Tài sản, quyền sở hữu và thừa kế - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

A là chủ sở hữu chiếc xe gắn máy. A cho B mượn chiếc xe đó trong thời hạn 10 ngày. Trong những ngày đó, C hỏi mượn B chiếc xe máy này, B đã đã cho C mượn sau khi được A đồng ý. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

1/4
MỘT SỐ TÌNH HUỐNG MÔN HỌC TÀI SẢN, QUYỀN SỞ HỮU VÀ THỪA KẾ
Tình huống 1:
A chủ sở hữu chiếc xe gắn máy. A cho B mượn chiếc xe đó trong thời hạn 10 ngày. Trong
những ngày đó, C hỏi mượn B chiếc xe máy này, B đã đã cho C mượn sau khi được A đồng
ý. Sau đó, C đem cầm đồ tại cửa hàng của M để vay số tiền 10 triệu đồng trong thời hạn 02
ngày. Khi hết thời hạn, C không đủ tiền chuộc lại xe nên M đã bán chiếc xe đó cho N với
giá 20 triệu đồng.
Hỏi:
a. Ai là người chiếm hữu có căn cứ pháp luật chiếc xe máy trên? Tại sao?
b. Ai là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật chiếc xe máy trên? Tại sao?
c. Ai người chiếm hữu không căn cứ pháp luật nhưng ngay tình chiếc xe máy trên?
Tại sao?
d. Ai là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không ngay tình chiếc xe máy trên?
Tại sao?
e. A có quyền kiện đòi lại chiếc xe máy từ N không? Tại sao?
Tình huống 2:
Mỗi hành vi sau đây của A là thực hiện quyền gì đối với tài sản:
a. Thu lợi từ việc cho thuê nhà.
b. Thu hoạch trái cây khi đến vụ.
c. Bán ngôi nhà đang ở
d. Canh tác trên đất nông nghiệp của A
e. Vứt một chiếc điện thoại đã hỏng
f. Bán trứng gà do nuôi đẻ ra A
g. Đưa các bài viết của vào một file lưu trữ. A
h. Dùng tiền lương mua vàng để cất giữ số vàng đó.
Tình huống 3:
A có một ngôi nhà trên một phần diện tích 100m2 đất ở. Diện tích đất còn lại, A trồng cây
ăn quả. Ngôi nhà của A có trang bị thang máy; mỗi phòng có lắp máy lạnh, quạt trần, quạt
bàn, đèn âm trần (gắn chìm vào trong trần), bàn ghế ngồi; mỗi phòng vệ sinh đều bồn
tắm, vòi sen, bồn cầu, bồn rửa.
Hãy xác định các tài sản theo phân loại tài sản và nêu rõ căn cứ để xác định.
2/4
Tình huống 4:
A giao cho B quản lý một số tài sản thuộc sở hữu của mình trước khi A đi hợp tác lao động
ở nước ngoài trong thời gian 02 năm. Tài sản bao gồm: Xe hơi, xe máy, máy tính xách tay,
một két sắt đã khóa trong có chứa một đồng hồ cổ có giá trị. Sau khi A đi, B nói dối với C
rằng A có chiếc xe máy thuộc sở hữu của mình nhưng đã bị mất giấy đăng xe, nay không
nhu cầu sử dụng nên muốn bán rẻ cho C. C tin lời nên đã mua chiếc xe máy đó. B đã
bán chiếc máy tính xách tay cho D. B còn tìm cách mở két sắt và đã bán chiếc đồng hồ cổ
cho M với giá 50 triệu đồng và còn đem xe hơi cầm cố để vay của N số tiền 200 triệu đồng.
Hết thời gian hợp tác lao động ở nước ngoài, A về nước.
Hỏi:
a. A được đòi lại những tài sản nào? Tại sao?
b. A không được đòi lại những tài sản nào? Tại sao?
c. Nếu không thể kiện đòi lại tài sản, A sẽ khởi kiện theo phương thức nào kiện ai để
bảo vệ quyền sở hữu của mình?
Tình huống 5:
Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào A quyền đòi lại tài sản từ C? Giải
thích tại sao? Trường hợp nào A không có quyền đòi lại tài sản từ C? Giải thích tại sao?
a. A cho B mượn xe đạp, B bán cho C hiếc xe đó sau khi đã nói dối để C tin rằng chiếc xe c
đó là của B.
b. A cho B mượn chiếc xe máy, B nói với C xe của mình nhưng đã bị mất giấy tờ nên
bán rẻ. C tin lời nên đã mua chiếc xe đó.
c. A cho B mượn chiếc xe đạp, B nói với C rằng xe đạp là của mình và đã đem tặng cho C.
d. B trộm xe máy của A và đem bán. C đã mua chiếc xe đó vì nghĩ rằng chiếc xe đó là của
B mà không biết là B đã trộm của A.
e. B trộm xe đạp của A và đem bán. C đã mua chiếc xe đó vì nghĩ rằng chiếc xe đó là của
B mà không biết là B đã trộm của A.
Tình huống 6:
A và B là hai chủ sở hữu bất động sản liền kề. A xây dựng nhà trước B. Để xác định ranh
giới, A đã trồng một cây khế ngọt vào giữa ranh giới làm mốc giới. Sau đó, khi xây dựng
3/4
nhà, B đã làm cửa sổ đối diện với cửa sổ nhà A Ngoài ra, để thoát nước thải từ nhà B vào .
hệ thống thoát nước thải theo quy định, nước thải buộc phải đi qua phần đất của nhà A.
Hỏi:
a. B có quyền lắp đặt ống thoát nước thải qua phần đất của A không? Tại sao?
b. B có quyền yêu cầu A chặt cây khế ngọt không?
c. Nếu B chấp nhận cây khế làm mốc giới chung thì quyền của A và B đối với cây khế như
thế nào?
d. A có quyền yêu cầu B làm gì đối với cửa sổ của nhà B?
Tình huống 7:
A lập di chúc cho con trai trưởng là B hưởng dụng căn nhà của A sau khi A chết. Sau một
thời gian, những người con khác của A C D đã yêu cầu phân chia di sản của A. B
không đồng ý và cho rằng trong di chúc, A đã cho B quyền hưởng dụng căn nhà và không
ghi thời hạn hưởng dụng, do đó B được sử dụng mãi mãi căn nhà này và căn nhà y không
thể phân chia di sản thừa kế được.
Hỏi: C và D có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế không? Tại sao?
Tình huống 8:
A và B vợ chồng, hai con chung là C (đã thành niên và có khả năng lao động) và D
(16 tuổi). C vợ là Mcon N (con đẻ), H (con nuôi). A chết để lại di sản 600
triệu đồng.
Hỏi di sản của A được chia cho ai, chia như thế nào và mỗi người được hưởng bao nhiêu?
(Các trường hợp sau đây độc lập với nhau)
a. A chết không để lại di chúc
b. A chết có di chúc để lại toàn bộ di sản cho N và H.
c. A và C chết cùng thời điểm mà A có để lại di chúc cho C hưởng toàn bộ di sản.
d. A và B chết cùng thời điểm.
e. A chết và D chết trước A.
f. A chết và C chết trước A.
g. A và C chết cùng thời điểm và A có để lại di chúc truất quyền hưởng di sản của C.
4/4
h. A chết có để lại di chúc cho C hưởng toàn bộ di sản. C chết sau A nhưng trước thời điểm
phân chia di sản. Hãy chia di sản do A và C để lại. Biết rằng di sản mà C để lại là 500 triệu
đồng.
i. A và D chết cùng thời điểm, A có để lại di chúc truất quyền thừa kế của B.
j. A chết có để lại di chúc truất quyền thừa kế của B. D chết sau A nhưng trước thời điểm
phân chia di sản.
| 1/4

Preview text:

MỘT SỐ TÌNH HUỐNG MÔN HỌC TÀI SẢN, QUYỀN SỞ HỮU VÀ THỪA KẾ Tình huống 1:
A là chủ sở hữu chiếc xe gắn máy. A cho B mượn chiếc xe đó trong thời hạn 10 ngày. Trong
những ngày đó, C hỏi mượn B chiếc xe máy này, B đã đã cho C mượn sau khi được A đồng
ý. Sau đó, C đem cầm đồ tại cửa hàng của M để vay số tiền 10 triệu đồng trong thời hạn 02
ngày. Khi hết thời hạn, C không đủ tiền chuộc lại xe nên M đã bán chiếc xe đó cho N với giá 20 triệu đồng. Hỏi:
a. Ai là người chiếm hữu có căn cứ pháp luật chiếc xe máy trên? Tại sao?
b. Ai là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật chiếc xe máy trên? Tại sao?
c. Ai là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình chiếc xe máy trên? Tại sao?
d. Ai là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không ngay tình chiếc xe máy trên? Tại sao?
e. A có quyền kiện đòi lại chiếc xe máy từ N không? Tại sao? Tình huống 2:
Mỗi hành vi sau đây của A là thực hiện quyền gì đối với tài sản:
a. Thu lợi từ việc cho thuê nhà.
b. Thu hoạch trái cây khi đến vụ. c. Bán ngôi nhà đang ở
d. Canh tác trên đất nông nghiệp của A
e. Vứt một chiếc điện thoại đã hỏng
f. Bán trứng gà do A nuôi đẻ ra
g. Đưa các bài viết của A vào một file lưu trữ.
h. Dùng tiền lương mua vàng để cất giữ số vàng đó. Tình huống 3:
A có một ngôi nhà trên một phần diện tích 100m2 đất ở. Diện tích đất còn lại, A trồng cây
ăn quả. Ngôi nhà của A có trang bị thang máy; mỗi phòng có lắp máy lạnh, quạt trần, quạt
bàn, đèn âm trần (gắn chìm vào trong trần), bàn ghế ngồi; mỗi phòng vệ sinh đều có bồn
tắm, vòi sen, bồn cầu, bồn rửa.
Hãy xác định các tài sản theo phân loại tài sản và nêu rõ căn cứ để xác định. 1/4 Tình huống 4:
A giao cho B quản lý một số tài sản thuộc sở hữu của mình trước khi A đi hợp tác lao động
ở nước ngoài trong thời gian 02 năm. Tài sản bao gồm: Xe hơi, xe máy, máy tính xách tay,
một két sắt đã khóa trong có chứa một đồng hồ cổ có giá trị. Sau khi A đi, B nói dối với C
rằng A có chiếc xe máy thuộc sở hữu của mình nhưng đã bị mất giấy đăng ký xe, nay không
có nhu cầu sử dụng nên muốn bán rẻ cho C. C tin lời nên đã mua chiếc xe máy đó. B đã
bán chiếc máy tính xách tay cho D. B còn tìm cách mở két sắt và đã bán chiếc đồng hồ cổ
cho M với giá 50 triệu đồng và còn đem xe hơi cầm cố để vay của N số tiền 200 triệu đồng.
Hết thời gian hợp tác lao động ở nước ngoài, A về nước. Hỏi:
a. A được đòi lại những tài sản nào? Tại sao?
b. A không được đòi lại những tài sản nào? Tại sao?
c. Nếu không thể kiện đòi lại tài sản, A sẽ khởi kiện theo phương thức nào và kiện ai để
bảo vệ quyền sở hữu của mình? Tình huống 5:
Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào A có quyền đòi lại tài sản từ C? Giải
thích tại sao? Trường hợp nào A không có quyền đòi lại tài sản từ C? Giải thích tại sao?
a. A cho B mượn xe đạp, B bán cho C chiếc xe đó sau khi đã nói dối để C tin rằng chiếc xe đó là của B.
b. A cho B mượn chiếc xe máy, B nói với C là xe của mình nhưng đã bị mất giấy tờ nên
bán rẻ. C tin lời nên đã mua chiếc xe đó.
c. A cho B mượn chiếc xe đạp, B nói với C rằng xe đạp là của mình và đã đem tặng cho C.
d. B trộm xe máy của A và đem bán. C đã mua chiếc xe đó vì nghĩ rằng chiếc xe đó là của
B mà không biết là B đã trộm của A.
e. B trộm xe đạp của A và đem bán. C đã mua chiếc xe đó vì nghĩ rằng chiếc xe đó là của
B mà không biết là B đã trộm của A. Tình huống 6:
A và B là hai chủ sở hữu bất động sản liền kề. A xây dựng nhà trước B. Để xác định ranh
giới, A đã trồng một cây khế ngọt vào giữa ranh giới làm mốc giới. Sau đó, khi xây dựng 2/4
nhà, B đã làm cửa sổ đối diện với cửa sổ nhà A. Ngoài ra, để thoát nước thải từ nhà B vào
hệ thống thoát nước thải theo quy định, nước thải buộc phải đi qua phần đất của nhà A. Hỏi:
a. B có quyền lắp đặt ống thoát nước thải qua phần đất của A không? Tại sao?
b. B có quyền yêu cầu A chặt cây khế ngọt không?
c. Nếu B chấp nhận cây khế làm mốc giới chung thì quyền của A và B đối với cây khế như thế nào?
d. A có quyền yêu cầu B làm gì đối với cửa sổ của nhà B? Tình huống 7:
A lập di chúc cho con trai trưởng là B hưởng dụng căn nhà của A sau khi A chết. Sau một
thời gian, những người con khác của A là C và D đã yêu cầu phân chia di sản của A. B
không đồng ý và cho rằng trong di chúc, A đã cho B quyền hưởng dụng căn nhà và không
ghi thời hạn hưởng dụng, do đó B được sử dụng mãi mãi căn nhà này và căn nhà này không
thể phân chia di sản thừa kế được.
Hỏi: C và D có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế không? Tại sao? Tình huống 8:
A và B là vợ chồng, có hai con chung là C (đã thành niên và có khả năng lao động) và D
(16 tuổi). C có vợ là M và có con là N (con đẻ), H (con nuôi). A chết để lại di sản là 600 triệu đồng.
Hỏi di sản của A được chia cho ai, chia như thế nào và mỗi người được hưởng bao nhiêu?
(Các trường hợp sau đây là độc lập với nhau)
a. A chết không để lại di chúc
b. A chết có di chúc để lại toàn bộ di sản cho N và H.
c. A và C chết cùng thời điểm mà A có để lại di chúc cho C hưởng toàn bộ di sản.
d. A và B chết cùng thời điểm.
e. A chết và D chết trước A.
f. A chết và C chết trước A.
g. A và C chết cùng thời điểm và A có để lại di chúc truất quyền hưởng di sản của C. 3/4
h. A chết có để lại di chúc cho C hưởng toàn bộ di sản. C chết sau A nhưng trước thời điểm
phân chia di sản. Hãy chia di sản do A và C để lại. Biết rằng di sản mà C để lại là 500 triệu đồng.
i. A và D chết cùng thời điểm, A có để lại di chúc truất quyền thừa kế của B.
j. A chết có để lại di chúc truất quyền thừa kế của B. D chết sau A nhưng trước thời điểm phân chia di sản. 4/4