Tài liệu tham khảo - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Là những mối liên hệ khách quan , phổ biến , bản chất , bền vững , tất yếu giữa các đối tượng và nhất định tác động khi có các điều kiện,phù hợp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Qui luật
- Là những mối liên hệ khách quan , phổ biến , bản
chất , bền vững , tất yếu giữa các đối tượng và nhất
định tác động khi có các điều kiện,phù hợp Tính chất
Tính khách quan : mối liên hệ phổ biến là cái vốn có , tồn
tại độc lập với con người , con người chỉ nhận thức sự vật
thông qua các mối liên hệ vốn có của nó .
Ví dụ : mối liên hệ ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau
giữa cung và cầu hàng hóa trên thị trường , mối liên hệ
tất yếu giữa các khái niệm trong quá trình tư duy của con
người đều là những mối liên hệ khách quan , tồn tại độc
lập không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người .
Tính phổ biến : bất kì nơi đâu trong tự nhiên , trong xã hội
và trong tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng ,
chúng giữ những vị trí , vai trò khác nhau trong sự vận
động , chuyển hoá của các sự vật , hiện tượng .
Sự vật nào , hiện tượng nào , không gian nào , thời gian
nào cũng có mối liên hệ .
Ví dụ : mỗi cơ thể sống là một hệ thống cấu trúc tạo nên
khả năng tự trao đổi vật chất với môi trường nhờ đó mà
nó tồn tại , phát triển , đồng thời bản thân môi trường
sống cũng là 1 hệ thống được tạo thành từ nhiều yếu tố
lớp , phân hệ trực tiếp và gián tiếp .
Tính đa dạng : mọi sư vật , hiện tượng đều có những mối
liên hệ cụ thể và chúng có thể chuyển hóa cho nhau , ở
những điều kiện khác nhau thì mối liên hệ có tính chất và vai trò khác nhau . Phâ n loại quy luật:
- Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét bao
gồm: ( một slide riêng)
+ Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các
mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật.
+ Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là
mâu thuẫn diễn ra trong mối quan hệ sự vật đó với các sự vật khác.
- Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của
toàn bộ sự vật bao gồm: (một slide riêng)
+ Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của
sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của
sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại các sự vật.
Mâu thuẫn này làm cho sự vật thay đổi cơ bản về chất.
+ Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng
cho một phương diện nào đó của sự vật, nó không quy
định bản chất của sự vật. Mâu thuẫn này không làm cho
sự vật thay đổi căn bản về chất.
- Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và
phát triển của sự vật trong một giai đoạn nhất định bao gồm: (một slide riêng)
+ Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu của
một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật và chi phối
các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó.
“ Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ
chặt chẽ với nhau. Mâu thuẫn chủ yếu có thể là một hình
thức biển hiện nổi bật của mâu thuẫn cơ bản hay là kết
quả vận động tổng hợp của các mâu thuẫn cơ bản ở một
giai đoạn nhất định.”
Việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu tạo điều kiện
giải quyết từng bước mâu thuẫn cơ bản.
+ Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn
tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của sự vật
nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối.
Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu là góp phần vào việc
từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.
- Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích bao gồm: (một slide riêng)
+ Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai
cấp những tập đoàn người, có lợi ích cơ bản đối lập
nhau. Như là: Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa vô sản với tư sản....
+ Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những
lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau,
chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời.
- “Việc phân biệt mâu thuẫn đối kháng và không đối
kháng có ý nghĩa trong việc xác định đúng phương
pháp giải quyết mâu thuẫn.”
Giải quyết mâu thuẫn đối kháng phải bằng
phương pháp đối kháng.
*Phân tích và nêu ý nghĩa phương pháp luận của quy luật
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
1. Cơ sở lý luận:
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập thể hiện bản chất, là hạt nhân của phép biện
chứng duy vật, bởi quy luật đề cập tới vấn đề cơ bản
và quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật –
vấn đề nguyên nhân, động lực của sự vận động và phát triển.
2. Các khái niệm:
Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ các bộ phận,
các thuộc tính... có khuynh hướng biến đổi trái
ngược nhau, nhưng cùng tồn tại khách quan trong
mỗi sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy.
VD: Trong cơ thể người có hoạt động tự nhiên ăn
và bài tiết cùng tồn tại khách quan, trong thực vật
có hai quá trình quang hợp và hô hấp,...
Mâu thuẫn biện chứng (gọi tắt là mâu thuẫn) là
khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo
cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi,
vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
Yếu tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là các mặt
đối lập, các bộ phận, các thuộc tính,... có khuynh
hướng biến đổi trái ngược nhau, vừa đấu tranh lẫn
nhau tạo nên trạng thái ổn định tương đối của sự vật hiện tượng.
VD: Nhân vật phản diện và chính diện tồn tại thống
nhất và đấu tranh lẫn nhau trong tác phẩm nghệ
thuật, mối quan hệ qua lại giữa sản xuất và tiêu
dùng trong hoạt động kinh tế xã hội,...
3. Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập:
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống
nhất với nhau, vừa đấu tranh lẫn nhau tạo nên trạng
thái ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm
dùng để chỉ sự liên hệ giữa chúng và được thể hiện ở việc:
• Thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa
vào nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại, không có
mặt này thì ko có mặt kia.
• Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân
bằng nhau thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang
hình thành với cái cũ chưa mất hẳn.
• Thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng,
đồng nhất do trong các mặt đối lập còn tồn tại
những yếu tố giống nhau.
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập có tính tạm
thời, tương đối, có điều kiện, nghĩa là sự thống nhất
đó chỉ tồn tại trong trạng thái đứng im tương đối
của sự vật, hiện tượng.
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm
dùng để chỉ sự tác động qua lại theo hướng bài trừ,
phủ định lẫn nhau giữa chúng.
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập phát triển làm
mâu thuẫn ngày càng trở nên sâu sắc và khi đến
một mức độ nhất định, trong điều kiện nhất định thì
mâu thuẫn được giải quyết, sự vật, hiện tượng chuyển hóa.
Sự vật, hiện tượng mới ra đời tự nó lại có mặt đối
lập mới, có mâu thuẫn mới, có quá trình thống nhất
và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập có tính tuyệt
đối, nghĩa là đấu tranh phá vỡ sự ổn định tương đối
của chúng dẫn đến sự chuyển hóa về chất của chúng.
Tóm lại: Mọi đối tượng đều bao gồm những mặt,
những khuynh hướng, lực lượng... đối lập nhau tạo
thành những mâu thuẫn trong chính nó; sự thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguyên nhân, động lực
bên trong của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ
mất đi và cái mới ra đời. VD:
Trong kháng chiến chống Pháp, mâu thuẫn giữa nhân
dân và thực dân pháp được đẩy lên đến đỉnh điểm,
tạo động lực cho dân ta đấu tranh và kết quả là khai
sinh ra nhà nước Việt Nam dân chủ.
Sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị
đã tạo nên một hình thái xã hội mới. Sự hình thành
của xã hội mới lại làm phát sinh những mâu thuẫn mới trong xã hội đó.
4.Ý nghĩa phương pháp luận:
- Thứ nhất: thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn
trong sự vật, hiện tượng.
Từ đó giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy
luật, điều kiện khách quan
Thứ hai: Phân tích mâu thuẫn cần bắt đầu từ việc
xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng loại
mâu thuẫn, xem xét vai trò, vị trí, mối quan hệ giữa
các mau thuẫn và điều kiện chuyển hóa
Từ đó biết phân tích mâu thuẫn một cách cụ thể và
đề ra phương pháp giải quyết.
Thứ ba: Nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu
thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Không điều hòa mâu thuẫn cũng như không
nóng vội hay bảo thủ, bởi khi giải quyết mâu
thuẫn chngs ta cần phụ thuộc vào điều kiện đủ và chín mùi hay chưa.
5. Liên hệ bản thân
CÂU KẾT MỞ RỘNG Ý (nếu thấy bài ppt đã dài thì có
thể bỏ phần này)
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng trong đời sống vì ở
bất cứ đâu cũng đều có mâu thuẫn.
Như đã nói ở trên, quy luật mâu thuẫn là nguồn gốc,
động lực cho sự phát triển và cuộc sống là một chuỗi
sự vật, hiện tượng phát triển không ngừng theo thời
gian. Vì vậy, em cảm thấy cuộc sống của bản thân
cũng chịu sự tác động rất lớn từ quy luật này.
Chính bởi thế, em nghĩ mình cần phải biết áp dụng
quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
vào mọi thực tiễn đời sống để có thể ngày càng hoàn
thiện mình hơn, thúc đẩy sự phát triển của bản thân.
Ví dụ như em sẽ vận dụng quy luật mâu thuẫn vào
quá trình học tập của bản thân. Học là một quá trình
phát triển tri thức, tư duy và áp dụng chúng vào trong
đời sống thực tế. Vậy nên quá trình học cũng tồn tại
sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập để
tạo nên những cái mới, những kiến thức nhằm phát
triển năng lực mỗi cá nhân. Và trong sự nghiệp học
tập của mình, em đã vận dụng quy luật này bằng cách
thừa nhận và tôn trọng mâu thuẫn.
Đối với em, tôn trọng mâu thuẫn trong học tập chính
là phải tìm hiểu đầy đủ các thông tin cần thiết để
phục vụ cho quá trình học của mình. Chẳng hạn để
chuẩn bị trở thành một sinh viên năm nhất, em đã tìm
hiểu đầy đủ chương trình học của mình, xác định
định hướng và mục tiêu của bản thân để chọn ra
những môn học phù hợp, vạch ra kế hoạch học tập,
rèn luyện cho bốn năm đại học của mình và thực hiện
kế hoạch đó để đạt được đích đến mà bản thân đề ra.