Tài liệu tham khảo - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Về mặt kết cấu, ta có thể công thức hóa như sau:Lực lượng sản xuất + Quan hệ sản xuất => Phương thức sản xuất = Cách thức sản xuất vật chất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phương thức sản xuất:
KN: Phương thức sản xuất là những cách thức mà con người sử dụng để tiến hành
quá trình sản xuất xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định.
Về mặt kết cấu, ta có thể công thức hóa như sau:
Lực lượng sản xuất + Quan hệ sản xuất => Phương thức sản xuất = Cách thức sản xuất vật chất.
Phép “+” ở đây không phải là phép cộng giản đơn, mà là biểu thị mối quan hệ biện
chứng, gắn bó xoắn xuýt lẫn nhau giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Vd: ở giai đoạn phong kiến thì ngta sản xuất lương thực bằng công cụ thô sơ con người
dùng trâu kéo cày nuôi trồng ít có kỉ thuật lương thực tạo ra tự cung tự cấp cũng có trao đổi nhưng rất ít.
ở mỗi giai đoạn lịch sử sẽ có nhưng phương thức sx đặc trưng nhất định
Nguyên thủy: đánh bắt tự nhiên thô sơ làm chung ăn chung
Tư bản thì quan trọng trình độ cn công nghệ cao
Phương diện sản xuất gồm: 2 phương diện cơ bản kỹ thuật và kinh tế. Hai phương
diện này gắn bó chặt chẽ với nhau
Phương diện kỹ thuật sẽ chỉ ra quá trình sản xuất được tiến hành bằng cách thức kĩ thuật, công nghệ nào.
Phương diện kinh tế sẽ chỉ ra quá trình sản xuất được tiến hành bằng cách thức tổ chức kinh tế nào.
VD: Nông nghiệp phong kiến truyền thống dùng công cụ thủ công đơn giản về phương
diện kinh tế thì có quy mô nhỏ và khép kín.
Kết cấu của phương thức sản xuất: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất với một trình độ nhất
định và quan hệ sản xuất tương ứng tạo thành cách thức sản xuất ở một gia đoạn lịch sử nhất định.
Vai trò của phương thức sản xuất:
Phương thức sx sẽ có vai trò quyết định đối với trình độ phát triển của nền sản
xuất xã hội từ đó dẫn đến quyết định trình độ phát triển của đời sống xã hội và mọi
mặt của đời sống xã hội.
VD thời xưa sx nông nghiệp dùng sức ng công cụ thì cuốc xẻng cày kéo thì dùng
trâu nên sản phẩm làm ra ít trao đổi mua bán nên đây là nền sx thủ công nhỏ lẻ
năng suất không được cao dẫn đến đời sống xã hội không được đảm bảo.
Nhờ phương thức sản xuất mà chúng ta có thể phân biệt được sự khác
nhau ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
Lực lượng sản xuất:
KN: lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức
mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người.
Kết cấu của lực lượng sản xuất gồm: người lao động và tư liệu sản xuất
Người lao động: là yếu tố con người có tri thức, sức khỏe, kinh nghiệm, kỹ năng
lao động và năng lực sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất của xã hội. vd:
công nhân, nông nhân, bác sĩ,....
Tư liệu sản xuất: Tư liệu lao động và đối tượng lao động
Tư liệu lao động: là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa
vào đó để tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao
động thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất của con người. Tư liệu lao
động gồm công cụ lao động và phương tiện lao động.
+ Phương tiện lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất, cùng với
công cụ lao động mà con người sử dụng để tác động lên đối tượng lao động
trong quá trình sản xuất vật chất.vd như cày, cuốc, xẻng, máy gặt, máy kéo.
+ Công cụ lao động là những phương tiện vật chất mà con người trực tiếp
sử dụng để tác động vào đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng nhằm tạo
ra của cải vật chất phục vụ nhu câu con người và xã hội. vd đường xá, bến
cảng, phương tiện lao động.
Đối tượng lao động: là những yếu tố vật chất của sản xuất mà lao động con
người dùng tư liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp
với mục đích sử dụng của con người.
+ đối tượng có sẵn trong tự nhiên: các loại khoáng sản trong lòng đất, tôm, cá ngoài biển,
đá ở núi, gỗ trong rừng nguyên thug... Loại đối tượng lao động này, con người chỉ cần
làm cho chúng tách khỏi mối liên hệ trực tiếp với tự nhiên là có thể sử dụng được. Chúng
là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp khai thác.
+ đối tượng đã qua chế biến như điện, xi măng. Loại này thường là đối tượng lao động của các
ngành công nghiệp chế biến. Vd:
Đặc trưng của lực lượng sản xuất
Trong các yếu tố làm nên lực lượng sản xuất thì con người là yếu tố cơ bản. Quyết định
và quan trọng nhất. Vì con người không chỉ sáng tạo ra công cụ và phương tiện lao
động, Đề ra kế hoạch, lựa chọn phương pháp lao động mà còn trực tiếp sử dụng công cụ
và phương tiện lao động để sáng tạo ra sản phẩm.
Công cụ lao động là yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất biểu hiện năng lực thực
tiễn của con người ngày một phát triển.
Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học ngày càng có vai trò quan trọng
dần trở thành nguyên nhân trực tiếp biển đổi cả sản xuất và đời sống. Và khoa học công
nghệ có thể được coi là đặc trưng của lực lượng sản xuất hiện đại.