Tâm lý học thi kết thúc học phần - Giải Phẫu 1 | Trường Đại học Nam Cần Thơ

Tâm lý học thi kết thúc học phần - Giải Phẫu 1 | Trường Đại học Nam Cần Thơ được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÝ HỌC
1. Khái niệm tâm lý lý học, dẫn chứng ?
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu con người nhận thức thế giới khách qua bằng con đường
nào, theo quy luật nào, nghiên cứu thái độ của con người đối với cá mà họ nhận thức được hoặc tự
mình làm được. Nó là một trong những khoa học xã hộ chủ yếu nghiên cứu con người.
VD: Khi ta đi thi kì thi cuối kì, khi đó ta cảm thấy hồi hộp, đó được coi là một trong những hiện
tượng tâm lý hay ta cảm thấy buồn khi trời mưa, đó cũng là một hiện tượng tâm lý.
2. Quan điểm tâm lý của trường phái duy tâm thời cổ đại ? Cho VD
Theo quan điểm của trường phái duy tâm thời cổ đại thì những nhà duy tâm cho rằng tâm lý con
người là “linh hồn” – do những lực lượng siêu nhiên như Thượng Đế, Trời, Phật tạo ra. “Linh hồn " là
cái có trước, quốc tế vật chất là cái thứ hai, có sau.
VD: Theo Đạo Phật thì vạn vật đều do Phật tạo ra và linh hồn của ta là do Phật chi phối. Nhìn
vào ta thấy rằng quan niệm này chỉ rõ tâm lý của con người là do Phật (người theo đạo Phật) hay Chúa
(người theo đạo Thiên Chúa giáo) sinh ra.
3. Phương pháp nghiên cứu tâm lý học: Phương pháp thực nghiệm thực tế; phương pháp
phân tích sản phẩm hoạt động. Cho VD?
- Phương pháp thực nghiệm thực tế:
Thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu chủ động gây ra các hiện tượng tâm lý cần nghiên
cứu sau khi đã tạo ra các điều kiện cần thiết và loại trừ các yếu tố ngồi nhiên.
Thực nghiệm gồm có nhiều loại bao gồm thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm
tự nhiên :
Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: là loại thực nghiệm được tiến hành trong phòng thí
nghiệm ở điều kiện khống chế một cách nghiêm khắc các ảnh hưởng bên ngoài tác động đến hiện
tượng tâm lý được nghiên cứu. Loại thực nghiệm này thưởng được sử dụng nhiều để nghiên cứu các
quá trình tâm lý, ít dùng nghiên cứu các thuộc tính tâm lý người và đặc biệt mang tính chủ động cao
hơn thực nghiệm tự nhiên.
Thực nghiệm tự nhiên: là loại thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện bình thường của cuộc
sống và hoạt động. Trong thực nghiệm tự nhiên có bao hàm cả quan sát. Nếu trong quan sát nhà nghiên
cứu chỉ thay đổi các yếu tố riêng rẽ của hoàn cảnh thì trong thực nghiệm tự nhiên nhà nghiên cứu có
thể chủ động gây ra hành vi biểu hiện và diễn biến của hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu bằng cách
khống chế các nhân tố không cần thiết cho việc nghiên cứu, làm nổi bật các yếu tố cần thiết trong hoàn
cảnh giúp cho việc khai thác, tìm hiểu hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu bằng thự nghiệm.
Thực nghiệm nghiên cứu tâm lý có thể bao gồm: thực nghiệm điều tra và thực nghiệm hình
thành :
Thực nghiệm điều tra: nhằm dựng nên một bức tranh về thực trạng hiện tượng tâm lý được
nghiên cứu ở một thời điểm cụ thể.
Thực nghiệm hình thành: còn gọi là thực nghiệm giáo dục với mục đích khẳng định ảnh hưởng
của tác động giáo dục đến sự hình thành, phát triển hiện tượng tâm lý nào đó ở con người. Thực
nghiệm hình thành thông thưởng gồm ba giai đoạn: đo thực trạng hiện tượng tâm lý trước thực nghiệm,
thiết kế biện pháp tác động giáo dục mới và áp dụng vào trong thực tiễn. Sau một thời gian tác động đo
lại sự biến đổi của hiện tượng tâm lý; Từ đó khẳng định vai trò, ảnh hưởng, mối quan hệ của biện pháp
tác động giáo dục đó đến sự hình thành và phát triển hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu.
Thực nghiệm nghiên cứu tâm lý dù là loại hình thực nghiệm nào cũng khó có thể khống chế
hoàn toàn ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan của người bị thực nghiệm đặc biệt dễ bị căng thẳng tâm
lý, thần kinh khi làm thực nghiệm. Vì vậy khi sử dụng thực nghiệm nghiên cứu tâm lý cần chú ý tạo ra
trạng thái tự nhiên và có sự phối hợp giữa thực nghiệm với các phương pháp nghiên cứu khác.
VD: Các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm về ảnh hưởng của mức độ ánh sáng tự nhiên lên
giấc ngủ và tinh thần. Nghiên cứu này có thể yêu cầu các tình nguyện viên sống trong môi trường có
ánh sáng tự nhiên đủ (như ánh sáng mặt trời) so sánh với nhóm sống dưới ánh sáng nhân tạo trong một
khoảng thời gian cụ thể. Thông qua việc theo dõi giấc ngủ và tâm trạng hàng ngày, nghiên cứu có thể
đánh giá tác động thực tế của môi trường ánh sáng tự nhiên lên trạng thái tâm lý và sức khỏe tinh thần.
- Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động :
Đây là phương pháp dựa vào sản phẩm (vật chất, tinh thần) của hoạt động do con người tạo ra
để nghiên cứu đánh giá tâm lý con người như trí tuệ, tình cảm, tính cách... con người, bởi vì khi tạo ra
các sản phẩm chủ thể (con người) đã gửi "mình" (tâm lý, nhân cách) vào sản phẩm. Khi tiến hành
phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động cần chú ý xem xét trong mối liên hệ với thời gian, không
gian của hoạt động và điều kiện tiến hành hoạt động.
VD: Việc đánh giá hiệu suất học tập dựa trên sản phẩm hoạt động học tập trực tuyến. Nghiên
cứu này có thể sử dụng phương pháp phân tích nội dung để đo lường chất lượng và độ sâu của bài tập,
bài giảng hoặc diễn đàn trực tuyến. Bằng cách này, nghiên cứu có thể kết luận về mức độ hiệu quả của
các phương tiện giảng dạy và xác định ảnh hưởng của chúng đối với quá trình học tập và hiểu biết của
học viên.
CHƯƠNG II. CƠ SỞ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CỦA SỰ HÌNH THÀNH , PHÁT TRIỂN TÂM
1. Vai trò của hệ thống tính hiệu thứ 2 đối với sự hình thành, phát triển tâm lý ? Cho VD ?
* Vai trò của hệ thống tính hiệu thứ 2 đối với sự hình thành, phát triển tâm lý:
Ngôn ngữ hay ngữ ngôn là phản ánh sự vật, hiện tượng, thuộc tính của sự vật, bản chất của hiện
tượng, sự vật một cách khái quát.
Tiếng nói, chữ viết là một kích thích có nhiều tác dụng và tác dụng mạnh (nếu dùng đúng chỗ,
đúng lúc, hợp lý, hợp tình) đối với não người.
Tiếng nói, chữ viết tác động vào não người tạo ra hình ảnh về sự vật, hiện tượng, thuộc tính của
sự vật, hiện tượng mà từ đó dùng để chỉ chúng.
Ngoài ra nó tạo nên những hình ảnh về mối quan hệ giữa sự vật này với sự vật kia.
Nếu gọi những sự vật hiện tượng và những thuộc tính của sự vật và hiện tượng và các "dấu vết"
của chúng trong các đại bán cầu là những tín hiệu thứ nhất, thì ngôn ngữ, ngữ ngôn là những “tín hiệu
của những tín hiệu thứ nhất” hay còn gọi là tín hiệu của tín hiệu. Toàn bộ những tín hiệu của những tín
hiệu thứ nhất hợp lại thành hệ thống tín hiệu thứ hai.
là cơ sở sinh lý của tư duy ngôn ngữ, tư duy trừu tượng của loài người.
VD: bạn là một sinh viên đại học sống trong một môi trường nơi mà đạt được thành tích học tập
cao được đánh giá rất cao. Trong trường hợp này, hệ thống tín hiệu thứ hai, bao gồm sự công nhận từ
giáo viên, đồng sinh viên, và gia đình về giá trị của học vấn, có thể tạo động lực mạnh mẽ cho bạn học
tập chăm chỉ và đặt ra mục tiêu cao. Tín hiệu tích cực từ xã hội này giúp hình thành xu hướng tích cực
trong quá trình học tập và xây dựng lòng tự tin về khả năng của bản thân.
2. Tại sao nói “Tâm lý của con người chỉ có thể được bộc lộ , hình thành trong hoạt động và
thông qua hoạt động ? Cho dẫn chứng ?
- Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Theo tâm lý học mácxit, cuộc sống con người
là một dòng hoạt động, con người là chủ thể của các hoạt động thay thế nhau. Hoạt động là quá trình
con người thực hiện các quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, xã hội. Đó là quá trình chuyển
hóa năng lực lao động và các phẩm chất tâm lý khác của bản thân thành sự vật, thành thực tế và quá
trình ngược lại là quá trình tách những thuộc tính của sự vật, của thực tế quay trở về với chủ thể, biến
thành vốn liếng tinh thần của chủ thể.
Chúng ta có thể hiểu hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con người với thế giới xung
quanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản phẩm về phía con người.
Trong quá trình tác động qua lại đó, có hai chiều tác động diễn ra đồng thời, thống nhất và bổ
sung cho nhau:
Chiều thứ nhất là quá trình tác động của con người với tư cách là chủ thể vào thế giới (thế giới
đồ vật). Quá trình này tạo ra sản phẩm mà trong đó chứa đựng các đặc điểm tâm lý của người tạo ra nó.
Hay nói khác đi, con người đã chuyển những đặc điểm tâm lý của mình vào trong sản phẩm. Sản phẩm
là nơi tâm lý của con người được bộc lộ. Quá trình này được gọi là quá trình xuất tâm hay quá trình đối
tượng hoá.
Chiều thứ hai là quá trình con người chuyển những cái chứa đựng trong thế giới vào bản thân
mình, là quá trình con người có thêm kinh nghiệm về thế giới, những thuộc tính, những quy luật của
thế giới... được con người lĩnh hội, nhập vào vốn hiểu biết của mình. Đồng thời con người cũng có
thêm kinh nghiệm tác động vào thế giới, rèn luyện cho mình những phẩm chất cần thiết để tác động có
hiệu quả vào thế giới. Quá trình này là quá trình hình thành tâm lý ở chủ thể. Còn gọi là quá trình chủ
thể hoá hay quá trình nhập tâm.
Như vậy, trong hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý của
chính mình. Có thể nói tâm lý của con người chỉ có thể được bộc lộ, hình thành trong hoạt động
và thông qua hoạt động.
VD: Trong quá trình ta tự tay làm ra một cái áo để tặng cho người ta thích, tâm lý của ta có 2
chiều tác động diễn ra đồng thời với nhau:
Chiều thứ nhất là quá trình tác động của ta với tư cách là chủ thể tác động vào đồ vật (chiếc áo),
khi đó sản phẩm sẽ chứa đựng những tâm tư, tình cảm và sự trân trọng của ta đặt vào chiếc áo ấy hay
nói cách khác là tâm huyết của ta tạo nên chiếc áo ấy. Khi chiếc áo thành hình dạng cụ thể (quá trình
xuất tâm), khi ấy nếu ta hời hợt thì chiếc áo ấy sẽ không được đẹp, nhưng khi ta đã làm nên nó bằng tất
cả sự chân thành, chiếc áo ấy sẽ rất đẹp.
Chiều thứ hai là quá trình ta chuyển những thứ chứa đựng trong thế giới vào bản thân mình (hay
quá trình lĩnh hội, nhập vốn vào hiểu biết của mình), khi chiếc áo đã được tạo thành, nhìn vào chiếc áo
ta sẽ có cảm nhận của bản thân ta, có thể là chiếc áo khá rộng, lần sau ta sẽ làm nó vừa hơn hay cách
phối màu khá lệch với dự kiến, lần sau ta sẽ phối cho đẹp hơn. Đấy là lúc ta có quá trình nhập tâm, ta
sẽ có thêm kinh nghiệm từ đấy hoàn thiện hơn, góp phần hình thành tâm lý chủ thể ( bản thân).
CHƯƠNG III. QUY LUẬT CỦA QUÁ TRÌNH TÂM LÝ
1. Tưởng tượng là gì ? Cách phản ánh tái tạo hiện thực trong quá trình tưởng tượng ? Mỗi
cách cho 1 VD ?
Tưởng tượng là sự hoạt động của nhận thức mà trong quá trình nhận thức ấy con người tạo ra
những biểu tượng, tình huống trong ý nghĩ, tư tưởng. Đồng thời, dựa vào những hình tượng còn giữ lại
trong ký ức từ kinh nghiệm cảm giác trước kia, có đổi mới, biến đổi.
Tư duy và tưởng tượng giống nhau ở chỗ đều là hoạt động sáng tạo, phản ánh thế giới khách
quan. Đều hướng tới cái mới. Nhưng, kết quả của quá trình tư duy là khái niệm, còn kết quả của quá
trình tưởng tượng mang tính chất lãng mạn.
Biểu tượng của tưởng tượng là hình ảnh hoàn toàn mới, hoàn toàn sáng tạo.
Nếu như tình huống có vấn đề tương đối rõ ràng, điều kiện đã cho sáng tỏ, bản thân đã có vốn
hiểu biết cần thiết về con đường giải quyết tình huống đó thì người ta giải quyết nhiệm vụ bằng những
thao tác tư duy. Còn đối với những tình huống có vấn để không rõ ràng mang tính chất không ổn định,
các điều kiện để giải quyết chúng không đủ, cá nhân chỉ có một ít thông tin gần đúng về hoàn cảnh có
vấn đề và khó giải quyết bằng công thức và định luật thì trong trường hợp này tưởng tượng xuất hiện.
Do vậy, tưởng tượng có một giá trị lớn lao bù đắp lại cho những chỗ tư duy phản ánh khó khăn
hoặc không phản ánh được. Tuy vậy, tưởng tượng bỏ qua nhiều khâu logịch nên có khi giải quyết vấn
đề thiếu chính xác và không chặt chẽ.
- Cách phản ánh tái tạo hiện thực trong quá trình tưởng tượng:
*Tách lẽ từ một hình tượng nguyên vẹn của đối tượng ra một phần tử hoặc một tính chất nào đó
biểu tượng bằng tư duy trong trí tưởng tượng của mình phần từ hoặc tính chất đó tách biệt khỏi đối
tượng mà chúng phụ thuộc trước đây.
Ví dụ: Thay vì chỉ nhìn vào hình tượng chung của con chó, tư duy trong trí tưởng tượng có thể
tách lẻ ra một đặc điểm cụ thể như mũi dài, hoặc tính chất như trung thực. Bằng cách này, bạn có thể
tưởng tượng một mũi dài mà không cần phải nhìn vào hình ảnh toàn bộ con chó, hoặc tập trung vào
tính chất trung thực mà không cần nhìn thấy con chó cụ thể.
* Thay đổi độ lớn kích thước của vật thể theo hướng tăng hay giảm độ lớn so với thực tế.
Ví dụ: khi bạn tưởng tượng về chiếc quả cầu. Thay vì giữ kích thước bình thường của một quả
cầu, bạn có thể tưởng tượng rằng nó trở nên to lớn hơn rất nhiều, đến mức nó có thể lăn qua một thành
phố. Trong tưởng tượng này, bạn đã thay đổi độ lớn kích thước của quả cầu so với thực tế, tạo ra một
hình ảnh hấp dẫn và không gian động.
* Kết hợp, gắn vào tưởng tượng của mình những thành phần hoặc những nguyên tố bị tách rời
từ các đối tượng khác nhau. Và, như vậy tạo nên một hình tượng mới, một biểu tượng mới chưa hề có
trong thực tế.
Ví dụ: Hình tượng thiên thần với đôi cánh của chim nhưng lại mang hình hài của một con người,
thay vì một đôi cánh đi chung với loài chim thì bây giờ nó lại kết hợp với con người tạo thành một hình
tượng mới hoàn toàn không có trong thực tế
* Thiết kế một vật dụng gắn với ý nghĩa của nó.
Ví dụ: Cây quạt dùng để quạt mát
* Nhấn mạnh bằng tư duy một tính chất hoặc một tố chất nào đó của đối tượng, thêm cho tính
chất đó những ý nghĩa đặc biệt và to lớn vô cùng khi nhận xét đối tượng.
Ví dụ: thơm như hoa
* Chuyển tính chất này sang đối tượng khác.
Ví dụ: ngang như cua để nói những người có cách nói chuyện ngang ngược.
* Giảm bớt trong tư duy tính chất hoặc tố chất nào đó của đối tượng, dựng lên một hình tượng
nghịch lại với hình tượng kia, thêm cho nó những tính chất trái hẳn với ban đầu.
Ví dụ: khi tưởng tượng về chiếc xe đua siêu toc, nhưng giảm bớt tốc độ để tạo ra một hình
tượng khác hoàn toàn. Thay vì tập trung vào tốc độ và độ mạnh xe, bạn tưởng tượng nó chậm rãi
nhưng mang đầy sự nhẹ nhàng và yên bình.
* Tạo ra một hình tượng mới sau khi khái quát các nét có chung ở nhiều đối tượng cùng loại.
Ví dụ: khi bạn nhìn thấy nhiều loài chim khác nhau nhưng tập trung vào nhận thức chung của
chúng về tự do. Thay vì chỉ tập trung vào các đặc điểm riêng biệt của từng loài chim, bạn khái quát và
tưởng tượng ra một hình ảnh tổng quan về tất cả chúng như những biểu tượng của sự bay bổng và độc
lập. Bạn có thể tạo ra một hình tượng mới về những chú chim biểu tượng của sự tự do và khao khát
phiêu lưu
CHƯƠNG IV. CẢM XÚC VÀ Ý CHÍ
1. Khái niệm và đặc điểm của cảm xúc ?
Khái niệm:
Cảm xúc là sự rung động về phía bản thân con người đối với hiện thực cũng như sự rung động
của trạng thái chủ quan này sinh trong quá trình tác động tương hỗ với môi trường xung quanh và
trong quá trình thỏa mãn các nhu cầu của mình.
Cảm xúc cũng như tất cả các quá trình tâm lý khác, xuất hiện có tính chất phản xạ. Vì vậy, nó là
sự phản ánh của thế giới hiện thực tác động vào con người. Sự xuất hiện của cảm xúc được xác định
bởi sự tác động của các hiện tượng khách quan lên các hệ thống thần kinh. Sự rung động cảm xúc là sự
phản ánh chủ quan hiện thức khách quan.
Khác với các quá trình trí tuệ như cảm giác, tri giác, biểu tượng, tư duy là các quá trình mà thế
giới khách quan của sự vật hiện tượng được phản ánh cùng với các tính chất và quy luật của mình.
Trong cảm xúc chỉ phản ánh những mặt hiện thực khách quan nổi bật lên như một quá trình thực tế tác
động lẫn nhau giữa con người với môi trường lúc các nhu cầu của mình được thỏa mãn
Đặc điểm:
Cảm xúc như là sự rung động về một mặt nhất định của con người đối với các hiện tượng nào
đó của hiện thực. Cảm xúc có đặc điểm là mang tính chất chủ quan. Cảm xúc là chủ quan theo ý nghĩa
là nó luôn đẹp hay xấu của cá nhân con người đối với hiện thực khách quan. Đồng thời, cảm xúc cũng
biểu hiện trạng thái bên trong của con người, do người đó rung cảm khi tác động tương hỗ với môi
trường chung quanh. Ngay từ thế kỷ XIX, nhà tâm lý học Đức xuất sắc Wundt (“Cơ sở tâm lý học”,
1873) đã đưa ra luận điểm cho rằng cảm xúc có ba mức độ cơ bản. Các đặc điểm đó là:
– Thỏa mãn hay không thỏa mãn, mỗi cảm xúc đều có mức độ thỏa mãn hay không thỏa mãn
của riêng mình
– Kích thích hay làm dịu, thể hiện với mức độ khác nhau ở bất kỳ cảm xúc nào
– Căng thẳng hay giải quyết được căng thẳng.
2. Khái niệm và đặc điểm của ý chí ?
Khái niệm:
Ý chỉ là tính năng động của ý thức, biểu hiện ở khả năng xác định mục tiêu cho hành động; huy
động sức mạnh của bản thân để khắc phục khó khăn bên trong và bên ngoài nhằm thực hiện được mục
tiêu đó.
Đặc điểm:
– Ý chí không bao giờ độc lập ngoài hành động mà luôn luôn tồn tại trong mọi hành động cụ thể
nhất định. Là yếu tố tâm lý điều chỉnh hành động đó theo chiều hướng mục đích đã định trước.
– Ý chí không tách rời nhận thức và tình cảm của con người.
– Ý chí chỉ có ở con người. Bởi vì chỉ ở con người mới có ngôn ngữ, mới có ý thức mà ý chí là
mặt năng động của ý thức con người.
CHƯƠNG V. CÁ NHÂN – NHÂN CÁCH
1. Phân tích sự thống nhất biện chứng giữa bản chất sinh vật và bản chất xã hội của cá
nhân ? Cho VD ?
– Các đặc điểm sinh vật tạo nên cơ sở vật chất của các đặc điểm xã hội của cá nhân. Không có
cơ sở này thì nói chung, cá nhân không thể tồn tại và không thể thể hiện mình về mặt cuộc sống và xã
hội.
– Các đặc điểm sinh vật của cá nhân có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến các nét tâm lý của cá
nhân đó tùy theo mức độ nội dung và mức độ phức tạp của các nét tâm lý đó.
– Các đặc điểm hoạt động thần kinh cũng làm cho con người có những nét tâm lý không giống
nhau và tạo nên tính cách riêng của người đó.
Xét về mặt chủng loại cũng như cá thể, những tính chất tự nhiên của con người với tất cả
những chức năng của nó chỉ được phát triển và hoàn thiện dưới tác động của đối tượng xã hội và yêu
cầu của hoạt động xã hội.
Bản chất xã hội của cá nhân làm bộc lộ những khả năng tiềm tàng của các yếu tố sinh vật hoặc
điều chỉnh lại một số những yếu tố sinh vật không phù với hoạt động thực tiễn.
Tóm lại: Con người là một thực thể sinh vật - xã hội. Hai mặt đó có liên quan với nhau và là
một thể thống nhất hoàn chỉnh trong một cá nhân. Mặt xã hội của cá nhân làm thúc đẩy và tăng cường
các yếu tố sinh vật và làm cho các yếu tố đó mang ý nghĩa xã hội.
2. Cho biết mức độ của năng lực con người ? Mỗi mức độ lấy một dẫn chứng ?
Mức độ năng lực con người:
– Năng lực à tính chất tâm – sinh lý của con người chi phối quá trình tiếp thu các kiến thức, kỹ
năng và kỹ xảo cũng như hiệu quả thực hiện một hoạt động nhất định. Khi nói tới năng lực của một
con người là nói tới năng lực lao động của anh ta. C. Mác đã viết: “Chúng tôi hiểu sức lao động hay
năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một
con người đang sống, và được người đó vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó"
[C.Mác, Tư bản, Nxb Sự thật, H.,1985]. Có thể phân biệt các mức độ của năng lực như sau:
+ Năng lực: Chỉ mức độ cá nhân hoàn thành tốt một loạt hoạt động nào đó.
+ Năng khiếu: Là toàn bộ những năng lực làm cho con người trong một linh vực nhất định đạt
được kết quả đặc biệt và làm cho họ nổi bật lên so với những người khác cùng hoạt động trong cùng
một điều kiện như nhau.
Năng khiếu nói về bẩm chất vốn có làm cơ sở cho năng lực. Năng khiếu thương biểu hiện ra ở
sự có nhiều năng lực khác nhau.
+ Tài năng: là toàn bộ những năng lực cho phép con người thu được kết quả hoạt động có đặc
điểm là độc đáo và mới mẻ, có sự hoàn chỉnh cao và có ý nghĩa xã hội lớn. Đặc điểm của tài năng là
trình độ sáng tạo cao khi thực hiện một hoạt động nào đó.
+ Thiên tài: Là mức độ phát triển cao nhất của năng lực. Thiên tài trước hết là những sự sáng tạo
thúc đẩy nhân loại tiến lên phía trước. Con người có tài có thể sáng tạo có hiệu quả trong lĩnh vực của
mình.
Người thiên tài là người có khả năng tiên đoán trong khoa học, tìm ra được những quy luật,
những cái mà ngày càng có ý nghĩa lớn lao đối với nhân loại và xã hội.
VD:
Năng lực: khi giảng viên giao bài tập cho các sinh viên, khi đó sẽ có sinh viên không làm theo
yêu cầu nhưng có một vài cá nhân trong các sinh viên đó đã hoàn thành đầy đủ những yêu cầu ấy và
làm tốt bài tập. Như vậy, các cá nhân sinh viên ấy đã có năng lực tự chủ động.
– Năng khiếu: Cùng đều là sinh viên cùng học chung lớp anh văn căn bản 1 nhưng có 1 cá nhân
lại có khả năng tiếp thu và học hỏi nhanh chóng trên lớp, khả năng ấy đã có từ nhỏ nên nhờ vào đó
trong các bài kiểm tra đều đạt kết quả cao đầu lớp. Khi ấy cá nhân ấy đã bộc lộ năng khiếu học tiếng
anh của bản thân nổi bật hơn các sinh viên khác cùng lớp.
– Tài năng: Daniel Kahneman, người đã nhận được giải Nobel Vật lý học kinh tế năm 2002 với
công trình về quyết định dựa trên hành vi. Công trình của Kahneman và đồng nghiệp Amos Tversky đã
thay đổi cách chúng ta hiểu về quyết định và tư duy. Kahneman không chỉ nổi tiếng với việc phân tích
các sai lầm nhận thức và quyết định mà còn với khả năng áp dụng những kiến thức phức tạp của tâm lý
học vào thực tế và doanh nghiệp. Đó là một ví dụ về tài năng không chỉ trong việc nghiên cứu mà còn
trong việc áp dụng hiểu biết để cải thiện lĩnh vực khác nhau của cuộc sống và xã hội.
– Thiên tài: Sigmund Freud, người đã đóng góp nhiều cho lĩnh vực tâm lý và psychoanalysis.
Freud không chỉ đưa ra những lý thuyết quan trọng như lý thuyết về ý thức và lý thuyết về giai đoạn
phát triển tình dục, mà còn mở ra một cách tiếp cận mới trong việc nghiên cứu tâm trí và tư duy. Thiên
tài của Freud không chỉ nằm ở việc phát minh ra các khái niệm quan trọng trong tâm lý học, mà còn ở
khả năng nhìn nhận và phân tích sâu sắc các khía cạnh phức tạp của tâm trí con người. Ông đã mở ra
một lĩnh vực nghiên cứu mới và có ảnh hưởng lớn đối với nhiều phương pháp điều trị và hiểu biết về
tâm lý con người.
CÂU HỎI ỨNG DỤNG
•Khi viết lên trang giấy ta luôn thấy trang giấy có màu trắng mặc dù ta viết dưới ánh đèn dầu,
lúc trời tối.
Câu trên chỉ đặc điểm về tính lựa chọn. Vì như ta đã biết thì tính lựa chọn của tri giác là quá
trình ta phân rõ đối tượng (trang giấy) trong bối cảnh (dưới ánh đèn dầu, lúc trời tối). Nhìn vào
cơ sở khái niệm và so với câu trên thì tri giác của ta đã phản ánh tờ giấy thì cho dù ta viết dưới
điều kiện môi trường nào thì ta vẫn nhận lại là giấy có màu trắng.
•Mày có biến thành tro, tao cũng nhận ra.
Câu trên chỉ đặc điểm không đổi. Như ta biết thì tình không đổi là cho dù có tính biến dạng rất
lớn của các điều kiện khi ta tri giác, nhưng vật thể mà ta tri giác có một tunhs chất cố định (tính
không đổi) về hình dáng, màu sắc, độ lớn,… Với câu trên thì ở người đó có một đặc điểm mà
khi ta nhìn vào lầ nhận ra họ ngay, cho dù là có “thành tro”.
•Khi cô đơn, chúng ta thường dễ động lòng đối với người khác giới hơn nếu thường xuyên tiếp
xúc, nói chuyện
Câu trên chỉ đặc điểm Tổng giác. Như ta biết thì tổng giác là quá trình tri giác chủ thể huy động
toàn bộ vốn kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy kết hợp với thái độ bản thân để nhận biết sự
vật hiện tượng. Khi này, ta đã huy động toàn bộ kinh nghiệm để lý giải tại sao khi ta cô đơn ta
lại dễ rung động.
?Chỉ đặc điểm nào của tri giác? Phân tích đặc điểm đó và giải thích câu trên
•“Còn đây mãi khúc ca dao em và tôi, chốn quê nghèo ta có mình, một ngày bằng mấy trăm
năm hỡi người”.
Hiện tượng ảo tưởng thời gian. Khi này khả năng tri giác của ta lại bị phụ thuộc vào trạng thái
cảm xúc. Câu trên cho ta thấy rằng mạch cảm xúc của ta phần nào tác đọng đến tri giác thời
gian một cách rõ ràng rằng “một năm bằng mấy trăm năm”.
•Khi học thấy thời gian trôi chậm, khi vui chơi thấy thời gian trôi nhanh.
Hiện tượng ảo tưởng thời gian. Khi này khả năng tri giác ta bị phụ thuộc vào cảm xúc, tâm
trạng. Câu trên làm rõ nếu một việc làm ta thấy vui (khi vui chơi) thì ta sẽ thấy thời gian trôi qua
nhanh hơn, còn nếu một việc làm ta không hứng thú (khi học) thì ta cảm thấy thời gian trôi qua
lâu.
Chỉ hiện tượng gì của tri giác? Phân tích hiện tượng và giải thích câu trên?
•Khi kiểm tra, Tôi sẽ tự mình làm bài không phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác.
Chỉ tính độc lập. Phẩm chất này cho phép con người có khả năng quyết định và thực hiện hành
động theo quan điểm và niềm tin, không bị chi phối từ tác động bên ngoài. Câu trên cho thấy rõ
rằng quan điểm ngay từ đầu đã được đặt ra là “tự làm bài” và “không phụ thuộc vào sự giúp đỡ
của người khác”, điều đó thấy rõ mục tiêu đề ra là tự giải quyết, kiên trì mà không nhờ vả.
•Em sẽ lấy 10 điểm môn Tâm lý học đại cương
Chỉ tính mục đích. Phẩm chất này rất quan trọng góp phần giúp con người điều chỉnh hành vi
hướng vào mục đích tự giác. Câu trên đã thể hiện mục đích đã được đặt ra và nhìnvaof mục đích
ấy con người điều chỉnh hành vi bản thân để đạt được nó.
Câu nói trên chỉ phẩm chất gì của ý chí? Phân tích phẩm chất đó và giải thích câu trên ?
•Tôi thuộc mệnh hoả nên tôi thích màu đỏ. Còn bạn mệnh mộc nên hợp với màu xanh.
Câu trên chỉ quan điểm tâm lý duy vật, tôi thuộc mệnh lửa nên tôi thích màu đỏ, còn bạn thuộc
mệnh cây nên bạn thích màu xanh.
•Mỗi người sinh ra đều có số trời định sẵn.
Câu trên chỉ quan điểm duy tâm, số mệnh của mỗi con người không phải do họ quyết định mà
do Trời, Thượng đế quyết định.
Câu nói trên chỉ quan điểm tâm lý nào? Phân tích quan điểm?
•Cho tình huống: Khách hàng nóng tính, nói to giữa đám đông.
Con người tồn tại 4 khí chất: hoạt bát (linh hoạt), nóng nảy, thanh thản và ưu tú. Tùy vào tư duy
mà mỗi khí chất được bộc lộ:
Người có khí chất hoạt bát sẽ lắng nghe chân thành và nắm bắt những yêu cầu từ khách hàng,
họ sẽ đề ra phương hướng giải quyết một cách linh hoạt với những yêu cầu ấy, bên cạnh đó họ sẽ sử
dụng ngôn ngữ tích cực như phương thức truyền đạt hiệu quả, tránh sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ gây
hiểu nhầm để thể hiện sự lắng nghe khách hàng của họ.
Người có khí chất nóng nảy sẽ ngay lập tức đối chất với khách hàng dù cho họ đúng hay sai,
nếu cái sai thuộc về họ họ sẵn sàng chấp nhận nhưng nếu thuộc về khách hàng thì họ quyết phân định
rạch ròi đúng sai, sẵn sàng chịu trách nhiệm với những lỗi sai chứ không bao biện, những từ ngữ họ
cũng đầy mạnh bạo làm gia tăng sự căng thẳng.
Người có khí chất thanh thản sẽ duy trì sự bình tĩnh tránh để cảm xúc chi phối, họ sẽ tìm cách
lắng nghe khách hàng để hiểu rõ nguyên nhân và đồng cảm với khách hàng, bên cạnh thì họ không
đánh giá mà thay vào đó là chia sẻ quan điểm một cách nhẹ nhàng và luôn giữ sự ổn định cho tâm
trạng không bị ảnh hưởng, khi khách hàng đạt được sự bình tĩnh thì họ đưa ra phương pháp hiệu quả
nhất để giảm căng thẳng và đạt sự thấu hiểu đôi bên.
Người có khí chất ưu tú sẽ đưa ra một cách nhìn tổng quan cho vấn đề, họ thể hiện sự kiểm
soát cảm xúc cá nhân một cách ngay lập tức bằng cách duy trì cảm xúc bình tĩnh trước vấn đề không để
bị tác động làm mất tự tin, nỗ lực tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề và tạo không gian một cách xây
dựng, sự lắng nghe khách nhàng và đánh giá đúng từ họ là một trong yếu tố quan trọng giúp khách
hàng nói lên cảm xúc và ý kiến bên cạnh đánh giá tình hình từ phía họ để từ đó chủ động đề xuất giải
pháp tích cực và cầu tiến trong suốt buổi nói chuyện, tìm điểm chung tạo không gian cho sự hợp tác.
Hãy phân tích 4 cách xử lý theo 4 kiểu khí chất.
| 1/10

Preview text:

CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÝ HỌC
1. Khái niệm tâm lý lý học, dẫn chứng ?
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu con người nhận thức thế giới khách qua bằng con đường
nào, theo quy luật nào, nghiên cứu thái độ của con người đối với cá mà họ nhận thức được hoặc tự
mình làm được. Nó là một trong những khoa học xã hộ chủ yếu nghiên cứu con người.
VD: Khi ta đi thi kì thi cuối kì, khi đó ta cảm thấy hồi hộp, đó được coi là một trong những hiện
tượng tâm lý hay ta cảm thấy buồn khi trời mưa, đó cũng là một hiện tượng tâm lý.
2. Quan điểm tâm lý của trường phái duy tâm thời cổ đại ? Cho VD
Theo quan điểm của trường phái duy tâm thời cổ đại thì những nhà duy tâm cho rằng tâm lý con
người là “linh hồn” – do những lực lượng siêu nhiên như Thượng Đế, Trời, Phật tạo ra. “Linh hồn " là
cái có trước, quốc tế vật chất là cái thứ hai, có sau.
VD: Theo Đạo Phật thì vạn vật đều do Phật tạo ra và linh hồn của ta là do Phật chi phối. Nhìn
vào ta thấy rằng quan niệm này chỉ rõ tâm lý của con người là do Phật (người theo đạo Phật) hay Chúa
(người theo đạo Thiên Chúa giáo) sinh ra.
3. Phương pháp nghiên cứu tâm lý học: Phương pháp thực nghiệm thực tế; phương pháp
phân tích sản phẩm hoạt động. Cho VD?
- Phương pháp thực nghiệm thực tế:
Thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu chủ động gây ra các hiện tượng tâm lý cần nghiên
cứu sau khi đã tạo ra các điều kiện cần thiết và loại trừ các yếu tố ngồi nhiên.
Thực nghiệm gồm có nhiều loại bao gồm thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm tự nhiên :
Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: là loại thực nghiệm được tiến hành trong phòng thí
nghiệm ở điều kiện khống chế một cách nghiêm khắc các ảnh hưởng bên ngoài tác động đến hiện
tượng tâm lý được nghiên cứu. Loại thực nghiệm này thưởng được sử dụng nhiều để nghiên cứu các
quá trình tâm lý, ít dùng nghiên cứu các thuộc tính tâm lý người và đặc biệt mang tính chủ động cao
hơn thực nghiệm tự nhiên.
Thực nghiệm tự nhiên: là loại thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện bình thường của cuộc
sống và hoạt động. Trong thực nghiệm tự nhiên có bao hàm cả quan sát. Nếu trong quan sát nhà nghiên
cứu chỉ thay đổi các yếu tố riêng rẽ của hoàn cảnh thì trong thực nghiệm tự nhiên nhà nghiên cứu có
thể chủ động gây ra hành vi biểu hiện và diễn biến của hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu bằng cách
khống chế các nhân tố không cần thiết cho việc nghiên cứu, làm nổi bật các yếu tố cần thiết trong hoàn
cảnh giúp cho việc khai thác, tìm hiểu hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu bằng thự nghiệm.
Thực nghiệm nghiên cứu tâm lý có thể bao gồm: thực nghiệm điều tra và thực nghiệm hình thành :
Thực nghiệm điều tra: nhằm dựng nên một bức tranh về thực trạng hiện tượng tâm lý được
nghiên cứu ở một thời điểm cụ thể.
Thực nghiệm hình thành: còn gọi là thực nghiệm giáo dục với mục đích khẳng định ảnh hưởng
của tác động giáo dục đến sự hình thành, phát triển hiện tượng tâm lý nào đó ở con người. Thực
nghiệm hình thành thông thưởng gồm ba giai đoạn: đo thực trạng hiện tượng tâm lý trước thực nghiệm,
thiết kế biện pháp tác động giáo dục mới và áp dụng vào trong thực tiễn. Sau một thời gian tác động đo
lại sự biến đổi của hiện tượng tâm lý; Từ đó khẳng định vai trò, ảnh hưởng, mối quan hệ của biện pháp
tác động giáo dục đó đến sự hình thành và phát triển hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu.
Thực nghiệm nghiên cứu tâm lý dù là loại hình thực nghiệm nào cũng khó có thể khống chế
hoàn toàn ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan của người bị thực nghiệm đặc biệt dễ bị căng thẳng tâm
lý, thần kinh khi làm thực nghiệm. Vì vậy khi sử dụng thực nghiệm nghiên cứu tâm lý cần chú ý tạo ra
trạng thái tự nhiên và có sự phối hợp giữa thực nghiệm với các phương pháp nghiên cứu khác.
VD: Các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm về ảnh hưởng của mức độ ánh sáng tự nhiên lên
giấc ngủ và tinh thần. Nghiên cứu này có thể yêu cầu các tình nguyện viên sống trong môi trường có
ánh sáng tự nhiên đủ (như ánh sáng mặt trời) so sánh với nhóm sống dưới ánh sáng nhân tạo trong một
khoảng thời gian cụ thể. Thông qua việc theo dõi giấc ngủ và tâm trạng hàng ngày, nghiên cứu có thể
đánh giá tác động thực tế của môi trường ánh sáng tự nhiên lên trạng thái tâm lý và sức khỏe tinh thần.
- Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động :
Đây là phương pháp dựa vào sản phẩm (vật chất, tinh thần) của hoạt động do con người tạo ra
để nghiên cứu đánh giá tâm lý con người như trí tuệ, tình cảm, tính cách... con người, bởi vì khi tạo ra
các sản phẩm chủ thể (con người) đã gửi "mình" (tâm lý, nhân cách) vào sản phẩm. Khi tiến hành
phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động cần chú ý xem xét trong mối liên hệ với thời gian, không
gian của hoạt động và điều kiện tiến hành hoạt động.
VD: Việc đánh giá hiệu suất học tập dựa trên sản phẩm hoạt động học tập trực tuyến. Nghiên
cứu này có thể sử dụng phương pháp phân tích nội dung để đo lường chất lượng và độ sâu của bài tập,
bài giảng hoặc diễn đàn trực tuyến. Bằng cách này, nghiên cứu có thể kết luận về mức độ hiệu quả của
các phương tiện giảng dạy và xác định ảnh hưởng của chúng đối với quá trình học tập và hiểu biết của học viên.
CHƯƠNG II. CƠ SỞ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CỦA SỰ HÌNH THÀNH , PHÁT TRIỂN TÂM
1. Vai trò của hệ thống tính hiệu thứ 2 đối với sự hình thành, phát triển tâm lý ? Cho VD ?
* Vai trò của hệ thống tính hiệu thứ 2 đối với sự hình thành, phát triển tâm lý:
Ngôn ngữ hay ngữ ngôn là phản ánh sự vật, hiện tượng, thuộc tính của sự vật, bản chất của hiện
tượng, sự vật một cách khái quát.
Tiếng nói, chữ viết là một kích thích có nhiều tác dụng và tác dụng mạnh (nếu dùng đúng chỗ,
đúng lúc, hợp lý, hợp tình) đối với não người.
Tiếng nói, chữ viết tác động vào não người tạo ra hình ảnh về sự vật, hiện tượng, thuộc tính của
sự vật, hiện tượng mà từ đó dùng để chỉ chúng.
Ngoài ra nó tạo nên những hình ảnh về mối quan hệ giữa sự vật này với sự vật kia.
Nếu gọi những sự vật hiện tượng và những thuộc tính của sự vật và hiện tượng và các "dấu vết"
của chúng trong các đại bán cầu là những tín hiệu thứ nhất, thì ngôn ngữ, ngữ ngôn là những “tín hiệu
của những tín hiệu thứ nhất” hay còn gọi là tín hiệu của tín hiệu. Toàn bộ những tín hiệu của những tín
hiệu thứ nhất hợp lại thành hệ thống tín hiệu thứ hai.
 là cơ sở sinh lý của tư duy ngôn ngữ, tư duy trừu tượng của loài người.
VD: bạn là một sinh viên đại học sống trong một môi trường nơi mà đạt được thành tích học tập
cao được đánh giá rất cao. Trong trường hợp này, hệ thống tín hiệu thứ hai, bao gồm sự công nhận từ
giáo viên, đồng sinh viên, và gia đình về giá trị của học vấn, có thể tạo động lực mạnh mẽ cho bạn học
tập chăm chỉ và đặt ra mục tiêu cao. Tín hiệu tích cực từ xã hội này giúp hình thành xu hướng tích cực
trong quá trình học tập và xây dựng lòng tự tin về khả năng của bản thân.
2. Tại sao nói “Tâm lý của con người chỉ có thể được bộc lộ , hình thành trong hoạt động và
thông qua hoạt động ? Cho dẫn chứng ?
- Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Theo tâm lý học mácxit, cuộc sống con người
là một dòng hoạt động, con người là chủ thể của các hoạt động thay thế nhau. Hoạt động là quá trình
con người thực hiện các quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, xã hội. Đó là quá trình chuyển
hóa năng lực lao động và các phẩm chất tâm lý khác của bản thân thành sự vật, thành thực tế và quá
trình ngược lại là quá trình tách những thuộc tính của sự vật, của thực tế quay trở về với chủ thể, biến
thành vốn liếng tinh thần của chủ thể.
Chúng ta có thể hiểu hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con người với thế giới xung
quanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản phẩm về phía con người.
Trong quá trình tác động qua lại đó, có hai chiều tác động diễn ra đồng thời, thống nhất và bổ sung cho nhau:
Chiều thứ nhất là quá trình tác động của con người với tư cách là chủ thể vào thế giới (thế giới
đồ vật). Quá trình này tạo ra sản phẩm mà trong đó chứa đựng các đặc điểm tâm lý của người tạo ra nó.
Hay nói khác đi, con người đã chuyển những đặc điểm tâm lý của mình vào trong sản phẩm. Sản phẩm
là nơi tâm lý của con người được bộc lộ. Quá trình này được gọi là quá trình xuất tâm hay quá trình đối tượng hoá.
Chiều thứ hai là quá trình con người chuyển những cái chứa đựng trong thế giới vào bản thân
mình, là quá trình con người có thêm kinh nghiệm về thế giới, những thuộc tính, những quy luật của
thế giới... được con người lĩnh hội, nhập vào vốn hiểu biết của mình. Đồng thời con người cũng có
thêm kinh nghiệm tác động vào thế giới, rèn luyện cho mình những phẩm chất cần thiết để tác động có
hiệu quả vào thế giới. Quá trình này là quá trình hình thành tâm lý ở chủ thể. Còn gọi là quá trình chủ
thể hoá hay quá trình nhập tâm.
 Như vậy, trong hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý của
chính mình. Có thể nói tâm lý của con người chỉ có thể được bộc lộ, hình thành trong hoạt động và thông qua hoạt động.
VD: Trong quá trình ta tự tay làm ra một cái áo để tặng cho người ta thích, tâm lý của ta có 2
chiều tác động diễn ra đồng thời với nhau:
Chiều thứ nhất là quá trình tác động của ta với tư cách là chủ thể tác động vào đồ vật (chiếc áo),
khi đó sản phẩm sẽ chứa đựng những tâm tư, tình cảm và sự trân trọng của ta đặt vào chiếc áo ấy hay
nói cách khác là tâm huyết của ta tạo nên chiếc áo ấy. Khi chiếc áo thành hình dạng cụ thể (quá trình
xuất tâm), khi ấy nếu ta hời hợt thì chiếc áo ấy sẽ không được đẹp, nhưng khi ta đã làm nên nó bằng tất
cả sự chân thành, chiếc áo ấy sẽ rất đẹp.
Chiều thứ hai là quá trình ta chuyển những thứ chứa đựng trong thế giới vào bản thân mình (hay
quá trình lĩnh hội, nhập vốn vào hiểu biết của mình), khi chiếc áo đã được tạo thành, nhìn vào chiếc áo
ta sẽ có cảm nhận của bản thân ta, có thể là chiếc áo khá rộng, lần sau ta sẽ làm nó vừa hơn hay cách
phối màu khá lệch với dự kiến, lần sau ta sẽ phối cho đẹp hơn. Đấy là lúc ta có quá trình nhập tâm, ta
sẽ có thêm kinh nghiệm từ đấy hoàn thiện hơn, góp phần hình thành tâm lý chủ thể ( bản thân).
CHƯƠNG III. QUY LUẬT CỦA QUÁ TRÌNH TÂM LÝ
1. Tưởng tượng là gì ? Cách phản ánh tái tạo hiện thực trong quá trình tưởng tượng ? Mỗi cách cho 1 VD ?
Tưởng tượng là sự hoạt động của nhận thức mà trong quá trình nhận thức ấy con người tạo ra
những biểu tượng, tình huống trong ý nghĩ, tư tưởng. Đồng thời, dựa vào những hình tượng còn giữ lại
trong ký ức từ kinh nghiệm cảm giác trước kia, có đổi mới, biến đổi.
Tư duy và tưởng tượng giống nhau ở chỗ đều là hoạt động sáng tạo, phản ánh thế giới khách
quan. Đều hướng tới cái mới. Nhưng, kết quả của quá trình tư duy là khái niệm, còn kết quả của quá
trình tưởng tượng mang tính chất lãng mạn.
Biểu tượng của tưởng tượng là hình ảnh hoàn toàn mới, hoàn toàn sáng tạo.
Nếu như tình huống có vấn đề tương đối rõ ràng, điều kiện đã cho sáng tỏ, bản thân đã có vốn
hiểu biết cần thiết về con đường giải quyết tình huống đó thì người ta giải quyết nhiệm vụ bằng những
thao tác tư duy. Còn đối với những tình huống có vấn để không rõ ràng mang tính chất không ổn định,
các điều kiện để giải quyết chúng không đủ, cá nhân chỉ có một ít thông tin gần đúng về hoàn cảnh có
vấn đề và khó giải quyết bằng công thức và định luật thì trong trường hợp này tưởng tượng xuất hiện.
Do vậy, tưởng tượng có một giá trị lớn lao bù đắp lại cho những chỗ tư duy phản ánh khó khăn
hoặc không phản ánh được. Tuy vậy, tưởng tượng bỏ qua nhiều khâu logịch nên có khi giải quyết vấn
đề thiếu chính xác và không chặt chẽ.
- Cách phản ánh tái tạo hiện thực trong quá trình tưởng tượng:
*Tách lẽ từ một hình tượng nguyên vẹn của đối tượng ra một phần tử hoặc một tính chất nào đó
biểu tượng bằng tư duy trong trí tưởng tượng của mình phần từ hoặc tính chất đó tách biệt khỏi đối
tượng mà chúng phụ thuộc trước đây.
Ví dụ: Thay vì chỉ nhìn vào hình tượng chung của con chó, tư duy trong trí tưởng tượng có thể
tách lẻ ra một đặc điểm cụ thể như mũi dài, hoặc tính chất như trung thực. Bằng cách này, bạn có thể
tưởng tượng một mũi dài mà không cần phải nhìn vào hình ảnh toàn bộ con chó, hoặc tập trung vào
tính chất trung thực mà không cần nhìn thấy con chó cụ thể.
* Thay đổi độ lớn kích thước của vật thể theo hướng tăng hay giảm độ lớn so với thực tế.
Ví dụ: khi bạn tưởng tượng về chiếc quả cầu. Thay vì giữ kích thước bình thường của một quả
cầu, bạn có thể tưởng tượng rằng nó trở nên to lớn hơn rất nhiều, đến mức nó có thể lăn qua một thành
phố. Trong tưởng tượng này, bạn đã thay đổi độ lớn kích thước của quả cầu so với thực tế, tạo ra một
hình ảnh hấp dẫn và không gian động.
* Kết hợp, gắn vào tưởng tượng của mình những thành phần hoặc những nguyên tố bị tách rời
từ các đối tượng khác nhau. Và, như vậy tạo nên một hình tượng mới, một biểu tượng mới chưa hề có trong thực tế.
Ví dụ: Hình tượng thiên thần với đôi cánh của chim nhưng lại mang hình hài của một con người,
thay vì một đôi cánh đi chung với loài chim thì bây giờ nó lại kết hợp với con người tạo thành một hình
tượng mới hoàn toàn không có trong thực tế
* Thiết kế một vật dụng gắn với ý nghĩa của nó.
Ví dụ: Cây quạt dùng để quạt mát
* Nhấn mạnh bằng tư duy một tính chất hoặc một tố chất nào đó của đối tượng, thêm cho tính
chất đó những ý nghĩa đặc biệt và to lớn vô cùng khi nhận xét đối tượng. Ví dụ: thơm như hoa
* Chuyển tính chất này sang đối tượng khác.
Ví dụ: ngang như cua để nói những người có cách nói chuyện ngang ngược.
* Giảm bớt trong tư duy tính chất hoặc tố chất nào đó của đối tượng, dựng lên một hình tượng
nghịch lại với hình tượng kia, thêm cho nó những tính chất trái hẳn với ban đầu.
Ví dụ: khi tưởng tượng về chiếc xe đua siêu toc, nhưng giảm bớt tốc độ để tạo ra một hình
tượng khác hoàn toàn. Thay vì tập trung vào tốc độ và độ mạnh xe, bạn tưởng tượng nó chậm rãi
nhưng mang đầy sự nhẹ nhàng và yên bình.
* Tạo ra một hình tượng mới sau khi khái quát các nét có chung ở nhiều đối tượng cùng loại.
Ví dụ: khi bạn nhìn thấy nhiều loài chim khác nhau nhưng tập trung vào nhận thức chung của
chúng về tự do. Thay vì chỉ tập trung vào các đặc điểm riêng biệt của từng loài chim, bạn khái quát và
tưởng tượng ra một hình ảnh tổng quan về tất cả chúng như những biểu tượng của sự bay bổng và độc
lập. Bạn có thể tạo ra một hình tượng mới về những chú chim biểu tượng của sự tự do và khao khát phiêu lưu
CHƯƠNG IV. CẢM XÚC VÀ Ý CHÍ
1. Khái niệm và đặc điểm của cảm xúc ?  Khái niệm:
Cảm xúc là sự rung động về phía bản thân con người đối với hiện thực cũng như sự rung động
của trạng thái chủ quan này sinh trong quá trình tác động tương hỗ với môi trường xung quanh và
trong quá trình thỏa mãn các nhu cầu của mình.
Cảm xúc cũng như tất cả các quá trình tâm lý khác, xuất hiện có tính chất phản xạ. Vì vậy, nó là
sự phản ánh của thế giới hiện thực tác động vào con người. Sự xuất hiện của cảm xúc được xác định
bởi sự tác động của các hiện tượng khách quan lên các hệ thống thần kinh. Sự rung động cảm xúc là sự
phản ánh chủ quan hiện thức khách quan.
Khác với các quá trình trí tuệ như cảm giác, tri giác, biểu tượng, tư duy là các quá trình mà thế
giới khách quan của sự vật hiện tượng được phản ánh cùng với các tính chất và quy luật của mình.
Trong cảm xúc chỉ phản ánh những mặt hiện thực khách quan nổi bật lên như một quá trình thực tế tác
động lẫn nhau giữa con người với môi trường lúc các nhu cầu của mình được thỏa mãn  Đặc điểm:
Cảm xúc như là sự rung động về một mặt nhất định của con người đối với các hiện tượng nào
đó của hiện thực. Cảm xúc có đặc điểm là mang tính chất chủ quan. Cảm xúc là chủ quan theo ý nghĩa
là nó luôn đẹp hay xấu của cá nhân con người đối với hiện thực khách quan. Đồng thời, cảm xúc cũng
biểu hiện trạng thái bên trong của con người, do người đó rung cảm khi tác động tương hỗ với môi
trường chung quanh. Ngay từ thế kỷ XIX, nhà tâm lý học Đức xuất sắc Wundt (“Cơ sở tâm lý học”,
1873) đã đưa ra luận điểm cho rằng cảm xúc có ba mức độ cơ bản. Các đặc điểm đó là:
– Thỏa mãn hay không thỏa mãn, mỗi cảm xúc đều có mức độ thỏa mãn hay không thỏa mãn của riêng mình
– Kích thích hay làm dịu, thể hiện với mức độ khác nhau ở bất kỳ cảm xúc nào
– Căng thẳng hay giải quyết được căng thẳng.
2. Khái niệm và đặc điểm của ý chí ?  Khái niệm:
Ý chỉ là tính năng động của ý thức, biểu hiện ở khả năng xác định mục tiêu cho hành động; huy
động sức mạnh của bản thân để khắc phục khó khăn bên trong và bên ngoài nhằm thực hiện được mục tiêu đó.  Đặc điểm:
– Ý chí không bao giờ độc lập ngoài hành động mà luôn luôn tồn tại trong mọi hành động cụ thể
nhất định. Là yếu tố tâm lý điều chỉnh hành động đó theo chiều hướng mục đích đã định trước.
– Ý chí không tách rời nhận thức và tình cảm của con người.
– Ý chí chỉ có ở con người. Bởi vì chỉ ở con người mới có ngôn ngữ, mới có ý thức mà ý chí là
mặt năng động của ý thức con người.
CHƯƠNG V. CÁ NHÂN – NHÂN CÁCH
1. Phân tích sự thống nhất biện chứng giữa bản chất sinh vật và bản chất xã hội của cá nhân ? Cho VD ?
– Các đặc điểm sinh vật tạo nên cơ sở vật chất của các đặc điểm xã hội của cá nhân. Không có
cơ sở này thì nói chung, cá nhân không thể tồn tại và không thể thể hiện mình về mặt cuộc sống và xã hội.
– Các đặc điểm sinh vật của cá nhân có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến các nét tâm lý của cá
nhân đó tùy theo mức độ nội dung và mức độ phức tạp của các nét tâm lý đó.
– Các đặc điểm hoạt động thần kinh cũng làm cho con người có những nét tâm lý không giống
nhau và tạo nên tính cách riêng của người đó.
Xét về mặt chủng loại cũng như cá thể, những tính chất tự nhiên của con người với tất cả ‒
những chức năng của nó chỉ được phát triển và hoàn thiện dưới tác động của đối tượng xã hội và yêu
cầu của hoạt động xã hội.
Bản chất xã hội của cá nhân làm bộc lộ những khả năng tiềm tàng của các yếu tố sinh vật ‒ hoặc
điều chỉnh lại một số những yếu tố sinh vật không phù với hoạt động thực tiễn.
Tóm lại: Con người là một thực thể sinh vật - xã hội. Hai mặt đó có liên quan với nhau và là ‒
một thể thống nhất hoàn chỉnh trong một cá nhân. Mặt xã hội của cá nhân làm thúc đẩy và tăng cường
các yếu tố sinh vật và làm cho các yếu tố đó mang ý nghĩa xã hội.
2. Cho biết mức độ của năng lực con người ? Mỗi mức độ lấy một dẫn chứng ?
 Mức độ năng lực con người:
– Năng lực à tính chất tâm – sinh lý của con người chi phối quá trình tiếp thu các kiến thức, kỹ
năng và kỹ xảo cũng như hiệu quả thực hiện một hoạt động nhất định. Khi nói tới năng lực của một
con người là nói tới năng lực lao động của anh ta. C. Mác đã viết: “Chúng tôi hiểu sức lao động hay
năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một
con người đang sống, và được người đó vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó"
[C.Mác, Tư bản, Nxb Sự thật, H.,1985]. Có thể phân biệt các mức độ của năng lực như sau:
+ Năng lực: Chỉ mức độ cá nhân hoàn thành tốt một loạt hoạt động nào đó.
+ Năng khiếu: Là toàn bộ những năng lực làm cho con người trong một linh vực nhất định đạt
được kết quả đặc biệt và làm cho họ nổi bật lên so với những người khác cùng hoạt động trong cùng
một điều kiện như nhau.
Năng khiếu nói về bẩm chất vốn có làm cơ sở cho năng lực. Năng khiếu thương biểu hiện ra ở
sự có nhiều năng lực khác nhau.
+ Tài năng: là toàn bộ những năng lực cho phép con người thu được kết quả hoạt động có đặc
điểm là độc đáo và mới mẻ, có sự hoàn chỉnh cao và có ý nghĩa xã hội lớn. Đặc điểm của tài năng là
trình độ sáng tạo cao khi thực hiện một hoạt động nào đó.
+ Thiên tài: Là mức độ phát triển cao nhất của năng lực. Thiên tài trước hết là những sự sáng tạo
thúc đẩy nhân loại tiến lên phía trước. Con người có tài có thể sáng tạo có hiệu quả trong lĩnh vực của mình.
Người thiên tài là người có khả năng tiên đoán trong khoa học, tìm ra được những quy luật,
những cái mà ngày càng có ý nghĩa lớn lao đối với nhân loại và xã hội. VD:
‒ Năng lực: khi giảng viên giao bài tập cho các sinh viên, khi đó sẽ có sinh viên không làm theo
yêu cầu nhưng có một vài cá nhân trong các sinh viên đó đã hoàn thành đầy đủ những yêu cầu ấy và
làm tốt bài tập. Như vậy, các cá nhân sinh viên ấy đã có năng lực tự chủ động.
– Năng khiếu: Cùng đều là sinh viên cùng học chung lớp anh văn căn bản 1 nhưng có 1 cá nhân
lại có khả năng tiếp thu và học hỏi nhanh chóng trên lớp, khả năng ấy đã có từ nhỏ nên nhờ vào đó
trong các bài kiểm tra đều đạt kết quả cao đầu lớp. Khi ấy cá nhân ấy đã bộc lộ năng khiếu học tiếng
anh của bản thân nổi bật hơn các sinh viên khác cùng lớp.
– Tài năng: Daniel Kahneman, người đã nhận được giải Nobel Vật lý học kinh tế năm 2002 với
công trình về quyết định dựa trên hành vi. Công trình của Kahneman và đồng nghiệp Amos Tversky đã
thay đổi cách chúng ta hiểu về quyết định và tư duy. Kahneman không chỉ nổi tiếng với việc phân tích
các sai lầm nhận thức và quyết định mà còn với khả năng áp dụng những kiến thức phức tạp của tâm lý
học vào thực tế và doanh nghiệp. Đó là một ví dụ về tài năng không chỉ trong việc nghiên cứu mà còn
trong việc áp dụng hiểu biết để cải thiện lĩnh vực khác nhau của cuộc sống và xã hội.
– Thiên tài: Sigmund Freud, người đã đóng góp nhiều cho lĩnh vực tâm lý và psychoanalysis.
Freud không chỉ đưa ra những lý thuyết quan trọng như lý thuyết về ý thức và lý thuyết về giai đoạn
phát triển tình dục, mà còn mở ra một cách tiếp cận mới trong việc nghiên cứu tâm trí và tư duy. Thiên
tài của Freud không chỉ nằm ở việc phát minh ra các khái niệm quan trọng trong tâm lý học, mà còn ở
khả năng nhìn nhận và phân tích sâu sắc các khía cạnh phức tạp của tâm trí con người. Ông đã mở ra
một lĩnh vực nghiên cứu mới và có ảnh hưởng lớn đối với nhiều phương pháp điều trị và hiểu biết về tâm lý con người.
CÂU HỎI ỨNG DỤNG
•Khi viết lên trang giấy ta luôn thấy trang giấy có màu trắng mặc dù ta viết dưới ánh đèn dầu, lúc trời tối.
 Câu trên chỉ đặc điểm về tính lựa chọn. Vì như ta đã biết thì tính lựa chọn của tri giác là quá
trình ta phân rõ đối tượng (trang giấy) trong bối cảnh (dưới ánh đèn dầu, lúc trời tối). Nhìn vào
cơ sở khái niệm và so với câu trên thì tri giác của ta đã phản ánh tờ giấy thì cho dù ta viết dưới
điều kiện môi trường nào thì ta vẫn nhận lại là giấy có màu trắng.
•Mày có biến thành tro, tao cũng nhận ra.
 Câu trên chỉ đặc điểm không đổi. Như ta biết thì tình không đổi là cho dù có tính biến dạng rất
lớn của các điều kiện khi ta tri giác, nhưng vật thể mà ta tri giác có một tunhs chất cố định (tính
không đổi) về hình dáng, màu sắc, độ lớn,… Với câu trên thì ở người đó có một đặc điểm mà
khi ta nhìn vào lầ nhận ra họ ngay, cho dù là có “thành tro”.
•Khi cô đơn, chúng ta thường dễ động lòng đối với người khác giới hơn nếu thường xuyên tiếp xúc, nói chuyện
 Câu trên chỉ đặc điểm Tổng giác. Như ta biết thì tổng giác là quá trình tri giác chủ thể huy động
toàn bộ vốn kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy kết hợp với thái độ bản thân để nhận biết sự
vật hiện tượng. Khi này, ta đã huy động toàn bộ kinh nghiệm để lý giải tại sao khi ta cô đơn ta lại dễ rung động.
Chỉ đặc điểm nào của tri giác? Phân tích đặc điểm đó và giải thích câu trên?
•“Còn đây mãi khúc ca dao em và tôi, chốn quê nghèo ta có mình, một ngày bằng mấy trăm năm hỡi người”.
 Hiện tượng ảo tưởng thời gian. Khi này khả năng tri giác của ta lại bị phụ thuộc vào trạng thái
cảm xúc. Câu trên cho ta thấy rằng mạch cảm xúc của ta phần nào tác đọng đến tri giác thời
gian một cách rõ ràng rằng “một năm bằng mấy trăm năm”.
•Khi học thấy thời gian trôi chậm, khi vui chơi thấy thời gian trôi nhanh.
 Hiện tượng ảo tưởng thời gian. Khi này khả năng tri giác ta bị phụ thuộc vào cảm xúc, tâm
trạng. Câu trên làm rõ nếu một việc làm ta thấy vui (khi vui chơi) thì ta sẽ thấy thời gian trôi qua
nhanh hơn, còn nếu một việc làm ta không hứng thú (khi học) thì ta cảm thấy thời gian trôi qua lâu.
Chỉ hiện tượng gì của tri giác? Phân tích hiện tượng và giải thích câu trên?
•Khi kiểm tra, Tôi sẽ tự mình làm bài không phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác.
 Chỉ tính độc lập. Phẩm chất này cho phép con người có khả năng quyết định và thực hiện hành
động theo quan điểm và niềm tin, không bị chi phối từ tác động bên ngoài. Câu trên cho thấy rõ
rằng quan điểm ngay từ đầu đã được đặt ra là “tự làm bài” và “không phụ thuộc vào sự giúp đỡ
của người khác”, điều đó thấy rõ mục tiêu đề ra là tự giải quyết, kiên trì mà không nhờ vả.
•Em sẽ lấy 10 điểm môn Tâm lý học đại cương
 Chỉ tính mục đích. Phẩm chất này rất quan trọng góp phần giúp con người điều chỉnh hành vi
hướng vào mục đích tự giác. Câu trên đã thể hiện mục đích đã được đặt ra và nhìnvaof mục đích
ấy con người điều chỉnh hành vi bản thân để đạt được nó.
Câu nói trên chỉ phẩm chất gì của ý chí? Phân tích phẩm chất đó và giải thích câu trên ?
•Tôi thuộc mệnh hoả nên tôi thích màu đỏ. Còn bạn mệnh mộc nên hợp với màu xanh.
 Câu trên chỉ quan điểm tâm lý duy vật, tôi thuộc mệnh lửa nên tôi thích màu đỏ, còn bạn thuộc
mệnh cây nên bạn thích màu xanh.
•Mỗi người sinh ra đều có số trời định sẵn.
 Câu trên chỉ quan điểm duy tâm, số mệnh của mỗi con người không phải do họ quyết định mà
do Trời, Thượng đế quyết định.
Câu nói trên chỉ quan điểm tâm lý nào? Phân tích quan điểm?
•Cho tình huống: Khách hàng nóng tính, nói to giữa đám đông.
Con người tồn tại 4 khí chất: hoạt bát (linh hoạt), nóng nảy, thanh thản và ưu tú. Tùy vào tư duy
mà mỗi khí chất được bộc lộ:
Người có khí chất hoạt bát sẽ lắng nghe chân thành và nắm bắt những yêu cầu từ khách hàng ‒ ,
họ sẽ đề ra phương hướng giải quyết một cách linh hoạt với những yêu cầu ấy, bên cạnh đó họ sẽ sử
dụng ngôn ngữ tích cực như phương thức truyền đạt hiệu quả, tránh sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ gây
hiểu nhầm để thể hiện sự lắng nghe khách hàng của họ.
Người có khí chất nóng nảy sẽ ngay lập tức đối chất với khách hàng dù cho họ đúng hay sai, ‒
nếu cái sai thuộc về họ họ sẵn sàng chấp nhận nhưng nếu thuộc về khách hàng thì họ quyết phân định
rạch ròi đúng sai, sẵn sàng chịu trách nhiệm với những lỗi sai chứ không bao biện, những từ ngữ họ
cũng đầy mạnh bạo làm gia tăng sự căng thẳng.
Người có khí chất thanh thản sẽ duy trì sự bình tĩnh tránh để cảm xúc chi phối, họ sẽ tìm cách ‒
lắng nghe khách hàng để hiểu rõ nguyên nhân và đồng cảm với khách hàng, bên cạnh thì họ không
đánh giá mà thay vào đó là chia sẻ quan điểm một cách nhẹ nhàng và luôn giữ sự ổn định cho tâm
trạng không bị ảnh hưởng, khi khách hàng đạt được sự bình tĩnh thì họ đưa ra phương pháp hiệu quả
nhất để giảm căng thẳng và đạt sự thấu hiểu đôi bên.
Người có khí chất ưu tú sẽ đưa ra một cách nhìn tổng quan cho vấn đề, họ thể hiện sự kiểm ‒
soát cảm xúc cá nhân một cách ngay lập tức bằng cách duy trì cảm xúc bình tĩnh trước vấn đề không để
bị tác động làm mất tự tin, nỗ lực tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề và tạo không gian một cách xây
dựng, sự lắng nghe khách nhàng và đánh giá đúng từ họ là một trong yếu tố quan trọng giúp khách
hàng nói lên cảm xúc và ý kiến bên cạnh đánh giá tình hình từ phía họ để từ đó chủ động đề xuất giải
pháp tích cực và cầu tiến trong suốt buổi nói chuyện, tìm điểm chung tạo không gian cho sự hợp tác.
Hãy phân tích 4 cách xử lý theo 4 kiểu khí chất.