Tại sao kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng an ninh và đối ngoại là yếu tố khách quan? | Bài tập môn giáo dục quốc phòng và an ninh học phần I
Hoạt động kinh tế là hoạt động cơ bản, thường xuyên, gắn liền với sự tồn tại của xã hội loài người. Đó là toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, phục vụ cho nhu cầu đời sống con người. Hoạt động kinh tế với tư cách là một hoạt động sử dụng nguồn lực của xã hội nhằm tạo ra các sản phẩm (hữu hình hay vô hình) thỏa mãn nhu cầu khác nhau của con người cho đến nay vẫn là hoạt động chủ yếu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Preview text:
*Tại sao kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường,
củng cố quốc phòng an ninh và đối ngoại là yếu tố khách quan? A. Một số khái niệm:
1) Hoạt động kinh tế là gì ?
- Hoạt động kinh tế là hoạt động cơ bản, thường xuyên, gắn liền với
sự tồn tại của xã hội loài người. Đó là toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất
và tái sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, phục vụ cho nhu cầu đời sống
con người. Hoạt động kinh tế với tư cách là một hoạt động sử dụng nguồn
lực của xã hội nhằm tạo ra các sản phẩm (hữu hình hay vô hình) thỏa mãn
nhu cầu khác nhau của con người cho đến nay vẫn là hoạt động chủ yếu,
đóng vai trò nền tảng trong đời sống xã hội loài người. 2) Quốc phòng - an ninh:
- Quốc phòng là công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể
các hoạt động đối nội, đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa,
khoa học…., của nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức
mạnh toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng. đồng thời nhằm
giữ vững hòa bình, đẩy lùi ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù
và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức quy mô
- An ninh là trạng thái ổn định an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm
để đe dọa sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, của tổ chức, của
toàn xã hội. Bảo vệ an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn
dân và của cả hệ thống chính trị do lực lượng an ninh làm nòng cốt; bảo vệ
an ninh luôn kết hợp chặt chẽ với củng cố quốc phòng 3) Đối ngoại:
- Là tập hợp các chiến lược mà quốc gia đó sử dụng trong quá trình tương tác với
các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân
sự, văn hóa - xã hội, nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau phù hợp với lợi ích
của quốc gia đó. Chính sách đối ngoại thường được coi là cánh tay nối dài của
chính sách đối nội, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, thúc đẩy sự thịnh vượng về
kinh tế và tối đa hóa lợi ích quốc gia nói chung, thông qua các con đường như hợp
tác, cạnh tranh, xung đột, hoặc thậm chí chiến tranh.
4) Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc
phòng - an ninh và đối ngoại là gì ?
- là hoạt động tích cực, chủ động của Nhà nước và nhân dân trong việc gắn kết chặt
chẽ hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại trong một chỉnh
thể thống nhất trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương, đồng thời thúc
đẩy nhau cùng phát triển, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia,
thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
B. Cơ sở lý luận: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố
quốc phòng - an ninh và đối ngoại là một trong những nội dung quan trọng trong
đường lối quân sự bắt nguồn từ đường lối chính trị của Đảng, kế thừa và
phát triển học thuyết quân sự Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tinh hoa quân sự thế giới.
1) Học thuyết Mác-Lê nin:
Theo Lênin, muốn tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, quốc gia đó
phải tập trung cho quốc phòng. Để bảo vệ Tổ quốc, Lênin nhấn mạnh “phải
có một thái độ nghiêm túc đối với vấn đề khả năng quốc phòng và đối với
vấn đề chuẩn bị chiến đấu của nước nhà”. Đây là tư tưởng hết
sức sáng tạo, thể hiện được sự linh hoạt trong giải quyết quan hệ giữa hai
nhiệm vụ: phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng. Chỉ khi đập tan được
âm mưu của kẻ thù, bảo vệ vững chắc được thành quả cách mạng mới có
thể tạo điều kiện hòa bình cho phát triển kinh tế. 2) Tư tưởng Hồ Chí Minh: Theo Hồ Chí
Minh: “Thực hành kế hoạch sản xuất và tiết kiệm là bồi dưỡng và tích trữ lực
lượng dồi dào để kháng chiến lâu dài, để chuyển sang tổng phản công, đưa kháng
chiến đến thắng lợi”. Mặc dù là hai lĩnh vực khác nhau nhưng cả hai nhiệm vụ trên
đều có hướng đến mục tiêu chung là bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng
này đã nói lên tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế đối với
củng cố, tăng cường quốc phòng an ninh. C. Cơ sở thực tiễn:
1) Thực tiễn của các nước trên thế giới: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với
tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh và đối ngoại là vấn đề có tính quy luật
chung của mọi quốc gia, mọi chế độ XH khi tồn tại giai cấp và nhà nước vì vậy,
mọi quốc gia, dân tộc đều quan tâm gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội
với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh và đối ngoại
2) Thực tiễn ở nước ta qua các giai đoạn lịch sử: Lịch sử dân tộc Việt Nam đã
chứng minh một chân lý: “Dựng nước phải đi đôi với giữ nước” là quy luật tồn tại
và phát triển của dân tộc. Đó không chỉ là truyền thống quý báu của dân tộc mà
còn là một quy luật nội tại của quá trình xây dựng và phát triển đất nước D. Quan điểm của Đảng về xây dựng
phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh và
đối ngoại trong tình hình mới:
1) Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an
ninh và đối ngoại phải toàn diện, cơ bản, lâu dài ngay từ trong chiến
lược phát triển quốc gia
2) Kết hợp chặt chẽ quốc phòng - an ninh với phát kinh tế - xã
hội và đối ngoại trên từng địa bàn lãnh thổ, quan tâm đặc biệt đến các
vùng, địa bàn trọng điểm
3) Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong quá
trình kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc
phòng - an ninh và đối ngoại
4) Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố
quốc phòng - an ninh và đối ngoại phải vừa đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội và tăng cường sức mạnh quốc phòng, vừa nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân
E. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường
củng cố quốc phòng - an ninh và đối ngoại ở nước ta hiện nay:
- Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển đất nước.
- Kết hợp trong phát triển các vùng lãnh thổ ( Vùng kinh tế trọng điểm, vùng đô thị
lớn; Vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; Vùng biển đảo).
- Kết hợp trong ngành, lĩnh vực kinh tế chủ yếu ( Công nghiệp; Nông, lâm, ngư
nghiệp; Các lĩnh vực kinh tế khác như: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông,
xây dựng cơ bản, hoạt động khoa học công nghệ, giáo dục, y tế…).
- Kết hợp trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược Bảo vệ Tổ quốc.
- Kết hợp trong hoạt động đối ngoại. Qua đây, ta có thể làm rõ *Tại sao kết hợp phát
triển kinh tế xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng an ninh và đối ngoại là tất yếu khách quan ? ●
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội gắn với tăng cường, củng cố QP-AN, bảo vệ môi trường và hoạt động đối
ngoại trong tình hình mới.
Đồng thời Để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục cần phải phát
huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các phương tiện, nhất là vai trò của các
tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội... ●
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò
làm chủ của nhân dân trong kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, QP-AN,
bảo vệ môi trường và hoạt động đối ngoại
Đồng thời, cụ thể hóa thành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch kết hợp cụ thể; ban
hành khuôn khổ pháp lý đồng bộ tạo môi trường cho sự kết hợp; huy động và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực
hiện kết hợp của các bộ, ban, ngành, địa phương. ●
Đổi mới phương thức kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với tăng
cường, củng cố QP-AN, bảo vệ môi trường và hoạt động đối ngoại. ●
Tăng cường tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận về kết hợp phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với tăng cường, củng cố QP-AN, bảo vệ môi
trường và hoạt động đối ngoại.