Tại sao nên bỏ hình phạt tử hình ở Việt Nam - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Việt Nam đang đi theo con đường Nhà nước pháp quyền XHCN, đòi hỏi cấp thiếtphải tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự với việc bảo đảm các quyền con người,nhân đạo hóa các biện pháp trừng trị hình sự, phù hợp với điều kiện phát triển vàđạo đức của người Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tại sao nên bỏ hình phạt tử hình ở Việt Nam?
Thứ nhất, bảo đảm tính nhân đạo
Việt Nam đang đi theo con đường Nhà nước pháp quyền XHCN, đòi hỏi cấp thiết
phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự với việc bảo đảm các quyền con người,
nhân đạo hóa các biện pháp trừng trị hình sự, phù hợp với điều kiện phát triển và
đạo đức của người Việt Nam; chứ không phải hướng tới nhà nước phong kiến gắn
liền với các hình thức thi hành man rợn “giết người phải đền mạng”, “nợ máu phải
trả bằng máu. Vì vậy, việc bãi bỏ hình phạt tử hình là việc làm phù hợp với yêu cầu
cải cách tư pháp của NN XHCN, với thực tiễn đời sống xã hội, đồng thời cũng đảm
bảo được tính nhân đạo – truyền thống nhân văn bao đời nay của dân tộc ta.
Không trái với quy luật tự nhiên
Sinh – lão – bệnh – tử là quy luật tự nhiên của đời người.
Con người được sinh ra bởi cha, mẹ nhưng suy cho cùng đó cũng là theo quy luật
tất yếu của tự nhiên, theo bản năng sinh tồn và duy trì nguồn gen mà bất cứ loài nào
cũng có chứ không phải chỉ ở xã hội loài người. Và ai đã nuôi dưỡng sự sống đó?
Chắc chắn không phải là xã hội mà là tự nhiên. Và thực tiễn đã chứng minh được
rằng sự sống đã tồn tại khi chưa có loài người xuất hiện.
Chính vì lẽ đó mà thức ăn để nuôi sống một thực thể con người tất cả đều từ tự
nhiên mà ra. Tóm lại, tự nhiên duy trì sự sống cho loài người theo bản năng chứ
không phải do xã hội sản sinh và nuôi dưỡng.
Chính vì xã hội không phải là “đấng quyền lực tối cao sinh ra con người, và chẳng
có giây phút nào nuôi dưỡng con người” nên không thể có quyền tước bỏ bất kỳ
mạng sống nào. Hay nói một cách chuẩn xác nhất là không ai có quyền lấy đi mạng
sống thiêng liêng của con người do tạo hóa đã ban tặng ngoại trừ thiên nhiên. Nếu
chúng ta làm trái quy luật ấy sẽ là mâu thuẫn với đời sống tự nhiên, vi phạm quyền cơ bản của con người.
Tránh “chết oan” người vô tội
Oan sai là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động xét xử ở bất cứ quốc gia nào,
thời đại lịch sử nào. Nó tồn tại như là tính tất yếu trong hoạt động xét xử. Bỏ hình
phạt tử hình thì sẽ giảm được số người oan sai vô tội.
Trong những năm gần đây chúng ta đã đấy được một số vụ án oan sai và có người
đã phải ngồi tù cả mười mấy năm. Những năm tháng ấy chẳng ai có thể bù lại được
cho họ. Thật may mắn rằng đó là những người chỉ mới phải chịu án tù. Giả sử nếu
họ bị án tử hình rồi sau cùng nhận thấy đó là oan sai thì ai sẽ là chủ thể chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại; và bồi thường thiệt hại bằng cách nào khi một sinh mạng đã mất.
Ngăn ngừa tội phạm
Ở cả quốc gia duy trì án tử hình, tỷ lệ tội phạm về án tử hình ngày càng tăng mạnh;
và không có chiều hướng giảm. Nhiều kẻ tội phạm biết chắc là cái gì sẽ chờ mình
nếu bị bắt và kết án; nhưng không vì thế mà “rút tay” khi hành động.
Việc ngăn ngừa các hành vi phạm tội tương tự xảy ra bằng cách áp dụng án tử hình
đối với người phạm tội chưa hẳn đã đem lại hiệu quả mong muốn. Bởi lẽ kẻ đáng
được răn đe để không tái phạm nữa thì đã được hành quyết. Không ai biết được
cảm giác trừng trị bằng hình phạt tử hình nó ghê gớm thế nào trừ người đã gánh
chịu nó. Hậu quả phạm tội vẫn cứ được tiếp diễn. Thế nhưng một kẻ tù chung thân
đang lãnh án trong trại giam, đang hối cải từng ngày vì hành vi tội lỗi của mình, đôi
khi lại là minh chứng sống cho những ai có ý định vi phạm pháp luật. Cái giá phải trả
cho sự phạm tội là bị tước đi quyền tự do. Vậy tại sao phải giết một con người khi
chính chúng ta tạo ra pháp luật để chúng ta sinh tồn trong xã hội tốt đẹp hơn.
Phù hợp với luật quốc tế
Có thể nói, nhân loại càng tiến bộ, xã hội càng phát triển thì phạm vi áp dụng hình
phạt tử hình càng có xu hướng bị thu hẹp. Kết quả thống kê gần đây cho thấy số
quốc gia xoá bỏ hình phạt tử hình đang tăng lên. Có tới 104 quốc gia theo luật định
đã bãi bỏ hình phạt này cho mọi loại tội, 8 quốc gia bãi bỏ cho những tội hình sự
thông thường (ngoại trừ những tội đặc biệt hay tội ác chiến tranh).
Xuất phát từ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập quốc tế, việc
xem xét bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội hiện có chế tài tử hình được quy định
trong Bộ luật hình sự là cần thiết, phù hợp với xu thế chung của thế giới và tình hình
cụ thể trong nước, phù hợp với truyền thống đạo lý của ông cha ta. Và hơn bao giờ
hết nó là hành động tôn trọng nguyên tắc nhân đạo mà chúng ta đã đặt ra.
Hình phạt tương đương tử hình
Như chúng ta đã biết, mục đích của án tử hình là loại bỏ hành vi nguy hiểm cho xã
hội bằng cách tước bỏ sự sống của chủ thể hành vi nguy hiểm. Tuy nhiên, để loại bỏ
hành vi nguy hiểm không nhất thiết phải loại bỏ chủ thể của nó bởi vì hành vi nguy
hiểm có thể được loại bỏ bằng nhiều cách khác như thay đổi ý thức của chủ thể, loại
bỏ điều kiện thực hiện hành vi nguy hiểm, cách ly hoàn toàn chủ thể nguy hiểm khỏi cộng đồng v.v.
Ví dụ nhiều nước ngày nay đã thay thế án tử hình bằng án chung thân không được
khoan hồng, không được giảm án. Thay vì giết người, chúng ta bắt phạm nhân phải
lao động suốt đời để biết thế nào là giá trị của lao động, làm ra của cải vật chất để
trả nợ cho cuộc đời, bù đắp cho những mất mát của người bị hại.
Nếu áp dụng hình thức đó thì những người bị tuyên án sai vẫn có cơ hội được
khoan hồng, đồng thời vẫn bảo đảm được quyền sống thiêng liêng của con người.