Tâm lí là gì? Theo quan điểm của tâm lí học hoạt động. Phân biệt tâm lívà tâm lí học - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Tâm lí là gì? Theo quan điểm của tâm lí học hoạt động. Phân biệt tâm lívà tâm lí học - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TÂM LÍ HỌC
1. Tâm lí là gì? Theo quan điểm của tâm lí học hoạt động. Phân biệt tâm lí và tâm lí học.
Theo quan điểm của TLH hoạt động: Tâm lí là sự phản ánh hiện thực khách quan
vào bộ não thông qua hoạt động của chủ thể và nó luôn mang bản chất xã hội.
Phân biệt tâm lý và tâm lý học:
Bản chất của tâm lý người: Theo quan điểm của tâm lý học hoạt động, tâm lý
người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua hoạt động của chủ
thể và nó luôn mang bản chất xã hội lịch sử.
a) Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông
qua các hoạt động của chủ thể (4 ý)
- Nguồn gốc của tâm lý là hiện tượng khách quan nhưng tâm lý không phải hiện
thực khách quan tâm lý là hình ảnh của hiện tượng khách quan có ở trong não
người. Nội dung tâm lý con người như thế nào (rộng, hẹp, nông, sâu, phong phú,
nghèo nàn) là do việc tiếp xúc giữa con người với hiện tượng khách quan như thế nào.
- Não là cơ quan của tâm lý. Mọi hiện tượng tâm lý ở con người ( từ đơn giản đến
phức tạp) đều là sản phẩm của bộ não. Chỉ có não mới có khả năng phản ánh hiện
thực khách quan để tạo nên những vết tâm lý trên võ não.
- Phản ánh tâm lý là phản ánh đặc biệt giữa hiện tượng khách quan với não, phản
ánh tâm lý sẽ tạo ra những hình ảnh tâm lý về thế giới, hình ảnh tâm lý mang tính
chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân của người mang hình ảnh tâm lý. Tạo ra
những hình ảnh về thế giới rất đặc biệt:
+ Tạo ra những hình ảnh về thế giới rất đặc biệt sinh động sáng tạo
+ Mang tính chủ thể đậm nét vì não mỗi người khác nhau, hoàn cảnh sống đk sống
khác nhau, thế giới tâm lý mỗi người khác nhau.
+ Hình ảnh tâm lý trong đầu con người không ai giống ai, cho nên mỗi người sẽ
thể hiện hành vi khác nhau với hiện thực.
+ Chủ thể mang hình ảnh tâm lý sẽ là người đảm nhận cảm nghiệm nó rõ nét nhất.
- Hoạt động của chủ thể là yếu tố cốt lõi làm hình thành, bộc lộ và phát triển tâm lý
người. Đây là nét khác biệt giữa tâm lý người và tâm lý động vật. Hoạt động tâm lý
của chủ thể là yếu tố cốt lõi làm hình thành, bộc lộ và phát triển tâm lý người vì:
+ Chính trong quá trình hoạt động, tác động vào đối tượng, con người mới nắm bắt
thuộc tính của đối tượng, hình ảnh của đối tượng mới tồn tại trong óc con người.
Nhờ đó hình thành tâm lý con người, đó là quá trình nhập tâm.
+ Sau khi tâm lý đã hình thành, nó lại trở thành một bộ phận điềukhiển, điều chỉnh
ngược lại hoạt động, làm cho hoạt động của con người hiệu quả hơn. Từ đó tâm lý
bộc lộ ra bên ngoài, đây là quá trình xuất tâm.
b) Bản chất xã hội lịch sử của tâm lý người
- Nguồn gốc của tâm lý người là thế giới khách quan. Thế giới khách quan bao
gồm cả yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội.
+ Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến nhất định đến sự hình thành tâm lý. Vd: chim
muôn, thời tiết, khí hậu.
+ Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến quyết định tâm lý người. Vd: KT, CT, VH, pháp
quyền, mối quan hệ người với người. ngoài ra còn khả năng xã hội hóa yếu tố tự
nhiên ( vd: con người lắp phòng máy lạnh đỡ nóng.)
- Tâm lý người là sản phẩm hoạt động của con người trong các quan hệ xã hội. Con
người trong hoạt động xã hội vừa là thực thể tự nhiên ( vd: dáng đứng thẳng, giải
phóng hai tay,..) vừa là thực thể xã hội ( vd: có lao động, có đời sống tập thể, ngôn
ngữ, tín ngưỡng,...) => con người mang tính dấu ấn XH ng đó sống.
- Tâm lý của mỗi cá nhân là quá trình biến kinh nghiệm xã hội lịch sử thành của riêng mỗi người.
2. Chứng minh sự nảy sinh, phát triển của tâm lý ý thức người trên phương
diện loài và phương diện cá thể.
Các giai đoạn tâm lý ở động vật
- Giai đoạn cảm giác
: ( bắt đầu từ tế bào thần kinh lưới, động vật chân đốt ).
Cảm giác là khả năng cơ thể sống phản ứng đáp lại từng kích thích trung gian riêng
lẻ và đặc trưng của giai đoạn cảm giác: là con vật không chỉ phản ứng với những
tác động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống mà nó còn phản ứng với những tác
động có phản ứng trung gian – những tác động có tác động báo hiệu không ảnh
hưởng đến sự sống à vì vậy, con người sẽ phản ứng linh hoạt trong môi trường
- Giai đoạn tri giác :
( bắt đầu từ động vật có não , đặc biệt là các loài động vật có
vỏ não, bắt đầu từ bò sát )
tri giác là khả năng cơ thể sống phản ánh một cách phức hợp và phản ánh trọn vẹn
sự vậtà con người phản ánh chính xác sự, vật ít bị nhầm lẫn
- Giai đoạn tư duy cụ thể: (chỉ có ở động vật bậc cao) là khả năng phản ánh và xử
lý mối quan hệ giữa các sự việc với nhau
Các kiểu hành vi động vật - Hành
vi bản năng: (hành vi bẩm sinh, hành vi loài)là hình thái hành vi phức tạp,
bẩm sinh , mang tính có ích sinh vật truyền lại bằng di truyền . Vd : con ong
hút mật , xây tổ + Cơ sở sinh lý của nó là những phản xạ có điều kiện + Hành vi
bản năng rất đa dạng , gắn với nhu cầu sinh vật thiết yếu của con vật + Nó mang
tính định hình nhưng không rập khuôn nhất định ( tuy nhiên sự thay đổi bản năng
là không thể . Mà muốn thay đổi cần: thay đổi điều kiện sống đáng kể , có thời
gian tính bằng thế hệ. Có thể thay đổi nhưng rất khó )
- Hành vi tập hành: (là hành vi do học tập mà có) cơ sở sinh lý là những phản xạ
có điều kiện, chỉ có ở những loài có vỏ não + Đặc điểm : gắn liền với hành vi bản
năng (trong hành vi tập hành luôn có tác động của hành vi bản năng) + Hành vi tập
hành của động vật mang tính mềm dẻo nhất định
- Hành vi trí tuệ động vật: là hành vi trên cơ sở phản ánh mối liên hệ giũa các sự
vật con vật giải quyết những vấn đề mà nó chưa từng trong kinh nghiệm sống trước
đây, đây là kiểu hành vi luôn được đánh giá là mềm dẻo, linh hoạt hợp lý nhất của
đọng vật trong đk sống luôn thay đổi + cơ sở sinh lý: sự phát triển phức tạp của vỏ
não + đặc điểm: • Chỉ thể hiện khi gặp tình huống cần giải quyết • Nó không phải
là kiểu hành vi chủ yếu ở động vật. • Ở động vật bậc cao, nó cũng không phải là
hành vi chủ yều vì nó cũng chỉ thể hiện hành vi trí tuệ khi mà bản năng, tập hành
(nếu có) không giúp nó giải quyết kịp nhiệm vụ • Mang tính trải nghiệm , không
xuất phát từ những sự hiểu biết của các quy luật khách quan cuả tự nhiên • Mang
tính cá biệt hoá ( mỗi con người có cách giải quyết khác nhau , không truyền lại
cho đời sau , không phải là sản phẩm của đồng loại mà là sản phẩm của cá nhân)
=> Hành vi trí tuệ động vật tư duy cụ thể là những mức độ phát triển tâm lý cao
nhất ở động vật con vật , vì không có nguyên nhân nên nó suốt đời lệ thuộc vào
hoàn cảnh và phụ thuộc vào những nhu cầu thiết yếu của con vật. Đây là mức độ
phát triển tâm lý cuối cùng ở động vật
Sự nảy sinh và phát triển tâm lý ý thức người
2.1/ ý thức là gì? Sự phản ánh của tâm lý ý thức người có 2 mức độ: Mức độ cao :
ý thức Mức độ thấp: vô thức - Vô thức là sự phản ánh đặc trưng của sự phản ánh
hiện tượng khách quan mà chủ thể không hiểu được nguyên nhân gây ra cảm giác
hay hành vi của mình cũng như mục đích mà hành động ấy nhắm tới à có cả ở
người và động vật - Ý thức là khả năng con người hiểu được cái mà mình đã phản
ánh, tiếp thu( phản ánh của phản ánh, phản ánh bậc cao, chỉ có ở con người) . Nhờ
có mức độ này con người sẽ hiểu được bản chất đối tượng , nhận thức được kết quả
về đối tượng. Dự kiến trước được hành vi của mình với đối tượng. Cho nên hoạt
động của con người sẽ mang tính chủ định. Ý thức sẽ giúp con người tỏ thái độ với
thế giới, điều khiển điều, chỉnh hành vi của mình ở mức độ cao có khả năng tự ý
thức về mình - Ở con người ý thức và vô thức cùng tồn tại , bổ sung cho nhau,
chuyển hoá lẫn nhau để cùng điều chỉnh hành vi con người. Nhưng ở con người ý
thức luôn giữ vai trò chủ đạo. Nên tâm lý người dù vô thức hay ý thức thì cũng
được gọi là tâm lý ý thức
2.2/ Sự nảy sinh của tâm lý ý thức - T
oàn bộ quá trình tiến hoá của vật chất và gần
nhất là sự tiến hoá sinh vật đã chuẩn bị cho sự nảy sinh ý thức con người. Tuy
nhiên, tâm lý ý thức người không phải là sản phẩm trực tiếp của sự tiến hoá sinh
vật. Vai trò của lao động là yếu tố quyết định cho sự nảy sinh tâm lý người. - Vai trò
của lao động : quyết định trực tiếp sự nảy sinh ra ý thức+ Làm phát triển đôi
bàn tay: tiến hành thao tác lao động và sử dụng công cụ lao động, không chỉ là cơ
quan lao động ,mà là cơ quan nhận thức . Trong lao động bàn tay con người phát
triển cao độ + Phát triển não bộ: khi tiến hành lao động, trên vỏ não sẽ xuất hiện
các khu chức năng tương ứng và qua lao động bộ não con người ngày càng tinh vi
hơn + phát triển các giác quan khác: các giác quan khác không còn là giác quan
thuần động vật nữa mà là "khí quan xã hội"
Sự phát triển về đôi bàn tay, giác quan khác là tiền đề vật chất cho sự phát triển
tâm lý + xuất hiện nhu cầu giao tiếp: (yếu tố quan trọng nhất) vì có sự phân công
lao động, truyền đạt thông tin và nhu cầu giao tiếp è xuất hiện ngôn ngữ để làm
phương tiện giao tiếp. Khi ngôn ngữ ra đời thì tư duy của con người là tư duy ngôn
ngữ ( con người sẽ có khả năng tư duy bằng ngôn ngữ, phản ánh bằng ngôn ngữ )
và hoạt động của con người trở nên có kế hoạch, có mục đích à hoạt động của con
người trở nên có ý thức, làm chủ được tự nhiên xã hội => ý thức ra đời
trước -trong –khi khi lao động ý thức được phát triển. Cuộc đời con người là một
chuỗi lao động . trước lao động : tìm hiểu về đối tượng, trong lao động: tìm hiểu,
nắm bắt đối tượng . Sau lao động: ý thức về bản thân và ý thức của con người đã
được phát triển trong suốt quá trình lao động.
3. Nhận thức cảm tính là gì? Nhận thức cảm tính:
- Là hoạt động nhận thức phản ánh những thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện
tượng khi chúng đang trực tiếp tác động đến các giác quan.
- Nhận thức cảm tính có 2 mức độ phản ánh khác nhau:
+ Mức độ thấp là cảm giác
+ Mức độ cao là tri giác
· So sánh cảm giác và tri giác: * Giống nhau:
- Đều là hoạt động nhận thức cảm tính, phản ánh những thuộc tính bề ngoài của sự
vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan.
- Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp.
- Có cả ở con người và động vật. *Khác nhau:
· Ứng dụng các quy luật của cảm giác và tri giác vào cuộc sống:
*Các quy luật của cảm giác:
1) Quy luật ngưỡng và tính nhạy cảm của cảm giác:
- Ngưỡng cảm giác: muốn có cảm giác phải có sự kích thích vào các giác quan,
kích thich quá yếu không gây nên cảm giác, kích thích qá mạnh gây mất cảm giác.
ngưỡng cảm giác là giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác.
Đèn quá mạnh – mắt bị lóa.
Đập mạnh bên tai – Đinh tai ( đau)
- Ngưỡng sai biệt: là mức chênh lệch tối thiểu đủ để ta phân biệt được 2 kích thích.
Đối với 2 anh em sinh đôi, người ngoài gia đình rất khó phân biệt vì sự khác nhau giữa họ là quá ít.
- Tính nhạy cảm cảm giác: Đối với người làm nghệ thuật lâu năm sẽ cảm nhận
nhanh phản ứng của công chúng khi họ biểu diễn.
- Tính nhạy cảm sai biệt: Ở những người chơi nhạc thì độ nhạy cảm với sự sai biệt
âm độ được nâng cao rõ rệt.
2) Quy luật về sự thích ứng của cảm giác: Từ bóng tối bước ra ngoài ánh sáng thì phải nheo mắt lại.
3) Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác: Khi dập nước lạnh lên
mặt thì độ tinh của mắt tăng lên.
*Các quy luật của tri giác:
1) Quy luât về tính đối tượng của tri giác: Người bộ đội có thể nhận ra chiếc xe
tăng dựa vào tiếng xích xe hay tiếng động cơ.
2) Quy luật về tính lựa chọn của tri giác: Biển quảng cáo nổi bật , bắt mắt đặt ở
vị trí đúng tầm nhìn của con người.
3) Quy luât tính ý nghĩa của tri giác: Tài liệu trực quan sử dụng trong truyền
thông sẽ làm con người hiểu rõ hơn nếu có kèm theo lời chỉ dẫn.
4) Quy luật về tính ổn định của tri giác: Dưới ánh đèn màu xanh, áo màu trắng
trở thành màu xanh nhưng ta vẫn tri giác cái áo là màu trắng.
4. Tư duy là gì? Phân tích các giai đoạn?
Tư duy là quá trình nhận thức lý tính phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ, quan hệ bên trong mang tính quy luật của sự vật - hiện tượng trong
hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
· Tại sao nói tư duy là mức độ nhận thức cao hơn so với nhận thức cảm tính?
Tư duy là hình thức cao nhất của sự phản ánh, là mức độ nhận thức mới về chất so
với cảm giác, tri giác. Nếu cảm giác, tri giác chỉ phản ánh thuộc tính bề ngoài,
những mối quan hệ, liên hệ về không gian và thời gian, thì tư duy phản ánh những
thuộc tính bản chất bên trong, những mối liên hệ, quan hệ có tính chất qui luật của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: đứng trước một con người, nhận thức cảm tính cho ta biết nét mặt, hình
dáng, cử chỉ...Còn tư duy cho ta biết được quan điểm, lập trường, tính cách, tài
năng...những cái bản chất bên trong của nhân cách.
Tuy rằng tư duy phản ánh thuộc tính bản chất bên trong của sự vật hiện tượng
nhưng không phải bao giờ tư duy cũng đi đến cái đúng, mà tư duy cũng có thể đi
đến cái sai. điều đó nhắc nhở con người cần phải cẩn thận trong khi nhìn nhận đánh
giá sự việc. Cần biết kết hợp cái hiện tượng bên ngoài với cái bản chất bên trong.
Tư duy phản ánh khái quát các thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng để rút ra
quy luật chung của những sự vật hiện tượng đó. Tư duy phản ánh cái chưa biết tức
là phản ánh cái mới, nhờ nó mà ta mới có khả năng giải quyết những vấn đề do thực tiễn đề ra.
Tư duy con người mang bản chất xã hội lịch sử, nó gắn liền với ngôn ngữ. Tư duy
được hình thành và phát triển trong quá trình lao động và quá trình giao tiếp giữa
con người với con người trong các mối quan hệ xã hội. Hiện nay, khoa học kỹ
thuật phát triển nhưng con người vẫn là chủ thể duy nhất của quá trình tư duy đích thực.
· Nêu và phân tích các giai đoạn của 1 quá trình tư duy: - Giai đoạn 1:
Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề: giai đoạn quan trọng nhất( nó
quyết định các dữ kiện ban đầu thành tư duy, quyết định chiến lược tư duy ở giai đoạn sau.)
Tư duy ở mỗi cá nhân chỉ nảy sinh khi cá nhân gặp phải tình huống có vấn đề,
nhận thức được vấn đế nghĩa là xác định được nhiệm vụ tư duy và biểu đạt nó một cách chính xác. - Giai đoạn 2
: hình thành liên tưởng
Huy động các tri thức,kinh nghiệm có liên quan đến vấn đề đã được xác định. Việc
huy động những tri thức,kinh nghiệm làm sống lại những liên tưởng nào và khai
thác chúng theo hướng nào để giải quyết nhiệm vụ hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệm
vụ đã được xác định.
- Giai đoạn 3: Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết
Những tri thức,những liên tưởng đầu tiên đc xuất hiện ở giai đoạn trên còn mang
tính chất rộng rãi, bao trùm chưa được phân biệt và khu hóa kĩ càng cho nên chúng
thường được sàng lọc,lựa chọn kĩ càng cho phù hợp nhất với nhiệm vụ tư duy đã
đặt ra. Giả thuyết là một cách giải quyết có thể của nhiệm vụ tâm lí
- Giai đoạn 4: Kiểm tra giả thuyết
việc kiểm tra giả thuyết có thể diễn ra trong đầu hay trong hoạt động thực tiễn, kết
quả của việc kiểm tra có thể dẫn đến sự khẳng định,phủ hoặc chính xác hóa giả
thiết đã nêu, nếu giả thuyết bị phủ định thì một quá trình tư duy mới lại bắt đầu hoạt động
- Giai đoạn 5 : Giải quyết nhiệm vụ tư duy
Đây là khâu cuối cùng của hoạt động tư duy. Khi giả thuyết đã được xác định và
chính xác hóa thì nó được thực hiện tức là đi đến câu trả lời cuối cùng cho vấn đề đã được đặt ra.
· Theo bạn đối với 1 người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa – thông tin cần
phải có những phẩm chất tư duy nào? Tại sao?
- Tính sâu sắc : thể hiện ở khả năng nắm vững ngày càng sâu sắc bản chất của sự vật, hiện tượng.
- Tính linh hoạt: thể hiện ở sự nhạy bén trong việc vận dụng những tri thức và
cách thức hành động vào các tình huống khác nhau một cách sáng tạo.
- Tính mềm dẻo: thể hiện ở hoạt động tư duy được tiến hành theo các hướng xuôi và ngược chiều
- Tính mục đích : thể hiện ở ý thức nhanh chóng và chính xác đối tượng cần lĩnh
hội, mục đích phải đạt và con đường tối ưu để đạt mục đích đó.
- Tầm rộng: thể hiện có khả năng vận dụng nghiên cứu các đối tượng khác.
- Sự độc lập : khả năng phát hiện những vấn đề mới mẻ và giải quyết nó bằng sức
lực của mình , khả năng đưa ra quyết định và hoạt động theo quan điểm đúng đắn ,
không bị chi phối thụ động bởi những ảnh hưởng sai trái bên ngoài.
5. Trí nhớ là gì? Các quá trình trí nhớ? Chú ý là gì? Cần chú ý nào?
Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới
hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, giữ gìn và làm xuất hiện lại những điều
mà con người đã trải qua. Quá trình ghi nhớ:
Là quá trình tạo dấu vết của đối tượng (tài liệu cần ghi nhớ) trên vỏ não, đồng thời
cũng là quá trình gắn tài liệu mới vào chuỗi kinh nghiệm đã có. Đây là khâu đầu
tiên của hoạt động trí nhớ và diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, cách thức khác nhau.
Căn cứ vào mục đích của việc ghi nhớ, có 2 hình thức: ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định.
– Ghi nhớ không chủ định: Là tài liệu được ghi nhớ một cách tự nhiên, không cần
phải đặt ra mục đích từ trước, không đòi hỏi phải nổ lực ý chí và không dùng một
cách thức nào để ghi nhớ.
– Ghi nhớ có chủ định: Là tài liệu được ghi nhớ đã được xác định theo mục đích đã
định trước, đòi hỏi sự nổ lực ý chí và sự lựa chọn các biện pháp, thủ thuật để ghi nhớ.
Thông thường có hai cách ghi nhớ có chủ định: ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa.
Ghi nhớ máy móc: là ghi nhớ dựa trên sự lặp đi, lặp lại tài liệu nhiều
lần một cách đơn giản mà không cần thông hiểu nội dung tài liệu (ví dụ: học vẹt).
Ghi nhớ có ý nghĩa: là ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung của tài
liệu, trên sự nhận thức được những mối liên hệ logic giữa các bộ phận
của tài liệu đó (ví dụ: nhớ theo dàn ý của đoạn tài liệu học tập). Quá trình gìn giữ:
Là quá trình củng cố vững chắc các dấu vết đã được tạo trên vỏ não trong quá trình
ghi nhớ. Có hai hình thức giữ gìn: tiêu cực và tích cực
Giữ gìn tiêu cực: được dựa trên sự tri giác lại nhiều lần một cách đơn
giản đối với tài liệu.
Giữ gìn tích cực: được dựa trên sự hình dung lại trong óc tài liệu đã
ghi nhớ, mà không phải tri giác lại tài liệu đó.
Trong hoạt động học tập, quá trình giữ gìn được gọi là ôn tập. Quá trình tái hiện:
Là quá trình làm sống lại (khôi phục lại) những nội dung đã được ghi lại và giữ
gìn. Tái hiện thường diễn ra dưới 3 hình thức; nhận lại, nhớ lại và hồi tưởng.
Nhận lại: là nhận ra đối tượng trong điều kiện tri giác lại nó. Cơ sở
của nhận lại chính là sự xuất hiện của cảm giác “quen thuộc” khi được
tri giác lại đối tượng.
Nhớ lại: là làm sống lại những hình ảnh của sự vật, hiện tượng mà
không cần dựa vào sự tri giác lại các sự vật, hiện tượng.
Hồi tưởng: là nhớ lại một cách có chủ định, đòi hỏi sự nổ lực cao của
ý chí. Khi các đối tượng được nhớ lại và được đặt trong những không
gian và địa điểm nhất định gọi là hồi ức. Sự quên:
Nhiều hình ảnh trải qua một thời gian nào đó bị xóa đi toàn bộ hoặc một phần, bị
xóa vĩnh viễn hoặc tạm thời.
Chú ý: là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật, hiện tượng nào đó,
để địn hướng hoạt động đảm bảo điều kiện thần kinh- tâm lý cvaanf hirjt cho hoạt
động tiến hành có kết quả.
Sức tập trung chú ý:
Đó là khả năng chú ý tập trung vào một phạm vi hẹp, chỉ chú ý đến một hay một số
đối tượng cần thiết cho hoạt động nhằm phản ánh đối tượng được tốt nhất, số
lượng các đối tượng mà chú ý hướng tới gọi là khối lượng chú ý. Sức chú ý càng
cao thì cường độ chú ý càng lớn và hiệu quả hoạt động cao.
Tính bền vững của chú ý:
Khả năng duy trì chú ý trong một thời gian dài đối với một hay một số đối tượng
nhất định không chuyển sang đối tượng khác.
Đối cực với tính bền vững là sự phân tán chú ý. Phân tán chú ý là có chú ý nhưng
không tập trung cao độ lâu bền vào đối tượng, cũng như không phân phối di
chuyển chú ý một cách có tổ chức.
Tính bền vững của chú ý không mâu thuẫn với sức tập trung chú ý và sự di chuyển
của chú ý. Tính bền vững của chú ý có quan hệ mật thiết với các đặc điểm của cá
nhân cũng như điều kiện khách quan của hoạt động.
Sư phân phối chú ý:
Đó là khả năng cùng một lúc chú ý đầy đủ đến nhiều đối tượng hay nhiều hoạt
động khác nhau một cách có chủ định. Phân phối chú ý không có nghĩa là chia đều
sự chú ý cho mọi đối tượng hoạt động mà có sự không đồng đều chú ý ở các đối
tượng khác nhau, đối tượng chính được chú ý nhiều, các đối tượng khác được chú
ý ít hơn. Muốn phân phối chú ý tốt thì phải đưa một số đối tượng hoạt động trở
thành quen thuộc, chỉ có một hay một số hoạt động mới.
Sự phân phối chú ý không có mâu thuẫn gì với sức tập trung chú ý vì trong phân
phối chú ý cũng có sự tập trung chú ý vào hoạt động mới.
Sự di chuyển chú ý:
Đó là khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác theo yêu cầu
của hoạt động. Sự di chuyển chú ý không mâu thuẫn với độ bền vững của chú ý và
cũng không phải là phân tán chú ý vì nó được di chuyển từ đối tượng này sang đối
tượng khác một cách có ý thức và khi chuyển sang đối tượng chú ý mới thì chú ý
lại được tập trung với cường độ
Trên đây là những thuộc tính cơ bản của chú ý, biểu hiện chiều sâu, chiều rộng và
tính linh hoạt của chú ý, giữa chúng có quan hệ bổ sung cho nhau và cần thiết cho
mọi hoạt động của con người. Mỗi thuộc tính của chú ý có thể giữ vai trò tích cực
hay không tùy thuộc vào việc biết sử dụng từng thuộc tính hay phối hợp các thuộc
tính theo yêu cầu của hoạt động.
6. Đời sống tình cảm: Đời sống tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm
của con người với những sự vật – hiện tượng có liên quan với nhu cầu động cơ của họ.
Ứng dụng các quy luật của đời sống tình cảm vào cuộc sống?
- Quy luật lây lan : giúp cho việc xây dựng tình cảm tập thể , tâm trạng xã hội.
- Quy luật cảm ứng : trong văn hóa nghệ thuật quy luật này được đặc biệt chú ý khi
xây dựng các chi tiết , các tính cách và hành động của nhân vật nhằm đánh trúng
tâm lý của độc giả thõa mãn nhu cầu đạo đức thẩm mỹ của họ
- Quy luật thích ứng: hiện tượng chai sạn tình cảm
- Quy luật di chuyển: yêu nhau yêu cả đường đi
- Quy luật pha trộn : ghen là sự pha trộn của yêu và ghét
7. Ý chí: Ý chí là mặt năng động của ý thức biểu hiện ở năng lực thực hiện những
hành động có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.
· Hành động ý chí: Là
hành động có ý thức, có chủ tâm của con người đòi hỏi sự
nổ lực khắc phục khó khăn trở ngại bên trong và bên ngoài để đạt được mục đích đã đề ra.
· Các giai đoạn của 1 hành động ý chí:
- Giai đoạn chuẩn b ị: xác định mục đích, hình thành động cơ, lập kế hoạch hành
động, chọn phương tiện và biện pháp tiến hành, quyết định hành động. -
Giai đoạn thực hiện hành động bên ngoài: Sau khi giai đoạn chuẩn bị kết thúc
thì tiếp đến là giai đoạn thực hiện quyết định. Thiếu giai đọan này thì không còn hành động ý chí.
- Giai đoạn đánh giá kết quả hành động : Sau khi giai đoạn ý chí được thực
hiện, con người bao giờ cũng đánh giá các kết quả của hành động đã đạt được. Sự
đánh giá thường đem lại sự hài lòng, thỏa mãn hay chưa hài lòng, thỏa mãn.
· Theo bạn con người cần có những phẩm chất ý chí nào? Tại sao? - Tính mục đích:
Là phẩm chất đầu tiên rất quan trọng của ý chí, đó là kĩ năng của
con ng biết đề ra cho hoạt động và cuộc sống của mình những mục đích gần và xa
bắt thành viên của mình phục tùng mục đích ấy. Hành động có tính mục đích càng
cao thì càng có khả năng huy động sức mạnh về vật chất và tinh thần để khắc phục
khó khăn nhằm đảm bảo thực hiện mục đích ấy.Con người nếu thiếu tính mục đích