Tài liệu triết học - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Tài liệu triết học - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đến với Thơ mới là đến với thế giới cảm xúc muôn cung nghìn bậc, thế giới nghệ thuật muôn
hình vạn trạng. Một Thế Lữ “rộng mở”, một Lưu Trọng Lư “mơ màng”, một Nguyễn Bính
“quê mùa”, một Hàn Mặc Tử “kì dị”… Họ đều là những cái tên không thể bỏ quên khi nhắc
về Thơ mới. Nhưng sẽ mãi mãi là thiếu sót, là chưa đủ nếu không có sự góp mặt của Xuân
Diệu. Xuân Diệu – nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Xuân Diệu – một trong ba đỉnh
cao của thơ mới. Những tên gọi đầy trân trọng ấy đã xác lập một chỗ đứng riêng cho Xuân
Diệu trong làng thơ, để đến tận hôm nay người đời vẫn không thôi nhắc đến và ngưỡng mộ.
“Vội vàng” là một trong sáng tác rất tiêu biểu, nói lên tiếng của một trái tim đang khát khao,
cuồng si với lẽ sống cuộc đời. Bài cũng chứa đựng cả nỗi trăn trở, khắc khoải, lo âu của Xuân
Diệu trước sự trôi nhanh vội vã của thời gian.
Bài thơ được in trong tập “Thơ Thơ” (1938) – đóa hoa đầu mùa đầy hương sắc làm rạng danh
một tài thơ thế kỉ. Có thể nói, đầu tiên “Vội vàng” là cái tôi đầy hân hoan, nồng nhiệt của
Xuân Diệu với từng dấu hiệu sự sống nhưng lại đầy âu lo, nuối tiếc của tác giả về sự ngắn
ngủi của kiếp người. Rồi khép lại bài thơ bằng niềm khát khao được tận hưởng cuộc sống tươi đẹp của nhà thơ.
Ở Xuân Diệu chúng ta thường bắt gặp một cá tính thơ khoáng đạt, khác biệt và đầy sáng tạo
có thể nói “có một không hai” trong thơ ca Việt Nam. Xuân Diệu đã mở màn cho “Vội vàng”
bằng bốn câu thơ ngũ ngôn mà nhìn qua tưởng chừng “lệch nhịp” với toàn bài.
Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Nói Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” quả không sai! Nếu như trong
thơ ca của những thi sĩ lãng mạn ngày xưa thiên đường là chốn bồng lai tiên cảnh, là nơi gió
trăng mây hoa thì theo Xuân Diệu cuộc sống gió trần gian mới là nơi đẹp nhất và căng mọng
nhựa sống nhất. Thơ ông luôn có một niềm say mê cảnh sắc trần gian, một niềm khát khao
giao cảm với đời, một lòng ham sống mãnh liệt. Nhà thơ muốn “tắt nắng, buộc gió” để giữ
mãi hương sắc của đất trời. Điệp ngữ “tôi muốn” được nhắc lại hai lần đã khẳng định ý
nguyện của cái “tôi” tha thiết muốn giữ lấy vẻ đẹp chóng tàn phai của thiên nhiên; đồng thời
làm nổi bật tâm hồn của một thi sĩ yêu đời, say mê thiên nhiên và trân trọng, nâng niu cuộc
sống.Lòng ham muốn lạ lùng ấy đã hé mở cho ta một lòng yêu bồng bột nhưng mãnh liệt,
đắm say đối với cái thế giới thắm sắc đượm hương này. Ước muốn đóng băng thời gian, chặn
vòng quay của vũ trụ, đảo ngược qui luật tự nhiên để giữ mãi vẻ đẹp của cuộc đời.
Có thể nói rằng, ở trong bốn câu thơ đầu người ta thấy nổi lên hai cái “tôi” rất thú vị, một cái
tôi ngông cuồng, mạnh mẽ dám thách thức cả tạo hóa, đất trời để đạt được khát vọng cá nhân.
Và một cái tôi cũng rất đỗi ngây thơ, hồn nhiên như một đứa trẻ, bồng bột và có những mộng
tưởng rất đỗi hoang đường, nhưng lại rất trẻ trung và tràn trề sức sống.
Sau 4 câu thơ mở đầu, bộc lộ khát vọng mãnh liệt, nồng nàn của nhà thơ về mùa xuân thì 9
câu thơ tiếp theo chính là bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đôi mắt tình tứ của Xuân
Diệu. Là một nhà thơ khát khao giao cảm với đời, sự mong muốn chiếm lĩnh vẻ đẹp thiên
nhiên của nhà thơ phải chăng xuất phát từ bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi thiên đường trần
thế đang mơn mởn non tơ:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa quả của động nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất ….
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân
Nhà thơ Thế Lữ đã từng nói: “Xuân Diệu say đắm với tình yêu và hăng hái với mùa xuân, thả
mình bơi trong ánh nắng, rung động với bướm chim, chất đầy trong tim mấy trời thanh sắc”
cũng bởi vậy mà ông đã cảm nhận về mùa xuân bằng tất cả sự tinh tế nhất của tâm hồn. Đó là
bức tranh thêu mà trong mỗi đường chỉ là một sử dụng công vô cùng khéo léo, tinh tế và sắc
sảo. Bức tranh hội tụ đầy đủ hương thơm, ánh sáng, màu sắc, âm thanh. Cảnh vật hiện lên đều
có đôi, có cặp: “ong bướm” – “tuần trăng mật”, “hoa” – “đồng nội xanh rì”, “lá”– “cành tơ
phơ phất”, “yến anh” – “khúc tình si”. Xuân Diệu đã dựng lên một bức tranh thiên nhiên với
những vẻ đẹp rất cụ thể, chúng được liệt kê bằng hàng loạt tình tứ đậm nhạt khác nhau cùng
cách ngắt nhịp đầy linh hoạt, biến hóa. Nếu các thi nhân xưa thường chỉ sử dụng thị giác để
cảm nhận vẻ đẹp của ngoại giới thì các nhà thơ mới trong đó có Xuân Diệu lại huy động tất cả
những giác quan để cảm nhận cảnh vật đất trời lúc sang xuân. Có lẽ do ảnh hưởng từ thơ ca
Phương Tây, Xuân Diệu đã sáng tạo ra những hình ảnh mới lạ in đậm phong cách nhà thơ.
Trong cảnh ấy có hình ảnh “tuần tháng mật” của loài ong bướm, chúng say mê trong mùa hoa
tựa như con người đang chìm đắm trong niềm hạnh phúc ban đầu. Ở đấy có hình ảnh “hoa của
đồng nội”, “lá của cành tơ” gợi sức sống mới trẻ trung, phơi phới, hứa hẹn một mùa trái chín.
Nếu như thi ca Trung Đại xưa luôn lấy thiên nhiên làm tiêu chuẩn cho vẻ đẹp con người thì
nay lầu son gác tía của thi pháp Trung Đại đã bị phá vỡ, chao đảo nói như nhà thơ Lưu Trọng
Lư: “Các cụ ta ưa cái màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh nhạt…cái cụ bâng khuâng vì
tiếng trùng đêm khuya, ta lại nao nao vì tiếng gà đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây
thơ, các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi, ta tì ta cho là mát mẻ như đứng trước một cánh
đồng xanh mướt. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình
muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi… cái tình
trong giây phút, cái tình ngàn thu…” Và Xuân Diệu là một trong những nhà thơ đã phá vỡ
tính quy phạm ấy qua hình ảnh “ánh sáng chớp hàng mi”. Những tia nắng xuân bừng sáng tựa
như cặp mắt của thiếu nữ đang chớp dưới hàng mi dày thật quyến rũ. Chính ánh sáng ấy đã
tưới lên cảnh vật nguồn nhựa sống mang đến cho bức tranh thiên nhiên năng lượng tràn trề,
thế mới hiểu những khao khát của Xuân Diệu hoàn toàn đúng đắn. Đặc biệt, qua điệp từ “này
đây” được nhắc lại đến 5 lần khiến những câu thơ giống như một chuỗi tiếng reo vui của tác
giả khi phát hiện ra thiên đường trên mặt đất. Giống như Pautopxki từng nói: “Niềm vui của
nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp”, Xuân Diệu cũng
vậy, với sự say mê và thích thú, ông đã biến thành một hướng dẫn viên du lịch đắm chìm
trong những lời giới thiệu để chào mời mọi người đến tận hưởng nơi đây. Bằng giọng thơ
mượt mà, êm dịu như một cánh hồng nhung, thiên đường trên mặt đất của Xuân Diệu không
phải là thế giới xa xăm, lạ lẫm mà là những điều thân quen ở quanh ta khi mùa xuân
đến.Được xem là: “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh) nên Xuân Diệu đã
kết lại bức tranh mùa xuân bằng hai câu thơ đầy gợi cảm:
Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Thiên đường trên mặt đất thắm sắc, ngát hương và tràn đầy ánh sáng nay được Xuân Diệu
khép lại bằng lối văn vô cùng độc đáo và gợi cảm. Tháng giêng thanh tân, diễm lệ, tràn đầy
ánh sáng, màu sắc, hương thơm đã trở thành “cặp môi gần” của người tình. Chỉ với một chữ
“ngon” chuyển đổi cảm giác cho ta thấy tình yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng si của thi sĩ.
Ông bị ảnh hưởng rất rõ rệt trường phái thơ tượng trưng Pháp, trong một bài thơ khác ông
cũng đã vẫn dụng sự tương giao của các giác quan:“Đã nghe rét mướt luồn trong gió/Đã vắng
người sang những chuyến đò”
Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện rất rõ qua hai câu thơ:
Tôi sung sướng. Nhưng tôi vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân
Đang ở đỉnh điểm của hạnh phúc, tâm hồn của nhà thơ bỗng trỗi dậy nỗi lo âu trước cái
mong manh, chóng vánh của cuộc đời. Thi nhân chợt nhận ra qui luật khắc nghiệt của dòng
chảy thời gian “tất cả sẽ qua đi, tất cả sẽ lụi tàn”. Hai tâm trạng trái ngược, nhưng dồn nén
trong một câu thơ “Tôi sung sướng. Nhưng tôi vội vàng một nửa”. Về hình thức đây là một
cấu trúc đặc biệt bởi nó ngắt thành hai câu chứa đựng hai tâm trạng, hai cảm xúc hoàn toàn
trái ngược sung sướng – vội vàng. Nhưng điều mà Xuân Diệu muốn diễn tả ở đây là “vội
vàng một nửa”. Xuân Diệu thật lạ , nhà thơ không chỉ tiếc nuối những cái dĩ vãng đã qua mà
còn tiếc nuối ngay cả những cái đang hiện hữu. Mùa xuân chưa qua mà Xuân Diệu đã cảm
thấy tiếc nhớ, đây quả là một trái tim quá nhạy cảm với những chuyển biến của thời gian cũng
là một tâm hồm đa sầu, đa cảm. Bằng ngôn ngữ rất đỗi Phương Tây nhưng cũng chẳng kém
phần gần gũi, thân thuộc, Xuân Diệu đã mang đến cho người đọc một giọng thơ lạ, một cách
cảm nhận về mùa xuân thật nồng nàn, tha thiết.
Không chỉ dừng lại ở việc thể hiện tình yêu tha thiết của mình đối với cuộc sống nơi thiên
đường hạ giới mà thi nhân còn thể hiện nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người và sự
qua nhanh của thời gian qua 17 câu tiếp theo. Trước tiên đó là quan niệm hết sức độc đáo:
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Chúng ta như chìm đắm vào trong từng vần thơ bởi cách tả vô cùng tinh tế, táo bạo khi đọc
thơ của Xuân Diệu. Sự trôi nhanh vội vã của thời gian để rồi tiếc nuối, lo sợ được nhà thơ
phát hiện. “Đương tới” - “đương qua”, “còn non - sẽ già” là lúc nhà thơ gọi tên các trạng thái
đối lập của thời gian. Trở về với những vần thơ trung đại thì sẽ thấy thời gian qua cách kể của
các thi nhân xưa nhận ra sự nhỏ bé, chóng qua của thời gian nhưng người đọc sẽ hiếm hoi
nhận thấy được lời than thở, buồn đau trong những câu thơ này. Tuy nhiên trong Thơ Mới cái
nhìn có sự thay đổi hơn, trước sự ngắn ngủi của đời người, không còn là vô tận mà tuyến tính
con người tỏ ra hoảng sợ, ý thức rõ ràng về điều này. Trước không gian mênh mông, con
người dường như thu mình lại khi thời gian chảy trôi nhanh, thấy bản thân trở nên bé nhỏ.
Mùa xuân hôm nay đẹp lung linh nhưng rồi mai đây nó cũng đến lúc phai tàn, già cỗi đi cùng
thời gian là điều không ai níu giữ lại được.
Chính vì cảm nhận được tuổi xuân của con người một đi không trở lại nên thi nhân thấy tiếc nuối, buồn đau:
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian
Vẫn là những từ ngữ mang màu sắc tương phản, Xuân Diệu đã đi từ mùa xuân của thiên nhiên
để mở ra mùa xuân của con người. Với giọng điệu như hờn giận, u hoài, Xuân Diệu đã đối lập
cái vô hạn của đất trời với cái hữu hạn của đời người. Đất trời thì còn mãi nhưng tuổi xuân
con người thì không, dường như thiên nhiên đã trở thành lực lượng đối kháng với con người.
Tác giả tiếc cho cái đẹp - cái hữu hạn của đời người nên giọng thơ trở nên hờn dỗi:
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất, những chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời
Xuân của bốn mùa thì tuần hoàn (xuân khứ, xuân lai, xuân bất tận) nhưng đời người chỉ có
một thời thanh xuân. Tuổi trẻ “chẳng hai lần thắm lại”. Vũ trụ đất trời thì vĩnh hằng, vô hạn,
trái lại đời người thì hữu hạn. Kiếp nhân sinh nhiều bi kịch. Ai cũng muốn trẻ mãi không già,
ai cũng muốn được sống mãi với tuổi xanh, tuổi hoa niên. Tiếng thơ cất lên như một lời than tiếc nuối.
Xuân Diệu ý thức được đời người quá ngắn ngủi nên ông đã nhìn bức tranh thiên nhiên mất vẻ tươi vui:
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi ….
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa
Thời gian thì rớm vị chia phôi, khắp không gian đâu đâu cũng vọng lên khúc chia li, lời than
thầm tiễn biệt. Vậy là vạn vật không thể cưỡng lại quy luật tàn phai nghiệt ngã của tạo hóa.
Chịu ảnh hưởng sâu sắc thuyết tương giao trong tượng trưng Pháp, Xuân Diệu chẳng những
đã đem đến những cảm nhận tinh tế rất mới, rất Tây, rất hiện đại về thời gian: “Mùi tháng
năm đều rớm vị chia phôi”. Thời gian vốn vô hình, vô ảnh, không mùi, không vị, đi vào thơ
Xuân Diệu bỗng có mùi, có vị chia phôi. Thơ trung đại, kể cả thơ mới cũng hiếm có câu thơ
nào có cách cảm nhận như vậy. Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính
mất mát. Mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát lớn lao. Sự tàn phai không chỉ đến
“khắp sông núi” mà còn ở từng cá thể. Một ngọn gió mùa xuân nhỏ bé, duyên dáng đang
vương vít với những cành cây chẳng muốn rời xa. Gió và cây đang thì thào lời tiễn biệt và gió
như giận hờn vì sớm phải chia tay. Tiếng chim đang hót rộn ràng bỗng đứt giữa chừng bởi lo
sợ độ phai tàn của cuộc thi sắp đến. Nghệ thuật nhân hóa kết hợp với những câu hỏi tu từ liên
tiếp như khẳng định thêm nỗi buồn của cảnh vật thiên nhiên khi xuân tàn và đó cũng là tâm
trạng bâng khuâng, tiếc nuối đến ngẩn ngơ của thi sĩ Xuân Diệu. Để rồi kết thúc đoạn thơ bằng một tiếng thốt:
Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa
Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm
Với nhịp thơ dồn dập, gấp gáp, cách ngắt nhịp biến hóa, ý thơ như hóa lời giục giã với mọi
người: hãy mau lên, vội vàng lên để tận hưởng những giây phút tuổi xuân, để sống có ý nghĩa
khi chưa mãn chiều xế bóng. Nỗi lo âu của nhà thơ về vòng quay của tạo hóa chợt bừng lên
thành tiếng thôi thúc, gấp gáp: “mau đi thôi”.
Xuân Diệu yêu đời, ham sống, nhưng trong thân phận của một thi nhân mất nước lúc bây
giờ, ông luôn lo sợ vì thấy cuộc đời ngắn ngủi, tuổi trẻ, tuổi xuân qua nhanh, nên ông “sống
vội vàng, sống cuống quýt” để tận hưởng cuộc đời của mình. Cách sống ấy của thi nhân đã
được nâng lên thành quan niệm, triết lí trong bài thơ “Vội vàng” như lời tự bạch của ông
trước cuộc đời. Và cao trào tình cảm của thi phẩm chính là lúc lòng yêu đời, ham sống của
nhà thơ bùng lên dữ dội, hối hả, cuồng nhiệt ở cuối bài: Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn …… ……
-Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!
Mở đầu khúc thơ cuối là câu thơ ba chữ được tách riêng ra đặt chính giữa khổ thơ. Cả sự
sống mới bắt đầu mơn mởn. Câu thơ làm nổi bật lên hình ảnh một cái tôi ham hố đang dang
rộng cánh tay ôm hết, ôm khắp, ôm trọn tất cả sự sống mơn mởn non tơ đang bày ra trước
mắt. Điệp ngữ “ta muốn” còn lặp đi lặp lại với mật độ dày đặc ở những câu tiếp theo. Hàng
loạt động từ mạnh theo trình tự tăng tiến lần lượt xuất hiện trong các dòng thơ: “ôm”, “riết”,
“say”, “thâu”, “cắn” là biểu hiện của tình yêu ngày càng say đắm mãnh liệt. Ôm trọn khắp,
riết thật chặt, say sưa mê đắm và đỉnh điểm là cắn. Xuân Diệu đã tận hưởng thiên nhiên như
tận hưởng ái tính. Hình ảnh “thâu trong một cái hôn nhiều” rất Tây. Đi liền đó là câu thơ thừa
thãi liên từ “và” : “và non nước, và cây, và cỏ rạng”. Chính sự lặp lại có vẻ như thừa thãi ấy
lại là một sáng tạo rất hiện đại của Xuân Diệu. Sự lặp lại liên tiếp liên từ “và” trong một dòng
hơ đã truyền đến người đọc một cảm xúc hăm hở cuồng nhiệt của một gã suy tình nhân đắm đuối.
Xuân Diệu tận hưởng sự sống mơn mởn như tận hưởng ái tình và phải đạt đến độ no nê, đã
đầy, chênh choáng. Nghĩa là phải thỏa thuê, ngây ngất, mê đi, lịm đi:
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Điệp từ “cho” với nhịp độ tăng tiến diễn tả Xuân Diệu muốn tận hưởng cuộc sống cho đến
“no nê”, “chếnh choáng”, “đã đầy”. Trong cảm xúc dạt dào, trước cuộc sống “mơn mởn” ấy,
Xuân Diệu nhận ra cuộc đời chỉ đẹp khi sống hết mình, khi đam mê hết mình, khi hoà hết
mình vào cái khoảnh khắc tươi đẹp nhất của tuổi đời con người - tuổi ra đúng là một gã si tình
chếnh choáng men say. Hàng loạt điệp từ “cho” liên tiếp lặp lại dồn đầy cảm xúc yêu đương
cuồng nhiệt, mãnh liệt đến vô biên,tuyệt đích.
Mỗi một lần khao khát “Ta muốn” thì lại đi liền với một động từ chỉ trạng thái yêu đương mỗi
lúc một mạnh mẽ, nồng nàn hơn và rồi đến cuối cùng, tác giả phải thốt lên:
-Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!
“Xuân hồng” hai từ thôi mà nghe sao mềm mại thể, nghe đằm thắm thế. Mùa xuân Hỡi xuân
hồng, ta muốn cắn vào ngươi! không chỉ còn là tên gọi mà mùa xuân trong thơ Xuân Diệu trở
nên có hồn, có sức sống. Mùa xuân ấy đẹp, ngọt ngào như đôi mỗi người thiếu nữ khiến “Ta
muốn cắn vào ngươi”. Mùa xuân là cái hữu hình, làm sao thi nhân có thể cắn? Đúng, thi nhân
không thể cắn nhưng thi nhân có thể hoà mình vào mùa xuân, có thể say đám trong cơn tình dịu ngọt của mùa xuân.
Sự bùng nổ của “cái tôi - cảm xúc” đã kéo theo sự bùng nổ về nghệ thuật thơ, đem đến những
cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu ở đoạn thơ này. Cảm xúc dâng trào mạnh mẽ làm
cho âm điệu câu thơ cuồn cuộn, dồn dập, diễn tả được sự vội vàng, hối hả, cuồng nhiệt đến
với cuộc sống của nhà thơ.
Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch lí luận, giọng điệu say mê, sôi
nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ.Cùng với đó là cách liên tưởng, so
sánh mới lạ với những hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi cảm, gợi hình. Thủ pháp ẩn dụ
chuyển đổi cảm giác, nhân hóa, biện pháp điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc động từ mạnh đã
tạo ra nhịp điệu cuống quít, hối hả, rộn rã khiến cho bài thơ hưởng như một lời hiệu triệu, một
sự giục giã của Xuân Diệu với những con người trẻ.
Bài thơ thể hiện lòng ham sống bồng bột và mãnh liệt của cái Tôi Xuân Diệu rất hiện đại cùng
với một quan niệm mới mẻ về thời gian, tuổi trẻ, hạnh phúc. Cái Tôi Xuân Diệu trong bài thơ
tiêu biểu cho cái Tôi thời đại thơ mới: Một ý thức ráo riết về giá trị đời sống cá thể. Một quan
niệm táo bạo đầy tính cách mạng trước những quan niệm cũ kĩ vốn cản trở việc giải phóng
con người cá thể. Một niềm thiết tha với cuộc sống trần thế, niềm vui trần thế. Một khát khao
sống mãnh liệt và một tâm thế cuồng nhiệt, tích cực.
Với bài thơ “Vội Vàng”, Xuân Diệu đã phả vào nền thi ca Việt Nam những âm điệu mới lạ
bằng chính cảm xúc tha thiết, mãnh liệt. Chính cảm xúc từ trái tim đã đưa thơ Xuân Diệu đi
vào trái tim người đọc. Nếu không có những cảm xúc được thăng hoa đến mức tuyệt đỉnh ấy,
chắc chắn tác phẩm của Xuân Diệu sẽ không say đắm, nồng nàn đến thế. Hơn nữa nhà thơ
muốn nhắn nhủ đến người đọc hãy sống hết mình khi đang còn trẻ tuổi, đừng để thời gian trôi
đi phí hoài, sống sao cho có ích với xã hội với cuộc đời để khi thời gian đó qua đi rồi chúng ta
sẽ không phải ân hận hay nuối tiếc điều gì.