhận mà do Tạo!hoá!ban!cho!con!người Nhà
nước!ban!cho!người!dân. Quy định về quyền công dân thì phải đặt công dân vị trí chủ thể. Nhưng nhiều
quy định về dân quyền trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành đa phần đặt nhà nước vị trí chủ thể, còn
công dân thì như đối tượng được ban cho quyền chứ không phải được thừa nhận quyền. Trong 33 điều
của chương V của Hiến pháp Việt Nam hiện hành về các quyền nghĩa vụ bản của công dân, Nhà
nước - vớicách chủ thể xuất hiện hơn 20 lần. Những công thức thường được áp dụng là: “Nhà nước
bảo đảm...”; “Nhà nước... có kế hoạch...”; “Nhà nước ban hành...”; “Nhà nước quy định”; “Nhà nước giao...”;
“Nhà nước có chính sách...”; “Nhà nước tạo điều kiện...”; “Nhà nước bảo hộ...”.
Để có thể làm sở cho chế độ bảo hiến, những quy định về dân quyền trong hiến pháp phải được
sử dụng bởi công dân quan áp dụng pháp luật. Nhưng các quy định về dân quyền trong Hiến pháp
Việt Nam không được toà án viện dẫn trong xét xử, và công dân cũng không viện dẫn đến Hiến pháp để bảo
vệ quyền của mình trước toà. Chính vậy, những quy định về dân quyền trong Hiến pháp mặc nhiều
nhưng còn xa lạ với người dân. Sở như vậy cách quy định dân quyền như trong Hiến pháp của
chúng ta rất khó thực hiện. Về nguyên tắc, các quyền công dân phải được xác định kèm theo nghĩa vụ,
trách nhiệm của Nhà nước. Nhưng điều chỉnh về dân quyền mà quy định “Nhà nước... có kế hoạch...", “Nhà
nước ban hành...”; “Nhà nước tạo điều kiện...”; ‘Nhà nước bảo hộ...” thì dường như không phải là xác định
nghĩa vụ của nhà nước mà là quyền của nhà nước. Quy định như vậy đã đặt Nhà nước ở vị trí lợi thế so với
công dân: Hiến pháp đã Nhà nước chứ chưa thực sự người dân, nên những quy định về dân quyền
trong Hiến pháp mới chỉ dừng lại tuyên ngôn của Nhà nước ít được người dân sử dụng để bảo vệ
mình.
Muốn cho quyền hiến định của công dân có thể thực hiện được trên thực tiễn, và được công dân sử
dụng để bảo vệ mình thì việc quy định về dân quyền phải theo nguyên tắc xác định dân quyền khu vực
cấm đối với công quyền, công quyền phải thừa nhận dân quyền chứ không phải ban cho công dân quyền cơ
bản. Chẳng hạn, Tu chính án thứ của Hiến pháp Mỹ quy định: “Quyền của người dân được an toàn về
thân thể, nở, giấy tờ tai sản, chống lại mọi khám xét bắt giữ căn cứ, sẽ không bị vi phạm,
không được có một giấy phép khám xét nào, trừ phi có lý do xác đáng căn cứ vào lời tuyên thệ hoặc sự xác
nhận và đặc biệt là phải miêu tả địa điểm khám xét, những ngườivật sẽ bị bắt giữ”. Nhìn chung, tôi cho
rằng, trong số các quy định của Hiến pháp Việt Nam về dân quyền thì các quy định về quyền tự do cá nhân
khả thi vì được ấn định theo nguyên tắc xác định các quyền này như là khu vực cấm đối với công quyền. Ví
dụ: “Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân” (Điều
71); “Công dân quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu
người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép” (Điều 73)...
Trong khi các quy định về quyền tự do nhân khá hợp thì các quy định về quyền của công dân
trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội mặc dù rất nhiều nhưng khó thực hiện trên thực tiễn
do đó cũng khó có làm cơ sở cho việc tồn tại một chế độ bảo hiến. Để có thể làm cơ sở cho chế độ bảo hiến
thì trước tiên chúng ta phải điều chỉnh lại các quy định nói trên theo nguyên tắc coi quyền công dân là quyền
nhà nước phải thừa nhận một khu vực cấm đối với công quyền chứ không phải những quyền
nhà nước ban phát cho công dân. Xin đưa một số điển hình: thay quy định "Nhà nước hội kế
hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động" (Điều 55) chúng ta thể sửa thành “Quyền lao
động của công dân không thể bị xâm phạm”. Thay quy định “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp
và quyền thừa kế của công dân” (Điều 58) chúng ta có thể sửa thành “Không ai được xâm phạm quyền sở
hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân...”.
Tóm lại, trước khi đi tìm kiếm một mô hình bảo vệ hiến pháp phù hợp với Việt Nam thì việc trước tiên
phải làm nghiên cứu để hoàn thiện cơ sở của chế độ bảo hiến: quyền lập hiến thuộc về nhân dân và quy
định khả thi hơn về dân quyền trong Hiến pháp./.
Vài nét về cơ chế bảo hiến và việc tiếp tục
hoàn thiện cơ chế bảo hiến ở Việt Nam
Đặng Văn Chiến
Phó Trưởng Ban công tác lập pháp
(Nguồn: http://www.na.gov.vn/Sach_QH/phathuygiatri/Phan2/13.htm)
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị của
mỗi quốc gia. Bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp trong việc điều chỉnh các quan hệ hội nhu cầu
cần thiết, tất yếu tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ý nghĩa quan trọnggiá trị pháp lý của Hiến pháp chínhnguồn gốc phát sinh vấn đề bảo vệ, giám
sát việc tuân thủ Hiến pháp sở hình thành chế bảo hiến. Bởi lẽ, chế bảo hiến chỉ tồn tại khi
Hiến pháp ưu thế hơn so với các văn bản quy phạm pháp luật khác. Trước đây, trong một số tài liệu
pháp lý, hoạt động bảo hiến được hiểu là sự giám sát tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật.
Đến nay, khái niệm này được hiểu rộng hơn, theo đó hoạt động bảo hiến không chỉ sự kiểm tra tính hợp
hiến của các văn bản quy phạm pháp luật còn bao gồm nhiệm vụ bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp
như là nền tảng của hệ thống pháp luật quốc gia, bảo đảm các quyền hiến định, mối quan hệ hữu giữa
các cơ quan trong tổ chức bộ máy nhà nước. Khái niệm cơ chế bảo hiến vậy cũng nội hàm rộng hơn,
bao gồm toàn bộ các thiết chế, nguyên tắc và biện pháp tổ chức và thực hiện các hoạt động giải thích Hiến
pháp; kiểm tra và giám sát hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; kiểm tra, giám sát tính
hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế; kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân; phát hiện giải quyết các vấn đề
phát sinh về thẩm quyền giữa cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền,v.v...
Tư tưởng về giám sát Hiến pháp xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào đầu thế kỷ XVIIgắn liền với hoạt
động của Hội đồng mật. Hội đồng này quyền tuyên bố văn bản do quan lập pháp của các nước
thuộc địa Anh ban hành trái với luật của Nghị viện Anh hay pháp luật chung thì không thể có hiệu lực và phải
bị bãi bỏ. Giám sát Hiến pháp theo nghĩa hiện hành lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ, nhưng không phải trên
sở Hiến pháp mà từ án lệ. Năm 1803, Chánh án Toà án tối cao Mỹ đã phán quyết xác lập quyền của Toà án
tối cao được xem xét tính hợp hiến của bất kỳ đạo luật nào của Nghị viện liên bang hay của quan lập
pháp các tiểu bang bằng tuyên bố Hiến pháp liên bang là đạo luật cao nhất của đất nước, vì vậy bất cứ văn
bản luật nào do Nghị viện ban hành trái với Hiến pháp thể bị Toà án tuyên bố không hợp hiến .
[1]
châu Âu, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xuất hiện một mô hình cơ quan bảo hiến do học giả người Áo -
Hans Kelsen sáng tạo. Theo đó, hoạt động bảo hiến được tách khỏi hệ thống pháp do một quan
chuyên trách là Toà án Hiến pháp thực hiện. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của lịch sử, một số mô hình tổ
chức cơ quan bảo hiến khác cũng được hình thành tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc
gia.
Căn cứ vào vai trò, tính chất củaquan bảo hiến trong bộ máy nhà nước, thẩm quyền của quan
bảo hiến, trình tự, thủ tục trong việc xem xét vụ việc và ra phán quyết, hệ quả pháp lý từ quyết định của cơ
quan bảo hiến,… có thể khái quát một số mô hình cơ quan bảo hiến sau đây:
nh bảo hiến kiểu Mỹ: Đây hình giám sát pháp Hiến pháp hình bảo hiến phi
tập trung. Trong hình này, thẩm!quyền!giám!sát!hiến!pháp!được!giao!cho!các!Toà!án!!thẩm!quyền
chung!thực!hiện. Theo đó, bất kỳ Toà án pháp nào cũng quyền xem xét tính hợp hiến của đạo luật
được Quốc hội thông qua khi đạo luật đó được áp dụng để giải quyết vụ việc cụ thể tại Toà án. Điều này có
nghĩa việc khởi kiện tại Toà án tiền đề để quan này xem xét tính hợp hiến của đạo luật. Trong
trường hợp có đủ căn cứ cho rằng quy định của đạo luật là không phù hợp với quy định của Hiến pháp, Toà
án sẽ tuyên bố đạo luật đó vi hiến. Quyết định của Toà án hiệu lực bắt buộc đối với các bên trong vụ
kiện và đối với Toà án cấp dưới. Quyết định của Toà án tối cao là chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc đối
với tất cả các Toà án tư pháp. Tuy nhiên, Toà án chỉ có quyền tuyên bố một đạo luật được Quốc hội thông
qua là vi hiến, không có quyền huỷ bỏ hoặc tuyên bố đạo luật đó vô hiệu. Vì vậy, đạo luật bị Toà án tuyên bố
là vi hiến vẫn còn hiệu lực trên thực tế, nhưng không được các Toà án áp dụng để giải quyết các vụ việc cụ
thể tại Toà án. Kể từ khi xuất hiện ở nước Mỹ năm 1803, đến nay mô hình này đã được nhiều nước áp dụng
như Canađa, Mêhicô, Thụy Điển, Áchentina, Hy Lạp,v.v...
Mô hình bảo hiến kiểu Châu Âu: Đây hình giám sát hiến pháp tập trung, xuất hiện đầu tiên
Áo vào năm 1920 và được nhiều quốc gia Châu Âu áp dụng. Khác vớihình bảo hiến kiểu Mỹ, mô hình
bảo hiến kiểu Châu Âu không trao quyền giám sát hiến pháp và bảo vệ hiến pháp cho hệ thống Toà án
pháp giao chức năng này cho một quan chuyên trách - được gọi Toà án hiến pháp hoặc Hội
đồng bảo hiến. quan này không thuộc hệ thống quan pháp, hành pháp hay lập pháp tồn tại
một cách tương đối độc lập với chức năng giám sát hiến pháp bảo vệ hiến pháp. Theo hình này,
việc giám sát hiến pháp vừa giám sát cụ thể (gắn liền với việc giải quyết một vụ việc cụ thể), vừa
giám sát trừu tượng (theo đề nghị của chủ thểthẩm quyền như Tổng thống, Thủớng, nghị sĩ, Thanh
tra Quốc hội, v.v...mà không gắn liền với việc giải quyết một vụ việc cụ thể); thực hiện cgiám sát trước
(đạo luật chưa được Quốc hội thông qua hoặc đã thông qua nhưng chưa được công bố, chưa hiệu lực
pháp luật) cả giám sát sau (đạo luật đã hiệu lực pháp luật). Quyết định của quan bảo hiến
chung thẩm vàhiệu lực bắt buộc đối với mọi chủ thể.
Mô hình bảo hiến hỗn hợp Âu - Mỹ: Đây là mô hình kết hợp cả hai mô hình bảo hiến kiểu Châu Âu và
hình bảo hiến kiểu Mỹ, được áp dụng Bồ Đào Nha, Côlômbia, Êcuađo, Goatêmala, Pêru, Hy Lạp,
Inđônêxia, Đài Loan, Braxin, Vênêxuêla,… Theo mô hình này, thẩm quyền giám sát hiến pháp và bảo vệ hiến
pháp được trao cho cả cơ quan bảo hiến chuyên trách (Tòa án hiến pháp) và các Toà án thuộc hệ thống tư
pháp.
Mô hình cơ quan lập hiến đồng thời là cơ quan bảo hiến: Hiện nay có một số quốc gia không thành
lập quan bảo hiến chuyên trách, không trao quyền bảo hiến cho các quan pháp giao thẩm
quyền!giám!sát!Hiến!pháp!cho!một!số!cơ!quan!nhà!nước!khác!nhau!như!Nghị!viện,!Hội!đồng!nhà!nước!hoặc
một!!quan!đặc!biệt!của!Nghị!viện,... Các quốc gia theo hình này bao gồm Phần Lan, Baren, Côoét,
Ôman, Cônggô, Êtiôpia, Ghinê-Bítxao, Dimbabuê, Brunây, Mianma, Trung Quốc, Cu Ba, Việt Nam, Lào, Cộng
hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Pakixtan,…
Hoạt động bảo hiến Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước coi trọng, bởi bảo vệ Hiến pháp, bảo
đảm tính tối thượng của Hiến pháp trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội chính là bảo vệ đường lối của
Đảng, góp phần bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Gắn liền với sự ra đời của bản
Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946, hoạt động bảo vệ Hiến pháp tiếp tục
được ghi nhận trong Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 Hiến pháp 1992 với quy định cơ quan nhà nước,
tổ chức kinh tế, tổ chức hội, đơn vị trang nhân dân mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành
Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống mọi hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Cụ thể hoá quy định của Hiến pháp1992, vấn đề giám sát bảo vệ Hiến pháp được quy định trong
nhiều đạo luật quan trọng như Luật Tổ chức Quốc hội (năm 2001), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội
(năm 2003), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (năm 1996 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002) và
một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Theo những quy định này, hoạt động giám sát và bảo vệ Hiến pháp
ở Việt Nam về cơ bản gồm việc giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền trong việc
thi hành Hiến pháp pháp luật; giám sát văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế; giải thích Hiến
pháp; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; v.v... Trách nhiệm giám sát và bảo vệ Hiến pháp
được trao cho nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đó quan quyền lực nhà nước, Chủ tịch nước,
các cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp. Trong đó, với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có
chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước, Quốc hội là trung tâm của thiết chế bảo
hiến ở Việt Nam. Giám sát của Quốc hội mang tính quyền lực nhà nước, hướng tới mọi đối tượng, mọi chủ thể
trong xã hội và bao trùm tất cả các lĩnh vực, các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp. Kết
quả của hoạt động giám sát và bảo vệ Hiến pháp trong thời gian qua đã góp phần tích cực vào việc nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm để các văn bản quy phạm pháp luật được ban
hành phù hợp với Hiến pháp, thống nhất với hệ thống pháp luật, góp phần tăng cường pháp chếhội chủ
nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện chế giám sát bảo vệ Hiến pháp theo các quy định của pháp luật
hiện hành vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế. Cụ thể:
Một!là, việc giám sát bảo vệ Hiến pháp được giao cho nhiều quan nhà nước, nhân thẩm
quyền mà không giao cho một cơ quan chuyên tráchchức năng bảo vệ Hiến pháp. Điều này dẫn đến tình
trạng không xác định rõ phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan nên hoặc là đùn đẩy trách nhiệm hoặc
chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động giám sát và bảo vệ
Hiến pháp;
Hai!là,!việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp theo cơ chế hiện hành chủ yếu dựa vào việc thực hiện quyền
giám sát tối cao của Quốc hội, trong khi đó giám sát tối cao của Quốc hội phụ thuộc vào các quan của
Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Vì thế không tránh khỏi sự ỷ lại trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo hiến;
Ba!là, chúng ta chưa có một chế hữu hiệu nào để giám sát chính hoạt động của Quốc hội và giám
sát tính hợp hiến của các đạo luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành cũng như việc giải quyết hệ quả
pháp trong trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội dấu hiệu trái với Hiến pháp. Mặc Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật quy định “theo đề nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước,
Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu Quốc hội, Quốc hội xem
xét, quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ luật, nghị quyết của Quốc hội trái Hiến pháp”. Tuy nhiên, cho
đến nay, Quốc hội vẫn chưa bãi bỏ một văn bản luật, nghị quyết nào của mình với lý do văn bản đó trái Hiến
pháp, mặc dù việc sửa đổi, bổ sung luật diễn ra liên tục hàng năm;
Bốn!là, thẩm quyền huỷ bỏ, đình chỉ văn bản quy phạm pháp luật trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của
Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong thực tiễn hầu như chưa được áp
dụng. Hình thức kiến nghị thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát của các quan của Quốc hội, đại biểu
Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa thực sự đem lại hiệu quả vì pháp
luật chưa quy định cụ thể trình tự, thủ tục xử lý văn bản trái pháp luật
[2]
;
Năm!là,!Hiến pháp Việt Nam không hiệu lực áp dụng trực tiếp. Các quan, tổ chức khi áp dụng
pháp luật thường không viện dẫn quy định của Hiến pháp để giải quyết một vụ việc cụ thể, người dân cũng
ít khi viện dẫn điều khoản của Hiến pháp để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm khi
khởi kiện hoặc khiếu nại;
Sáu!là, các quy định của pháp luật về giám sát bảo vệ Hiến pháp còn thiếu, một số lĩnh vực còn
chung chung, chưa cụ thể, ràng, chậm được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Hơn nữa,
những quy định này lại nằm rải rác trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, tHiến pháp,
các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật đến nội quy, quy chế hoạt động của các cơ quan của Quốc hội… Điều này phần nào đã ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động giám sát và bảo vệ Hiến pháp.
Từ những hạn chế, bất cập trong việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp trên đây cho thấy sự cần thiết phải
nghiên cứu để đề xuất giải pháp hữu hiệu phục vụ việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế giám sátbảo vệ Hiến
pháp ở Việt Nam, nhất là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, mục đích
của Nhà nước pháp quyền bảo vệ các quyền của công dân được Hiến pháp ghi nhận, bảo đảm tính tối
thượng của Hiến pháp và các đạo luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội. Trong khi đó, cơ chế bảo hiến lại
chính bảo đảm để các quyền của công dân không bị vi phạm từ phía quan nhà nước, cán bộ, công
chức nhà nước và là bảo đảm để mọi chủ thể phải chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Hiện nay trong giới khoa học pháp lý, xung quanh vấn đề hoàn thiện cơ chế bảo hiến Việt Nam như
thế nào, tổ chức theo mô hình nào còn có nhiều quan điểm khác nhau. Cụ thể là:
Quan!điểm!thứ!nhất!cho rằng Việt Nam cần thành lập quan bảo hiến chuyên trách (Toà án Hiến
pháp hoặc Hội đồng bảo hiến) để thực hiện chức năng giám sát bảo vệ Hiến pháp nhằm khắc phục
những tồn tại, bất cập của chế bảo hiến hiện nay. Theo quan điểm này, cơ!quan!bảo!hiến!chuyên!trách
do!Quốc!hội!thành!lập,!có!vị!trí!độc!lập!với!chính!Quốc!hội!và!các!cơ!quan!thực!hiện!chức!năng!hành!pháp,
tư!pháp Nhiệm!vụ,!quyền!hạn!của!cơ!quan!này! xem!xét,!phán!quyết!về!tính!hợp!hiến!của!các!văn!bản.
quy!phạm!pháp!luật,!điều!ước!quốc!tế!mà!Cộng!hoà!xã!hội!chủ!nghĩa!Việt!Nam!là!thành!viên;!xem!xét,!phán
quyết!đối!với!hành!vi!của!cán!bộ,!công!chức!nhà!nước!xâm!phạm!đến!quyền!cơ!bản!của!công!dân!được!ghi
nhận!trong!Hiến!pháp;!giải!quyết!tranh!chấp!về!thẩm!quyền!giữa!các!cơ!quan!nhà!nước!ở!trung!ương!và!địa
phương;!xem!xét!tính!hợp!hiến!của!cuộc!trưng!cầu!ý!dân,!của!cuộc!bầu!cử;!giải!thích!Hiến!pháp. Tuy nhiên,
đối với văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành thì những người theo quan điểm này cho rằng cơ
quan bảo hiến chuyên trách không có quyền huỷ bỏ mà chỉ có quyền đình chỉ thi hành (hoặc tuyên bố không
áp dụng) nếu văn bản đó trái Hiến pháp và đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định;
Quan!điểm!thứ!hai!cho rằng, cơ quan bảo hiến chuyên trách chỉ cần thiết cho một Nhà nước được tổ
chức theo nguyên tắc phân quyền, khi mà quyền tư pháp độc lập và ngang bằng với quyền lập pháp. Ở Việt
Nam, quyền lực nhà nước thống nhất, Quốc hội cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nên không thể
có một cơ quan nào đứng trên Quốc hội để phán xử hành vi của Quốc hội. Vì vậy, quan điểm này cho rằng
không nên thành lập cơ quan bảo hiến chuyên trách mà trao cho hệ thống cơ quan tư pháp (cụ thể là Toà án)
chức năng kiểm soát lập pháp và hành pháp. Theo đó, trong một vụ việc cụ thể, công dân có thyêu cầu Toà
án xem xét tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật sẽ được áp dụng đối với nh; nếu Toà án cho
rằng yêu cầu này là có căn cứ thì có quyền từ chối áp dụng văn bản đó và kiến nghị cơ quan đã ban hành văn
bản để có cách thức xử lý . Như vậy, Toà án không có quyền trực tiếp huỷ bỏ văn bản quy phạm pháp luật
[3]
mà chỉ tuyên bố không áp dụng văn bản đó trong từng trường hợp cụ thể. Cùng với thẩm quyền này, Toà án
cũng được trao thẩm quyền giải thích Hiến pháp;
Quan!điểm!thứ!ba !cho rằng, một trong những điều kiện quan trọng để xây dựng chế bảo hiến
chuyên trách phải một hệ thống pháp phát triển, trong sạch, một đội ngũ chuyên gia pháp luật
bản lĩnh chính trị, chí côngtư, trình độ hiểu biết pháp luật, đồng thời, ý thức tôn trọng pháp luật của
nhân dân phải cao… Vì vậy, trong điều kiện nước ta hiện nay, chưa nên thành lập cơ quan bảo hiến chuyên
trách mà cần tiếp tục duy trì cơ chế bảo hiến hiện hành. Theo đó, chức năng giám sát và bảo vệ Hiến pháp
được giao cho nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng thực hiện, trong đó đặc biệt đề cao vai trò giám
sát tối cao của Quốc hội, hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các
quan của Hội đồng nhân dân. Quan điểm này cho rằng, cần tiếp tục duy trì và tăng cường hiệu quả của
chế bảo hiến hiện hành như tăng cường công tác thẩm định, thẩm tra, xem xét, cho ý kiến trước khi thông
qua luật, pháp lệnhcông tác kiểm tra, giám sát văn bản quy phạm pháp luật đãhiệu lực để phát hiện
và xử lý kịp thời văn bản trái Hiến pháp.
Qua nghiên cứu cơ chế bảo hiến của các nước trên thế giới và cơ chế bảo hiến ở Việt Nam thấy rằng,
không có một mô hình chế bảo hiến chung nào để áp dụng cho tất cả các quốc gia, cả về hình thức và
phương thức thực hiện, cả về tính chất và giá trị pháp lý của phán quyết của cơ quan có chức năng bảo vệ
Hiến pháp. Chúng tôi cho rằng, việc tìm kiếm mô hình nhằm hoàn thiện cơ chế bảo hiến ở nước ta phải dựa
trên những nguyên tắc cơ bản sau đây:
Một!là,!việc hoàn thiện cơ chế bảo hiến phải quán triệt phù hợp với những đặc điểm của Nhà nước!
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong đó, những đặc điểm
quan trọng nhất là: tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước phải theo nguyên tắc quyền lực nhà nước
thống nhất, có sự phân công rành mạch và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, đề
cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân; thực hành dân chủ đồng thời với tăng cường kỷ cương,
kỷ luật; bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp và các đạo luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội; Nhà nước
tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế đã ký kết hoặc gia nhập; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước hội; bảo đảm sự giám sát của nhân dân sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;
Hai!là,!kịp thời thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng về hoàn thiện cơ chế giám sát bảo vệ
Hiến pháp, thực hiện chủ trương đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt
Nam khẳng định: Xây!dựng!!chế!phán!quyết!về!những!vi!phạm!Hiến!pháp!trong!hoạt!động!lập!pháp,
hành!pháp!!!pháp
[4]
. vậy, giám sát bảo vệ Hiến pháp, bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp
trong việc điều chỉnh các quan hệ hội chính bảo vệ đường lối của Đảng, góp phần bảo đảm sự lãnh
đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Và như vậy, việc hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp cũng chính
là góp phần tiếp tục nghiên cứu để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội;
Ba!là,!việc hoàn thiện chế bảo hiến phải dựa trên cơ sở kế thừa, phát huy những ưu điểm của
chế bảo hiến hiện hành, tiếp thu chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài để tìm ra cách thức, biện pháp bảo
đảm cho Hiến pháp được tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm Hiến pháp có thể xảy ra và phù hợp với điều
kiện chính trị, kinh tế - xã hội của nước ta.
Trên sở kế thừa, phát triển những ưu điểm của chế bảo hiến hiện hành tham khảo kinh
nghiệm của các nước trên thế giới, Việt Nam có thể thiết lập một mô hình bảo hiến đặc trưng của mình, phù
hợp với điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước. Mô hình cơ quan bảo hiến chuyên trách (được gọi
Toà án Hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến) với chức năng giám sát bảo vệ Hiến pháp một trong
những thiết chế bảo vệ Hiến pháp khá hiệu quả, được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Để làm việc
này, cần nghiên cứu cụ thể,hệ thống các vấn đề như vị trí, tính chất củaquan bảo hiếnmối quan
hệ giữa quan này với Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của quan bảo hiến; cấu tổ chức của quan bảo hiến; thành viên
của quan bảo hiến; trình tự, thủ tục hoạt động của quan bảo hiến; phương thức hoạt động của
quan bảo hiến; hiệu lực pháp lý của các phán quyết của cơ quan bảo hiến,... Cụ thể:
Vị trí, tính chất của cơ quan bảo hiến
quan bảo hiến chuyên trách thể được gọi Toà án Hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến. Chức
năng của cơ quan bảo hiến là giám sát và bảo vệ Hiến pháp, trong đó chủ yếu là giám sát tính hợp hiến của
các văn bản quy phạm pháp luật hành vi của các quan công quyền, cán bộ, công chức nhà nước.
Chính vì vậy, cơ quan bảo hiến phải có vị trí độc lập trong mối quan hệ với các quan khác trong bộ máy
nhà nước. Cơ quan này do Quốc hội thành lập nhưng lại không thuộc Quốc hội, cơ quan hành pháp hoặc tư
pháp. Chỉ trên sở bảo đảm vị tđộc lập của cơ quan bảo hiến mới ràng buộc, thúc đẩy trách nhiệm
bảo đảm tính khách quan của quan này trong hoạt động giám sát bảo vệ Hiến pháp. quan bảo
hiến chuyên trách vừa có tính chất tư pháp (xem xét, phán quyết văn bản trái Hiến pháp và hành vi vi hiến),
vừa có tính chất chính trị, tham vấn (kiến nghị biện pháp nhằm bảo đảm cho các văn bản của Quốc hội, các
cơ quan nhà nước khác ban hành phù hợp với Hiến pháp).
Thẩm quyền và phương thức hoạt động của cơ quan bảo hiến
Để quan bảo hiến hoạt động hiệu lực, hiệu quả, cần trao cho quan này một số thẩm quyền
sau đây:
- Xem xét tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật;
- Xem xét tính hợp hiến của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan nhà nước, nhân có thẩm quyền xâm
phạm đến quyền bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Khi bất cứ quyền bản nào của
công dân được ghi nhận trong Hiến pháp bvi phạm từ phía quan nhà nước, nhân thẩm quyền,
công dân quyền khiếu nại đến quan bảo hiến để bảo vệ quyền lợi ích hợp hiến của mình. Tuy
nhiên, cần có một trình tự, thủ tục đặc biệt để không phải mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều thể khiếu
nại đến cơ quan bảo hiến, biến cơ quan này thành “túi đựng” cho mọi cuộc kiện tụng;
- Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giữa các quan nhà nướctrung ương địa phương, bảo
đảm để các cơ quan này hành xử theo đúng giới hạn thẩm quyền đã được Hiến pháp và luật phân định; tạo
sự cân bằng trong tổ chức hoạt động, tránh sự lạm quyền của các quan trong bộ máy nhà nước từ
trung ương đến địa phương;
- Xem xét tính hợp hiến của cuộc trưng cầu ý dân, bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân
dân. Cơ quan bảo hiến không có quyền xem xét lại kết quả của cuộc trưng cầu ý dân, bầu cử đại biểu Quốc
hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, nhưng có quyền xem xét, đánh giá tính hợp hiến trong việc áp dụng thủ tục
trưng cầu ý dân, bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Bất kỳ một cuộc trưng cầu ý dân
hay cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân nào đều có thể bị quan bảo hiến tuyên
bố vi hiến nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục mà pháp luật đã quy định;
- Giải thích Hiến pháp là một thẩm quyền quan trọng của cơ quan bảo hiến nhằm thống nhất cách hiểu
và áp dụng các quy định của Hiến pháp trên thực tế. Nhu cầu giải thích Hiến pháp được đặt ra khi quy định
của Hiến pháp không được hiểu một cách thống nhất hoặc ràng trong quá trình thực thi, làm cho người
áp dụng pháp luật có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Trong những trường hợp này, theo đề nghị của
cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, cơ quan bảo hiến tiến hành giải thích Hiến pháp.
Trong việc xem xét tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật, quan bảo hiến quyền
xem xét, ra phán quyết đối với tất cả văn bản quy phạm pháp luật vi phạm Hiến pháp, từ văn bản quy phạm
pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương đến văn bản quy phạm pháp luật của quan nhà nước
địa phương, từ văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước đến văn bản pháp luật liên tịch giữa các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội. Mục
đích của việc xem xét tính hợp hiến của các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác là nhằm bảo
đảm để tất cả văn bản quy phạm pháp luật dưới Hiến pháp phải phù hợp với Hiến pháp, trên cơ sở của Hiến
pháp và tuân thủ những nền tảng cơ bản của Hiến pháp.
Việc xem xét tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật không chỉ được thực hiện sau khi văn bản
đó đã được ban hành, hiệu lực thi hành cả trước khi văn bản đó được công bố. Tuy nhiên, phương
thức giám sát trước chỉ giới hạn trong phạm vi nhất định. Cơ quan bảo hiến có quyền đề nghị Quốc hội xem
xét lại luật đã được Quốc hội thông qua, đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh đã được
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua trước khi Chủ tịch nước lệnh công bố, nếu căn cứ cho rằng
văn bản đó không phù hợp với Hiến pháp. Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phải xem xét lại đạo luật,
pháp lệnh mình đã thông qua. Trường hợp đạo luật được Quốc hội thông qua vi phạm Hiến pháp thì
Quốc hội phải huỷ bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung đạo luật đó, nếu đạo luật vẫn được 2/3 tổng số đại biểu Quốc
hội biểu quyết tán thành thì Chủ tịch nước phải công bố. Trường hợp pháp lệnh được Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội thông qua vi phạm Hiến pháp thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phải huỷ bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung
pháp lệnh đó, nếu pháp lệnh đó vẫn được 2/3 tổng số thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết
tán thành thì cơ quan bảo hiến có quyền yêu cầu Chủ tịch nước không công bốbáo cáo Quốc hội tại kỳ
họp gần nhất.
Phương thức giám sát sau được áp dụng đối với văn bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực pháp luật.
Theo đề nghị của chủ thể thẩm quyền như Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao, 1/10 tổng số đại biểu Quốc hội,quan bảo hiến có quyền ra phán quyết về việc văn
bản quy phạm pháp luật vi phạm Hiến pháp. Cơ quan bảo hiến không có quyền huỷ bỏ văn bản pháp luật do
Quốc hội ban hành chỉ đình chỉ việc thi hành, nếu cho rằng văn bản đó vi phạm Hiến pháp và báo cáo
Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan khác, tổ chức,
nhân ban hành, cơ quan bảo hiến có quyền huỷ bỏ hoặc tuyên bố không áp dụng, nếu cho rằng văn bản đó
vi phạm Hiến pháp.
Việc quy định quan bảo hiến chỉ quyền kiến nghị Quốc hội huỷ bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung luật,
nghị quyết của Quốc hội có dấu hiệu vi phạm Hiến pháp là vì ở nước ta, Quốc hội là cơ quan quyền lực n
nước cao nhất, không có một cơ quan nào đứng trên Quốc hội để phán xử hành vi của Quốc hội. Xuất phát
từ nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, nên khác với cơ quan bảo hiến chuyên trách theo mô hình
bảo hiến Châu Âu, phán quyết về tính hợp hiến đối với văn bản quy phạm pháp luật của quan bảo hiến
không dẫn đến sự vô hiệu ngay lập tức một văn bản hoặc một quy phạm pháp luật mà được giải quyết như
sau:
Thứ!nhất, khicăn cứ cho rằng văn bản hoặc quy phạm pháp luật dấu hiệu trái với Hiến pháp thì
trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng, quan bảo hiến quyền đề nghị quan, tổ chức, nhân đã
ban hành văn bản xem xét lại văn bản để tự huỷ bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung trong thời hạn nhất định. Trong
thời hạn này, văn bản bđề nghị xem xét lại bị tạm đình chỉ thi hành; quan bảo hiến chưa tuyên bố một
phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật nào đó trái Hiến pháp và tạo cơ hội để cơ quan, tổ chức, cá
nhân đã ban hành văn bản đó có những hành động cần thiết như huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt
hiệu lực của văn bản;
Thứ!hai, trường hợpquan, tổ chức, cá nhân đã ban hành văn bản không huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung
hoặc chấm dứt hiệu lực của văn bản trong thời hạn quan bảo hiến yêu cầu thì quan bảo hiến
quyền tuyên bố một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật đó trái Hiến pháp bị huỷ bỏ hoặc
tuyên bố không áp dụng, trừ văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội thì đình chỉ thi hành báo cáo
Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Tổ chức của cơ quan bảo hiến
Khác với những quan khác của Nhà nước, quan bảo hiến chuyên trách không nên thành lập
nhiều cấp mà chỉ có một cơ quan duy nhất ở trung ương với chức năng giám sát và bảo vệ Hiến pháp. Việc
hình thành một quan bảo hiến duy nhất trung ương để hoạt động giám sát bảo vệ Hiến pháp
được tập trung, hiệu lực hiệu quả. Tổ chức của quan bảo hiến thể gồm các thành viên bộ máy
giúp việc. Người đứng đầu quan bảo hiến (Chánh án hoặc Chủ tịch Hội đồng) có thể do Quốc hội bầu.
Các thành viên khác (thẩm phán) của cơ quan bảo hiến có thể do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Uỷ
ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước.
Thẩm phán của cơ quan bảo hiến
Trong thiết chế bảo hiến, vấn đề quan trọng có tính quyết định hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính là đội
ngũ các thẩm phán. Để trở thành thẩm phán của cơ quan bảo hiến, người đó phải là công dân Việt Nam, có
phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần kiên quyết bảo vệ lẽ phải và công lý, chí công vô tư, có trình độ cử nhân
luật trở lên và đã làm công tác xét xử lâu năm tại Toà án hoặc đã làm công tác pháp luật tại các cơ quan, tổ
chức khác. Số lượng thẩm phán của cơ quan bảo hiến do Quốc hội quyết định, nhưng cần có một tỷ lệ hợp
lý các nhà hoạt động chính trị có nhiều kinh nghiệm. Với nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên, để bảo đảm tiến đ
và chất lượng giải quyết các vụ việc, cơ quan bảo hiến cần có khoảng 15 thành viên.
Về trình tự, thủ tục hoạt động của cơ quan bảo hiến
Phán quyết, quyết định của cơ quan bảo hiến, đặc biệt những phán quyết về tính hợp hiến của văn
bản quy phạm pháp luật không chỉ tác động đến đối tượng bị giám sát mà tác động đến cả cácquan, tổ
chức, cá nhân liên quan đến toànhội. Chính vậy, cần một trình tự, thủ tục đặc biệt cho hoạt
động của cơ quan bảo hiến, khác với trình tự, thủ tục xem xét vụ việc tư pháp thông thường. Đó là thủ tục
đề nghị xem xét tính hợp hiến của văn bản hoặc hành vi, thủ tục thụ lý hồ sơ, thu thập thông tin, chứng cứ,
thủ tục xem xét vụ việc, biểu quyết thông qua quyết định, công bố quyết định và thủ tục xem xét lại vụ việc
trong trường hợp cần thiết…
Ngoài những vấn đề trên đây, chúng tôi đề nghị các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cần tiếp tục tổng
kết, đánh giá đầy đủ, khách quan tất cả các phương diện của cơ chế bảo hiến hiện hành của Việt Nam như
hệ thống pháp luật, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát và bảo vệ Hiến pháp của các cơ quan nhà nước
thẩm quyền, ý thức pháp luật của nhân dân… từ đó nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đồng bộ hữu
hiệu về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam.
BẢO ĐẢM TÍNH TỐI CAO CỦA HIẾN PHÁP
TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
TS. Nguyễn Minh Đoan
Đại học Luật Hà Nội
Vai trò của Hiến pháp trong Nhà nước pháp quyền
Để tồn tại phát triển, con người buộc phải liên kết lại với nhau thành những cộng đồng, thành
hội. Và cùng với những sự liên kết đó, trong mỗi cộng đồng đã sinh ra quyền lực công cộng - một phương
tiện để duy trì trật tự trong mỗi cộng đồng, cũng như trong toàn hội để phối hợp hoạt động của cả
cộng đồng, củahội theo những định hướng nhất định vì những mục tiêu chung nhằm đạt tới tự do, hạnh
phúc cho mỗi người cho cả cộng đồng. Khi trong hội xuất hiện nhà nước, cũng có nghĩa xuất hiện
quyền lực nhà nước - một loại quyền lực công cộng đặc biệt bắt nguồn từ nhân dân, thuộc về nhân dân
nhưng không do toàn thể nhân dân tự thực hiện do một bộ máy chuyên môn thay mặt nhân dân thực
hiện. Song trên thực tế, sự kiểm soát của nhân dân đối với quyền lực nhà nước từ xưa đến nay luôn là vấn
đề rất khó khăn; trong nhiều trường hợp thể nói nhân dân hầu như không thể kiểm soát được quyền
lực nhà nước. Để nhân dân có thể kiểm soát được quyền lực nhà nước, làm cho nhà nước thực sự là “của
dân, do dân dân” thì cần phải xác lập một chế giao và kiểm soát quyền lực chặt chẽ từ phía nhân
dân đối với các quan nhà nước, những người đại diện cho nhân dân để nhân dân không bị biến thành
công cụ, phương tiện phục vụ lợi ích cho những người mà họ đã uỷ quyền, thì biện pháp tốt nhất trong giai
đoạn hiện nay ở nước ta là phải xây dựng nhà nước pháp quyền.
Xây dựng nhà nước pháp quyền hội chủ nghĩa đòi hỏi Nhà nước ta phải được tổ chức hoạt
động theo pháp luật, luôn đề cao vị trí, vai trò của pháp luật, phấn đấu nhằm đưa lại tự do, hạnh phúc cho
con người, tạo điều kiện cho xã hội tồn tại và phát triển thông qua hệ thống các thể chế và yêu cầu dân chủ
hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền Việt Nam người đại diện chính thức cho toàn hội, nên cần
phải bảo đảm tính tối cao của quyền lực nhà nước so với quyền lực của các tổ chức khác trong xã hội, còn
pháp luật phảicông cụ quản lý hội mang tính tối cao so với các công cụ quản khác, do vậy, đòi hỏi
mọi tổ chức, nhân đều phải tôn trọng nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật. Đương nhiên, để được tôn
trọng thực hiện nghiêm minh, pháp luật phải luôn phù hợp với quy luật khách quan, luôn thúc đẩy, tạo
điều kiện cho hội phát triển hạnh phúc của mọi người. Để được điều đó thì một trong những yêu
cầu quan trọng phải bảo đảm tính tối cao của hiến pháp trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền
Việt Nam.
Trước hết, phải khẳng định rằng: hiến pháp một bộ phận, nhưng bộ phận quan trọng nhất của
pháp luật. Trong hệ thống các văn bản pháp luật của nhà nước ta thì Hiến pháp được xem là luật cơ bản, nó
“là một văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách
tập trung hệ tưởng của giai cấp lãnh đạo, từng giai đoạn phát triển, hiến pháp văn bản, phương
tiện pháp thể hiện tưởng của Đảng dưới hình thức những quy phạm pháp luật” . Hiến pháp của Nhà
1
nước ta do Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành theo trình tự, thủ tục đặc biệt (việc thông qua hoặc sửa
đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành). Do vậy,
thể nói, Hiến pháp nước ta văn bản pháp đặc biệt thể hiện một cách tập trung nhất ý chí những lợi
ích cơ bản của nhân dân lao động trên các lĩnh vực của đời sống nhà nước đời sống xã hội. Thông qua
hiến pháp, nhân dân thực hiện việc giao quyền cho các quan nhà nước, quy định nhiệm vụ, quyền hạn
của các quan nhà nước, xác định địa vị pháp của các tổ chức hội, quy chế pháp của các
nhân... Đồng thời, thông qua hiến pháp, nhân dân quy định sự kiểm soát của mình đối với hoạt động của
các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các cá nhân. Vì vậy, các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp tức là chấp
hành ý chí của nhân dân.
Sự cần thiết phải bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp
Nhưng hiến pháp cũng chỉ một văn bản luật. Với khuôn khổ hạn, hiến pháp trong nhiều trường
hợp không thể quy định một cách chi tiết và cụ thể để áp dụng trong mọi tình huống, mà chỉ có thể quy định
những vấn đề chung, cơ bản, mang tính nguyên tắc của nhà nước của xã hội như: chế độ chính trị, chế
độ kinh tế, văn hoá, xã hội, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân...
Do hiến pháp không thể quy định được tất cả những gì liên quan tới nhà nước và xã hội nên đòi hỏi phải có
sự chi tiết, cụ thể hóa các quy định của hiến pháp bằng các văn bản pháp luật khác. Nếu không có sự chi
tiết, cụ thể đó, những quy định của hiến pháp sẽ khó đi vào cuộc sống, thậm chí những quy định không
thể thực hiện được. Vì lẽ đó, thông qua hiến pháp, nhân dân còn uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước trong
quá trình hoạt độngthể ban hành luật và các văn bản dưới luật khác để chi tiết hoá hiến pháp, nhằm để
thực hiện hiến pháp. Việc chi tiết, cụ thể hoá hiến pháp bằng các văn bản pháp luật khác phải được thực
hiện trên sở hiến pháp phải bảo đảm điều kiện tất cả các văn bản pháp luật đó luôn phù hợp với
hiến pháp, không được trái với hiến pháp. Những cơ quan nhà nước nếu không được tổ chức và hoạt động
trên cơ sở các quy định của hiến pháp thì có nghĩa là họ đã vượt quá những nhiệm vụ, quyền hạn mà nhân
dân giao cho, nếu họ ban hành các văn bản pháp luật không phù hợp với hiến pháp, trái hiến pháp tức
trái với ý chí của nhân dân, không tuân theo ý chí của nhân dân. Chưa kể là, nếu không bảo đảm tính tối
cao của hiến pháp thì sẽ dẫn đến tình trạng tản mạn, trùng lặp, chồng chéo hoặc mâu thuẫn trong các văn
bản pháp luật, phá vỡ tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Như vậy, bảo đảm tính tối cao của hiến pháp
không những sự tôn trọng ý chí nguyện vọng của nhân dân còn tạo nên tính thống nhất của hệ
thống pháp luật, làm cho việc nhận thức thực hiện pháp luật chính xác, thống nhất hơn. Chính thế,
Điều 146 của Hiến pháp nước ta đã khẳng định: “Hiến pháp nước Cộng hoà hội chủ nghĩa Việt Nam
luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực phápcao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với hiến
pháp”.
Yêu cầu của việc bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp
Bảo đảm tính tối cao của hiến pháp đòi hỏi:
1. Tất cả các quan nhà nước được nhân dân uỷ quyền không những phải tổ chức hoạt động
theo quy định của hiến phápcác cơ quan này còn phải ban hành các văn bản pháp luật (kể cả các văn
bản luật văn bản dưới luật) phù hợp với hiến pháp. Xuất phát từ nguyên tắc này thì: các văn bản dưới
luật phải được ban hành trên cơ sở các văn bản luật, phù hợp với các văn bản luật, nội dung không được
trái với các văn bản luật, nhằm để thực hiện các văn bản luật; văn bản của các quan chấp hành điều
hành phải được ban hành phù hợp với văn bản của các quan quyền lực, đại diện; văn bản của các
quan cấp dưới phải được ban hành phù hợp với văn bản của quan cấp trên, nhưng phải bảo đảm sự
phân định rõ ràng về thẩm quyền của cơ quan ở mỗi cấp; mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với hiến
pháp.
2. Nhà nước không được tham gia kết các điều ước quốc tế nội dung mâu thuẫn, đối lập với
các quy định của hiến pháp. Khi có mâu thuẫn, đối lập giữa quy định của điều ước với hiến pháp thì cơ quan
nhà nước thẩm quyền không tham gia ký kết, không phê chuẩn hoặc phải bảo lưu (không thực hiện) đối
với những điều mâu thuẫn đó của các điều ước quốc tế.
3. Tính tối cao của hiến pháp còn đòi hỏi văn kiện của các tổ chức chính trị- hội khác cũng không
được có nội dung trái với hiến pháp và pháp luật.
4. Trong những trường hợp sự mâu thuẫn giữa quy định của các văn bản pháp luật khác với các
quy định của hiến pháp thì thực hiện theo quy định của hiến pháp, nếu văn kiện của các tổ chức, đoàn thể
xã hội có nội dung trái với hiến pháp và các văn bản luật khác của nhà nước thì phải áp dụng quy định của
hiến pháp, của các văn bản luật.
Để bảo đảm được tính tối cao của hiến pháp đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay, theo chúng tôi,
cần chú ý những yêu cầu cơ bản sau:
Một!là, do vị trí tính chất đặc biệt của hiến pháp trong hệ thống các văn bản pháp luật của đất
nước, theo chúng tôi, cần thủ tục nhân dân b phiếu trưng cầu về hiến pháp. Nghĩa là, sau khi được
Quốc hội chính thức thông qua, thì bản hiến pháp cần được đưa ra trưng cầu dân ý để cử tri cả nước biểu
thị ý chí của mình đối với bản hiến pháp hoặc chí ít là đối với những vấn đề quan trọng, còn nhiều tranh luận
được quy định trong hiến pháp. Điều này cũng thể hiện quyền lực tối cao của nhân dân. chủ thể quyền
lực nhà nước, nhân dân phải được trực tiếp thông qua hiến pháp, tự quyết định vận mệnh của mình. Nếu
“tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, thì việc nhân dân giao quyền cho ai, đến đâu,... phải do
nhân dân quyết định thông qua hiến pháp. Nói một cách cụ thể hơn, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan
nhà nước, của những người đại diện nhân dân do hiến pháp quy định phải được sự đồng ý của nhân dân.
Các quan nhà nước, những người đại diện nhân dân chỉ được làm những nhân dân thông qua
hiến pháppháp luật cho phép, do vậy, họ phải quản lý hội bằng pháp luật chứ không phải bằng ý chí
chủ quan của mình.
Hai!là, về mặt kỹ thuật, hiến pháp cần được xây dựng như một văn bản mẫu, tránh việc dùng các
thuật ngữ không thống nhất trong hiến pháp. Chẳng hạn, hiến pháp khi quy định về nhiệm vụquyền hạn
của Quốc hội là thực hiện quyền giám sát tối cao hiến pháp (Điều 84), nhưng đối với Uỷ banviệc tuân theo
Thường vụ Quốc hội thì lại là giám sát hiến pháp (Điều 91), lẽ ra trong cả hai trường hợp đềuviệc thi hành
dùng chữ thì sẽ khái quát và thống nhất hơn; Quốc hội thực hiện làm hiến pháp, làm luật (Điều 84), Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội pháp lệnh (Điều 91), Chủ tịch nước lệnh, quyết định (Điều 106), nếu tấtra ban hành
cả đều dùng chữ thì thống nhất hơn; Chủ tịch nước hiến pháp, luật..., tổng độngban hành công bố ra lệnh
viên..., tình trạng khẩn cấp... (Điều 103), nếu tất cả đều dùng chữ sẽ hợp lý hơn. ban bố công bố
Ba!là,!sau khi hiến pháp được ban hành phải nhanh chóng chi tiết, cụ thể hóa những quy định của
hiến pháp bằng các văn bản luật khác, tạo cơ sở cho sự phát triển và hoàn thiện của toàn bộ hệ thống pháp
luật. Đồng thời, phải tiến hành giải thích chính thức đối với những quy định của hiến pháp, đặc biệt là những
quy định dễ gây ra sự nhận thức không thống nhất.
Bốn!là, cần thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với công tác tổ chứchoạt động của tất cả các
quan nhà nước, thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp đối với các văn bản
pháp luật của các quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, kể cả của các quan nhà nước cao
nhất. Đồng thời, cũng phải kiểm tra, giám sát đối với hoạt động và văn bản của các tổ chức, đoàn thể xã hội
trong đất nước. Trong trường hợp sự mâu thuẫn giữa hiến pháp với các văn bản khác thì phải nhanh
chóng khắc phục và xử lý kiên quyết những văn bản được ban hành trái hiến pháp.
Mặc hiến pháp hiện hành nước ta đã giao cho Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc
tuân theo hiến pháp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành hiến pháp, nhưng trên thực tế, hiệu
quả hoạt động giám sát của hai cơ quan này đối với việc thực hiện hiến pháp chưa cao. Do vậy, theo chúng
tôi, nên chăng hiến pháp nước ta cần quy định một chế giám sát lẫn nhau giữa các quan nhà nước
trong việc tôn trọng và thực hiện hiến pháp. Hoặc nghiên cứu thành lập một cơ quan có thể là Hội đồng hay
Uỷ ban bảo hiến hoặc Toà án hiến pháp (thuộc Quốc hội) thay mặt nhân dân chỉ chuyên làm nhiệm vụ giám
sát việc thực hiện hiến pháp (kể cả đối với Quốc hội) để bảo vệ tính tối cao của hiến pháp. Về cơ quan này,
cần phải tiếp tục nghiên cứu trên nhiều bình diện, nhưng sơ bộ về mặt cơ cấu (thành phần), để phù hợp với
thể chế chính trị nước ta hiện nay, chúng tôi cho rằng, cơ quan này có thể gồm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản
Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cựu Chủ tịch nước, cựu Chánh án Toà
án nhân dân tối cao, cựu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cùng một vài chuyên gia nữa. Sự phán
quyết của cơ quan này về tính hợp hiến của một văn bản hay một hoạt động cụ thể nào đó là không thể thay
đổi và văn bản hay hoạt động cụ thể vi hiến đó cần phải được đình chỉ, huỷ bỏ hoặc chấm dứt. Chúng ta cần
tránh tình trạng tính tối cao của hiến pháp bị vi phạm nhưng Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không
có biện pháp xử lý. Chẳng hạn, Hiến pháp năm 1980 quy định việc khám, chữa bệnh không mất tiền, nhưng
Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989 lại quy định người bệnh phải nộp viện phí. Hay Hiến pháp năm
1992 quy định rừng núi thuộc sở hữu toàn dân, nhưng Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 lại quy định
lâm sản của rừng trồng thì thuộc về người trồng... Trong những trường hợp trên, theo chúng tôi, khi ban
hành luật, nếu chúng ta đồng thời sửa các quy định của hiến pháp cho phù hợp với tình hình mới thì tốt biết
bao.
Bảo đảm tính tối cao của hiến pháp trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam là yêu
cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một mặt, nhằm bảo đảm quyền lực tối cao của nhân dân, tôn trọng ý chí
và nguyện vọng của nhân dân; mặt khác, nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật xã hội chủ
nghĩa, tạo điều kiện cho sự phát triển hoàn thiện hệ thống pháp luật, làm sở để thiết lập trật tự pháp
luật, xây dựng nhà nước pháp quyền, củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa./.
ĐỂ HIẾN PHÁP MỚI NHANH ĐI VÀO CUỘC SỐNG
GS.TS Mai Hồng Quỳ
Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TPHCM
(Nguồn:http://baodientu.chinhphu.vn/Trien-khai-Hien-phap-2013/De-Hien-phap-moi-di-nhanh-vao-cuoc-
song/190936.vgp)
Tại Hội nghị toàn quốc triển khai thi hành Hiến pháp ngày 8/1/2014, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Sinh Hùng nhấn mạnh đâymột trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả một hệ thống chính trị trong năm
2014.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua bản Hiến
pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước hội nhập
quốc tế trong thời kỳ mới.
Xây dựng một bản Hiến pháp “vang vọng tiếng dân” đã khó, nhưng khó khăn không kém là việc triển
khai thi hành Hiến pháp, đưa các điều khoản của Hiến pháp vào thực tiễn của cuộc sống; và đó mới là mục
đích của việc xây dựng Hiến pháp.
Để việc triển khai thi hành Hiến pháp nhanh chóng hiệu quả, người viết đề xuất một số biện
pháp sau.
Rà!soát,!sửa!đổi,!bổ!sung!hoặc!ban!hành!mới!các!văn!bản!quy!phạm!pháp!luật!phù!hợp!với!Hiến
pháp
Theo đó, quan Trung ương địa phương tiến hành soát toàn diện, đồng bộ các văn bản
pháp luật đã ban hành để phát hiện những quy định trái Hiến pháp phải bị dừng thi hành, sửa đổi, bổ sung,
bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản pháp luật để cụ thể hóa những quy định mới của Hiến pháp.
Ưu tiên sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy Nhà nước và các
thiết chế khác trong hệ thống chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; lập danh
mục xác định lộ trình hoàn thiện hệ thống pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế, hội, văn hóa, giáo dục,
khoa học, công nghệ và môi trường, bảo vệ Tổ quốc, đối ngoại và hợp tác quốc tế.
Triển!khai!thực!hiện!những!điều!khoản!của!Hiến!pháp!mà!không!cần!phải!chờ!văn!bản!hướng!dẫn
Bên cạnh việc soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các luật, pháp lệnh, các văn bản quy
phạm pháp luật đcụ thể hóa Hiến pháp, khắc phục tình trạng các qui định của Hiến pháp, nhất quyền
hiến định qui định trong chương “Quyền con người”, “Quyền Nghĩa vụ bản của công dân” phải chờ
luật cụ thể hóa, các cơ quan Nhà nước cần xem xét, phân loại các chương, điều, khoản của Hiến pháp. Với
những qui định, những điều, khoản đã ràng thì cần áp dụng trực tiếp không cần chờ các văn bản
hướng dẫn (nhìn chung, trừ các quyền qui định “việc thực hiện các quyền này do luật định”, “việc thực
hiện các quyền này do pháp luật quy định”, “…theo luật định”, “…theo quy định của pháp luật”, các qui định
về quyền con người, quyền công dân cần được triển khai thực hiện ngay mà không cần chờ văn bản hướng
dẫn).
Điều!chỉnh!chức!năng,!nhiệm!vụ,!quyền!hạn!của!các!cơ!quan!Nhà!nước!phù!hợp!với!các!qui!định
của!Hiến!pháp!
Các thiết chế hiến định như Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viê•n Kiểm sát
Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục hoạt động cho đến khi Quốc hội khóa XIV bầu ra các
quan mới theo quy định của Hiến pháp.
Tương tự như vậy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân được thành lập theo quy định của Lt Tổ chức chính quyền địa phương phù
hợp với Hiến pháp.
Từ 1/1/2014, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viên Kiểm sát Nhân dân Tối cao,
Kiểm toán Nhà nước, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
mình được quy định trong Hiến pháp.
Cũng từ 1/1/2014, những công việc đang được quan Nhà nước giải quyết theo quy định của
Hiến pháp năm 1992 thẩm quyền này được giao cho quan Nhà nước khác thực hiện theo quy định
của Hiến pháp sửa đổi thì phải chuyển giao cho cơ quan Nhà nước đó để tiếp tục giải quyết.
Tuyên!truyền!sâu!rộng!nội!dung!của!Hiến!pháp
Chỉ khi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các tầng lớp nhân dân hiểu sâu sắc về Hiến pháp
thì đây sẽ sở bảo đảm Hiến pháp được thực thi nghiêm túc hiệu quả. vậy, việc nâng cao nhận
thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, chiến lực lượng trang nhân dân các
tầng lớp nhân dân, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài về Hiến pháp nội dungý nghĩa đặc biệt quan
trọng.
quan Nhà nước các cấp, MTTQVN các quan hữu quan khác tổ chức tuyên truyền sâu
rộng nội dung của Hiến pháp tại cơ quan, tổ chức và địa phương mình nhằm nâng cao nhận thức và ý thức
chấp hành Hiến pháp, bảo đảm Hiến pháp được tuân thủ nghiêm chỉnh chấp hành trong tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội.
Các cơ quan thông tấn, báo chí có kế hoạch tuyên truyền bằng nhiều hình thức thích hợp để tuyên
truyền nội dung của Hiến pháp, nhất những điểm mới được bổ sung; tổ chức tập huấn báo cáo viên,
tuyên truyền viên về Hiến pháp; giới thiệu, phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp đến mọi tầng lớp nhân
dân.
Rõ ràng, một vấn đề rất quan trọng là nâng cao khả năng tiếp cận quyền của người dân. Hiến pháp,
pháp luật đã ghi nhận các quyền bản nhưng việc người dân thể tiếp cận, sử dụng Hiến pháp, pháp
luật để bảo vệ quyền của mình hay không phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết, cơ chế, thủ tục bảo đảm thực
thi các quyền. Vấn đề này đặt ra trách nhiệm đối với các quan Nhà nước, từ việc phổ biến, tuyên truyền
các nội dung mới của Hiến pháp đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính, tổ chức bộ
máy để bảo đảm thực thi. Mặt khác, phải tuyên truyền, phổ biến làm cho toàn dân quan tâm đến việc thực
hiện Hiến pháp, trong đó có việc thực hiện và bảo vệ quyền lợi hiến định của chính họ, vì nhân dân chính là
chủ thể thực thi và giám sát việc thực thi Hiến pháp.
Hiến pháp là văn kiện chính trị-pháp lý có vai trò đặc biệt quan trọng không những đối với Nhà nước
mà cả hệ thống chính trị. Các thế lực thù địch luôn lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước. thế, các
quan làm công tác tưởng, văn hóa, báo chí, xuất bản, các quan, đơn vị, các tổ chức đảng, các nhà
khoa học cần đi đầu trong việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù định; góp phần tạo sức đề
kháng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân phê phán những nhận thức sai trái, lệch lạc, mơ hồ về Hiến pháp.
Chỉnh!lý,!biên!soạn!lại!sách!giáo!khoa,!giáo!trình,!tài!liệu!nghiên!cứu,!giảng!dạy!về!Hiến!pháp!
pháp!luật!
Các viện nghiên cứu, các sở giáo dục, đào tạo, nhất các viện nghiên cứu về Nhà nước
pháp luật, các trường đại học và các cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung, cập
nhật các quy định mới của Hiến pháp để có kế hoạch biên soạn lại sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu nghiên
cứu, giảng dạy về Hiến pháp. Mặt khác, cần đẩy mạnh việc phổ biến, tuyên truyền Hiến pháp phục vụ công
tác đối ngoại.
Vì triển khai thi hành Hiến pháp nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, nên các cấp, các ngành, cơ
quan, tổ chức, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch việc thực thi cấp, ngành, quan, đơn vị mình;
thường xuyên đôn đốc, kịp thời tháo gỡ vướng mắc phát sinh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong quá
trình tổ chức triển khai thực hiện Hiến pháp để các quy định của Hiến pháp được thực hiện nghiêm minh,
sớm đi vào thực tiễn.
KHẨN TRƯƠNG THI HÀNH HIẾN PHÁP ĐỒNG BỘ,
THỐNG NHẤT VÀ HIỆU QUẢ
(Nguồn:http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tuyentruyenhienphap/item/22093802-khan-truong-trien-khai-thi-
hanh-hien-phap-dong-bo-thong-nhat-va-hieu-qua.html)
Sáng 8-1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai thi hành
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam.
Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội; Hồng Anh, Thường
trực Ban thư; Đinh Thế Huynh, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Xuân Phúc, Phó
Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch QH chủ trì Hội nghị.
Tham dự hội nghị, các đồng chí lãnh đạo QH, Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH; lãnh đạo các bộ, ban,
ngành Trung ương và một số địa phương.
Ban Tổ chức cho biết, Hội nghị quan trọng lần này nhằm quán triệt, phổ biến những nội dung cơ bản
của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam vừa được QH Khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6; đồng thời,
quán triệt, triển khai Chỉ thị của Ban thư, Nghị quyết của QH, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ QH về
việc triển khai thi hành Hiến pháp.
Phát biểu ý kiến khai mạc Hội nghị, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Hiến phápđạo
luật gốc, văn bản hiệu lực pháp cao nhất của nước ta. Sau khi Hiến pháp được QH thông qua,
nhiệm vụ quan trọng tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp, bảo đảm cho từng nội dung của Hiến pháp
thật sự đi vào đời sống, tạo sự chuyển biến sâu rộng tích cực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
hội. Đây nhiệm vụ quan trọng, có liên quan trực tiếp và ảnh hưởng sâu rộng đến toàn hệ thống chính trị.
Quá trình triển khai thi hành Hiến pháp đòi hỏi sự tham gia tích cực, nghiêm túc của nhân dân, tất cả các
cấp, các ngành, bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của chính
quyền, sự phối hợp của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Chủ tịch QH đề nghị cần khẩn trương tổ
chức triển khai thi hành Hiến pháp đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, kịp thời tuyên truyền, phổ biến sâu rộng
tinh thần nội dung Hiến pháp, giá trị khoa học thực tiễn của Hiến pháp đến các tầng lớp nhân dân
nhằm nâng cao nhận thức về Hiến pháp, ý thức chấp hành và bảo vệ Hiến pháp, bảo đảm cho Hiến pháp
được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh trong đời sống xã hội.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe đồng chí Đinh Thế Huynh, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư phổ biến
Chỉ thị số 32-CT/T.Ư của Ban Bí thư về triển khai thi hành Hiến pháp và định hướng công tác tuyên truyền,
phổ biến Hiến pháp.
Trong Chỉ thị, Ban thư nhấn mạnh: Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ, Đảng
đoàn và ban cán sự đảng các cơ quan tư pháp, các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng
đoàn MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cần tổ chức quán triệt và chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, tổ chức
liên quan thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết 64/2013/QH13 của QH quy định
một số điểm thi hành Hiến pháp của Ủy ban Thường vụ QH. Khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thi
hành Hiến pháp của cơ quan, tổ chức mình, trong đó xác định rõ các nội dung, hoạt động cụ thể, lộ trình
kế hoạch ban hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực được giao phụ trách; các điều kiện bảo đảm cho
việc phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực thi Hiến pháp.
Đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: Các cấp ủy, tổ chức đảng đưa nội dung này vào sinh hoạt
của chi bộ, đảng bộ để quán triệt trong toàn thể cán bộ, đảng viên về mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của
việc tuân thủ chấp hành Hiến pháp cũng như nhiệm vụ của tổ chức, nhân trong triển khai thi hành
Hiến pháp.
Việc học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Hiến pháp cần được tổ chức bài bản, khoa học, giúp
cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nắm vững nội dung cơ bản của Hiến pháp, nâng cao nhận thức,
ý thức tự giác tôn trọng và chấp hành Hiến pháp. Đồng thời phải nắm diễn biến tình hình tư tưởng trong quá
trình triển khai thực hiện Hiến pháp; kịp thời định hướng tư tưởngdư luận, xử lý những vấn đề nổi cộm,
phức tạp. Cácquan làm công tác tưởng, văn hóa, báo chí, xuất bản đi đầu trong đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch; góp phần tạo sức đề kháng cho cán bộ, đảng viên nhân dân phê phán
những nhận thức sai trái, lệch lạc, mơ hồ về Hiến pháp. Đấu tranh chống những luận điệu, quan điểm xuyên
tạc, phá hoại việc thực hiện Hiến pháp, phủ nhận những nội dung cốt lõi, những điểm bổ sung, điểm mới
của Hiến pháp sửa đổi.
Các đại biểu đã nghe Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu trình bày báo cáo về "Những nội dung cơ bản
của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam"; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý trình bày Kế
hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp.
Phát biểu ý kiến bế mạc Hội nghị, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu việc triển khai thi hành
Hiến pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành trong năm 2014 và các năm tiếp
theo với tinh thần kịp thời, đồng bộ, toàn diện, thống nhất, hiệu quả và tiết kiệm. Toàn hệ thống chính trị của
cả nước đang vào cuộc tích cực triển khai thi hành Hiến pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng, và phấn đấu đạt
vượt tiến độ đề ra. Định kỳ sáu tháng, một năm, xây dựng báo cáo kết quả thi hành Hiến pháp gửi đến
Ủy ban Thường vụ QH và Chính phủ để tổng hợp.
Trong quá trình triển khai thi hành Hiến pháp cần bảo đảm nguyên tắc sự lãnh đạo tập trung, thống
nhất của Đảng, sự tham gia phối hợp nghiêm túc, khẩn trương của tất cả các cơ quan, các ngành, các cấp,
các tổ chức, đơn vị các địa phương đặc biệt đề cao vai trò quan thông tấn báo chí trong công tác
tưởng, tuyên truyền. Ủy ban Thường vụ QH, Chính phủ, Ban Tuyên giáo T.Ư các quan trực tiếp chỉ
đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ triển khai thi hành Hiến pháp.
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
*
Số 32-CT/TW
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
________________________________
Hà!Nội,!ngày!03!tháng!01!năm!2014
CHỈ THỊ
CỦA BAN BÍ THƯ
về triển khai thi hành Hiến pháp
nước Cộng h hội chủ nghĩa Việt Nam
_______
Ngày 28-11-2013, tại khọp thứ 6 Quốc hội khXIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng h hội
chủ nghĩa Việt Nam, hiệu lực thi hành từ ny 01-01-2014.
Hiến pháp văn kiện đặc biệt quan trọng, phản ánh ý chí của tn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, tạo
sở chính trị - pháp vững chắc cho công cuộc y dựng, bảo vệ, phát triển hội nhập quốc tế của đất
nước trong thời kỳ mới. Việc triển khai thi hành Hiến pháp là một trong những nhiệm vụ trọng m của toàn bộ
hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn quân toàn dân.
Để việc triển khai thi hành Hiến pháp hiệu quả, chặt chẽ, nghiêm túc, bảo đảm chất lượng và thống
nhất, Ban thư yêu cầu c cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân n c
cấp tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọngm sau :
1- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, đảng đoàn ban cán sự đảng c quan tư
pháp, các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh uỷ, tnh uỷ, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc các t chức chính
trị - hội t chức quán triệt ch đạo, đôn đốc c quan, tổ chức hữu quan nghiêm c thực hiện c
nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết số 64/2013/QH13 của Quốc hội quy định một sđiểm thi hành Hiến pháp
nước Cộng h hội chủ nghĩa Việt Nam Kế hoạch t chức triển khai thi hành Hiến pháp của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội. Khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thi hành Hiến pp của quan, tổ chức
mình, trong đó xác định c nội dung, hoạt động cụ thể, lộ trình kế hoạch ban hành các văn bản pháp
luật trong lĩnh vực được giao phụ trách, các điều kiện bảo đảm cho việc ph biến, tuyên truyền t chức
thực thi Hiến pháp.
Các cấp uỷ, tchức đảng đưa nội dung y o sinh hoạt của chi bộ, đảng bộ đ quán triệt trong toàn
thể đảng viên về mục đích,u cầu, tầm quan trọng của việc tôn trọng, tuân thủ và chấp hành Hiến phápng
như nhiệm vụ của quan, đơn vị mình trong việc triển khai thi hành Hiến pháp.
2- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sđảng B pháp, Ban cán sự đảng Bộ
Thông tin Truyền thông biên soạn tài liệu, t chức bồi dưỡng đội ngũ o o viên, tuyên truyền viên về
Hiến pháp; ch đạo các quan thông tấn, o c Trung ương địa phương kế hoạch tuyên truyền
bằng nhiều hình thức thích hợp tạo điều kiện thuận lợi để phbiếnu rộng tinh thần c nội dung
bản, những điểm mới được sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp đến các tầng lớp nhân dân, cán bộ, ng chức,
viên chức, người lao động, lực ợng trang nhân dân người Việt Nam nước ngoài; nâng cao nhận
thức của nhân n về Hiến pp, n trọng chấpnh Hiến pháp, ý thức trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp
| 1/23

Preview text:

Câu 9.
CƠ SỞ CỦA CHẾ ĐỘ BẢO HIẾN Bùi Ngọc Sơn
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
(Nguồn:http://www.na.gov.vn/Sach_QH/Ban%20ve%20lap%20hien/Chuong1/12.htm)!
Mặc dù khẳng định tính tối cao của Hiến pháp, nhưng Hiến pháp Việt Nam lại chưa thiết lập được một
chế độ hoàn chỉnh để bảo vệ Hiến pháp. Cho đến nay, mặc dù lần sửa đổi Hiến pháp gần nhất vào năm
2001 đã thừa nhận việc xây dựng nhà nước pháp quyền, nhưng Việt Nam vẫn chưa có một chế độ bảo hiến
hoàn chỉnh[1]. Bài viết bàn về việc cần có một chế độ bảo hiến hoàn chỉnh. Theo đó, vì quyền lập hiến thuộc
về nhân dân chứ không phải thuộc về Quốc hội.
Quyền lập hiến thuộc về nhân dân
Chế độ bảo hiến chỉ tồn tại khi Hiến pháp có ưu thế hơn so với thường luật. Ưu thế đó dẫn đến hệ
quả là có sự phân biệt quyền lập hiến và quyền lập pháp. Sự phân biệt này cũng dẫn đến việc phân cấp
hiệu lực pháp lý giữa Hiến pháp và thường luật: Hiến pháp có hiệu lực pháp lý tối cao, thường luật phải hợp
hiến. Do đó, việc ban hành và sửa đổi Hiến pháp được tiến hành bởi những cơ quan và theo những thủ tục
đặc biệt khác với cơ quan và thủ tục được áp dụng cho thường luật. Thường luật không thể sửa đổi được
Hiến pháp và cũng không thể mâu thuẫn với Hiến pháp. Một đạo luật đi ngược lại với những điều khoản của
Hiến pháp là một đạo luật bất hợp hiến và do đó không thể có hiệu lực. Như vậy, các hành vi của chính
quyền bị giới hạn bởi Hiến pháp. Với đặc tính đó, vấn đề bảo hiến được phát sinh.
Tại sao Hiến pháp lại có hiệu lực pháp lý tối cao? Câu trả lời nằm ở vấn đề chủ thể của quyền lập
hiến. GS. Nguyễn Văn Bông cho rằng, quyền lập hiến là quyền nguyên thuỷ vì thể hiện một cách toàn diện
nhất chủ quyền quốc gia, vì quyền lập hiến chung quy là quốc gia tự ấn định cho mình quy tắc tổ chức và
điều hành[2]. Vì quyền lập hiến là quyền nguyên thuỷ nên chỉ có chủ thể của chủ quyền quốc gia mới có quyền lập hiến.
Nhưng ai là chủ thể của chủ quyền quốc gia? Hiến pháp là khuôn mẫu của dân chủ, tồn tại trong một
chế độ dân chủ. Trong một chế độ dân chủ, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực, là lực lượng nắm
chủ quyền. Nhà nước là tổ chức do nhân dân thành lập ra đại diện cho nhân dân để hành xử chủ quyền
nhân dân. C.Mác viết: “Trong chế độ dân chủ, thì bản thân nhà nước chính trị, dưới hình thức mà nó hình
thành bên cạnh nội dung đó và tự phân biệt với nội dung đó, chỉ là nội dung đặc thù của nhân dân, chỉ là
hình thức tồn tại đặc biệt của nhân dân mà thôi”[3].
Vì nhân dân là chủ thể của chủ quyền quốc gia, mà quyền lập hiến là quyền nguyên thuỷ vì thể hiện
toàn diện chủ quyền quốc gia nên nhân dân chính là chủ thể của quyền lập hiến. Thông qua việc hành xử
quyền lập hiến, nhân dân thành lập ra Nhà nước, uỷ quyền cho Nhà nước, ấn định những cung cách tổ
chức và điều hành Nhà nước.
Hiến pháp Mỹ tuyên bố trong lời nói đầu: “Chúng tôi, nhân dân Hoa Kỳ... quyết tâm chấp thuận và
thiết lập bản Hiến pháp này của Hợp chủng quốc”. Hiến pháp Ireland 1937 mở đầu: “Chúng tôi, nhân dân
Ireland... chấp thuận chế định và thiết lập bản Hiến pháp sau đây"; Hiến pháp CHLB Đức: “Nhân dân Đức...
đã lập thành Hiến pháp này”; Hiến pháp Liên bang Nga: “Chúng tôi, nhân dân các dân tộc Liên bang Nga...
chấp nhận bản Hiến pháp dưới đây của Liên bang Nga”; Hiến pháp Hy Lạp: “Chúng tôi, nhân dân Cộng hoà
Hy Lạp, thông qua người đại diện quyền lực của chúng tôi chấp nhận bản Hiến pháp này”. Lời nói đầu của
Hiến pháp Việt Nam năm 1946 cũng ghi nhận: “Được quốc dân trao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp
đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Quốc hội nhận thấy rằng…”.
K.C.Wheare nhận định: “Sự tối thượng pháp lý của Hiến pháp được dựa trên ý nguyện của nhân
dân”[4]. Nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến, quyền lập hiến không bị giới hạn bởi luật lệ nào, khai sinh ra
các quyền khác. “Vì quyền lập hiến ấn định và tổ chức các quyền khác, vì các quyền khác đi từ quyền lập
hiến, hậu quả đương nhiên là tính cách ưu tiên của quyền lập hiến”[5]. Quyền lập pháp, quyền hành pháp,
quyền tư pháp là những quyền phái sinh từ quyền lập hiến. Các quyền đó phải được hành xử trong khuôn
khổ do quyền lập hiến ấn định.
Do đó, chủ quyền của Nhà nước phái sinh từ chủ quyền của nhân dân. Với ý nghĩa như vậy, C.Mác
nhấn mạnh: “Chủ!quyền!của!nhân!dân!không!phải!là!cái!phát!sinh!từ!chủ!quyền!của!nhà!vua*,!mà!ngược!lại,
chủ!quyền!của!nhà!vua!dựa!trên!chủ!quyền!nhân!dân”[6]. Bởi vậy, ý chí của nhân dân phải được tôn trọng
hơn ý chí của Nhà nước. Ba ngành quyền lực nhà nước không được mâu thuẫn với quyền lập hiến.
Haminton lập luận: “Hoạt động của kẻ thừa nhiệm sẽ trở thành vô hiệu nếu đi ngược lại sự uỷ thác, đó là
quan điểm đặt trên những nguyên tắc hết sức minh bạch. Do đó, mọi hoạt động lập pháp đi ngược lại Hiến
pháp không thể có hiệu lực”. “Hiến pháp phải được tôn trọng hơn quy pháp, hơn ý muốn của cơ quan thừa nhiệm nhân dân”[7].
Điều 146 của Hiến pháp Việt Nam hiện hành đã đặt Hiến pháp ở hệ cấp tối thượng: “Hiến pháp nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn
bản khác phải phù hợp với Hiến pháp”. Tuy nhiên, xét kỹ vấn đề chúng ta thấy có điểm mâu thuẫn trong tư
duy lập hiến ở đây: mặc dù chúng ta đặt Hiến pháp ở hệ cấp pháp lý tối cao nhưng lại quy định Quốc hội có
quyền “làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp” (Điều 84). Như vậy, dường như chúng ta coi Quốc hội là chủ
thể của quyền lập hiến và không có sự phân biệt chủ thể của quyền lập hiến và chủ thể của quyền lập pháp.
Trong khi đó, các Hiến pháp 1946, 1959 - những bản Hiến pháp được soạn thảo dưới sự chỉ đạo của Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết vấn đề này rất thấu đáo. Theo các hiến pháp này, Quốc hội chỉ có quyền lập
pháp: “Nghị viện nhân dân… đặt ra các pháp luật” (Hiến pháp 1946, Điều 23); “Quốc hội là cơ quan duy nhất
có quyền lập pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” (Hiến pháp 1959, Điều 44). Từ Hiến pháp 1980
đến Hiến pháp hiện hành, Quốc hội được quy định có quyền lập hiến. Nếu chủ thể của quyền lập hiến và
quyền lập pháp là một thì tại sao Hiến pháp lại có hiệu lực pháp lý tối cao? Nếu như không có sự phân biệt
giữa chủ thể của quyền lập hiến và chủ thể của quyền lập pháp thì cũng không thể có sự phân biệt hệ cấp
pháp lý giữa Hiến pháp và thường luật.
Hơn nữa, nếu như luật pháp là văn bản của Nhà nước thì Hiến pháp là văn bản của nhân dân. Cho
nên nhân dân phải có quyền quyết định trong việc thiết lập cũng như việc sửa đổi Hiến pháp. Một trong
những hình thức để nhân dân thể hiện ý chí quyết định của mình là bỏ phiếu trưng cầu dân ý. Trong khi đó,
Hiến pháp hiện hành của chúng ta tại Điều 147 quy định “Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp” và
hoàn toàn không quy định việc sửa đổi Hiến pháp phải được đem trưng cầu dân ý.
Có ý kiến cho rằng, nhân dân là người phân công quyền lực: “Nhân dân, thông qua bản Hiến pháp,
uỷ quyền cho Nhà nước, các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước”[8]. Điều này rất đúng ở nhiều
nước khi nhân dân được coi là chủ thể của quyền lập hiến. Về nguyên tắc là như vậy, nhưng theo Hiến
pháp Việt Nam, Quốc hội chứ không phải nhân dân là người nắm quyền lập hiến. Hiến pháp là một văn bản
phân công quyền lực nhà nước. Cho nên chỉ có chủ thể của quyền lập hiến mới là người phân công quyền
lực nhà nước. Nếu coi nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến thì đúng là nhân dân là chủ thể phân công
quyền lực. Nhưng ở Việt Nam Quốc hội nắm quyền lập hiến nên chính Quốc hội là người phân công thực
hiện quyền lực nhà nước. Như vậy, không thể có một cơ quan nào có thể đứng trên Quốc hội để phân xử
hành vi của Quốc hội[9]. Lập luận này của tôi đã được phản biện rằng:!“Cơ chế này xem xét, giải quyết tính
hợp hiến không phải chỉ với tư cách một cơ quan nào đó, mà là dựa trên Hiến pháp, nhân danh Hiến pháp
do nhân dân lập ra. Ở đây không nên đặt vấn đề một cách có phần cứng nhắc là ai đứng cao hơn ai, mà
Hiến pháp mới là đứng cao nhất, tối thượng, tất cả đều phải tuân thủ” [10]. Đúng vậy, nhưng hiến pháp chỉ tối
thượng khi hiến pháp được thiết lập bởi quyền lập hiến của nhân dân. Chỉ khi nào quyền lập hiến thuộc về
nhân dân thì mới đúng là không có sự “ai đứng cao hơn ai, mà hiến pháp mới là đứng cao nhất”. Nhưng nếu
quy định quyền lập hiến thuộc về Quốc hội thì không thể dung hợp được với chân lý này vì quyền lập hiến
thuộc về Quốc hội. Cho nên không thể có một cơ quan nào có thể được đặt ra trong khung cảnh Hiến pháp
Việt Nam hiện hành để xem xét về hành vi của Quốc hội. Điều này giải thích cho thực tế là đến hiện nay,
Việt Nam vẫn chưa có một cơ quan chuyên kiểm tra tính hợp hiến của quyền lực nhà nước nói chung và
quyền lập pháp của Quốc hội nói riêng, tức là chưa có một chế độ bảo hiến hoàn chỉnh.
Do đó, thiết nghĩ rằng, để thiết lập cơ sở hiến pháp hoàn chỉnh cho chế độ bảo hiến ở Việt Nam,
chúng ta cần trở lại những giá trị của Hiến pháp 1946: trong lời nói đầu, Hiến pháp phải tuyên bố nhân dân
là chủ thể của quyền lập hiến, trong Hiến pháp cần quy định Quốc hội chỉ có quyền lập pháp; và việc sửa đổi
Hiến pháp phải được đem trưng cầu dân ý hoặc theo một thủ tục khác thể hiện được rằng quyền lập hiến thuộc về nhân dân.
Dân quyền trong hiến pháp
Sự vi phạm hiến pháp phổ biến nhất là sự vi phạm của công quyền đến các quyền hiến định của
công dân. Định chế bảo hiến sinh ra để hạn chế chính quyền khỏi sự xâm phạm đến quyền của công dân.
Cho nên định chế bảo hiến chỉ có thể tồn tại trên cơ sở các quy định về quyền công dân trong hiến pháp.
Việc ghi nhận dân quyền có tiền lệ ở Anh, nhưng việc ghi nhận dân quyền trong Hiến pháp lại khai
sinh ở Bắc Mỹ. Cuối thế kỷ 18, một số bang mới giành được độc lập tại Bắc Mỹ đã thiết lập những bản hiến
pháp thành văn, và ở đầu hiến pháp có đặt một bản tuyên ngôn dân quyền. Bản tuyên ngôn dân quyền đầu
tiên trong lịch sử lập hiến thế giới do Quốc hội của tiểu bang Virgina biểu quyết ngày 12/6/1776. Trong Hiến
pháp của Liên bang Hoa Kỳ 1787 không quy định về dân quyền (trừ quyền chính trị). Năm 1791, để bổ
khuyết điều đó, Quốc hội Mỹ đã thông qua 10 tu chính án có thể coi là tuyên ngôn dân quyền của Mỹ. Sau
khi được khai sinh ở Mỹ, làn sóng quy định dân quyền trong hiến pháp toả rộng ra các nước trên thế giới, nhất là ở Pháp.
Đáng lưu ý là đa số hiến pháp các nước ghi nhận dân quyền ở lời nói đầu của hiến pháp dưới hình
thức một bản tuyên ngôn nhân quyền. Điều này phản ánh tư tưởng nhân quyền là tiền đề của hiến pháp và
dân quyền phải được quy định trên cơ sở nhân quyền; dân quyền là sự xác lập về mặt pháp lý nhân quyền.
Tuyên ngôn nhân quyền trong lời nói đầu của nhiều hiến pháp có giá trị pháp lý như hiến pháp, thậm chí còn
cao hơn hiến pháp. Duguit, sống dưới thời Cộng hoà III của Pháp cho rằng, bản Tuyên ngôn 1789 có một
giá trị riêng biệt, do ở những điều kiện xung quanh chấp thuận nó và giá trị đó là môt giá trị siêu hiến, khiến
cho nó còn sống khi mà Hiến pháp 1789 không còn giá trị nữa, và vẫn còn được áp dụng mãi mãi [11]. Phần
mở đầu Hiến pháp đệ ngũ Cộng hoà Pháp 1958 viết: “Nhân dân Pháp long trọng tuyên bố trung thành với
bản Tuyên ngôn nhân quyền năm 1789”. Điều này phản ánh quan niệm về hiệu lực pháp lý trên hiến pháp
của tuyên ngôn nhân quyền Pháp.
Hiến pháp Việt Nam hiện hành có một chương riêng quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân. Chúng ta cũng thể hiện quan niệm quyền công dân xuất phát từ nhân quyền: “Ở nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng,
thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật” ( Điều 50).
Tuy nhiên, có thể nói rằng, các quy định của Hiến pháp về các quyền cơ bản của công dân chưa tạo
dựng được một cơ sở vững chắc cho việc thiết lập chế độ bảo hiến. Nếu như các quyền con người thể hiện
ở quyền công dân thì quyền công dân phải là những quyền tự nhiên vốn có của con người mà nhà nước
phải thừa nhận. Đọc các quy định của Hiến pháp 1992 về quyền công dân có thể có cảm tưởng rằng dân
quyền không phải là quyền vốn có do Tạo!hoá!ban!cho!con!người và nhà nước phải thừa nhận mà do Nhà
nước!ban!cho!người!dân. Quy định về quyền công dân thì phải đặt công dân ở vị trí chủ thể. Nhưng nhiều
quy định về dân quyền trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành đa phần là đặt nhà nước ở vị trí chủ thể, còn
công dân thì như là đối tượng được ban cho quyền chứ không phải được thừa nhận quyền. Trong 33 điều
của chương V của Hiến pháp Việt Nam hiện hành về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Nhà
nước - với tư cách là chủ thể xuất hiện hơn 20 lần. Những công thức thường được áp dụng là: “Nhà nước
bảo đảm...”; “Nhà nước... có kế hoạch...”; “Nhà nước ban hành...”; “Nhà nước quy định”; “Nhà nước giao...”;
“Nhà nước có chính sách...”; “Nhà nước tạo điều kiện...”; “Nhà nước bảo hộ...”.
Để có thể làm cơ sở cho chế độ bảo hiến, những quy định về dân quyền trong hiến pháp phải được
sử dụng bởi công dân và cơ quan áp dụng pháp luật. Nhưng các quy định về dân quyền trong Hiến pháp
Việt Nam không được toà án viện dẫn trong xét xử, và công dân cũng không viện dẫn đến Hiến pháp để bảo
vệ quyền của mình trước toà. Chính vì vậy, những quy định về dân quyền trong Hiến pháp mặc dù nhiều
nhưng còn xa lạ với người dân. Sở dĩ như vậy là vì cách quy định dân quyền như trong Hiến pháp của
chúng ta rất khó thực hiện. Về nguyên tắc, các quyền công dân phải được xác định kèm theo là nghĩa vụ,
trách nhiệm của Nhà nước. Nhưng điều chỉnh về dân quyền mà quy định “Nhà nước... có kế hoạch...", “Nhà
nước ban hành...”; “Nhà nước tạo điều kiện...”; ‘Nhà nước bảo hộ...” thì dường như không phải là xác định
nghĩa vụ của nhà nước mà là quyền của nhà nước. Quy định như vậy đã đặt Nhà nước ở vị trí lợi thế so với
công dân: Hiến pháp đã vì Nhà nước chứ chưa thực sự vì người dân, nên những quy định về dân quyền
trong Hiến pháp mới chỉ dừng lại ở tuyên ngôn của Nhà nước mà ít được người dân sử dụng để bảo vệ mình.
Muốn cho quyền hiến định của công dân có thể thực hiện được trên thực tiễn, và được công dân sử
dụng để bảo vệ mình thì việc quy định về dân quyền phải theo nguyên tắc xác định dân quyền là khu vực
cấm đối với công quyền, công quyền phải thừa nhận dân quyền chứ không phải ban cho công dân quyền cơ
bản. Chẳng hạn, Tu chính án thứ tư của Hiến pháp Mỹ quy định: “Quyền của người dân được an toàn về
thân thể, nhà ở, giấy tờ và tai sản, chống lại mọi khám xét và bắt giữ vô căn cứ, sẽ không bị vi phạm, và
không được có một giấy phép khám xét nào, trừ phi có lý do xác đáng căn cứ vào lời tuyên thệ hoặc sự xác
nhận và đặc biệt là phải miêu tả địa điểm khám xét, những người và vật sẽ bị bắt giữ”. Nhìn chung, tôi cho
rằng, trong số các quy định của Hiến pháp Việt Nam về dân quyền thì các quy định về quyền tự do cá nhân
khả thi vì được ấn định theo nguyên tắc xác định các quyền này như là khu vực cấm đối với công quyền. Ví
dụ: “Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân” (Điều
71); “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu
người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép” (Điều 73)...
Trong khi các quy định về quyền tự do cá nhân khá hợp lý thì các quy định về quyền của công dân
trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội mặc dù rất nhiều nhưng khó thực hiện trên thực tiễn và
do đó cũng khó có làm cơ sở cho việc tồn tại một chế độ bảo hiến. Để có thể làm cơ sở cho chế độ bảo hiến
thì trước tiên chúng ta phải điều chỉnh lại các quy định nói trên theo nguyên tắc coi quyền công dân là quyền
mà nhà nước phải thừa nhận và là một khu vực cấm đối với công quyền chứ không phải là những quyền
nhà nước ban phát cho công dân. Xin đưa một số điển hình: thay vì quy định "Nhà nước và xã hội có kế
hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động" (Điều 55) chúng ta có thể sửa thành “Quyền lao
động của công dân không thể bị xâm phạm”. Thay vì quy định “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp
và quyền thừa kế của công dân” (Điều 58) chúng ta có thể sửa thành “Không ai được xâm phạm quyền sở
hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân...”.
Tóm lại, trước khi đi tìm kiếm một mô hình bảo vệ hiến pháp phù hợp với Việt Nam thì việc trước tiên
phải làm là nghiên cứu để hoàn thiện cơ sở của chế độ bảo hiến: quyền lập hiến thuộc về nhân dân và quy
định khả thi hơn về dân quyền trong Hiến pháp./.
Vài nét về cơ chế bảo hiến và việc tiếp tục
hoàn thiện cơ chế bảo hiến ở Việt Nam Đặng Văn Chiến
Phó Trưởng Ban công tác lập pháp
(Nguồn: http://www.na.gov.vn/Sach_QH/phathuygiatri/Phan2/13.htm)
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị của
mỗi quốc gia. Bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội là nhu cầu
cần thiết, tất yếu tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ý nghĩa quan trọng và giá trị pháp lý của Hiến pháp chính là nguồn gốc phát sinh vấn đề bảo vệ, giám
sát việc tuân thủ Hiến pháp và là cơ sở hình thành cơ chế bảo hiến. Bởi lẽ, cơ chế bảo hiến chỉ tồn tại khi
Hiến pháp có ưu thế hơn so với các văn bản quy phạm pháp luật khác. Trước đây, trong một số tài liệu
pháp lý, hoạt động bảo hiến được hiểu là sự giám sát tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật.
Đến nay, khái niệm này được hiểu rộng hơn, theo đó hoạt động bảo hiến không chỉ là sự kiểm tra tính hợp
hiến của các văn bản quy phạm pháp luật mà còn bao gồm nhiệm vụ bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp
như là nền tảng của hệ thống pháp luật quốc gia, bảo đảm các quyền hiến định, mối quan hệ hữu cơ giữa
các cơ quan trong tổ chức bộ máy nhà nước. Khái niệm cơ chế bảo hiến vì vậy cũng có nội hàm rộng hơn,
bao gồm toàn bộ các thiết chế, nguyên tắc và biện pháp tổ chức và thực hiện các hoạt động giải thích Hiến
pháp; kiểm tra và giám sát hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; kiểm tra, giám sát tính
hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế; kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân; phát hiện và giải quyết các vấn đề
phát sinh về thẩm quyền giữa cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền,v.v...
Tư tưởng về giám sát Hiến pháp xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào đầu thế kỷ XVII và gắn liền với hoạt
động của Hội đồng cơ mật. Hội đồng này có quyền tuyên bố văn bản do cơ quan lập pháp của các nước
thuộc địa Anh ban hành trái với luật của Nghị viện Anh hay pháp luật chung thì không thể có hiệu lực và phải
bị bãi bỏ. Giám sát Hiến pháp theo nghĩa hiện hành lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ, nhưng không phải trên cơ
sở Hiến pháp mà từ án lệ. Năm 1803, Chánh án Toà án tối cao Mỹ đã phán quyết xác lập quyền của Toà án
tối cao được xem xét tính hợp hiến của bất kỳ đạo luật nào của Nghị viện liên bang hay của cơ quan lập
pháp các tiểu bang bằng tuyên bố Hiến pháp liên bang là đạo luật cao nhất của đất nước, vì vậy bất cứ văn
bản luật nào do Nghị viện ban hành trái với Hiến pháp có thể bị Toà án tuyên bố là không hợp hiến [1]. Ở
châu Âu, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xuất hiện một mô hình cơ quan bảo hiến do học giả người Áo -
Hans Kelsen sáng tạo. Theo đó, hoạt động bảo hiến được tách khỏi hệ thống tư pháp và do một cơ quan
chuyên trách là Toà án Hiến pháp thực hiện. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của lịch sử, một số mô hình tổ
chức cơ quan bảo hiến khác cũng được hình thành tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia.
Căn cứ vào vai trò, tính chất của cơ quan bảo hiến trong bộ máy nhà nước, thẩm quyền của cơ quan
bảo hiến, trình tự, thủ tục trong việc xem xét vụ việc và ra phán quyết, hệ quả pháp lý từ quyết định của cơ
quan bảo hiến,… có thể khái quát một số mô hình cơ quan bảo hiến sau đây:
Mô hình bảo hiến kiểu Mỹ: Đây là mô hình giám sát tư pháp Hiến pháp và là mô hình bảo hiến phi
tập trung. Trong mô hình này, thẩm!quyền!giám!sát!hiến!pháp!được!giao!cho!các!Toà!án!có!thẩm!quyền
chung!thực!hiện. Theo đó, bất kỳ Toà án tư pháp nào cũng có quyền xem xét tính hợp hiến của đạo luật
được Quốc hội thông qua khi đạo luật đó được áp dụng để giải quyết vụ việc cụ thể tại Toà án. Điều này có
nghĩa là việc khởi kiện tại Toà án là tiền đề để cơ quan này xem xét tính hợp hiến của đạo luật. Trong
trường hợp có đủ căn cứ cho rằng quy định của đạo luật là không phù hợp với quy định của Hiến pháp, Toà
án sẽ tuyên bố đạo luật đó là vi hiến. Quyết định của Toà án có hiệu lực bắt buộc đối với các bên trong vụ
kiện và đối với Toà án cấp dưới. Quyết định của Toà án tối cao là chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc đối
với tất cả các Toà án tư pháp. Tuy nhiên, Toà án chỉ có quyền tuyên bố một đạo luật được Quốc hội thông
qua là vi hiến, không có quyền huỷ bỏ hoặc tuyên bố đạo luật đó vô hiệu. Vì vậy, đạo luật bị Toà án tuyên bố
là vi hiến vẫn còn hiệu lực trên thực tế, nhưng không được các Toà án áp dụng để giải quyết các vụ việc cụ
thể tại Toà án. Kể từ khi xuất hiện ở nước Mỹ năm 1803, đến nay mô hình này đã được nhiều nước áp dụng
như Canađa, Mêhicô, Thụy Điển, Áchentina, Hy Lạp,v.v...
Mô hình bảo hiến kiểu Châu Âu: Đây là mô hình giám sát hiến pháp tập trung, xuất hiện đầu tiên ở
Áo vào năm 1920 và được nhiều quốc gia Châu Âu áp dụng. Khác với mô hình bảo hiến kiểu Mỹ, mô hình
bảo hiến kiểu Châu Âu không trao quyền giám sát hiến pháp và bảo vệ hiến pháp cho hệ thống Toà án tư
pháp mà giao chức năng này cho một cơ quan chuyên trách - được gọi là Toà án hiến pháp hoặc Hội
đồng bảo hiến. Cơ quan này không thuộc hệ thống cơ quan tư pháp, hành pháp hay lập pháp mà tồn tại
một cách tương đối độc lập với chức năng là giám sát hiến pháp và bảo vệ hiến pháp. Theo mô hình này,
việc giám sát hiến pháp vừa là giám sát cụ thể (gắn liền với việc giải quyết một vụ việc cụ thể), vừa là
giám sát trừu tượng (theo đề nghị của chủ thể có thẩm quyền như Tổng thống, Thủ tướng, nghị sĩ, Thanh
tra Quốc hội, v.v...mà không gắn liền với việc giải quyết một vụ việc cụ thể); thực hiện cả giám sát trước
(đạo luật chưa được Quốc hội thông qua hoặc đã thông qua nhưng chưa được công bố, chưa có hiệu lực
pháp luật) và cả giám sát sau (đạo luật đã có hiệu lực pháp luật). Quyết định của cơ quan bảo hiến là
chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc đối với mọi chủ thể.
Mô hình bảo hiến hỗn hợp Âu - Mỹ: Đây là mô hình kết hợp cả hai mô hình bảo hiến kiểu Châu Âu và
mô hình bảo hiến kiểu Mỹ, được áp dụng ở Bồ Đào Nha, Côlômbia, Êcuađo, Goatêmala, Pêru, Hy Lạp,
Inđônêxia, Đài Loan, Braxin, Vênêxuêla,… Theo mô hình này, thẩm quyền giám sát hiến pháp và bảo vệ hiến
pháp được trao cho cả cơ quan bảo hiến chuyên trách (Tòa án hiến pháp) và các Toà án thuộc hệ thống tư pháp.
Mô hình cơ quan lập hiến đồng thời là cơ quan bảo hiến: Hiện nay có một số quốc gia không thành
lập cơ quan bảo hiến chuyên trách, không trao quyền bảo hiến cho các cơ quan tư pháp mà giao thẩm
quyền!giám!sát!Hiến!pháp!cho!một!số!cơ!quan!nhà!nước!khác!nhau!như!Nghị!viện,!Hội!đồng!nhà!nước!hoặc
một!cơ!quan!đặc!biệt!của!Nghị!viện,... Các quốc gia theo mô hình này bao gồm Phần Lan, Baren, Côoét,
Ôman, Cônggô, Êtiôpia, Ghinê-Bítxao, Dimbabuê, Brunây, Mianma, Trung Quốc, Cu Ba, Việt Nam, Lào, Cộng
hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Pakixtan,…
Hoạt động bảo hiến ở Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước coi trọng, bởi vì bảo vệ Hiến pháp, bảo
đảm tính tối thượng của Hiến pháp trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội chính là bảo vệ đường lối của
Đảng, góp phần bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Gắn liền với sự ra đời của bản
Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946, hoạt động bảo vệ Hiến pháp tiếp tục
được ghi nhận trong Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 với quy định cơ quan nhà nước,
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành
Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống mọi hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Cụ thể hoá quy định của Hiến pháp1992, vấn đề giám sát và bảo vệ Hiến pháp được quy định trong
nhiều đạo luật quan trọng như Luật Tổ chức Quốc hội (năm 2001), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội
(năm 2003), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (năm 1996 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002) và
một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Theo những quy định này, hoạt động giám sát và bảo vệ Hiến pháp
ở Việt Nam về cơ bản gồm việc giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền trong việc
thi hành Hiến pháp và pháp luật; giám sát văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế; giải thích Hiến
pháp; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; v.v... Trách nhiệm giám sát và bảo vệ Hiến pháp
được trao cho nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đó là cơ quan quyền lực nhà nước, Chủ tịch nước,
các cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp. Trong đó, với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có
chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước, Quốc hội là trung tâm của thiết chế bảo
hiến ở Việt Nam. Giám sát của Quốc hội mang tính quyền lực nhà nước, hướng tới mọi đối tượng, mọi chủ thể
trong xã hội và bao trùm tất cả các lĩnh vực, các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp. Kết
quả của hoạt động giám sát và bảo vệ Hiến pháp trong thời gian qua đã góp phần tích cực vào việc nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm để các văn bản quy phạm pháp luật được ban
hành phù hợp với Hiến pháp, thống nhất với hệ thống pháp luật, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện cơ chế giám sát và bảo vệ Hiến pháp theo các quy định của pháp luật
hiện hành vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế. Cụ thể:
Một!là, việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp được giao cho nhiều cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm
quyền mà không giao cho một cơ quan chuyên trách có chức năng bảo vệ Hiến pháp. Điều này dẫn đến tình
trạng không xác định rõ phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan nên hoặc là đùn đẩy trách nhiệm hoặc
chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động giám sát và bảo vệ Hiến pháp;
Hai!là,!việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp theo cơ chế hiện hành chủ yếu dựa vào việc thực hiện quyền
giám sát tối cao của Quốc hội, trong khi đó giám sát tối cao của Quốc hội phụ thuộc vào các cơ quan của
Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Vì thế không tránh khỏi sự ỷ lại trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo hiến;
Ba!là, chúng ta chưa có một cơ chế hữu hiệu nào để giám sát chính hoạt động của Quốc hội và giám
sát tính hợp hiến của các đạo luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành cũng như việc giải quyết và hệ quả
pháp lý trong trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội có dấu hiệu trái với Hiến pháp. Mặc dù Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật quy định “theo đề nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước,
Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu Quốc hội, Quốc hội xem
xét, quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ luật, nghị quyết của Quốc hội trái Hiến pháp”. Tuy nhiên, cho
đến nay, Quốc hội vẫn chưa bãi bỏ một văn bản luật, nghị quyết nào của mình với lý do văn bản đó trái Hiến
pháp, mặc dù việc sửa đổi, bổ sung luật diễn ra liên tục hàng năm;
Bốn!là, thẩm quyền huỷ bỏ, đình chỉ văn bản quy phạm pháp luật trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của
Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong thực tiễn hầu như chưa được áp
dụng. Hình thức kiến nghị thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu
Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa thực sự đem lại hiệu quả vì pháp
luật chưa quy định cụ thể trình tự, thủ tục xử lý văn bản trái pháp luật[2];
Năm!là,!Hiến pháp Việt Nam không có hiệu lực áp dụng trực tiếp. Các cơ quan, tổ chức khi áp dụng
pháp luật thường không viện dẫn quy định của Hiến pháp để giải quyết một vụ việc cụ thể, người dân cũng
ít khi viện dẫn điều khoản của Hiến pháp để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm khi
khởi kiện hoặc khiếu nại;
Sáu!là, các quy định của pháp luật về giám sát và bảo vệ Hiến pháp còn thiếu, một số lĩnh vực còn
chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng, chậm được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Hơn nữa,
những quy định này lại nằm rải rác trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, từ Hiến pháp,
các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật đến nội quy, quy chế hoạt động của các cơ quan của Quốc hội… Điều này phần nào đã ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động giám sát và bảo vệ Hiến pháp.
Từ những hạn chế, bất cập trong việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp trên đây cho thấy sự cần thiết phải
nghiên cứu để đề xuất giải pháp hữu hiệu phục vụ việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế giám sát và bảo vệ Hiến
pháp ở Việt Nam, nhất là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, mục đích
của Nhà nước pháp quyền là bảo vệ các quyền của công dân được Hiến pháp ghi nhận, bảo đảm tính tối
thượng của Hiến pháp và các đạo luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội. Trong khi đó, cơ chế bảo hiến lại
chính là bảo đảm để các quyền của công dân không bị vi phạm từ phía cơ quan nhà nước, cán bộ, công
chức nhà nước và là bảo đảm để mọi chủ thể phải chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Hiện nay trong giới khoa học pháp lý, xung quanh vấn đề hoàn thiện cơ chế bảo hiến ở Việt Nam như
thế nào, tổ chức theo mô hình nào còn có nhiều quan điểm khác nhau. Cụ thể là:
Quan!điểm!thứ!nhất!cho rằng Việt Nam cần thành lập cơ quan bảo hiến chuyên trách (Toà án Hiến
pháp hoặc Hội đồng bảo hiến) để thực hiện chức năng giám sát và bảo vệ Hiến pháp nhằm khắc phục
những tồn tại, bất cập của cơ chế bảo hiến hiện nay. Theo quan điểm này, cơ!quan!bảo!hiến!chuyên!trách
do!Quốc!hội!thành!lập,!có!vị!trí!độc!lập!với!chính!Quốc!hội!và!các!cơ!quan!thực!hiện!chức!năng!hành!pháp,

tư!pháp. Nhiệm!vụ,!quyền!hạn!của!cơ!quan!này!là xem!xét,!phán!quyết!về!tính!hợp!hiến!của!các!văn!bản
quy!phạm!pháp!luật,!điều!ước!quốc!tế!mà!Cộng!hoà!xã!hội!chủ!nghĩa!Việt!Nam!là!thành!viên;!xem!xét,!phán

quyết!đối!với!hành!vi!của!cán!bộ,!công!chức!nhà!nước!xâm!phạm!đến!quyền!cơ!bản!của!công!dân!được!ghi
nhận!trong!Hiến!pháp;!giải!quyết!tranh!chấp!về!thẩm!quyền!giữa!các!cơ!quan!nhà!nước!ở!trung!ương!và!địa
phương;!xem!xét!tính!hợp!hiến!của!cuộc!trưng!cầu!ý!dân,!của!cuộc!bầu!cử;!giải!thích!Hiến!pháp. Tuy nhiên,
đối với văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành thì những người theo quan điểm này cho rằng cơ
quan bảo hiến chuyên trách không có quyền huỷ bỏ mà chỉ có quyền đình chỉ thi hành (hoặc tuyên bố không
áp dụng) nếu văn bản đó trái Hiến pháp và đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định;
Quan!điểm!thứ!hai!cho rằng, cơ quan bảo hiến chuyên trách chỉ cần thiết cho một Nhà nước được tổ
chức theo nguyên tắc phân quyền, khi mà quyền tư pháp độc lập và ngang bằng với quyền lập pháp. Ở Việt
Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nên không thể
có một cơ quan nào đứng trên Quốc hội để phán xử hành vi của Quốc hội. Vì vậy, quan điểm này cho rằng
không nên thành lập cơ quan bảo hiến chuyên trách mà trao cho hệ thống cơ quan tư pháp (cụ thể là Toà án)
chức năng kiểm soát lập pháp và hành pháp. Theo đó, trong một vụ việc cụ thể, công dân có thể yêu cầu Toà
án xem xét tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật sẽ được áp dụng đối với mình; nếu Toà án cho
rằng yêu cầu này là có căn cứ thì có quyền từ chối áp dụng văn bản đó và kiến nghị cơ quan đã ban hành văn
bản để có cách thức xử lý[3]. Như vậy, Toà án không có quyền trực tiếp huỷ bỏ văn bản quy phạm pháp luật
mà chỉ tuyên bố không áp dụng văn bản đó trong từng trường hợp cụ thể. Cùng với thẩm quyền này, Toà án
cũng được trao thẩm quyền giải thích Hiến pháp;
Quan!điểm!thứ!ba !cho rằng, một trong những điều kiện quan trọng để xây dựng cơ chế bảo hiến
chuyên trách là phải có một hệ thống tư pháp phát triển, trong sạch, một đội ngũ chuyên gia pháp luật có
bản lĩnh chính trị, chí công vô tư, có trình độ hiểu biết pháp luật, đồng thời, ý thức tôn trọng pháp luật của
nhân dân phải cao… Vì vậy, trong điều kiện nước ta hiện nay, chưa nên thành lập cơ quan bảo hiến chuyên
trách mà cần tiếp tục duy trì cơ chế bảo hiến hiện hành. Theo đó, chức năng giám sát và bảo vệ Hiến pháp
được giao cho nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng thực hiện, trong đó đặc biệt đề cao vai trò giám
sát tối cao của Quốc hội, hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ
quan của Hội đồng nhân dân. Quan điểm này cho rằng, cần tiếp tục duy trì và tăng cường hiệu quả của cơ
chế bảo hiến hiện hành như tăng cường công tác thẩm định, thẩm tra, xem xét, cho ý kiến trước khi thông
qua luật, pháp lệnh và công tác kiểm tra, giám sát văn bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực để phát hiện
và xử lý kịp thời văn bản trái Hiến pháp.
Qua nghiên cứu cơ chế bảo hiến của các nước trên thế giới và cơ chế bảo hiến ở Việt Nam thấy rằng,
không có một mô hình cơ chế bảo hiến chung nào để áp dụng cho tất cả các quốc gia, cả về hình thức và
phương thức thực hiện, cả về tính chất và giá trị pháp lý của phán quyết của cơ quan có chức năng bảo vệ
Hiến pháp. Chúng tôi cho rằng, việc tìm kiếm mô hình nhằm hoàn thiện cơ chế bảo hiến ở nước ta phải dựa
trên những nguyên tắc cơ bản sau đây:
Một!là,!việc hoàn thiện cơ chế bảo hiến phải quán triệt và phù hợp với những đặc điểm của!Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong đó, những đặc điểm
quan trọng nhất là: tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phải theo nguyên tắc quyền lực nhà nước
thống nhất, có sự phân công rành mạch và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, đề
cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân; thực hành dân chủ đồng thời với tăng cường kỷ cương,
kỷ luật; bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp và các đạo luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội; Nhà nước
tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế đã ký kết hoặc gia nhập; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước và xã hội; bảo đảm sự giám sát của nhân dân và sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;
Hai!là,!kịp thời thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng về hoàn thiện cơ chế giám sát và bảo vệ
Hiến pháp, thực hiện chủ trương đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt
Nam khẳng định: “Xây!dựng!cơ!chế!phán!quyết!về!những!vi!phạm!Hiến!pháp!trong!hoạt!động!lập!pháp,
hành!pháp!và!tư!pháp”[4]. Vì vậy, giám sát và bảo vệ Hiến pháp, bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp
trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội chính là bảo vệ đường lối của Đảng, góp phần bảo đảm sự lãnh
đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Và như vậy, việc hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp cũng chính
là góp phần tiếp tục nghiên cứu để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội;
Ba!là,!việc hoàn thiện cơ chế bảo hiến phải dựa trên cơ sở kế thừa, phát huy những ưu điểm của cơ
chế bảo hiến hiện hành, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài để tìm ra cách thức, biện pháp bảo
đảm cho Hiến pháp được tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm Hiến pháp có thể xảy ra và phù hợp với điều
kiện chính trị, kinh tế - xã hội của nước ta.
Trên cơ sở kế thừa, phát triển những ưu điểm của cơ chế bảo hiến hiện hành và tham khảo kinh
nghiệm của các nước trên thế giới, Việt Nam có thể thiết lập một mô hình bảo hiến đặc trưng của mình, phù
hợp với điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước. Mô hình cơ quan bảo hiến chuyên trách (được gọi
là Toà án Hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến) với chức năng giám sát và bảo vệ Hiến pháp là một trong
những thiết chế bảo vệ Hiến pháp khá hiệu quả, được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Để làm việc
này, cần nghiên cứu cụ thể, có hệ thống các vấn đề như vị trí, tính chất của cơ quan bảo hiến và mối quan
hệ giữa cơ quan này với Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan bảo hiến; cơ cấu tổ chức của cơ quan bảo hiến; thành viên
của cơ quan bảo hiến; trình tự, thủ tục hoạt động của cơ quan bảo hiến; phương thức hoạt động của cơ
quan bảo hiến; hiệu lực pháp lý của các phán quyết của cơ quan bảo hiến,... Cụ thể:
Vị trí, tính chất của cơ quan bảo hiến
Cơ quan bảo hiến chuyên trách có thể được gọi là Toà án Hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến. Chức
năng của cơ quan bảo hiến là giám sát và bảo vệ Hiến pháp, trong đó chủ yếu là giám sát tính hợp hiến của
các văn bản quy phạm pháp luật và hành vi của các cơ quan công quyền, cán bộ, công chức nhà nước.
Chính vì vậy, cơ quan bảo hiến phải có vị trí độc lập trong mối quan hệ với các cơ quan khác trong bộ máy
nhà nước. Cơ quan này do Quốc hội thành lập nhưng lại không thuộc Quốc hội, cơ quan hành pháp hoặc tư
pháp. Chỉ trên cơ sở bảo đảm vị trí độc lập của cơ quan bảo hiến mới ràng buộc, thúc đẩy trách nhiệm và
bảo đảm tính khách quan của cơ quan này trong hoạt động giám sát và bảo vệ Hiến pháp. Cơ quan bảo
hiến chuyên trách vừa có tính chất tư pháp (xem xét, phán quyết văn bản trái Hiến pháp và hành vi vi hiến),
vừa có tính chất chính trị, tham vấn (kiến nghị biện pháp nhằm bảo đảm cho các văn bản của Quốc hội, các
cơ quan nhà nước khác ban hành phù hợp với Hiến pháp).
Thẩm quyền và phương thức hoạt động của cơ quan bảo hiến
Để cơ quan bảo hiến hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, cần trao cho cơ quan này một số thẩm quyền sau đây:
- Xem xét tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật;
- Xem xét tính hợp hiến của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền xâm
phạm đến quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Khi bất cứ quyền cơ bản nào của
công dân được ghi nhận trong Hiến pháp bị vi phạm từ phía cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền,
công dân có quyền khiếu nại đến cơ quan bảo hiến để bảo vệ quyền và lợi ích hợp hiến của mình. Tuy
nhiên, cần có một trình tự, thủ tục đặc biệt để không phải mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều có thể khiếu
nại đến cơ quan bảo hiến, biến cơ quan này thành “túi đựng” cho mọi cuộc kiện tụng;
- Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, bảo
đảm để các cơ quan này hành xử theo đúng giới hạn thẩm quyền đã được Hiến pháp và luật phân định; tạo
sự cân bằng trong tổ chức và hoạt động, tránh sự lạm quyền của các cơ quan trong bộ máy nhà nước từ
trung ương đến địa phương;
- Xem xét tính hợp hiến của cuộc trưng cầu ý dân, bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân
dân. Cơ quan bảo hiến không có quyền xem xét lại kết quả của cuộc trưng cầu ý dân, bầu cử đại biểu Quốc
hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, nhưng có quyền xem xét, đánh giá tính hợp hiến trong việc áp dụng thủ tục
trưng cầu ý dân, bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Bất kỳ một cuộc trưng cầu ý dân
hay cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân nào đều có thể bị cơ quan bảo hiến tuyên
bố vi hiến nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục mà pháp luật đã quy định;
- Giải thích Hiến pháp là một thẩm quyền quan trọng của cơ quan bảo hiến nhằm thống nhất cách hiểu
và áp dụng các quy định của Hiến pháp trên thực tế. Nhu cầu giải thích Hiến pháp được đặt ra khi quy định
của Hiến pháp không được hiểu một cách thống nhất hoặc rõ ràng trong quá trình thực thi, làm cho người
áp dụng pháp luật có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Trong những trường hợp này, theo đề nghị của
cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, cơ quan bảo hiến tiến hành giải thích Hiến pháp.
Trong việc xem xét tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan bảo hiến có quyền
xem xét, ra phán quyết đối với tất cả văn bản quy phạm pháp luật vi phạm Hiến pháp, từ văn bản quy phạm
pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương đến văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở
địa phương, từ văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước đến văn bản pháp luật liên tịch giữa các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội. Mục
đích của việc xem xét tính hợp hiến của các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác là nhằm bảo
đảm để tất cả văn bản quy phạm pháp luật dưới Hiến pháp phải phù hợp với Hiến pháp, trên cơ sở của Hiến
pháp và tuân thủ những nền tảng cơ bản của Hiến pháp.
Việc xem xét tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật không chỉ được thực hiện sau khi văn bản
đó đã được ban hành, có hiệu lực thi hành mà cả trước khi văn bản đó được công bố. Tuy nhiên, phương
thức giám sát trước chỉ giới hạn trong phạm vi nhất định. Cơ quan bảo hiến có quyền đề nghị Quốc hội xem
xét lại luật đã được Quốc hội thông qua, đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh đã được
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua trước khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố, nếu có căn cứ cho rằng
văn bản đó không phù hợp với Hiến pháp. Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phải xem xét lại đạo luật,
pháp lệnh mà mình đã thông qua. Trường hợp đạo luật được Quốc hội thông qua vi phạm Hiến pháp thì
Quốc hội phải huỷ bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung đạo luật đó, nếu đạo luật vẫn được 2/3 tổng số đại biểu Quốc
hội biểu quyết tán thành thì Chủ tịch nước phải công bố. Trường hợp pháp lệnh được Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội thông qua vi phạm Hiến pháp thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phải huỷ bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung
pháp lệnh đó, nếu pháp lệnh đó vẫn được 2/3 tổng số thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết
tán thành thì cơ quan bảo hiến có quyền yêu cầu Chủ tịch nước không công bố và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Phương thức giám sát sau được áp dụng đối với văn bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực pháp luật.
Theo đề nghị của chủ thể có thẩm quyền như Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao, 1/10 tổng số đại biểu Quốc hội, cơ quan bảo hiến có quyền ra phán quyết về việc văn
bản quy phạm pháp luật vi phạm Hiến pháp. Cơ quan bảo hiến không có quyền huỷ bỏ văn bản pháp luật do
Quốc hội ban hành mà chỉ đình chỉ việc thi hành, nếu cho rằng văn bản đó vi phạm Hiến pháp và báo cáo
Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan khác, tổ chức, cá
nhân ban hành, cơ quan bảo hiến có quyền huỷ bỏ hoặc tuyên bố không áp dụng, nếu cho rằng văn bản đó vi phạm Hiến pháp.
Việc quy định cơ quan bảo hiến chỉ có quyền kiến nghị Quốc hội huỷ bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung luật,
nghị quyết của Quốc hội có dấu hiệu vi phạm Hiến pháp là vì ở nước ta, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất, không có một cơ quan nào đứng trên Quốc hội để phán xử hành vi của Quốc hội. Xuất phát
từ nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, nên khác với cơ quan bảo hiến chuyên trách theo mô hình
bảo hiến Châu Âu, phán quyết về tính hợp hiến đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan bảo hiến
không dẫn đến sự vô hiệu ngay lập tức một văn bản hoặc một quy phạm pháp luật mà được giải quyết như sau:
Thứ!nhất, khi có căn cứ cho rằng văn bản hoặc quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp thì
trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng, cơ quan bảo hiến có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân đã
ban hành văn bản xem xét lại văn bản để tự huỷ bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung trong thời hạn nhất định. Trong
thời hạn này, văn bản bị đề nghị xem xét lại bị tạm đình chỉ thi hành; cơ quan bảo hiến chưa tuyên bố một
phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật nào đó trái Hiến pháp và tạo cơ hội để cơ quan, tổ chức, cá
nhân đã ban hành văn bản đó có những hành động cần thiết như huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt hiệu lực của văn bản;
Thứ!hai, trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ban hành văn bản không huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung
hoặc chấm dứt hiệu lực của văn bản trong thời hạn cơ quan bảo hiến yêu cầu thì cơ quan bảo hiến có
quyền tuyên bố một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật đó trái Hiến pháp và bị huỷ bỏ hoặc
tuyên bố không áp dụng, trừ văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội thì đình chỉ thi hành và báo cáo
Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Tổ chức của cơ quan bảo hiến
Khác với những cơ quan khác của Nhà nước, cơ quan bảo hiến chuyên trách không nên thành lập ở
nhiều cấp mà chỉ có một cơ quan duy nhất ở trung ương với chức năng giám sát và bảo vệ Hiến pháp. Việc
hình thành một cơ quan bảo hiến duy nhất ở trung ương là để hoạt động giám sát và bảo vệ Hiến pháp
được tập trung, hiệu lực và hiệu quả. Tổ chức của cơ quan bảo hiến có thể gồm các thành viên và bộ máy
giúp việc. Người đứng đầu cơ quan bảo hiến (Chánh án hoặc Chủ tịch Hội đồng) có thể do Quốc hội bầu.
Các thành viên khác (thẩm phán) của cơ quan bảo hiến có thể do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Uỷ
ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước.
Thẩm phán của cơ quan bảo hiến
Trong thiết chế bảo hiến, vấn đề quan trọng có tính quyết định hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính là đội
ngũ các thẩm phán. Để trở thành thẩm phán của cơ quan bảo hiến, người đó phải là công dân Việt Nam, có
phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần kiên quyết bảo vệ lẽ phải và công lý, chí công vô tư, có trình độ cử nhân
luật trở lên và đã làm công tác xét xử lâu năm tại Toà án hoặc đã làm công tác pháp luật tại các cơ quan, tổ
chức khác. Số lượng thẩm phán của cơ quan bảo hiến do Quốc hội quyết định, nhưng cần có một tỷ lệ hợp
lý các nhà hoạt động chính trị có nhiều kinh nghiệm. Với nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên, để bảo đảm tiến độ
và chất lượng giải quyết các vụ việc, cơ quan bảo hiến cần có khoảng 15 thành viên.
Về trình tự, thủ tục hoạt động của cơ quan bảo hiến
Phán quyết, quyết định của cơ quan bảo hiến, đặc biệt là những phán quyết về tính hợp hiến của văn
bản quy phạm pháp luật không chỉ tác động đến đối tượng bị giám sát mà tác động đến cả các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan và đến toàn xã hội. Chính vì vậy, cần có một trình tự, thủ tục đặc biệt cho hoạt
động của cơ quan bảo hiến, khác với trình tự, thủ tục xem xét vụ việc tư pháp thông thường. Đó là thủ tục
đề nghị xem xét tính hợp hiến của văn bản hoặc hành vi, thủ tục thụ lý hồ sơ, thu thập thông tin, chứng cứ,
thủ tục xem xét vụ việc, biểu quyết thông qua quyết định, công bố quyết định và thủ tục xem xét lại vụ việc
trong trường hợp cần thiết…
Ngoài những vấn đề trên đây, chúng tôi đề nghị các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cần tiếp tục tổng
kết, đánh giá đầy đủ, khách quan tất cả các phương diện của cơ chế bảo hiến hiện hành của Việt Nam như
hệ thống pháp luật, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát và bảo vệ Hiến pháp của các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, ý thức pháp luật của nhân dân… từ đó nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đồng bộ và hữu
hiệu về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam.
BẢO ĐẢM TÍNH TỐI CAO CỦA HIẾN PHÁP
TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TS. Nguyễn Minh Đoan Đại học Luật Hà Nội
Vai trò của Hiến pháp trong Nhà nước pháp quyền
Để tồn tại và phát triển, con người buộc phải liên kết lại với nhau thành những cộng đồng, thành xã
hội. Và cùng với những sự liên kết đó, trong mỗi cộng đồng đã sinh ra quyền lực công cộng - một phương
tiện để duy trì trật tự trong mỗi cộng đồng, cũng như trong toàn xã hội và để phối hợp hoạt động của cả
cộng đồng, của xã hội theo những định hướng nhất định vì những mục tiêu chung nhằm đạt tới tự do, hạnh
phúc cho mỗi người và cho cả cộng đồng. Khi trong xã hội xuất hiện nhà nước, cũng có nghĩa là xuất hiện
quyền lực nhà nước - một loại quyền lực công cộng đặc biệt bắt nguồn từ nhân dân, thuộc về nhân dân
nhưng không do toàn thể nhân dân tự thực hiện mà do một bộ máy chuyên môn thay mặt nhân dân thực
hiện. Song trên thực tế, sự kiểm soát của nhân dân đối với quyền lực nhà nước từ xưa đến nay luôn là vấn
đề rất khó khăn; trong nhiều trường hợp có thể nói là nhân dân hầu như không thể kiểm soát được quyền
lực nhà nước. Để nhân dân có thể kiểm soát được quyền lực nhà nước, làm cho nhà nước thực sự là “của
dân, do dân và vì dân” thì cần phải xác lập một cơ chế giao và kiểm soát quyền lực chặt chẽ từ phía nhân
dân đối với các cơ quan nhà nước, những người đại diện cho nhân dân để nhân dân không bị biến thành
công cụ, phương tiện phục vụ lợi ích cho những người mà họ đã uỷ quyền, thì biện pháp tốt nhất trong giai
đoạn hiện nay ở nước ta là phải xây dựng nhà nước pháp quyền.
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi Nhà nước ta phải được tổ chức và hoạt
động theo pháp luật, luôn đề cao vị trí, vai trò của pháp luật, phấn đấu nhằm đưa lại tự do, hạnh phúc cho
con người, tạo điều kiện cho xã hội tồn tại và phát triển thông qua hệ thống các thể chế và yêu cầu dân chủ
xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền Việt Nam là người đại diện chính thức cho toàn xã hội, nên cần
phải bảo đảm tính tối cao của quyền lực nhà nước so với quyền lực của các tổ chức khác trong xã hội, còn
pháp luật phải là công cụ quản lý xã hội mang tính tối cao so với các công cụ quản lý khác, do vậy, đòi hỏi
mọi tổ chức, cá nhân đều phải tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật. Đương nhiên, để được tôn
trọng và thực hiện nghiêm minh, pháp luật phải luôn phù hợp với quy luật khách quan, luôn thúc đẩy, tạo
điều kiện cho xã hội phát triển vì hạnh phúc của mọi người. Để có được điều đó thì một trong những yêu
cầu quan trọng là phải bảo đảm tính tối cao của hiến pháp trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.
Trước hết, phải khẳng định rằng: hiến pháp là một bộ phận, nhưng là bộ phận quan trọng nhất của
pháp luật. Trong hệ thống các văn bản pháp luật của nhà nước ta thì Hiến pháp được xem là luật cơ bản, nó
“là một văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách
tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, ở từng giai đoạn phát triển, hiến pháp là văn bản, là phương
tiện pháp lý thể hiện tư tưởng của Đảng dưới hình thức những quy phạm pháp luật” 1. Hiến pháp của Nhà
nước ta do Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành theo trình tự, thủ tục đặc biệt (việc thông qua hoặc sửa
đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành). Do vậy, có
thể nói, Hiến pháp nước ta là văn bản pháp lý đặc biệt thể hiện một cách tập trung nhất ý chí và những lợi
ích cơ bản của nhân dân lao động trên các lĩnh vực của đời sống nhà nước và đời sống xã hội. Thông qua
hiến pháp, nhân dân thực hiện việc giao quyền cho các cơ quan nhà nước, quy định nhiệm vụ, quyền hạn
của các cơ quan nhà nước, xác định địa vị pháp lý của các tổ chức xã hội, quy chế pháp lý của các cá
nhân... Đồng thời, thông qua hiến pháp, nhân dân quy định sự kiểm soát của mình đối với hoạt động của
các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các cá nhân. Vì vậy, các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp tức là chấp
hành ý chí của nhân dân.
Sự cần thiết phải bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp
Nhưng hiến pháp cũng chỉ là một văn bản luật. Với khuôn khổ có hạn, hiến pháp trong nhiều trường
hợp không thể quy định một cách chi tiết và cụ thể để áp dụng trong mọi tình huống, mà chỉ có thể quy định
những vấn đề chung, cơ bản, mang tính nguyên tắc của nhà nước và của xã hội như: chế độ chính trị, chế
độ kinh tế, văn hoá, xã hội, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân...
Do hiến pháp không thể quy định được tất cả những gì liên quan tới nhà nước và xã hội nên đòi hỏi phải có
sự chi tiết, cụ thể hóa các quy định của hiến pháp bằng các văn bản pháp luật khác. Nếu không có sự chi
tiết, cụ thể đó, những quy định của hiến pháp sẽ khó đi vào cuộc sống, thậm chí có những quy định không
thể thực hiện được. Vì lẽ đó, thông qua hiến pháp, nhân dân còn uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước trong
quá trình hoạt động có thể ban hành luật và các văn bản dưới luật khác để chi tiết hoá hiến pháp, nhằm để
thực hiện hiến pháp. Việc chi tiết, cụ thể hoá hiến pháp bằng các văn bản pháp luật khác phải được thực
hiện trên cơ sở hiến pháp và phải bảo đảm điều kiện là tất cả các văn bản pháp luật đó luôn phù hợp với
hiến pháp, không được trái với hiến pháp. Những cơ quan nhà nước nếu không được tổ chức và hoạt động
trên cơ sở các quy định của hiến pháp thì có nghĩa là họ đã vượt quá những nhiệm vụ, quyền hạn mà nhân
dân giao cho, nếu họ ban hành các văn bản pháp luật không phù hợp với hiến pháp, trái hiến pháp tức là
trái với ý chí của nhân dân, không tuân theo ý chí của nhân dân. Chưa kể là, nếu không bảo đảm tính tối
cao của hiến pháp thì sẽ dẫn đến tình trạng tản mạn, trùng lặp, chồng chéo hoặc mâu thuẫn trong các văn
bản pháp luật, phá vỡ tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Như vậy, bảo đảm tính tối cao của hiến pháp
không những là sự tôn trọng ý chí và nguyện vọng của nhân dân mà còn tạo nên tính thống nhất của hệ
thống pháp luật, làm cho việc nhận thức và thực hiện pháp luật chính xác, thống nhất hơn. Chính vì thế,
Điều 146 của Hiến pháp nước ta đã khẳng định: “Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp”.
Yêu cầu của việc bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp
Bảo đảm tính tối cao của hiến pháp đòi hỏi:
1. Tất cả các cơ quan nhà nước được nhân dân uỷ quyền không những phải tổ chức và hoạt động
theo quy định của hiến pháp mà các cơ quan này còn phải ban hành các văn bản pháp luật (kể cả các văn
bản luật và văn bản dưới luật) phù hợp với hiến pháp. Xuất phát từ nguyên tắc này thì: các văn bản dưới
luật phải được ban hành trên cơ sở các văn bản luật, phù hợp với các văn bản luật, nội dung không được
trái với các văn bản luật, nhằm để thực hiện các văn bản luật; văn bản của các cơ quan chấp hành và điều
hành phải được ban hành phù hợp với văn bản của các cơ quan quyền lực, đại diện; văn bản của các cơ
quan cấp dưới phải được ban hành phù hợp với văn bản của cơ quan cấp trên, nhưng phải bảo đảm sự
phân định rõ ràng về thẩm quyền của cơ quan ở mỗi cấp; mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp.
2. Nhà nước không được tham gia ký kết các điều ước quốc tế có nội dung mâu thuẫn, đối lập với
các quy định của hiến pháp. Khi có mâu thuẫn, đối lập giữa quy định của điều ước với hiến pháp thì cơ quan
nhà nước có thẩm quyền không tham gia ký kết, không phê chuẩn hoặc phải bảo lưu (không thực hiện) đối
với những điều mâu thuẫn đó của các điều ước quốc tế.
3. Tính tối cao của hiến pháp còn đòi hỏi văn kiện của các tổ chức chính trị- xã hội khác cũng không
được có nội dung trái với hiến pháp và pháp luật.
4. Trong những trường hợp có sự mâu thuẫn giữa quy định của các văn bản pháp luật khác với các
quy định của hiến pháp thì thực hiện theo quy định của hiến pháp, nếu văn kiện của các tổ chức, đoàn thể
xã hội có nội dung trái với hiến pháp và các văn bản luật khác của nhà nước thì phải áp dụng quy định của
hiến pháp, của các văn bản luật.
Để bảo đảm được tính tối cao của hiến pháp đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay, theo chúng tôi,
cần chú ý những yêu cầu cơ bản sau:
Một!là, do vị trí và tính chất đặc biệt của hiến pháp trong hệ thống các văn bản pháp luật của đất
nước, theo chúng tôi, cần có thủ tục nhân dân bỏ phiếu trưng cầu về hiến pháp. Nghĩa là, sau khi được
Quốc hội chính thức thông qua, thì bản hiến pháp cần được đưa ra trưng cầu dân ý để cử tri cả nước biểu
thị ý chí của mình đối với bản hiến pháp hoặc chí ít là đối với những vấn đề quan trọng, còn nhiều tranh luận
được quy định trong hiến pháp. Điều này cũng thể hiện quyền lực tối cao của nhân dân. Là chủ thể quyền
lực nhà nước, nhân dân phải được trực tiếp thông qua hiến pháp, tự quyết định vận mệnh của mình. Nếu
“tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, thì việc nhân dân giao quyền cho ai, đến đâu,... phải do
nhân dân quyết định thông qua hiến pháp. Nói một cách cụ thể hơn, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan
nhà nước, của những người đại diện nhân dân do hiến pháp quy định phải được sự đồng ý của nhân dân.
Các cơ quan nhà nước, những người đại diện nhân dân chỉ được làm những gì mà nhân dân thông qua
hiến pháp và pháp luật cho phép, do vậy, họ phải quản lý xã hội bằng pháp luật chứ không phải bằng ý chí chủ quan của mình.
Hai!là, về mặt kỹ thuật, hiến pháp cần được xây dựng như một văn bản mẫu, tránh việc dùng các
thuật ngữ không thống nhất trong hiến pháp. Chẳng hạn, hiến pháp khi quy định về nhiệm vụ và quyền hạn
của Quốc hội là thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo hiến pháp (Điều 84), nhưng đối với Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội thì lại là giám sát việc thi hành hiến pháp (Điều 91), lẽ ra trong cả hai trường hợp đều dùng chữ
thực hiện thì sẽ khái quát và thống nhất hơn; Quốc hội làm hiến pháp, làm luật (Điều 84), Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh (Điều 91), Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định (Điều 106), nếu tất
cả đều dùng chữ ban hành thì thống nhất hơn; Chủ tịch nước công bố hiến pháp, luật..., ra l tổng ệnh động
viên..., ban bố tình trạng khẩn cấp... (Điều 103), nếu tất cả đều dùng chữ công bố sẽ hợp lý hơn.
Ba!là,!sau khi hiến pháp được ban hành phải nhanh chóng chi tiết, cụ thể hóa những quy định của
hiến pháp bằng các văn bản luật khác, tạo cơ sở cho sự phát triển và hoàn thiện của toàn bộ hệ thống pháp
luật. Đồng thời, phải tiến hành giải thích chính thức đối với những quy định của hiến pháp, đặc biệt là những
quy định dễ gây ra sự nhận thức không thống nhất.
Bốn!là, cần thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với công tác tổ chức và hoạt động của tất cả các cơ
quan nhà nước, thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp đối với các văn bản
pháp luật của các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, kể cả của các cơ quan nhà nước cao
nhất. Đồng thời, cũng phải kiểm tra, giám sát đối với hoạt động và văn bản của các tổ chức, đoàn thể xã hội
trong đất nước. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa hiến pháp với các văn bản khác thì phải nhanh
chóng khắc phục và xử lý kiên quyết những văn bản được ban hành trái hiến pháp.
Mặc dù hiến pháp hiện hành ở nước ta đã giao cho Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc
tuân theo hiến pháp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành hiến pháp, nhưng trên thực tế, hiệu
quả hoạt động giám sát của hai cơ quan này đối với việc thực hiện hiến pháp chưa cao. Do vậy, theo chúng
tôi, nên chăng hiến pháp nước ta cần quy định một cơ chế giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước
trong việc tôn trọng và thực hiện hiến pháp. Hoặc nghiên cứu thành lập một cơ quan có thể là Hội đồng hay
Uỷ ban bảo hiến hoặc Toà án hiến pháp (thuộc Quốc hội) thay mặt nhân dân chỉ chuyên làm nhiệm vụ giám
sát việc thực hiện hiến pháp (kể cả đối với Quốc hội) để bảo vệ tính tối cao của hiến pháp. Về cơ quan này,
cần phải tiếp tục nghiên cứu trên nhiều bình diện, nhưng sơ bộ về mặt cơ cấu (thành phần), để phù hợp với
thể chế chính trị nước ta hiện nay, chúng tôi cho rằng, cơ quan này có thể gồm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản
Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cựu Chủ tịch nước, cựu Chánh án Toà
án nhân dân tối cao, cựu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cùng một vài chuyên gia nữa. Sự phán
quyết của cơ quan này về tính hợp hiến của một văn bản hay một hoạt động cụ thể nào đó là không thể thay
đổi và văn bản hay hoạt động cụ thể vi hiến đó cần phải được đình chỉ, huỷ bỏ hoặc chấm dứt. Chúng ta cần
tránh tình trạng tính tối cao của hiến pháp bị vi phạm nhưng Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không
có biện pháp xử lý. Chẳng hạn, Hiến pháp năm 1980 quy định việc khám, chữa bệnh không mất tiền, nhưng
Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989 lại quy định người bệnh phải nộp viện phí. Hay Hiến pháp năm
1992 quy định rừng núi thuộc sở hữu toàn dân, nhưng Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 lại quy định
lâm sản của rừng trồng thì thuộc về người trồng... Trong những trường hợp trên, theo chúng tôi, khi ban
hành luật, nếu chúng ta đồng thời sửa các quy định của hiến pháp cho phù hợp với tình hình mới thì tốt biết bao.
Bảo đảm tính tối cao của hiến pháp trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam là yêu
cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một mặt, nhằm bảo đảm quyền lực tối cao của nhân dân, tôn trọng ý chí
và nguyện vọng của nhân dân; mặt khác, nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật xã hội chủ
nghĩa, tạo điều kiện cho sự phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật, làm cơ sở để thiết lập trật tự pháp
luật, xây dựng nhà nước pháp quyền, củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa./.
ĐỂ HIẾN PHÁP MỚI NHANH ĐI VÀO CUỘC SỐNG GS.TS Mai Hồng Quỳ
Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TPHCM
(Nguồn:http://baodientu.chinhphu.vn/Trien-khai-Hien-phap-2013/De-Hien-phap-moi-di-nhanh-vao-cuoc- song/190936.vgp)
– Tại Hội nghị toàn quốc triển khai thi hành Hiến pháp ngày 8/1/2014, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Sinh Hùng nhấn mạnh đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả một hệ thống chính trị trong năm 2014.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua là bản Hiến
pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập
quốc tế trong thời kỳ mới.
Xây dựng một bản Hiến pháp “vang vọng tiếng dân” đã khó, nhưng khó khăn không kém là việc triển
khai thi hành Hiến pháp, đưa các điều khoản của Hiến pháp vào thực tiễn của cuộc sống; và đó mới là mục
đích của việc xây dựng Hiến pháp.
Để việc triển khai thi hành Hiến pháp nhanh chóng và có hiệu quả, người viết đề xuất một số biện pháp sau.
Rà!soát,!sửa!đổi,!bổ!sung!hoặc!ban!hành!mới!các!văn!bản!quy!phạm!pháp!luật!phù!hợp!với!Hiến pháp
Theo đó, cơ quan Trung ương và địa phương tiến hành rà soát toàn diện, đồng bộ các văn bản
pháp luật đã ban hành để phát hiện những quy định trái Hiến pháp phải bị dừng thi hành, sửa đổi, bổ sung,
bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản pháp luật để cụ thể hóa những quy định mới của Hiến pháp.
Ưu tiên sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy Nhà nước và các
thiết chế khác trong hệ thống chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; lập danh
mục xác định lộ trình hoàn thiện hệ thống pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục,
khoa học, công nghệ và môi trường, bảo vệ Tổ quốc, đối ngoại và hợp tác quốc tế.
Triển!khai!thực!hiện!những!điều!khoản!của!Hiến!pháp!mà!không!cần!phải!chờ!văn!bản!hướng!dẫn
Bên cạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các luật, pháp lệnh, các văn bản quy
phạm pháp luật để cụ thể hóa Hiến pháp, khắc phục tình trạng các qui định của Hiến pháp, nhất là quyền
hiến định qui định trong chương “Quyền con người”, “Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân” phải chờ
luật cụ thể hóa, các cơ quan Nhà nước cần xem xét, phân loại các chương, điều, khoản của Hiến pháp. Với
những qui định, những điều, khoản đã rõ ràng thì cần áp dụng trực tiếp mà không cần chờ các văn bản
hướng dẫn (nhìn chung, trừ các quyền có qui định “việc thực hiện các quyền này do luật định”, “việc thực
hiện các quyền này do pháp luật quy định”, “…theo luật định”, “…theo quy định của pháp luật”, các qui định
về quyền con người, quyền công dân cần được triển khai thực hiện ngay mà không cần chờ văn bản hướng dẫn).
Điều!chỉnh!chức!năng,!nhiệm!vụ,!quyền!hạn!của!các!cơ!quan!Nhà!nước!phù!hợp!với!các!qui!định của!Hiến!pháp!
Các thiết chế hiến định như Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viê•n Kiểm sát
Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục hoạt động cho đến khi Quốc hội khóa XIV bầu ra các cơ
quan mới theo quy định của Hiến pháp.
Tương tự như vậy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân được thành lập theo quy định của Luâ•t Tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với Hiến pháp.
Từ 1/1/2014, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viê•n Kiểm sát Nhân dân Tối cao,
Kiểm toán Nhà nước, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
mình được quy định trong Hiến pháp.
Cũng từ 1/1/2014, những công việc đang được cơ quan Nhà nước giải quyết theo quy định của
Hiến pháp năm 1992 mà thẩm quyền này được giao cho cơ quan Nhà nước khác thực hiện theo quy định
của Hiến pháp sửa đổi thì phải chuyển giao cho cơ quan Nhà nước đó để tiếp tục giải quyết.
Tuyên!truyền!sâu!rộng!nội!dung!của!Hiến!pháp
Chỉ khi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân hiểu sâu sắc về Hiến pháp
thì đây sẽ là cơ sở bảo đảm Hiến pháp được thực thi nghiêm túc và hiệu quả. Vì vậy, việc nâng cao nhận
thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và các
tầng lớp nhân dân, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài về Hiến pháp là nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Cơ quan Nhà nước các cấp, MTTQVN và các cơ quan hữu quan khác tổ chức tuyên truyền sâu
rộng nội dung của Hiến pháp tại cơ quan, tổ chức và địa phương mình nhằm nâng cao nhận thức và ý thức
chấp hành Hiến pháp, bảo đảm Hiến pháp được tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành trong tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội.
Các cơ quan thông tấn, báo chí có kế hoạch tuyên truyền bằng nhiều hình thức thích hợp để tuyên
truyền nội dung của Hiến pháp, nhất là những điểm mới được bổ sung; tổ chức tập huấn báo cáo viên,
tuyên truyền viên về Hiến pháp; giới thiệu, phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp đến mọi tầng lớp nhân dân.
Rõ ràng, một vấn đề rất quan trọng là nâng cao khả năng tiếp cận quyền của người dân. Hiến pháp,
pháp luật đã ghi nhận các quyền cơ bản nhưng việc người dân có thể tiếp cận, sử dụng Hiến pháp, pháp
luật để bảo vệ quyền của mình hay không phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết, cơ chế, thủ tục bảo đảm thực
thi các quyền. Vấn đề này đặt ra trách nhiệm đối với các cơ quan Nhà nước, từ việc phổ biến, tuyên truyền
các nội dung mới của Hiến pháp đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính, tổ chức bộ
máy để bảo đảm thực thi. Mặt khác, phải tuyên truyền, phổ biến làm cho toàn dân quan tâm đến việc thực
hiện Hiến pháp, trong đó có việc thực hiện và bảo vệ quyền lợi hiến định của chính họ, vì nhân dân chính là
chủ thể thực thi và giám sát việc thực thi Hiến pháp.
Hiến pháp là văn kiện chính trị-pháp lý có vai trò đặc biệt quan trọng không những đối với Nhà nước
mà cả hệ thống chính trị. Các thế lực thù địch luôn lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước. Vì thế, các cơ
quan làm công tác tư tưởng, văn hóa, báo chí, xuất bản, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức đảng, các nhà
khoa học cần đi đầu trong việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù định; góp phần tạo sức đề
kháng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân phê phán những nhận thức sai trái, lệch lạc, mơ hồ về Hiến pháp.
Chỉnh!lý,!biên!soạn!lại!sách!giáo!khoa,!giáo!trình,!tài!liệu!nghiên!cứu,!giảng!dạy!về!Hiến!pháp!và pháp!luật!
Các viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục, đào tạo, nhất là các viện nghiên cứu về Nhà nước và
pháp luật, các trường đại học và các cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung, cập
nhật các quy định mới của Hiến pháp để có kế hoạch biên soạn lại sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu nghiên
cứu, giảng dạy về Hiến pháp. Mặt khác, cần đẩy mạnh việc phổ biến, tuyên truyền Hiến pháp phục vụ công tác đối ngoại.
Vì triển khai thi hành Hiến pháp là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, nên các cấp, các ngành, cơ
quan, tổ chức, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch việc thực thi ở cấp, ngành, cơ quan, đơn vị mình;
thường xuyên đôn đốc, kịp thời tháo gỡ vướng mắc phát sinh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong quá
trình tổ chức triển khai thực hiện Hiến pháp để các quy định của Hiến pháp được thực hiện nghiêm minh, sớm đi vào thực tiễn.
KHẨN TRƯƠNG THI HÀNH HIẾN PHÁP ĐỒNG BỘ,
THỐNG NHẤT VÀ HIỆU QUẢ
(Nguồn:http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tuyentruyenhienphap/item/22093802-khan-truong-trien-khai-thi-
hanh-hien-phap-dong-bo-thong-nhat-va-hieu-qua.html)
Sáng 8-1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai thi hành
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam.
Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội; Lê Hồng Anh, Thường
trực Ban Bí thư; Đinh Thế Huynh, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Xuân Phúc, Phó
Thủ tướng Chính phủ; và đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch QH chủ trì Hội nghị.
Tham dự hội nghị, có các đồng chí lãnh đạo QH, Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH; lãnh đạo các bộ, ban,
ngành Trung ương và một số địa phương.
Ban Tổ chức cho biết, Hội nghị quan trọng lần này nhằm quán triệt, phổ biến những nội dung cơ bản
của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam vừa được QH Khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6; đồng thời,
quán triệt, triển khai Chỉ thị của Ban Bí thư, Nghị quyết của QH, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ QH về
việc triển khai thi hành Hiến pháp.
Phát biểu ý kiến khai mạc Hội nghị, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Hiến pháp là đạo
luật gốc, là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất của nước ta. Sau khi Hiến pháp được QH thông qua,
nhiệm vụ quan trọng là tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp, bảo đảm cho từng nội dung của Hiến pháp
thật sự đi vào đời sống, tạo sự chuyển biến sâu rộng và tích cực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Đây là nhiệm vụ quan trọng, có liên quan trực tiếp và ảnh hưởng sâu rộng đến toàn hệ thống chính trị.
Quá trình triển khai thi hành Hiến pháp đòi hỏi sự tham gia tích cực, nghiêm túc của nhân dân, tất cả các
cấp, các ngành, bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của chính
quyền, sự phối hợp của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Chủ tịch QH đề nghị cần khẩn trương tổ
chức triển khai thi hành Hiến pháp đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, kịp thời tuyên truyền, phổ biến sâu rộng
tinh thần và nội dung Hiến pháp, giá trị khoa học và thực tiễn của Hiến pháp đến các tầng lớp nhân dân
nhằm nâng cao nhận thức về Hiến pháp, ý thức chấp hành và bảo vệ Hiến pháp, bảo đảm cho Hiến pháp
được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh trong đời sống xã hội.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe đồng chí Đinh Thế Huynh, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư phổ biến
Chỉ thị số 32-CT/T.Ư của Ban Bí thư về triển khai thi hành Hiến pháp và định hướng công tác tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp.
Trong Chỉ thị, Ban Bí thư nhấn mạnh: Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ, Đảng
đoàn và ban cán sự đảng các cơ quan tư pháp, các bộ, ngành ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng
đoàn MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cần tổ chức quán triệt và chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, tổ chức
liên quan thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết 64/2013/QH13 của QH quy định
một số điểm thi hành Hiến pháp của Ủy ban Thường vụ QH. Khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thi
hành Hiến pháp của cơ quan, tổ chức mình, trong đó xác định rõ các nội dung, hoạt động cụ thể, lộ trình và
kế hoạch ban hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực được giao phụ trách; các điều kiện bảo đảm cho
việc phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực thi Hiến pháp.
Đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: Các cấp ủy, tổ chức đảng đưa nội dung này vào sinh hoạt
của chi bộ, đảng bộ để quán triệt trong toàn thể cán bộ, đảng viên về mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của
việc tuân thủ và chấp hành Hiến pháp cũng như nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân trong triển khai thi hành Hiến pháp.
Việc học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Hiến pháp cần được tổ chức bài bản, khoa học, giúp
cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nắm vững nội dung cơ bản của Hiến pháp, nâng cao nhận thức,
ý thức tự giác tôn trọng và chấp hành Hiến pháp. Đồng thời phải nắm diễn biến tình hình tư tưởng trong quá
trình triển khai thực hiện Hiến pháp; kịp thời định hướng tư tưởng và dư luận, xử lý những vấn đề nổi cộm,
phức tạp. Các cơ quan làm công tác tư tưởng, văn hóa, báo chí, xuất bản đi đầu trong đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch; góp phần tạo sức đề kháng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân phê phán
những nhận thức sai trái, lệch lạc, mơ hồ về Hiến pháp. Đấu tranh chống những luận điệu, quan điểm xuyên
tạc, phá hoại việc thực hiện Hiến pháp, phủ nhận những nội dung cốt lõi, những điểm bổ sung, điểm mới
của Hiến pháp sửa đổi.
Các đại biểu đã nghe Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu trình bày báo cáo về "Những nội dung cơ bản
của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam"; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý trình bày Kế
hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp.
Phát biểu ý kiến bế mạc Hội nghị, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu việc triển khai thi hành
Hiến pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành trong năm 2014 và các năm tiếp
theo với tinh thần kịp thời, đồng bộ, toàn diện, thống nhất, hiệu quả và tiết kiệm. Toàn hệ thống chính trị của
cả nước đang vào cuộc tích cực triển khai thi hành Hiến pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng, và phấn đấu đạt
và vượt tiến độ đề ra. Định kỳ sáu tháng, một năm, xây dựng báo cáo kết quả thi hành Hiến pháp gửi đến
Ủy ban Thường vụ QH và Chính phủ để tổng hợp.
Trong quá trình triển khai thi hành Hiến pháp cần bảo đảm nguyên tắc sự lãnh đạo tập trung, thống
nhất của Đảng, sự tham gia phối hợp nghiêm túc, khẩn trương của tất cả các cơ quan, các ngành, các cấp,
các tổ chức, đơn vị các địa phương và đặc biệt đề cao vai trò cơ quan thông tấn báo chí trong công tác tư
tưởng, tuyên truyền. Ủy ban Thường vụ QH, Chính phủ, Ban Tuyên giáo T.Ư là các cơ quan trực tiếp chỉ
đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ triển khai thi hành Hiến pháp.
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM *
________________________________ Số 32-CT/TW
Hà!Nội,!ngày!03!tháng!01!năm!2014 CHỈ THỊ CỦA BAN BÍ THƯ
về triển khai thi hành Hiến pháp
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam _______
Ngày 28-11-2013, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2014.
Hiến pháp là văn kiện đặc biệt quan trọng, phản ánh ý chí của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, tạo
cơ sở chính trị - pháp lý vững chắc cho công cuộc xây dựng, bảo vệ, phát triển và hội nhập quốc tế của đất
nước trong thời kỳ mới. Việc triển khai thi hành Hiến pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn bộ
hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.
Để việc triển khai thi hành Hiến pháp có hiệu quả, chặt chẽ, nghiêm túc, bảo đảm chất lượng và thống
nhất, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân các
cấp tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau :
1- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, đảng đoàn và ban cán sự đảng các cơ quan tư
pháp, các bộ, ngành ở Trung ương, các tỉnh uỷ, thành uỷ, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị - xã hội tổ chức quán triệt và chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiêm túc thực hiện các
nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết số 64/2013/QH13 của Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội. Khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp của cơ quan, tổ chức
mình, trong đó xác định rõ các nội dung, hoạt động cụ thể, lộ trình và kế hoạch ban hành các văn bản pháp
luật trong lĩnh vực được giao phụ trách, các điều kiện bảo đảm cho việc phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực thi Hiến pháp.
Các cấp uỷ, tổ chức đảng đưa nội dung này vào sinh hoạt của chi bộ, đảng bộ để quán triệt trong toàn
thể đảng viên về mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của việc tôn trọng, tuân thủ và chấp hành Hiến pháp cũng
như nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình trong việc triển khai thi hành Hiến pháp.
2- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp, Ban cán sự đảng Bộ
Thông tin và Truyền thông biên soạn tài liệu, tổ chức bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về
Hiến pháp; chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương có kế hoạch tuyên truyền
bằng nhiều hình thức thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi để phổ biến sâu rộng tinh thần và các nội dung cơ
bản, những điểm mới được sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp đến các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài; nâng cao nhận
thức của nhân dân về Hiến pháp, tôn trọng và chấp hành Hiến pháp, ý thức trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp và