-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tên chuyên ngành: Thương mại quốc tế Kinh tế quốc tế
Chương trình đào tạo chuyên ngành Kinh tế quốc tế - ngành Kinh tế quốc tế thuộc nhóm ngành kinh tế, nhằm đào tạo cử nhân Kinh tế quốc tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, cung cấp cho học viên một nền tảng kiến thức cơ bản và có hệ thống về hệ thống kinh tế quốc tế, tập trung vào hai lĩnh vực quan trọng là thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế (tài chính quốc tế). Cử nhân Kinh tế quốc tế được trang bị kiến thức và lý luận về quan hệ kinh tế quốc tế, cơ sở phân tích và hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa; những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam; đồng thời sinh viên được trang bị các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết trong lĩnh vực thương mại, logistic và đầu tư, tài chính.. Tài liệu giúp bạn tham khảo, học tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: công nghệ thông tin(HUCE)
Trường: Đại học Xây Dựng Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 45222017 1. Tên chuyên ngành: - Thương mại quốc tế - Kinh tế quốc tế
2. Mã số tuyển sinh hiện tại: - TM11 - TM12
3. Liên hệ: TS. Nguyễn Duy Đạt – Trưởng khoa: 0903.260.840
ThS. Hà Quỳnh Nga – Chuyên viên hành chính đào tạo: 0985.010.544
4. Email: kinhtekinhdoanhquocte@tmu.edu.vn
5. Website: https://kinhtekinhdoanhquocte.tmu.edu.vn/
6. Fanpage: https://www.facebook.com/KinhtevakinhdoanhquocteTMU/
7. Địa chỉ Khoa hoặc phòng ban phụ trách: Phòng 404 nhà F, Đại học Thương mại, 79 Hồ Tùng
Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
8. Giới thiệu tóm tắt về chuyên ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ
Chương trình đào tạo chuyên ngành Kinh tế quốc tế - ngành Kinh tế quốc tế thuộc nhóm ngành
kinh tế, nhằm đào tạo cử nhân Kinh tế quốc tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt,
cung cấp cho học viên một nền tảng kiến thức cơ bản và có hệ thống về hệ thống kinh tế quốc
tế, tập trung vào hai lĩnh vực quan trọng là thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế (tài chính
quốc tế). Cử nhân Kinh tế quốc tế được trang bị kiến thức và lý luận về quan hệ kinh tế quốc
tế, cơ sở phân tích và hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại, đặc điểm phát triển kinh tế thế
giới trong xu hướng toàn cầu hóa; những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt
Nam; đồng thời sinh viên được trang bị các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết trong lĩnh vực thương
mại, logistic và đầu tư, tài chính. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Chương trình đào tạo chuyên ngành Thương mại quốc tế - ngành Kinh doanh quốc tế thuộc
nhóm ngành kinh tế, nhằm đào tạo cử nhân Kinh doanh quốc tế có phẩm chất chính trị, đạo
đức và sức khỏe tốt, cung cấp cho học viên một nền tảng kiến thức cơ bản và có hệ thống về
quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh quốc tế như logistic
và vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh
quốc tế, phân tích sự tác động của các yếu tố mang tính toàn cầu đến hoạt động doanh nghiệp,...
9. Chương trình đào tạo: KINH TẾ QUỐC TẾ
a. Tổng số tín chỉ tích lũy: 120 tín chỉ
b. Các học phần cơ bản
Sinh viên theo học chuyên ngành Kinh tế quốc tế sẽ được giảng dạy những kiến thức nền
tảng chung theo Bộ Giáo Dục. Sinh viên được lĩnh hội những kiến thức lý luận chính trị, kiến
thức pháp luật và bảo vệ môi trường, kiến thức về tin học, ngoại ngữ, giáo dục quốc phòng lOMoARcPSD| 45222017
thông qua một số học phần như Triết học Mác Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng
Hồ Chí Minh, Kinh tế chính trị Mác -Lê Nin, Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, Pháp luật đại
cương, Tiếng Anh 1, Tiếng Anh 2; Tiếng Anh 3; Tin học quản lý, Phương pháp nghiên cứu
khoa học, Kinh tế lượng.
c. Các học phần chuyên ngành
Sinh viên theo học ngành Kinh tế quốc tế sẽ được cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống
kinh tế quốc tế qua nhiều học phần chuyên ngành như Kinh doanh quốc tế; Kinh tế quốc tế;
Kinh tế đầu tư quốc tế; Hội nhập kinh tế quốc tế; Đầu tư quốc tế; Quản trị đa văn hóa; Kinh tế
khu vực và ASEAN; Chính sách Kinh tế quốc tế; Kinh tế hải quan; Kinh tế chia sẻ, Quản lý
môi trường trong thương mại quốc tế.
d. Các học phần tự chọn
Bên cạnh đó, sinh viên còn được theo học những học phần tự chọn giúp sinh viên có cái
nhìn đa chiều hơn về ngành học và các lĩnh vực liên quan. Điều này có thể giúp sinh viên tăng
khả năng mở rộng và hội nhập kiến thức. Một số học phần tự chọn mà sinh viên theo học
chuyên ngành Kinh tế quốc tế có thể lựa chọn bao gồm: Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập
khẩu; Thị trường ngoại hối; Tài chính công; Tài chính quốc tế; Chính sách kinh tế xã hội, Quản
trị chiến lược toàn cầu; Khoa học hàng hóa; Quản trị tài chính công ty đa quốc gia; Quản lý
nhà nước về thương mại THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
a. Tổng số tín chỉ tích lũy: 120 tín chỉ
b. Các học phần cơ bản
Sinh viên theo học chuyên ngành Thương mại quốc tế sẽ được giảng dạy những kiến thức nền
tảng chung theo Bộ Giáo Dục. Sinh viên được lĩnh hội những kiến thức lý luận chính trị, kiến
thức pháp luật và bảo vệ môi trường, kiến thức về tin học, ngoại ngữ, giáo dục quốc phòng
thông qua một số học phần như Triết học Mác Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng
Hồ Chí Minh; Kinh tế chính trị Mác -Lê Nin, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam; Pháp luật đại
cương; Tiếng Anh 1, Tiếng Anh 2; Tiếng Anh 3; Tin học quản lý, Phương pháp nghiên cứu
khoa học; Toán đại cương.
c. Các học phần chuyên ngành
Sinh viên theo học chuyên ngành Thương mại quốc tế sẽ được cung cấp kiến thức chung về
quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh quốc tế qua các học
phần như Kinh doanh quốc tế, Đầu tư quốc tế, Quản trị đa văn hóa; Quản trị chiến lược toàn
cầu, Quản lý môi trường trong thương mại quốc tế; Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế;
Nghiệp vụ hải quan; Quản trị giao nhận và vận chuyển hàng hóa; Đàm phán thương mại quốc
tế; Hội nhập Kinh tế quốc tế.
d. Các học phần tự chọn
Bên cạnh đó, sinh viên còn được theo học những học phần tự chọn giúp sinh viên có cái nhìn
đa chiều hơn về ngành học và các lĩnh vực liên quan. Điều này có thể giúp sinh viên tăng khả
năng mở rộng và hội nhập kiến thức. Một số học phần tự chọn mà sinh viên theo học chuyên
ngành Thương mại quốc tế có thể học như: Quản trị Logistics kinh doanh; Marketing quốc tế;
Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu; Quản trị thương hiệu 1; Luật Kinh tế; Quản trị lOMoARcPSD| 45222017
tài chính công ty đa quốc gia; Quản trị tài chính công ty đa quốc gia; Quản trị nhân lực quốc
tế; Logistic quốc tế; Quản trị tài chính 2.
10. Các yêu cầu về đầu ra
Yêu cầu về kiến thức
- Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế, chuyên ngành Kinh tế quốc tế có năng lựcvận
dụng được các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nghề nghiệp và cuộc sống. - Nắm
được những nội dung cơ bản về pháp luật dân sự cũng như công tác quốc phòng an ninh của Việt Nam;
- Có những kiến thức về nghiên cứu khoa học và giải quyết vấn đề căn bản.
- Có kiến thức căn bản về nền kinh tế và được trang bị các kiến thức nền về kinh tế họcbao
gồm các kiến thức về Kinh tế học vi mô và vĩ mô và các nhánh của Kinh tế học.
- Có kiến thức căn bản về nền kinh tế và các cách thức nền kinh tế vận hành; được trang bịcác
kiến thức căn bản về hoạt động kinh tế quốc tế, đầu tư quốc tế và các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế;
- Có các kiến thức chuyên sâu để giải quyết các vấn đề kinh doanh, quản trị trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu, kinh doanh quốc tế, Logistic và quản trị chuỗi cung ứng.
- Nắm vững kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về Kinh tế quốc tế và đầu tư quốc tế,tài chính
quốc tế, các hoạt động di chuyển nguồn lực quốc tế, các kiến thức về luật kinh tế quốc tế, các
rào cản về thuế, phi thuế và các rào cản môi trường trong các hoạt động kinh tế quốc tế; nắm
được các kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động quản lý ở mức độ vĩ mô và
mức độ tập đoàn kinh nhà nước trong lĩnh vực kinh tế quốc tế; các kiến thức về kinh tế khu
vực và ASEAN, xúc tiến thương mại và đầu tư quốc tế, Đàm phán trong các hoạt động kinh tế quốc tế.
- Có kiến thức bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác của trường và các trườngthuộc
khối ngành Kinh tế - Quản trị - Kinh doanh.
Yêu cầu về kỹ năng
. Các kỹ năng nghề nghiệp -
Kỹ năng hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch và quản lý hoạt động kinh tế
quốctế của các cơ quan quản lý nhà nước -
Kỹ năng hoạch định chiến lược, chính sách, và quản lý hoạt động kinh tế quốc tế,
xâydựng và triển khai các dự án của các tổ chức quốc tế -
Lập và triển khai kế hoạch nghiên cứu và phát triển, giải quyết các vấn đề về kinhdoanh
quốc tế và đầu tư quốc tế của doanh nghiệp. -
Kỹ năng Hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh quốc tế của doanhnghiệp. lOMoARcPSD| 45222017
. Kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề -
Có khả năng phát hiện, lập luận, phân tích các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực kinh tế quốctế. -
Kỹ năng tự học, nghiên cứu độc lập, thu thập có hệ thống về khoa học kinh tế quốc
tếcũng như quản trị kinh doanh quốc tế.
. Kỹ năng bổ trợ
- Kỹ năng làm việc theo nhóm (Teamwork)
- Kỹ năng làm báo cáo, thuyết trình và bảo vệ nghiên cứu - Kỹ năng trình diễn và truyền thông. - Kỹ năng ngoại ngữ - Kỹ năng tin học
Yêu cầu về thái độ
- Sinh viên ra trường phải có những phẩm chất đạo đức cá nhân
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Đáp ứng các chuẩn mực đạo đức của nhà kinh doanh quốc tế, thích ứng với môi trườngđa văn hóa;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt các trách nhiệm công dân;
- Có các phẩm chất đạo đức xã hội;
- Có ý thức công dân, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách
và pháp luật của Nhà nước.
Yêu cầu về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Khả năng tự học, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn - Năng
lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khả năng hoạch định, điều phối chuyên môn và tổ chức thực hiện
- Năng lực đánh giá hiệu quả công việc và cải tiến các hoạt động chuyên môn trong phạmvi lĩnh vực phụ trách
- Năng lực dẫn dắt chuyên môn, nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên ngành được đàotạo;
- Khả năng cải tiến và cập nhật kiến thức
- Khả năng nắm bắt kịp thời các xu hướng của thị trường, ngành và nền kinh tế nói chung
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các tri thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng với yêucầu
của vị trí và môi trường công tác cụ thể.
- Học chuyển đổi sang các ngành đào tạo khác của trường
11. Cơ hội nghề nghiệp:
Làm việc phù hợp và tốt ở các bộ phận sau
- Bộ phận quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh thương mại quốc tế.
- Bộ phận phát triển thị trường, đối tác và khách hàng xuất, nhập khẩu. lOMoARcPSD| 45222017
- Bộ phận quản trị kênh và mạng lưới phân phối xuất, nhập khẩu.- Bộ phận xúc tiến thương
mại, đầu tư xuất nhập khẩu.
- Bộ phận thương vụ tại các cơ quan đại diện ngoại giao trong và ngoài nước.
- Bộ phận hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch và quản lý hoạt động kinh tế quốctế
và quản lý các dự án của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi lợi nhuận.
- Bộ phận quản lý và tư vấn xúc tiến đầu tư tại các tổ chức
- Các bộ phận có liên quan trong ngành hải quan
- Các bộ phận liên quan đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các loại hình doanh nghiệpthương mại.
- Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy
Các loại hình tổ chức và doanh nghiệp có khả năng và cơ hội làm việc phù hợp - Làm
việc tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp có liên quan đến hoạt động thương mại, thương
mại quốc tế và đầu tư như Bộ (Sở) Công Thương, Kế hoạch và đầu tư, Ngoại giao.
- Các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài và cơ quan ngoại giao nước ngoàitại Việt Nam.
- Làm việc tại các bộ phận quản lý các dự án của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi lợinhuận.
- Các quỹ đầu tư trong và ngoài nước
- Các tổ chức môi giới, tư vấn đầu tư trong và ngoài nước.
- Các bộ phần nghiên cứu giảng dạy kinh tế quốc tế, kinh doanh quốc tế ở các tổ chức kinhtế,
tổ chức phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu, các trường cao đẳng, đại học.
- Các bộ phận có liên quan trong ngành hải quan.
- Các bộ phận liên quan đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các loại hình doanh nghiệpthương mại.
12. Cơ hội nhận các chứng chỉ chuyên ngành/các chứng chỉ quốc tế
- Chứng chỉ xuất nhập khẩu
- Chứng chỉ nghiệp vụ hải quan 13. Cơ hội học lên cao.
Sinh viên có khả năng tiếp tục học tập ở bậc cao hơn (Thạc sỹ, Tiến sỹ) ngành Quản trị kinh
doanh, Quản lý kinh tế và Kinh doanh thương mại.
14. Ảnh 1 - 2 sinh viên trên giảng đường, thảo luận, tự học và hoạt động ngoại khóa. lOMoARcPSD| 45222017 lOMoARcPSD| 45222017