Tâm lý học phát triển- Trường đại học Văn Lang
*Tại sao lại có sự khác biệt TL ở con người (nói chung) và trẻ em (nói riêng) giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng miền, giữa các quốc gia, châu lục?Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45473628
TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN 1
Giảng viên: Trịnh Văn Điềm
Bài 1: Lý luận về phát triển trẻ em I.
Cơ sở của sự phát triển TL
*Tại sao lại có sự khác biệt TL ở con người (nói chung) và trẻ em (nói riêng) giữa nông
thôn và thành thị, giữa vùng miền, giữa các quốc gia, châu lục?
=> Vì khác nhau môi trường giáo dục, văn hoá vùng miền, về cách giáo dục mỗi
nơi mỗi khác, tính cách còn mang tính di truyền dù không rõ ràng. 1. Phân biệt
Văn hoá: Là xã hội loài người và toàn bộ các thành tựu của của nó (sản phẩm hoạt động của con người).
VD: Về văn hoá, về vật chất,…
Văn minh: Hình thức cuộc sống của con người trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, nghệ thuật,…
Học vấn: Những thứ ta tích lũy dần dần lên qua việc học tập, đọc sách, tìm hiểu và học hỏi người khác.
2. Ảnh hưởng của văn hoá đối với sự phát triển TL của trẻ em
Đứa trẻ được thừa hưởng não bộ của người
=> Cơ quan quan trọng để nảy sinh TL .
Nếu không có xã hội loài người thì những mầm mống mang tính Người sẽ bị thui chột,
không thể phát triển TL Người.
Trong nền văn hoá xã hội chứa đựng toàn bộ kinh nghiệm quý báu, tri thức của loài người
=> Đó là nội dung cơ bản để phát triển trí tuệ nhân cách cho trẻ em. 1 lOMoAR cPSD| 45473628
Văn hoá gia đình là môi trường an toàn và phong phú, trong đó trẻ được nuôi dưỡng
và dạy dỗ thức hình thức đặc biệt – phương thức gia đình khác với phương thức nhà trường.
Môi trường giáo dục gia đình rất quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của một đứa
trẻ: về cách hành xử, suy nghĩ,…
VD: Nếu một người nam/nữ mà sống với bố/mẹ mà không có người còn lại thì có xu
hướng mang tính nam/nữ nhiều hơn không kể tới xu hướng tính dục hay giới tính sinh lý.
3. Ảnh hưởng của hoạt động đối với sự phát triển tâm lý trẻ em
a.Tính chất của hoạt động
Hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con người tác động vào
hiện thực khách quan nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong cuộc sống của họ.
*Con người tạo ra hoàn cảnh tới mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo con người đến mức ấy. [C.Mác]
*Con người càng tích cực hoạt động bao nhiêu thì thế giới khách quan càng tác động
trở lại con người càng tích cực bấy nhiêu, tức tâm lý càng phát triển phong phú và đa dạng.
=> Liên hệ thực tiễn trẻ em Việt Nam hiện nay.
*6 thứ trẻ cần phát triển: Vận động (hoạt động), Nhận thức, Ngôn ngữ, Hành vi,
Cảm xúc, Kỹ năng tự phụ vụ. b.
Hoạt động chủ đạo
HĐCĐ là hoạt động mà sự phát triển của nó quy định những biến đổi chủ yếu nhất
trong các quá trình tâm lý và trong các đặc điểm của nhân cách đứa trẻ ở giai đoạn phát triển nhất định của nó.
VD: Cấp 1_ thiên về hoạt động học tập, Cấp 2_thiên về hoạt động giao lưu kết bạn,
Cấp 3_thiên về hoạt động hướng nghiệp,…
Là HĐ có đối tượng mới mẻ, chưa hề có trước đó (không gây ảnh hưởng tới các hoạt động trước đó).
Là HĐ có khả năng chi phối toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ.
Là HĐ có khả năng chi phối các HĐ khác diễn ra đồng thời và tạo ra những nét đặc
trưng riêng trong tâm lý của trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển.
*Những câu hỏi ngoài lề: 2 lOMoAR cPSD| 45473628 i.
Có bù đắp được hoạt động chủ đạo vào các giai đoạn sau hay không?
Không bù đắp được và có ảnh hưởng các giai đoạn sau. ii.
Hoạt động chủ đạo không được chủ đạo không được thực hiện thì chuyện gì sẽ diễn ra?
Sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và các giai đoạn hoạt động về sau. iii. Hoạt động
hướng nghiệp sớm quan hệ gì đến hướng nghiệp về sau?
4. Ảnh hưởng của di truyền đối với sự phát triển TL trẻ em
Trẻ sinh ra được thừa hưởng những đặc điểm di truyền từ cha mẹ, tổ tiên của trẻ em
và có những đặc điểm bẩm sinh hình thành trong quá tình phát triển bào thai. Đó là điều
kiện sinh học cho sự phát triển tâm lý
Một đặc điểm của các cơ quan chức năng của vỏ não chính là tính mềm dẻo.
5. Ảnh hưởng của giáo dục đối với sự phát triển TL trẻ em
Giáo dục phải tính đến “vùng phát triển gần nhất” (vùng phát triển gần thường được
hiểu là khoảng cách từ những gì một người có thể thực hiện mà không cần sự giúp đỡ đến
những gì người đó có thể làm khi có sự hỗ trợ từ một người có kiến thức hoặc chuyên môn
cao hơn (hay còn được gọi là "người có tầm hiểu biết hơn")).
Giáo dục không phải “vạn năng”.
Giáo dục phải tính đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em ở giai đoạn đó và đặc điểm cá biệt từng trẻ. II.
Quy luật của sự phat triển tâm lý
1. Tính không đồng đều của sự phát triển
a.Xét trong tiến trình phát triển của cá nhân
Trong tiến trình phát triển, có những giai đoạn sự phát triển diễn ra nhanh chóng nhưng
cũng có giai đoạn diễn ra chậm chạp.
Tuổi càng nhỏ thì sự phát triển càng nhanh chóng.
Trong tiến trình phát triển còn có những giai đoạn phát cảm của một vài chức năng tâm
lý nào đó (là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất, đặc biệt sự chín muồi cho hệ thần
kinh khiến cho một chức năng tâm lý nào đó phát triển nhanh).
VD: Giai đoạn phát cảm ngôn ngữ 2-5 tuổi. 3 lOMoAR cPSD| 45473628 b.
Xét sự phát triển giữa trẻ này và trẻ khác
Tất cả trẻ em đều trải qua những giai đoạn phát triển giống nhau theo một trình tự nhất định
Tuy nhiên, tốc động nhịp độ phát triển giữa các trẻ là không giống nhau. Có những
giai đoạn xuất hiện một chức năng TL nào đó nhanh hoặc chậm hơn so với trẻ khác.
2. Sự phát triển TL cá nhân diễn ra theo trình tự
Con người phải trải qua từng giai đoạn: Thai nhi – tuổi thơ – dậy thì – trưởng thành – già yếu => Chết.
Thời gian, cườnh độ và tốc độ phát triển các giai đoạn mỗi cá nhân có thể khác nhau.
Mọi cá nhân phát triển bình thường thi đều trải qua các giai đoạn đó theo trất tự hằng định.
3. TL người mang tính mềm doẻ và khả năng bù trừ
Hành vi khi đã được hình thành (nhất là trẻ em) đều có thể thay đổi được
=> Tính mềm dẻo.
Chức năng TL, sinh lý nào đó yếu hoặc bị khiếm khuyết thì chức năng TL khác được
tang cường mạnh mẽ hơn => Tính bù trừ
VD: Thị giác bị khiếm khuyết thì xúc giác nhạy cảm hơn.
- Dân gian hay bảo: Tật mà có tài. III.
Cơ sở phân kì lứa tuổi
• Phân kì lứa tuổi theo tâm lý học (hoạt động) Xô Viết.
• Phân kì lứa tuổi theo phân tâm học (Freud).
• Phân kì lứa tuổi theo J.Piaget. *Câu hỏi ôn tập
1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tâm lý trẻ em?
2. Phân tích các quy luật phát triển tâm lý? 4 lOMoAR cPSD| 45473628
Bài 2: Các vấn đề TL thời kỳ thai giao I.
Các yếu tố sinh học ảnh hưởnh đến quá trình thai nhi?
• Độ tuổi mang thai tốt nhất: 20-30 tuổi hoặc có thể dưới 35 tuổi, trên 35 tuổi hay
càng lớn tuổi thì khi sinh trứng dễ bị sai lệch hơn.
• Dinh dưỡng từ người mẹ về việc ăn uống, hoặc người mẹ sử dụng chất kích thích trong quá trình mang thai.
• Các loại thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng tới thai nhi.
• Ảnh hưởng từ gen của bố mẹ hoặc căn bệnh thế kỉ, các bệnh mà người mẹ mắc
trong quá trình mang thai hoặc bệnh nền trước khi mang thai.
• Bản thân bà mẹ có cơ quan sinh dục bất thường hay bất thường di truyền từ bố hay
mẹ, lúc đang phát triển thì bị đột biến hay bị chiếu xạ gây dị. II.
Các yếu tố TL ảnh hưởng đến quá trình phát triển thai nhi?
• Cảm xúc của người mẹ.
• Mối tương quan từ bên ngoài tác động tới người mẹ. • TL làm mẹ.
• Kiềm hãm những ham muốn sở thích của người mẹ sẽ gây ra ức chế. III.
Chuẩn bị cho những đứa trẻ khác khi có em?
• Tâm sự với trẻ về cảm giác khi có một thành viên mới, về việc san sẻ tình yêu
thương là một điều hạnh phúc.
• Tránh nói những điều gây tổn thương TL cho trẻ, tạo cảm giác an tâm cho trẻ, cho
trẻ cảm giác trẻ vẫn là một phần quan trọng của bố mẹ khi trẻ có một đứa em.
• Tâm sự với đứa trẻ về suy nghĩ khi sắp có em, tôn trọng những cảm xúc, mong
muốn riêng và giải thích cho trẻ khi những điều ấy chưa đúng. (trong khoảng thời gian thai kì)
• Phân chia thời gian chăm sóc.
• Tập cho trẻ sự từ lập từ sớm nếu có dự tính sinh thêm.
• Tham gia vào hoạt động chuẩn bị cho em 5 lOMoAR cPSD| 45473628
IV. Quản lý các lo lắng trước và sau khi sinh? (vấn đề, nhận diện, quản lý = ứng phó)
• Sức khoẻ, kinh tế, mối tương quan, chăm sóc, xấu.
• Mất ngủ, lo lắng, bồn chồn, cáu gắt
Kiến thức, thời gian, quản lý thời gian, giao tiếp. V. TLH trước khi sinh
Có thể được coi là một phần của TLHPT, mặc dù về mặt lịch sử, nó được phát triển
nhiều hơn trong lĩnh vực phân tâm học.
TLH tiền sản và chu sinh khám phá những tác động và ý nghĩa TL. Mặc dù có nhiều
quan điểm khác nhau về chủ đề này, nhưng một mấu chốt chung là tầm quan trọng của những
trải nghiệm trước khi sinh va chu sinh trong việc định hình sự phát triển TL trong tương lai.
1. Sự phát triển trước khi sinh của não
Cơ sở của nhận thức, kinh nghiệm và hành vi là bộ não.
• Khi đang mang thai, một mạng lưới tế bào thần kinh khổng lồ đang phát triển, tạo
điều kiện cho bất kỳ quá trình tâm thần nào.
• Khi mới sinh, não trẻ sơ sinh chứa 100 tỷ tế bào thần kinh – nhiều như trong não của người lớn.
• Các khớp thần kinh phát triển và bị phá huỷ trong suốt thời gian tồn tại – một quá
trình gọi là sự dẻo dai thần kinh.
2. Phát triển vận động
Các cử động của hơi thở có thể được nhìn thấy từ tuần thứ 19 trở đi.
Chuyển đôngh của mắt được chứng minh là tồn tại từ tuần thứ 18 trở đi, từ tuần thứ 23 trở
đi là chuyển động mắt nhanh.
3. Phát triển nhận thức và học tập trước khi sinh
Thai nhi trên 34 tuần tuổi rõ ràng có thể tái tạo nội dung đã học trong khoảng thời gian 4
tuần (âm thanh – tần số tim).
Trẻ sơ sinh nhớ những mẫu âm nhạc mà chúng đã từng nghe trong bụng mẹ. 6 lOMoAR cPSD| 45473628
4. Mối quan hệ giữa mẹ và thai nhi
*Mối liên hệ giữa người mẹ mang thai và thai nhi đang phát triển có lẽ là mối quan hệ
sâu sắc nhưng bí ẩn nhất tring tất cả các mối quan hệ của con người.
Các chỉ số về mức độ lo lắng hoặc căng thẳng nhận thức của người mẹ, được đo lường
thông qua báo cáo cho thấy có liên quan đến mức độ hoạt động vận động của thai nhi cao
hơn sự thay đổi nhịp tim thai bình thường.
Các nghiên cứu TSL được xem xét cho đến nay đã tiếp cận mối quan hệ mẹ - thai nhi
như một hiện tượng một chiều: nghĩa là thai nhi là người thụ động nhân sự chỉ đạo của mẹ.
Rõ ràng là mối quan hệ sớm nhất không bắt đầu bằng việc sinh nở. sự gắn bó TL
giữa mẹ và thai nhi bắt đầu khá sơm trong thai kỳ và tăng dần theo tuổi thai, đỉnh
điểm là sự ra đời của một đứa trẻ sơ sinh. 7 lOMoAR cPSD| 45473628
Bài 3+4: Đặc điểm tâm lý trẻ sơ sinh và hài nhi
(khoảng năm đầu tiên)
I. Giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh (lọt lòng đến 2 tháng) 1. Vai trò của phản xạ
không điều kiện
Đời sống của trẻ ở môi trường mới được đảm bảo bởi cơ chế di truyền có sẵn (hệ thần
kinh và hệ thống trong cơ thể) bắt đầu khởi động.
Các phản xạ không điều kiện hoạt động để thích ứng với môi trường
=> sau đó hình thành phản xạ đinh hướng.
Hành vi bản năng (dạng thuần tuý) đảm bảo sự sống còn của đứa trẻ.
Mới sinh, em bé ưỡn người, tứ chi duỗi ra, co lại, cơ bắp co thắt theo phản xạ. Dần dần
qua kinh nghiệm, các vận động được phối hợp, kết hợp lại thành hệ thống
=> phát triển phản xạ mới.
2. Tình trạng bất phân cảm giác
Trẻ sơ sinh không phân định khi cảm nhận mọi mặt, trẻ sơ sinh cũng chưa tiếp nhận rõ ràng
được các kích thích, các kích thích cảm nhận cũng khác nhau ở mỗi cơ quan.
Trẻ sơ sinh sớm nhận ra mặt người, vật khác không có phản ứng.
3. Nhu cầu gắn bó với người khác
Lọt lòng mẹ, trẻ đã có những ứng xử làm cho người lớn phải quan tâm như mút, bám
níu, mỉm cười, muốn được ôm ấp, vỗ về, thể hiện nhu cầu được gắn bó với người lớn.
Phản xạ rúc đầu vào ngực mẹ, một mặt là để tìm vúm nhưng mặt khác là muốn áp sát
vào da thịt mẹ để được ôm ấp vỗ về.
Quan hệ với người mẹ qua xúc giác là quan trọng vào bậc nhất và cũng được xuất
hiện sớm nhất, hiện tượng đó là sự gắn bó mẹ con.
Phức cảm hớn hở hay nụ cười xã hội, xuất hiện vào cuối tháng thứ 2, là cảm xúc vui
sướng khi trẻ được đáp ứng nhu cầu, khi nghe tiếng mẹ hoặc khuôn mặt của người mẹ
Sự gắn bó mẹ con là mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất, tạo điều kiện cho sự
phát triển sau này của trẻ. 8 lOMoAR cPSD| 45473628
Thiếu đi sự gắn bó này, em bé sẽ khó phát triển bình thường, ngay cả sự sống còn cũng
gặp nhiều khó khăn. Mối quan hệ gắn bó mẹ - con là một nhu cầu gốc, có ngay từ đầu, lúc
trẻ mới sinh ra, có thể ngay từ lúc trong bụng mẹ.
Có 4 kiểu gắn bó mẹ con:
a.Kiểu thứ nhất
Tín hiệu phát ra ở mẹ và con đều mạnh:
Trong trường hợp này mối quan hệ gắn bó mẹ - con được thiết lập một cách dễ dàng, thuận lợi.
b. Kiểu thứ hai
Tín hiệu phát ra từ người mẹ thì mạnh mà từ người con thì lại yếu:
• Thường đây là trường hợp của những đứa trẻ bị thiếu tháng hay khuyết tật bẩm sinh.
• Trong trường hợp này người mẹ nên giao tiếp với con một các nhẹ nhàng, từ tốn.
c.Kiểu thứ ba
Tín hiệu của con thì mạnh, nhưng tín hiệu của mẹ lại yếu:
• Kiểu này thường xảy ra ở những người mẹ có con một cách bất đắc dĩ, có con không theo ý muốn.
• Trong trường hợp này người mẹ thường lạnh lùng, thờ ơ với con, không muốn giao tiếp với con.
Vì không nhận được tín hiệu đáp lại của người mẹ, tín hiệu phát ra của đứa trẻ
yếu dần đi, có khi mất hẳn.
d.Kiểu thứ tư
Tín hiệu phát ra đều yếu ở cả mẹ và con:
• Cần phải có biện pháp khơi dậy tín hiệu ở cả hai phía.
• Trường hợp này rất cần sự hỗ trợ của những người xung quanh, cần cả
thầy thuốc lẫn những nhà tâm lý học. 9 lOMoAR cPSD| 45473628
II. Giai đoạn phát triển của trẻ hài nhi (3-15 tháng)
1. Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo
Giao tiếp với người lớn là một nhu cầu bức thiết của trẻ. Nhu cầu này là do yêu cầu
khách quan của cuộc sống, trẻ em cần phải được chăm sóc thường xuyên của người lớn mới
thoả mãn được những yêu cầu của cơ thể, mặt khác cũng lại do cư xử của người lớn, đã khơi
gọi ở trẻ những xúc cảm ban đầu.
Thông qua giao tiếp với người lớn và nhờ người lớn giúp trẻ tồn tại và PTTL:
• Trẻ phát triển được cảm xúc
• Trẻ phát triển giao tiếp xã hội
• Trẻ phát triển các kỹ năng tiền ngôn ngữ
• Trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ
• Trẻ phát triển nhận thức…
Tất cả mọi thứ trẻ có được là do bắt chước người lớn.
CÁC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ Vận Động Thô -Tinh Cá Nhân Nhận Xã Hội Thức Trẻ Hành Vi Ngôn Ngữ Cảm Xúc
2. Mốc phát triển chính của giai đoạn
a.Vận động thô
• “Ba tháng biết lẫy, Bảy tháng biết bò, Chín tháng lò dò mà đi”.
o Tháng thứ 9: Chuyển từ đứng sang ngồi bằng cách té ngồi xuống.
• Đi ngang chập chững xung quanh.
• Đứng, một tay được giữ. 10 lOMoAR cPSD| 45473628
o Tháng thứ 15: đi một mình 2 tay giơ cao. b.
Vận động tinh
• Cầm lục lạc một cách linh hoạt
• Chuyển vật từ tay này sang tay kia (tháng thứ 6).
• Tìm một món đồ chơi đã được che giấu một phần (tháng thứ 9).
• Nhấc bỏ chướng ngại vật để lấy vật yêu thích.
c.Sự phát triển nhận thức
• Bắt đầu học về nguyên nhân và hiệu quả.
• *Vd: chơi với lúc lắc Nhận biết người trong gia đình.
• Nhìn gương và tự cười với mình.
• Làm điệu bộ đơn giản theo yêu cầu (bái bái, chào,… tháng thứ 12). d.
Ngôn ngữ hiểu
• Thường xuyên định vị nguồn âm thanh bằng cách quay đầu hay mắt.
• Đôi khi phản ứng khi nghe gọi tên mình tháng thứ tư.
• Thường xuyên hơn dừng hoạt động 50% khi nghe từ: “không”.
• Làm theo mệnh lệnh đơn giản như: “đặt nó xuống””.
• Bắt đầu nhận ra tên các bộ phận cơ thể o VD: mắt, tay
e.Ngôn ngữ diễn đạt
• Lặp lại các âm tiết [papa] (tháng thứ 7-9).
• Bắt đầu đáp lại bằng phát âm khi nghe gọi tên.
• Chơi nhiều trò vỗ tay và phát âm khi chơi (vỗ tay, bà cho ăn bánh, ú òa,...).
• Nói 7 từ hay nhiều hơn (tháng thứ 12-15).
• Dùng giọng nói và cử chỉ nhằm chỉ lấy đồ vật mong muốn.
• Bắt chước nó các từ mới đơn giản: đi, ăn bánh, ba, áo, mở, chó, bỏ vào,… Hát (i a theo nhịp).
f. Cá nhân và xã hội
• Phản ứng với lời chào bằng điệu bộ cử chỉ hoặc phát âm.
• Cười với cộng sự giao tiếp trong khi chơi. • Sự dụng thìa. 11 lOMoAR cPSD| 45473628 • Uống bằng ống hút. • Bỏ rác vào thùng. g. Hành vi
• Chơi với người lớn 5 phút.
• Tương tác một cách phù hợp với các thành viên trong gia đình (không hung
hăng hoặc có hành vi không phù hợp).
*Câu hỏi ôn tập
1. Phân tích các kiểu nhu cầu gắn bó mẹ - con gia đoạn tuổi sơ sinh và hài nhi?
2. Kể tên 2 mốc ở mỗi lĩnh vực phát triển trong giai đoạn tuổi hài nhi?
Bài 5: Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ ấu nhi (15
tháng tới 36 tháng)
I. HĐCĐ là hoạt động với đồ vật
Mối quan hệ của trẻ với thới giới đồ vật có rất nhiều thay đổi (từ khám phá sang dùng đúng chức năng).
Trẻ hiểu và sử dùng đúng chức năng của đồ vật (đồ chơi) => lĩnh hội được kinh
nghiệm xã hội đúc kết trong đồ vật (đồ chơi).
Thông qua việc khám phá rồi hiểu và chơi đúng với chức năng đồ vật, trẻ hiểu thế giới
xung quanh => trí tuệ phát triển.
Thông qua những hành động sử dụng đồ vật trẻ lĩnh hội những qui tắc hành vi trong xã hội.
Đồ chơi đối với trẻ không còn ở giai đoạn ném, cắn, ngậm ,… mà trẻ xem xet về cách
sử dụng chúng như thế nào.
TRẺ KHÔNG CHƠI KHÔNG PHẢI LÀ TRẺ Là HĐCĐ vì:
• Chơi đúng chức năng là hoạt động mới mẻ của giai đoạn này.
• Nhờ chơi (hoạt động) với đồ vật mà trẻ phát triển nhận thức, giao tiếp, ngôn
ngữ, vận động tinh-thô.
• Mọi hoạt động của trẻ xoay quanh chuyện chơi. 12 lOMoAR cPSD| 45473628
II.Sự phát triển tâm lý của trẻ ấu nhi II.1.
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhà trẻ
Ở giai đoạn này, trẻ nảy sinh nhu cầu giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ đồng thời
với sự phát triển nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ, việc tích luỹ các biểu tượng do hoạt động
với đồ vật mang lại có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Ngôn ngữ của trẻ phát triển theo hai hướng chính: Hoàn thiện sự thông hiểu lời nói
của người lớn và hình thành ngôn ngữ tích cực riêng của đứa trẻ. (hiểu – diễn đạt) II.2.
Phát triển trí tuệ của tuổi nhà trẻ
a.Sự phát triển tri giác và sự hình thành những biểu tượng về các thuộc tính của
các đồ vật
Đầu tuổi ấu nhi, tri giác còn sơ sài, trẻ mới chỉ nhận được các dấu hiệu nào đố của đồ
vật, có tính chất ngẫu nhiên bề ngoài.
Tri giác trẻ được đầy đủ dần nhờ trẻ nắm được hoạt động với đồ vật, lĩnh hội phương
thức sử dụng và tri giác kích thước hình dáng của nó, trẻ lựa chọn liên kết các đối tượng cho
phù hợp với hình dáng, độ lớn, màu sắc, vị trí của chúng trong không gian. b.
Phát triển tư duy của tuổi nhà trẻ
Tuổi nhà trẻ, trẻ đã biết xác lập các mối quan hệ chưa có sẵn giữa các đồ vật để giải quyết nhiệm vụ.
VD: Như lấy gậy khều quả bóng rơi vào gầm bàn.
Trẻ sử dụng thao tác thử - sai để giải quyết nhiệm vụ, gọi là tư duy trực quan – hoạt động.
Cuối tuổi nhà trẻ, trẻ bắt đầu xuất hiện hành động tư duy được thực hiện trong não (tư
duy trực quan – hình tượng).
VD: Như lấy vật trên cao trẻ có thể dự đoán là dùng que để khều.
3. Sự xuất hiện của tự ý thức
- Trẻ bắt đầu ý thức được mình, trẻ nhận ra cái “tôi”.
VD: Như khi xưng hô (tên). Trẻ nhận ra tên gọi của mình là gắn liền với bản thân trẻ. 13 lOMoAR cPSD| 45473628
Trẻ đã có khả năng tự mình thực hiện những hành động với đồ vật, có thói quen tự
phục vụ trong trường hợp đơn giản.
Trẻ muốn thực hiện các hành động với đồ vật và chú ý sự thay đổi mà trẻ tạo ra.
Trẻ tự tìm hiểu cơ thể mình mang lại cho trẻ những tri thức và kinh nghiệm để hình thành sự tự ý thức.
Trẻ mong muốn đuọc ưkhen trở thành nhu cầu và cố gắng để được khen.
Trẻ biết tự nhận xét mình nghe theo lời của người lớn và sau đó tự liên hệ mình với
các nhân vật trong truyện.
4. Nguyện vọng độc lập và khủng hoảng của tuổi lên 3 • Trẻ muốn tự làm
• Xuất hiện tính độc lập
• So sánh và muốn như người lớn
• Muốn có thẩm quyền mọi thứ
Thái độ: Bướng bỉnh/lì lợm, Chống đối/làm trái ý, Hỗn láo,…
KHỦNG HOẢNG LÊN 3 *Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày mốc phát triển từ 15 đến 36 tháng?
2. Trình bày các đặc điểm phát triển tâm lý tuổi nhà ấu nhi? (hỏi kiểu này phải trìnhbày
cả khủng hoảng tuổi lên ba)
3. Phân tích nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tuổi lên 3, cách ứng xử phù hợp của cha mẹ trong giai đoạn này? 14 lOMoAR cPSD| 45473628
Bài 6: Đặc điểm tâm lý trẻ tuổi mẫu giáo (4 đến 6 tuổi)
I. Hoạt động vui chơi là HĐCĐ
Vui chơi là HĐCĐ không chỉ vì trẻ mẫu giáo dành nhiều thời gian cho nó, mà chính là
trò chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề đã gây ra những biến đổi về chẩt trong
tâm lý của trẻ. Nó chi phối các dạng hoạt động khác làm cho chung mang màu sắc độc đáo của tuổi mẫu giáo.
1. Đặc điểm của hoạ động vui chơi của trẻ mẫu giáo a.Vui chơi
Là dạng hoạt động không mang tính bắt buộc, trẻ tham gia nhiệt tình do chính sức hấp dẫn của trò chơi
Động cơ của vui chơi nằm ngay trong quá trình hoạt động, mang lại niềm vui sướng
cho trẻ. Đây là tình chất đặc biết của vui chơi. b.
Đối với trẻ
Trò chơi là một dạng hoạ động mang tính tự lập. Trong khi chơi, trẻ mẫu giáo thể hiện
rõ ý thức làm chủ, trẻ hoạt động hết mình, tích cực và độc lập. Trong hoạt động vui chơi,
người lớn chỉ có thể gợi ý, hướng dẫn mà thôi.
c.Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
Đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các thành viên trong trò chơi với nhau.
Tính hợp tác là một nét phát triển mới, một nét tiêu biểu trong vui chơi của trẻ em *Tóm lại
• Chơi là cách học tự nhiên của trẻ.
• Chơi là “thức ăn nuôi dưỡng trí não”, giúp não phát triển để thành công trong việc học.
• Chơi để thực hành các kỹ năng vận động.
• Chơi cũng là một kỹ năng nhận thức đặc biệt qua chơi tưởng tượng: VD: Cho
gấu ăn rồi cho gấu đi ngủ. 15 lOMoAR cPSD| 45473628
• Chơi là cửa sổ đi vào não của trẻ một cách nhanh nhất.
• Chơi toạ nhiều cơ hội cho việc phát triển ngôn ngữ, nhận thức, cảm xúc, tư duy và kỹ năng xã hội.
II.Sự phát triển trí tuệ
1. Sự phát triển tư duy
Đầu tuổi mẫu giáo (4-5 tuổi) tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh.
• Kinh nghiệm phong phú hơn.
• Vốn biểu tượng đa dạng.
• Tìm tòi khám phá ra những cái mới • Yêu cầu cuộc sống
Đến 5-6 tuổi, xuất hiện thêm tư duy trực quan – sơ đồ. Kiểu tư duy cho trẻ khả năng
phản ảnh những mỗi liên hệ khách quan mà không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của trẻ.
Tư duy trực quan – sơ đồ vẫn giữ tính chất hình tượng nhưng đã bớt rườm rà. Là kiểu
tư duy trung gian để chuyển lên tư duy logic.
2. Sự phát triển ngôn ngữ • Từ • Câu • Ngữ pháp
Cuối tuổi mẫu giáo, vốn từ đa dạng, có thể giải thích lý do, hiện tượng, ngôn ngữ mạch
lạc là bước đầu quyết định thành công ở lớp 1.
III. Bước ngoặt 6 tuổi và sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho trẻ vào học lớp 1
Chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1 là chuẩn bị những tiền đề, những yếu tố của hoạt động
học để có thể thích ứng tốt nhất với môi trường mới, nhanh nhất đối với việc học ở lớp 1. Chuẩn bị: • Sức khoẻ
• Trí tuệ (ngôn ngữ - tư duy – ý chí)
Kỹ năng (tự phụ vụ, kết bạn, giải quyết vấn đề, bảo vệ bản thân) 16
Downloaded by Uyên L?c (uyenluc040303@gmail.com) lOMoAR cPSD| 45473628
Bài 7: Đặc điểm tâm lý trẻ tuổi tiểu học (6 đến 10 tuổi)
I. Sự phát triển các quá trình nhận thức
1. Sự phát triển chú ý
Lên lớp 4-5 không những chú ý chủ định của trẻ tăng lên trong việc hoàn thành nhiệm
vụ học tập mà những phẩm chất khác của chú ý phát triển, trẻ có khả năng mở rộng khối
lượng chú ý và có kỹ năng phân phối chú ý đối với những dạng hành động khác nhau.
2. Sự phát triển trí nhớ
Đầu tiều học trí nhớ không chủ định phát triển, ghi nhớ hình ảnh và màu sắc dễ hơn
=> Trẻ hay quên lời cô dặn.
Từ lớp 3 trở đi trí nhớ có chủ định rõ nét
=> Dạy học đạt kết quả nếu có sự hấp dẫn trong giảng dạy.
Cuối tiểu học ghi nhớ có ý nghĩa phát triển.
3. Sự phát triển tưởng tượng
Đầu tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo còn hạn chế, trẻ thường nhớ đầu và cuối, quên phần giữa.
Cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo phát triển tốt, sau dó trẻ có thể khai quát và rút gọn hơn.
4. Sự phát triển tư duy
- Đầu tuổi tiểu học, tư duy trực quan sơ đồ và trực quan hình tượng, chiếm ưu thế.
VD: Trẻ học tính dựa trên que tính, đếm ngón,…
- Khả năng khái quát còn hạn chế, chủ yếu dựa vào yếu tố bên ngoài.
VD: Cây sống được nhờ tưới,…
- Cuối tuổi tiểu học, nhờ biểu tượng, kinh nghiệm tích luỹ => tư duy ngôn ngữ phát triển. 17
Downloaded by Uyên L?c (uyenluc040303@gmail.com) lOMoAR cPSD| 45473628
II.Sự phát triển xúc cảm – ý chí
Đời sống xúc cảm, tình cảm của học sinh nhỏ khá phong ohus, đa dạng và cơ bản là
mang tính tích cực. Trẻ em rất vui mừng vì tình bạn mới với bạn cùng lớp tự hào vì được
gia nhập Đội, hãnh diện vì được giao viên, chỉ huy đội giao cho những công việc cụ thể.
Các em biết điều khiển tâm trạng của mình, thậm chỉ còn biết che dấu tâm trạng khi cần thiết.
Tâm trạng sảng khoái, vui tươi thường bền vững, lâu dài là biểu hiện vốn có ở học sinh nhỏ. i. Tự ý thức
Lòng tự trọng của trẻ em bị ảnh hưởng bởi ngoại hình hoặc bởi cách nghĩ của thanh thiếu niên.
Khi lớn hơn trẻ có thể cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình. Trẻ cũng có thể so sánh
cơ thể của mình với bạn bè của trang lứa. ii. Ra quyết định
Học sinh tiểu học có thể trải qua một giai đoạn mà đường như trẻ sẽ hành động mà
không cần suy nghĩ nhiều về thời gian.
Kỹ năng ra quyết định của trẻ vẫn đang phát triển và trẻ vẫn nhận thức được rằng đôi
khi hành động có hậu quả và thậm chỉ là rủi ro.
*LÀM VIỆC NHÀ
• Công việc gia đình giúp trẻ học các kỹ năng quan trọng và cảm thấy vui khi
đóng góp vào cuộc sống gia đình.
• Chọn những công việc gia đình phù hợp với lứa tuỏi và khả năng của trẻ.
• Có thể thúc đẩy trẻ làm việc nhà bằng cách khen ngợi và khuyến khích nhưng nỗ lực của trẻ.
• Trẻ nhỏ có thể làm việc nhà như thu dọn đồ chơi. Trẻ lớn hơn có thể giúp dọn
bàn ăn, dọn dẹp, nấu nướng, v.v.
*TIỀN TIÊU VẶT
Tiền tiêu vặt có thể giúp trẻ học cách quản lý tiền bạc và trách nhiệm. 18
Downloaded by Uyên L?c (uyenluc040303@gmail.com) lOMoAR cPSD| 45473628
• Quyết định về tiền tiêu vặt sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình và giá trị của bạn.
• Nếu bạn quyết định cho tiền tiêu vặt để làm việc nhà, hãy rõ ràng về kỳ vọng
của bạn. (cân nhắc)
• Con bạn học được rất nhiều điều bằng cách quan sát cahcs bạn đối phó với tiền bạc. *Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày quá trình phát triển nhận thức của trẻ ở tuổi tiểu học
2. Trình bày quá trình phát triển nhận thức của trẻ ở tuổi tiểu học 19
Downloaded by Uyên L?c (uyenluc040303@gmail.com) lOMoAR cPSD| 45473628
Bài 8: Đặc điểm tâm lý trẻ tuổi THCS (thiếu niên)
I. Vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển Tâm lý ở lứa tuổi học sinh THCS • Độ tuổi 11 – 15. • Tên gọi: o Thời kỳ quá độ, o Tuổi khó bảo, o Tuổi bất trị, o Tuổi khủng hoảng,…
• Thời kỳ chuyển từ thơ ấu sang trưởng thành.
• Xuất hiện yếu tố mới của sự trưởng thành.
• Sự phát triển tâm lý diễn ra không đồng đều.
1. Vừa có tính trẻ con, vừa có tính người lớn.
a. Yếu tố hoàn cảnh kìm hãm sự phát triển tính người lớn
• Trẻ còn bận tâm vào việc học
• Cha mẹ không để trẻ hoạt động
b.Yếu tố thúc đẩy sự phát triển tính người lớn
• Nguồn thông tin phong phú (tri thức xã hội, sách vở).
• Phát triển thể chất. • Sự phát dục
• Nhận thức về bản thân.
• Lao động giúp gia đình (tuỳ hoàn cảnh)
2. Tính độc lập, tự chủ
*Phương hướng phát triển tính người lớn
• Tri thức sách vở nhiều/mặt đời sống thì trẻ con.
Có em quan tâm học tập/có em quan tâm đời sống (kết bạn, bề ngoài).
• Nhiều em âm thầm rèn luyện có đức tính người lớn (dũng cảm, tự chủ, độc lập,…). 20
Downloaded by Uyên L?c (uyenluc040303@gmail.com)