-
Thông tin
-
Quiz
Tên Đề Tài: Ứng Dụng Của Internet Of Things Trong Logistics Hiện Nay | Năng Lực Số Ứng Dụng
Tên Đề Tài: Ứng Dụng Của Internet Of Things Trong Logistics Hiện Nay | Năng Lực Số Ứng Dụng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Năng lực số ứng dụng 75 tài liệu
Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Tên Đề Tài: Ứng Dụng Của Internet Of Things Trong Logistics Hiện Nay | Năng Lực Số Ứng Dụng
Tên Đề Tài: Ứng Dụng Của Internet Of Things Trong Logistics Hiện Nay | Năng Lực Số Ứng Dụng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Năng lực số ứng dụng 75 tài liệu
Trường: Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Ngân hàng
Preview text:
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG HỆ ĐẠI TRÀ BÀI T P Ậ LỚN
MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG TÊN ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG CỦA INTERNET OF THINGS TRONG LOGISTICS HIỆN NAY TÊN NHÓM: NHÓM 07 HÀ NỘI 12/2022 – HỌC VIỆN NGÂN HÀNG HỆ ĐẠI TRÀ BÀI T P Ậ LỚN
MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG
TÊN ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CỦA INTERNET
OF THINGS TRONG LOGISTICS HIỆN NAY
Giáo viên hướng dẫn: Giang Thị Thu Huyền Danh sách nhóm: 1.
25A4050384 Nguyễn Diệu Linh (nhóm trưởng) 2.
25A4050080 Vũ Thị Vân Khanh 3.
25A4051657 Nguyễn Thuỳ Trang 4. 25A4051291 Bùi Thị Thúy 5. 25A4051674 Phạm Thu Uyên Hà Nội – 12/2022 LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới trường Học viện Ngân hàng đã đưa môn Năng
lực số ứng dụng vào chương trình đào tạo và cô Giang Thị Thu Huyền, giảng viên môn Năng
lực số ứng dụng thuộc khoa Hệ thống thông tin quản lý, đã đồng hành cùng sinh viên lớp
K25KDQTA trong học phần Năng lực số ứng dụng và tận tình hướng dẫn chúng tôi hoàn
thành bài tập lớn kết thúc học phần này. Do còn nhiều thiếu sót về kiến thức và kinh nghiệm
nên bài tập lớn còn nhiều thiếu sót, kính mong cô nhận xét, góp ý để bài tập lớn của chúng tôi
được hoàn thiện, đầy đủ hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng tôi xin cam đoan nội dung được trình bày trong bài tập lớn môn Năng lực
số ứng dụng này hoàn toàn do bản thân chúng tôi thực hiện, không phải là kết quả sao chép từ
bất kì tài liệu, chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Bài tập lớn được
thực hiện với sự hỗ trợ và tham khảo từ các tài liệu, giáo trình liên quan đến đề tài và có trích nguồn rõ ràng.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội
dung bài tập lớn của nhóm mình.
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2022 Nhóm trưởng MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... 3
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... 4
MỤC LỤC ................................................................................................................................ 5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................... 7
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 8
1. Đề tà .i................................................................................................................................. 8
2. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 8
3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 8
4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................ 8
5. Kết cấu đề tài ..................................................................................................................... 8
NỘI DUNG ............................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ IOT TRONG LOGISTICS .................................................. 1
1.1. IoT là gì? ......................................................................................................................... 1
1.2. Tổng quan về IoT ........................................................................................................... 2
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của IoT ......................................................................... 2
1.2.2. Cấu trúc của một hệ thống IoT ................................................................................. 3
1.2.3. IoT trong đời sống .................................................................................................... 5
1.3. Logistics ......................................................................................................................... 6
1.3.1. Định nghĩa Logistics ................................................................................................ 6
1.3.2. Đặc điểm, phân loại vai trò của Logistics ................................................................ 8
1.4. IoT trong Logistics có ứng dụng như thế nào?............................................................... 9
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CỦA IOT TRONG LOGISTICS HIỆN NAY ........................... 12
2.1. Quản lý hành trình và điểm đến ................................................................................... 12
2.1.1. Thực trạng .............................................................................................................. 12
2.1.2. Ứng dụng công nghệ .............................................................................................. 12
2.2. Xe tự động và xe tự lá i................................................................................................. 13
2.2.1. Thực trạng .............................................................................................................. 13
2.2.2. Ứng dụng công nghệ .............................................................................................. 14
2.3. Máy bay vận chuyển không người lá i.......................................................................... 15
2.3.1. Thực trạng .............................................................................................................. 15
2.3.2. Ứng dụng công nghệ .............................................................................................. 16
2.4. Tự động hóa kho hàng .................................................................................................. 18
2.4.1. Thực trạng .............................................................................................................. 18
2.4.2. Ứng dụng công nghệ .............................................................................................. 18
2.5. Kiểm soát hàng tồn kho ................................................................................................ 22
2.5.1 Thực trạng ............................................................................................................... 22
2.5.2 Ứng dụng công nghệ ............................................................................................... 23
CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ RỦI RO VÀ TƯƠNG LAI PHÁT TRIỂN .................................... 26
3.1. Quản lý rủi ro ................................................................................................................ 26
3.1.1. Thực trạng .............................................................................................................. 26
3.1.2. Giải pháp ................................................................................................................ 27
3.2. Tương lai phát triển ...................................................................................................... 28
3.2.1. Trong nước ............................................................................................................. 28
3.2.2. Quốc tế ................................................................................................................... 29
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 32 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. IoT: Internet of Things (Kết nối vạn vật) 2. VD: ví dụ LỜI MỞ ĐẦU 1. Đề tài
“Ứng dụng của Internet of Things trong logistics hiện nay” 2. Lý do chọn đề tài
Sau một khoảng thời gian dài gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nền kinh
tế toàn cầu bắt đầu tăng trưởng trở lại kéo theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực
logistics, đặc biệt là logistics thông minh. Giờ đây, các đơn vị cung cấp logistics, các doanh
nghiệp, sàn giao dịch điện tử đã và đang đầu tư mạnh tay hơn cho công nghệ để áp dụng vào
quá trình cung cấp hàng hóa, sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Hàng loạt những công nghệ
mới nhất, hiện đại nhất có thể kể đến như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, in 3D, robot tự động… và nổi ậ
b t trong đó chính là công nghệ kết nối vạn vật – Internet of Things (IoT).
IoT đã đem đến làn gió mới cho lĩnh vực logistics, đưa khâu hậu cần hàng hóa lên một tầm
cao mới. Việc áp dụng IoT trong logistics mang tới nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, hỗ trợ
doanh nghiệp quản lý và vận hành tốt hơn, đảm bảo sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng. Ở
thời điểm hiện tại, việc ứng dụng IoT trong logistics tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế
nhưng so với những tiềm năng h ệ
i n có, công nghệ IoT hứa hẹn sẽ giúp logistics trở thành
ngành dịch vụ mũi nhọn ở nước ta.
Với tầm quan trọng như trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Ứng dụng của
Internet of Things trong logistics hiện nay” để thực hiện bài nghiên cứu của nhóm mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu
Giới thiệu về IoT, cách IoT hỗ trợ trong lĩnh vực logistics cũng như chỉ rõ hạn chế, đưa
ra giải pháp khắc phục và nêu triển vọng phát triển của công nghệ này trong logistics.
4. Đối tượng nghiên cứu
Việc ứng dụng IoT trong ngành logistics. 5. Kết cấu đề tài 3 chương
- Chương 1: Tổng quan về IoT trong logisics
- Chương 2: Ứng dụng của IoT trong logisitics hiện nay
- Chương 3: Quản lý rủi ro và tương lai phát triển NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ IOT TRONG LOGISTICS
Vào năm 1974, cụm từ “Internet” lần đầu xuất hiện và gây một cơn địa chấn cho cả thế
giới, mở ra thời kì mạng kết nối mở rộng và phát triển. Kể từ thời điểm ấy, trải qua nhiều giai
đoạn, Internet ngày càng đóng vai trò quan t ọ
r ng trong đời sống chúng ta. Và hiện nay, thế kỉ
21, không chỉ Internet mà nhiều thuật ngữ mở rộng khác đã xuất hiện, một trong số ấy là cụm
“Internet of Things” được nhắc đến và sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Vậy IoT là gì?
IoT có cấu trúc như thế nào và tại sao IoT lại được đề cập và sử dụng phổ biến như vậy? Hãy
cùng chúng tôi tìm hiểu. 1.1. IoT là gì? Hình 1. IoT là gì?
Cụm từ Internet of Things (IoT) hay còn gọi là “Internet vạn vật” dùng để chỉ tập hợp
tất cả các thiết bị có thể kết nối với các trang web thông qua internet, cho phép thu thập, gửi
và xử lý thông tin ở môi trường xung quanh chúng. Các thiết bị này được tích hợp với các bộ
cảm biến, bộ xử lý của máy tính và những phần mềm có thể tương tác với nhau. Hay nói dễ
hiểu hơn, IoT chính là mạng lưới các thiết bị kết nối với nhau hoặc truyền dữ liệu qua mạng
mà không cần sự tương tác giữa con người và thiết bị, là những vật dụng thông minh có thể
tự động truyền và nhận thông tin thông qua Internet.
Nhờ sự phát triển đầy mạnh mẽ của Internet, sự ra đời của con chip giá rẻ và nền kinh tế
phát triển, chúng ta có hàng tỉ thiết bị máy móc được kết nối với Internet, thuật ngữ IoT ra đời
mà hiện nay không chỉ nói về máy tính, điện thoại mà những vật dụng đời thường như tủ lạnh,
khóa cửa, quạt trần, rèm cửa... tất cả đều có thể kết nối với dữ liệu chúng ta cung cấp và thực
hiện thao tác, chức năng thông qua thông tin ta đã cung cấp trên mạng Internet. Như vậy, cuộc
sống chúng ta trở nên thuận tiện hơn nhiều nhờ hệ thống IoT. 1 1.2. Tổng quan về IoT
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của IoT
Cụm từ Internet of Things nghe tưởng chừng mới nhưng những ý tưởng và dự án sơ khai
về nó đã được manh nha từ rất lâu trước khi nó thực sự trở nên phổ biến như hiện nay. Thực
tế rằng, từ nhiều thập kỉ trước, IoT đã xuất hiện nhưng đến tận năm 1999, cụm từ Internet of
Things mới được đưa ra thị trường nhờ nhà khoa học Kevin Ashton. Cụ thể, quá trình hình
thành IoT diễn ra như sau:
- Năm 1982, trong các buổi thảo luận khoa học, đã xuất hiện những ý tưởng về việc tổ
chức và xây dựng một mạng lưới các thiết bị thông minh với nhau.
- Năm 1999, thuật ngữ “Internet of Things” chính thức đề cập trong lời phát biểu của
nhà khoa học Kevin Ashton - một trong những nhà khoa học sáng lập ra Trung tâm Auto ID
tại đại học MIT, nơi thiết lập các quy chuẩn toàn cầu của một phương thức giao tiếp không
dây dùng sóng radio (RFID), tại buổi thuyết trình của công ty Procter & Gamble. Và từ đó
những ý tưởng về IoT, về một mạng lưới các thiết bị thông minh đã dần được hiện thực hóa
sau giai đoạn bị ngờ vực về tính khả thi của nó.
- Giai đoạn 2000 – 2013: IoT được nghiên cứu và bắt đầu đưa vào sử dụng rộng rãi trong
các lĩnh vực như đồ gia dụng hay các thiết bị chăm sóc sức khỏe.
- Năm 2014: Theo Vnmedia, “51% dân số sẽ dung Internet vào năm 2019”, vào năm
2014, số lượng thiết bị được kết nối với mạng Internet lúc này đã là 14 tỷ thiết bị, nghĩa là gấp
đôi dân số thế giới lúc bấy giờ (7,3 tỷ người).
- Năm 2015: một số loại mô hình robot IoT, trang trại IoT đã được công bố và đưa vào
ứng dụng cũng như được phát triển cho đến ngày nay.
Kể từ đó đến nay, IoT đã phát triển vô cùng mạnh mẽ và tăng trưởng vượt bậc. Số lượng
thiết bị IoT trên toàn thế giới đang tăng nhanh chóng. Vào năm 2022, số liệu ghi nhận kết nối
IoT toàn cầu tăng 8% vào năm 2021, đạt 12,2 tỷ thiết bị kết nối. “Ước tính sẽ có hơn 75 tỷ
thiết bị IoT được lắp đặt vào năm 2025, gấp 5 lần so với năm 2015. Sự tăng trưởng này đã tạo
ra cơ hội cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ để xây dựng các sản phẩm IoT sáng tạo” (Phan
Văn Hòa, 2020, Số lượng thiết bị IoT trên toàn thế giới đang tăng vọt, truy cập từ
https://ictnews.vietnamnet.vn/so-luong-thiet-bi-iot-tren-toan-the-gioi-dang-tang-vot- v644266.html) 2
Hình 2. Dự báo thị trường IoT toàn cầu (Nguồn: IoT Analytis Research)
Và cũng từ năm 2015, không chỉ phát triển về số lượng, hệ thống IoT cũng không
ngừng được nghiên cứu để ngày càng hoàn thiện và phát triển. Ban đầu, IoT chỉ đơn giản là
thiết bị thu nhận và cảm biến thông tin dữ liệu. Sau, IoT được phát triển lên, chúng được
thêm khả năng chuyển đổi dữ liệu thành dạng kĩ thuật số và có khả năng xử lý những thông
tin ấy. Người dùng khi ấy có thể kiểm soát, lọc và chọn dữ liệu để giảm thiểu khối lượng
thông tin cần được chuyển tiếp lên đám mây, giúp tiết kiệm băng thông và giảm thời gian
phản hồi. Thời điểm này, IoT cũng được chú trọng hơn trong việc phát triển bảo mật. Đếnn
giai đoạn tiếp theo, các nhà khoa học đã tập trung phát triển lớp xử lý hệ sinh thái IoT để
tiện theo dõi, quản lý phục vụ những mục đích đặc thù. Và giai đoạn hiện nay, IoT được đẩy
mạnh để không chỉ là hệ thống nhận dữ liệu, xử lý, bảo mật được thông tin mà còn tự động
hóa các nhiệm vụ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp và giảm nhu cầu can thiệp của con người.
1.2.2. Cấu trúc của một hệ thống IoT
Mọi hệ thống, máy móc đều có cấu trúc và cách vận hành riêng, IoT cũng vậy. Một hệ
thống IoT được xây dựng dựa trên hệ thống gồm 3 thành phần sau:
Thiết bị thông minh: là thiết bị (điện thoại, máy tính, tủ lạnh...) được trao khả năng điện
toán. Thiết bị này thu thập dữ liệu từ môi trường xung quanh, thao tác người dùng hoặc mô
thức nhập liệu cũng như nhận thông tin từ Internet, hệ thống IoT của riêng nó. Thiết bị thông
minh là yếu tố trực tiếp của hệ thống IoT khi nó đảm nhận vai trò là trung gian truyền tải thông
tin từ Internet đến người dùng. 3
Ứng dụng IoT: là ứng dụng tập hợp những dịch vụ và phần mềm thu thập dữ liệu lấy
được từ thiết bị thông minh (thiết bị IoT). Sau đó nhờ công nghệ máy học hoặc trí tuệ nhân
tạo (AI), những dữ liệu này được phân tích thông minh và truyền tải lại vào thiết bị IoT ban đầu. Thiết ị
b IoT khi ấy sẽ phản hồi lại thông tin đầu ra ấy một cách khoa học và chọn lọc.
Giao diện ứng dụng người dùng: Một hoặc một nhóm các thiết bị IoT có thể được quản
lý thông qua giao diện đồ họa người dùng, ví dụ như điện thoại di động, trang web có thể được
đăng kí và sử dụng để quản lý giao diện IoT.
Vậy IoT hoạt động như thế nào?
IoT được hiện thực hóa nhờ vào sự phát triển và kết hợp của phát minh khoa học, hệ
thống phân tích thời gian thực, hệ thống cảm biến, hệ thống nhúng (embedded systems), hệ
thống không dây, hệ thống quản lý và tự động hóa.
Hệ thống IoT hoạt động thông qua các thiết bị cảm biến tích hợp kết nối với Internet và
cùng chia sẻ dữ liệu trên nền tảng có khả năng phân tích và truyền lại thông tin ấy đến những
phần mềm/ứng dụng được thiết kế riêng nhằm phục vụ nhu cầu cụ thể.
Hình 3. Hệ thống lưu trữ đám mây truyền dữ liệu đến các thiết bị cụ thể của đời sống.
(Nguồn: https://aws.amazon.com/vi/what-is/iot/)
Nền tảng IoT được thiết kế để quyết định dữ liệu nào được sử dụng, dữ liệu nào bị loại
bỏ trong quá trình tìm kiếm, dò tìm sự cố và sẽ đưa ra gợi ý, thường là trước khi chúng xảy ra.
Hệ thống IoT giúp cho các quy trình trở nên hiệu quả hơn, giúp tự động hóa một số công
việc mang tính chất đặc biệt như lặp đi lặp lại, tốn thời gian và nguy hiểm. Ví dụ: khi xe ô tô
của người tiêu dùng gặp lỗi, ô tô được kết nối với hệ thống IoT sẽ cảm biến và báo lỗi đó đến 4
người tiêu dùng, sau đó là gửi thông báo đến nhà sản xuất, khi đó nhà sản xuất sẽ dễ dàng hơn
trong việc hỗ trợ khách hàng và xử lý sự cố.
1.2.3. IoT trong đời sống
Hiện nay, ứng dụng IoT là xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại. Với Việt Nam, một
nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc đẩy mạnh ứng dụng IoT
trong các lĩnh vực của đời sống đang là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Trong nông nghiệp: IoT nông nghiệp đang là xu hướng toàn cầu, không chỉ giúp thu thập,
chuyển đổi, tổng hợp và phân tích thống kê số liệu, IoT hóa quá trình vận chuyển, sản xuất
canh tác bằng cách đưa các thiết bị thông minh, cảm biến được kết nối với điều khiển tự động
còn góp phần tránh biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính. Cùng với đó, ứng dụng của IoT
cũng giúp nâng cao sản lượng và chất lượng nông sản, giảm sử dụng tài nguyên và chi phí, tối
ưu hóa quá trình sản xuất, đặc biệt hơn là giúp đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
Hình 4. IoT trong nông nghiệp
Trong công nghiệp: đây là lĩnh vực ứng dụng IoT nhiều nhất, đặc biệt là trong sản xuất
và giao thông vận tải vì các doanh nghiệp trong hai lĩnh vực này rất cần kết nối với chuỗi cung
ứng, sản phẩm, công nhân viên tham gia sản xuất và cả khách hang. Sự ứng dụng IoT giúp
các doanh nghiệp cải thiện hiệu năng, năng suất cũng như giúp số hóa quy trình, chuyển đổi
mô hình kinh doanh và bảo vệ môi trường hơn. Hình 5. IoT trong công nghi 5
Trong dịch vụ: dân số tăng, chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện khiến cho người
tiêu dùng hiện nay không chỉ nhìn vào giá cả, chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm đến sự
thuận tiện, thoải mái của dịch vụ. Các ngành như bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, tiêu dùng...đều
đang được đẩy mạnh IoT hóa, ví dụ như thiết bị đeo tay nhắc nhở người tiêu dùng chế độ dinh
dưỡng, cập nhật lượng calo cần nạp mỗi ngày giúp người tiêu dùng dễ dàng kiểm soát, bảo vệ
sức khỏe...; sự tăng trưởng của IoT trong dịch vụ cũng được dự doán sẽ tăng nhanh chóng
trong những năm kế tiếp. Hinh 6. IoT trong dịch vụ
Như vậy, IoT trong đời sống đang ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một phần
quan trọng, không thể thiếu, là phương tiện giúp chúng ta tiến đến cuộc sống văn minh – tiện lợi – nhanh chóng. 1.3. Logistics
1.3.1. Định nghĩa Logistics
Có thể thấy, những năm gần đây Logistics luôn là cái tên được nhắc đến thường xuyên
và nhận được sự quan tâm, nghiên cứu từ rất nhiều người. Tại một nền kinh tế hội nhập và
phát triển, Logistics xuất hiện đem lại cho các doanh nghiệp một giải pháp hoạt động sản xuất
kinh doanh hiệu quả, năng suất, hiện đại và khoa học hơn. Do đó, dù ra đời chưa lâu nhưng
Logistics đã dần khẳng định và nắm giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển toàn cầu. Vậy Logistics là gì?
Cho đến hiện nay, vẫn chưa có một định nghĩa chuẩn chỉnh nào về Logistics. Tùy vào
những giai đoạn phát triển và nghiên cứu về Logistics của các nhà nghiên cứu khác nhau nên
từ đó, những định nghĩa khác nhau về Logistic được đưa ra.
Thuật ngữ Logistics trong tiếng Anh bắt nguồn từ chữ Hy Lạp Logistikos. Theo định
nghĩa của Oxford thì Logistics trong tiếng Anh được hiểu là một nhánh của khoa học quân sự
liên quan đến việc tiến hành, duy trì và vận chuyển phương tiện thiết bị và nhân sự. 6
Theo định nghĩa quốc tế của Hội đồng chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng Hoa Kỳ:
“Logistics là một phần nằm trong chuỗi cung ứng doanh nghiệp. Đó là tập hợp những công
việc: hoạch định, thực hiện, kiểm soát viên vận chuyển, lưu trữ hàng hóa, dịch vụ, thông tin từ nơi sản xuất ế đ n nơi tiêu thụ.’’
Theo định nghĩa trong nước tại Điều 233 bộ Luật Thương mại 2005: “Logistics được
xem là một hoạt động thương mại, trong đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều
công việc bao gồm: việc nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các
thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các
dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để nhận thù lao.’’
Như vậy, có thể hiểu dịch vụ Logistics chính là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm
soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những
hàng hóa sản phẩm và những thông tin liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu đến khi
được tiêu dùng, để thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng.
Nói đơn giản thì Logistics chính là lưu trữ, đóng đóng gói và vận chuyển hàng hóa từ
nơi này tới nơi khác, tức là dịch vụ vận chuyển hàng một cách tối ưu từ nơi cung cấp và sản
xuất đến tay người tiêu dùng.
Hình 7. Định nghĩa Logisitcs
Lên và thực hiện các kế hoạch cụ thể, kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa hay thông
tin về nguyên liệu từ điểm xuất phát đến điểm tiêu dùng theo yêu cầu mà khách hàng đã đặt
ra là công việc của các công ty làm về Logistics. 7
Một số công ty vận tải ở nước ngoài ta có thể biết như FedEx, UPS, DHL là những cái
tên nổi bật trong ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Trong nước thì có công ty vận
tải quốc dân đó là Vietnam Post - Bưu Điện Việt Nam.
1.3.2. Đặc điểm, phân loại vai trò ủ c a Logistics 1.3.2.1. Đặc điểm
- Logistics là một quá trình, không phải là một hoạt động riêng lẻ.
Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, liên quan mật thiết với nhau và tác động
qua lại lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa học, có hệ thống. Logistics bao gồm các bước:
Nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện.
- Logistics liên quan đến tài nguyên, các yếu tố đầu vào cần thiết .
Logistics liên quan đến tất cả các nguồn tài nguyên, các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo
ra hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ. Các nguồn tài nguyên đó không chỉ là các yếu tố vật chất
như nguyên/ nhiên vật liệu, hàng hóa đầu vào, sản phẩm đầu ra,... mà còn liên quan đến các
nguồn lực khác của quá trình kinh doanh như là nhân lực, dịch vụ, thông tin, công nghệ,...
- Logistics tồn tại ở hai cấp độ: hoạch định và tổ chức.
Logistics tồn tại ở hai cấp độ đó là hoạch định và tổ chức. Ở cấp độ thứ nhất, các nhà
quản trị logistics phải đối mặt với vấn đề vị trí tối ưu, để làm thế nào để tìm ra nơi có được
nguồn nguyên-nhiên liệu liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, tìm ra các nguồn cung máy móc,
lao động, năng lượng, tìm ra được nơi đặt nhà máy, các cơ sở sản xuất, kho lưu trữ hàng hóa,
trung tâm sản xuất và phân phối, đồng thời lựa chọn vị trí xây dựng chi nhánh và lựa chọn đối tác phù hợp.
Tiếp theo đó, ở cấp độ thứ hai trong Logistics lại liên quan đến việc vận chuyển và dự
trữ các nguồn tài nguyên đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối trong chuỗi dây chuyền cung
ứng. Tại đây, các nhà quản trị logistics sẽ phải tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi như là vận
chuyển tài nguyên bằng phương tiện gì? Trong thời g a
i n bao lâu? Do ai vận tải?... 1.3.2.2. Phân loại
Có rất nhiều cách phân loại Logistics nhưng nó vẫn thường được phân loại theo quá trình. Cụ thể như sau:
• Logistic đầu vào (Inbound logistics): Toàn bộ các hoạt động hỗ trợ dòng nguyên/ nhiên
liệu đầu vào từ nguồn cung cấp trực tiếp cho đến các tổ chức.
• Logistic đầu ra (Outbound logistics): Toàn bộ các hoạt động hỗ trợ dòng sản phẩm đầu
ra cho tới tay người tiêu dùng tại các tổ chức. 8
• Logistic ngược (Logistics reverse): Bao gồm các dòng sản phẩm, hàng hóa hư hỏng,
chất lượng kém, dòng chuyển ngược của bao bì đi ngược chiều trong kênh logistics.
1.3.2.3. Vai trò của logistics
Hình 8. Vai trò của logistics
Sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế, nhu cầu mua bán và trao đổi
hàng hóa thực sự bùng nổ khiến cho Logistics trở thành một dịch vụ có vai trò vô cùng to lớn và quan trọng. Cụ thể:
• Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế của một quốc gia và toàn cầu thông
qua việc cung cấp nguyên/nhiên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối hàng hóa và mở rộng thị trường.
• Tối ưu hóa quá trình lưu trữ và vận chuyển của sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu vào
đến khi sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng.
• Tiết kiệm thời gian trong việc lưu thông phân phối.
• Mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu
chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh, đặc biệt là trong buôn bán và vận tải quốc tế.
• Là một bộ phận của GDP, Logistics có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ lãi
suất, năng suất, chi phí, chất lượng, hiệu quả và cũng như các khía cạnh khác của nền kinh tế.
• Logistics tạo ra được giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm.
• Logistics có vai trò quan trọng hỗ trợ các nhà quản lý ra quyết định chuẩn chỉnh trong
hoạt động sản xuất và kinh doanh.
1.4. IoT trong Logistics có ứng dụng như thế nào? 9
Đảm bảo giao hàng đúng lúc, minh bạch chuỗi cung ứng, minh bạch trong vòng đời sản
phẩm, quản lý hàng tồn kho và kho bãi hiệu quả, tự động hóa các quy trình kinh doanh nội bộ,
giao hàng nhanh chóng và dịch vụ chất lượng đang là các mục tiêu hàng đầu của các công ty Logistics.
Hiện nay, Internet of Things trong Logistics là một chủ đề đang khai màu sức tưởng
tượng của những người đam mê công nghệ và các nhà lãnh đạo có tầm nhìn trong chuỗi cung
ứng. Sở hữu các kết nối thông minh, IoT đã và đang tạo nên những thay đổi trong lĩnh vực
Logistics. Chính nhờ việc mang lại nhiều lợi thế và cơ hội, các giải pháp dựa trên nên IoT
đang được đưa vào trong lĩnh vực Logistics.
Ứng dụng Internet vạn vật được áp dụng trong logistics trên mọi thiết bị trong ngành, từ
container, xe tải hay kho bãi đều được kết nối Internet, giúp giảm bớt thời gian theo dõi hay
chi phí kiểm soát trong ngành. Các thiết bị IoT có thể thu thập và truyền dữ liệu thông qua các
cảm biến và bộ truyền động, giải pháp đám mây có thể mở rộng, mạng truyền thông thân thiện với ng ờ ư i dùng.
Hình 9. Ứng dụng của IoT trong logistics
Một số ứng dụng của IoT trong Logistics có thể kể đến như:
• Quản lý hành trình và điểm đến.
• Xe tự động và xe tự lái.
• Máy bay vận chuyển hàng hóa.
• Theo dõi hàng tồn kho, nhập kho. 10
• Công nghệ IoT và phân tích dự đoán.
• IoT và blockchain quản lý chuỗi cung ứng.
Với IoT, các mô hình chuỗi cung ứng lỗi thời bị bỏ lại phía sau và hiệu quả hoạt động
của ngành được tăng lên. Về mặt liên lạc, sẽ không còn sự gián đoạn giữa các phương tiện
truyền thông nhờ vào việc sử dụng rộng rãi tương tác kỹ thuật số thời gian thực thay vì các
phương thức tương tự như điện thoại, giấy và fax. Về mặt kết nối giữa các thiết bị mạng truyền
thông như router, sever, PC hay smartphone, ta hoàn toàn có thể t ở
ư ng tượng đến sự kết nối
internet của các xe cần cẩu, xe chuyên dụng thi công công trình hay các container, nhờ sự có
mặt của xu hướng Internet of Things. Do đó, chi phí vận chuyển, phân bổ nguồn lực và toàn
bộ quá trình vận chuyển được tối ưu hóa đáng kể.
Khi ứng dụng IoT vào quy trình vận hành thì việc quản lý sẽ trở nên vô cùng dễ dàng,
đơn giản. Từ việc duy trì kiểm soát chất lượng hàng hóa, tập trung theo dõi các hoạt động của
nhân viên từ một nơi, đến việc giám sát các quy trình vận hành lực lượng lao động, kiểm soát
hóa đơn,… IoT đều giúp công việc quản lý hàng hóa có thể thực hiện một cách hiệu quả và tiết kiệm. Như vậy, sự xuất h ệ
i n của IoT đặc biệt có ý nghĩa to lớn với ngành vận tải nói chung và
vận tải hàng hóa nói riêng. IoT trong Logistics có thể đại diện cho một sự thay đổi rất lớn
trong ngành công nghiệp vì nó có thể cung cấp cho các công ty chưa có cơ hội được khai thác
để hiểu được nguyên nhân và hậu quả. Khả năng cho các công ty đánh giá những quyết định
tiềm năng khác nhau và dự đoán kết quả khả thi. Gần như là một khoa học cho rủi ro và quản trị kinh doanh. 11
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CỦA IOT TRONG LOGISTICS HIỆN NAY
2.1. Quản lý hành trình và điểm đến 2.1.1. Thực trạng
Thời đại hiện nay đã không còn chỉ là việc chuyển hàng từ điểm A đến điểm B, giám sát
hàng hóa ngày nay vượt xa việc theo dõi và theo dõi đơn giản. Do tính cạnh tranh cao, việc
tập trung chính vào khách hàng, đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng đã được ưu
tiên hơn bao giờ hết. Chính vì thế, các mục tiêu hàng đầu hiện nay của các công ty logistics là
đảm bảo giao hàng đúng lúc, minh bạch chuỗi cung ứng, minh bạch trong vòng đời sản phẩm
và dịch vụ chất lượng. Và như một lẽ tất yếu, IoT nổi lên như một yếu tố quan trọng của hậu
cần và bảo mật chuỗi cung ứng và ngăn ngừa tổn thất.
2.1.2. Ứng dụng công nghệ
Hình 10. IoT trong quản lý hành trình và điểm đến
Hệ thống định vị toàn cầu GPS và kỹ thuật định vị địa lý chính là những ứng dụng công
nghệ IoT hữu hiệu trong khâu hậu cần của logistics. Bằng cách sử dụng công cụ theo dõi GPS,
các công ty logistics có thể dễ dàng tính toán và chủ động ước tính thời gian giao hàng tới tay
khách hàng. Với hệ thống cảnh báo này, trong thời gian thực các nhà quản lý sẽ phát hiện
được bất kỳ sự bất thường nào như giông bão hoặc tai nạn trên xa lộ giao thông có thể ảnh
hưởng đến trạng thái của lô hàng để có thể đưa ra các giải pháp kịp thời. Điều đó có ý nghĩa
rất lớn đối với các doanh nghiệp, nó giúp cho các nhà quản lý có thể thu nhập thông tin để có
những điều chỉnh cần thiết, giảm thiểu rủi ro và tổn thất cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công
nghệ này còn giúp ta lưu trữ lại thông tin trên cơ sở dữ liệu (ví dụ như lộ trình xe chạy thời
gian 90 ngày gần nhất hay 1 năm tùy theo khách hàng yêu cầu) và xuất các báo cáo phân tích 12
tùy theo yêu cầu của người sử dụng với đặc thù của mỗi cá nhân, doanh nghiệp trong việc
quản lý và giám sát phương tiện. Và với thời lượng pin dài, cường độ tín hiệu mạnh, và kích
thước nhỏ, GPS là giải pháp hoàn hảo để ngăn ngừa thất thoát và kiểm soát chất lượng trong
vận chuyển gói hàng nhỏ. Các thiết bị ngày nay có đủ kích cỡ và hình dạng và có thể phát hiện
độ ẩm, nhiệt độ, rung động, ánh sáng, và hơn thế nữa, chúng dùng để đảm bảo trạng thái ổn
định và tính an toàn cho lô hàng.
Dựa trên các thành tựu hiện nay, IoT đã và đang góp phần làm nên thành công trong
khâu quản lý hậu cần của chuỗi cung ứng. Ta có thể kể đến một ví dụ, thuốc và các thiết bị y
tế là những sản phẩm có tính đặc thù rất cao và việc vận chuyển cần tuân theo những tiêu
chuẩn an toàn nghiêm ngặt. Vào năm 2014 đến 2015, hơn 4000 trẻ em tại Mỹ đã phải tiêm lại
vắc xin sau khi một lô vacxin đã được bảo quản dưới mức nhiệt độ cho phép trong quá trình
vận chuyển. Nhưng với những ứng dụng của IoT người ta đã có phương pháp kiểm soát và
đảm bảo chính xác trong quá trình vận chuyển. Các cảm biến được cài đặt ở mỗi lô hàng, xe
vận chuyển,… sẽ gửi các thông số về nhiệt độ bảo quản, cách thức và khu vực lưu trữ theo
từng lô hàng tới hệ thống quản lý trung tâm. Hệ thống sẽ tự động theo dõi và ngay lập tức phát
hiện và báo cáo các sai sót trong quá trình vận chuyển để đảm bảo không sự cố đáng tiếc nào
có thể xảy ra. Mặt khác, nếu lô hàng được theo dõi thông qua IoT dựa trên vị trí và giám sát
dựa trên đám mây, người ta có thể đưa ra cảnh báo cho đơn vị phân phối nếu giao thông, thời
tiết hoặc các yếu tố khác có khả năng trì hoãn quá trình vận chuyển. Trong trường hợp bắt
buộc phải chuyển hướng một lô hàng đến một cơ sở được trang bị phù hợp để tạm thời tránh
bị hư hỏng, các nhà phân phối cũng có nhiều thời gian để chuẩn bị tốt hơn.
2.2. Xe tự động và xe tự lái 2.2.1. Thực trạng
Các nhà quản trị Logistics không chỉ có trách nhiệm quản lý các tài sản được vận chuyển
mà họ cũng phải đảm bảo sự an toàn của các tài xế xe tải và hàng hóa được vận chuyển. Tuy
nhiên công việc vất vả, thường xuyên phải xa nhà dài ngày là nguyên nhân khiến nhiều lao
động tại châu Âu cảm thấy đắn đo khi chọn nghề lái xe tải đường dài. Trong bối cảnh đó, khi
những người trẻ chẳng mấy mặn mà với một nghề khó nhọc, tương lai bấp bênh, thì các doanh
nghiệp lại không thích thuê những tài xế lớn tuổi bởi lo ngại chi phí mua bảo hiểm y tế và tai nạn cao.
Theo thống kê, các quốc gia châu Âu, trong đó có Anh, Đức, Thụy Điển, Na Uy… hiện
đang thiếu tổng cộng tới 400.000 tài xế đường dài chuyên nghiệp. Và tại thị trường Mỹ, năm
2021 đã xảy ra cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng khi thiếu hụt tới 80000 xe tải. 13
2.2.2. Ứng dụng công nghệ
Lĩnh vực xe tự hành đã chớm nở từ rất sớm và trở thành tiền đề cho các nhà sản xuất xe
ô tô tiếp tục nghiên cứu, phát triển. Bất chấp ảnh hưởng của Covid -19, thị trường xe tự hành
vẫn có tiềm năng to lớn và mang lại nhiều lợi ích về kinh tế – xã hội. Xe không người lái được
ứng dụng đầu tiên tại Úc vào năm 2016 sau đó xe tự lái được thử nghiệm lần lượt tại các quốc
gia như Mỹ, Trung Quốc, Singapore, Thụy Điển… Công nghệ này có thể đem lại những lợi
ích to lớn cho các doanh nghiệp logistics khi nó được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn:
Hình 11. IoT trong xe tự động và xe tự lá i
• Giảm thiểu chi phí: Các công ty sẽ giảm được một khoản chi phí đáng kể khi không
có con người tham gia vào chức năng lái xe khiến cho chi phí liên quan đến người lái xe giảm
xuống. Ví dụ, các công ty có thể bỏ qua chi phí gia tăng của việc lái xe qua đêm hay lái xe
đường dài. Họ cũng không phải trả các chi phí liên quan tới người lái xe như bảo hiểm hay
trách nhiệm tai nạn. Bên cạnh đó, công nghệ này cũng sẽ giúp tính toán quãng đường ngắn và
thuận tiện nhất, để có thể tiết kiệm chi phí nhiên liệu một cách tối đa.
• Giảm ùn tắc và tai nạn giao thông: Nhờ có hệ thống tự động, những tai nạn gây ra do
mệt mỏi hay say xỉn,… sẽ không còn xuất hiện. Không những thế, những chiếc xe tự lái được
trang bị nhiều công nghệ cao có khả năng liên lạc với nhau và với cơ sở hạ tầng như đèn tín
hiệu giao thông hoặc hệ thống điều khiển giao thông thành phố. Từ đó, chúng có được thông 14
tin cần thiết để có thể xử lý một cách nhanh chóng các sự kiện, không bị bất ngờ. Giảm tỷ lệ
tai nạn giao thông xuống còn ở mức thấp nhất.
• Giải quyết vấn đề thiếu hụt lái xe: Với tình trạng thiếu hụt trên nhiều nơi, các doanh
nghiệp đang chở quá tải xe của họ, đẩy người lái xe vượt quá quy tắc an toàn được chấp nhận.
Và vận tải tự động đường bộ đang là một trong những giải pháp phù hợp để bù đắp cho sự
thiếu hụt nguồn nhân lực
2.3. Máy bay vận chuyển không người lái 2.3.1. Thực trạng
Mua bán trực tuyến hay các hình thức đặt hàng từ xa đang trở thành một xu hướng tiêu
dùng ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Vậy nhưng giao hàng như thế nào để vừa
nhanh, tiết kiệm chi phí lại đảm bảo chất lượng ở mức cao nhất luôn làm đau đầu các nhà kinh
doanh dịch vụ. Đi cùng sự phát triển công nghệ như vũ bão, Drone (thiết bị bay không người
lái) ra đời với hi vọng trở thành lời giải tối ưu cho bài toán trên.
Hình 12. IoT trong máy bay vận chuyển không người lá i
Drone được hiểu đơn giản là máy bay không người lái, được điều khiển từ xa. Trước đây
loại máy bay này được sử dụng mục đích để trinh thám quân sự. Hiện nay, ứng dụng của
Drone đối với đời sống ngày càng cao trong khoa học, thương mại, nông nghiệp, giải trí…
Tiềm năng của các thiết bị này rất lớn trên các lĩnh vực như bán lẻ, nông nghiệp, thương mại
điện tử hay logistics. Amazon, một trong 4 công ty công nghệ lớn nhất thế giới cũng đã tiết lộ
việc sử dụng máy bay không người lái để vận chuyển hàng hóa cho những khách hàng sống ở
vùng sâu vùng xa. Hơn nữa, công nghệ này cho phép giải quyết các vấn đề giao hàng ở chặng 15
cuối. Giao hàng có sự hỗ trợ của robot sẽ giúp những nhà quản trị logistics khắc phục mọi trở
ngại so với dịch vụ giao hàng thủ công bằng tay trực tiếp thông thường. Với những đặc điểm
nổi trội ấy, máy bay không người lái được dự đoán sẽ trở thành xu thế trong tương lai không xa.
2.3.2. Ứng dụng công nghệ
Ứng dụng Drone kết hợp triển khai Internet of Things trong Logistics có thể đảm bảo
thực hiện quy trình tự động và giao hàng nhanh chóng. Vào đầu năm nay 2022, FedEx hợp
tác với Elroy Air, để thử nghiệm một chiếc máy bay vận không người lái vận chuyển hàng hóa có tên là Chaparral. Hình 13. Chaparral
- Về kích thước, Chaparral chiều ngang khoảng 8,2m, dài 5,8m và nặng khoảng 861 kg.
Cánh có thể xoay để máy bay không người lái chiếm ít không gian hơn trong quá trình cất giữ hoặc vận chuyển.
- Về khối lượng, máy bay có thể chở hàng hóa lên tới 227 kg trong phạm vi khoảng
482km, điều này đồng nghĩa rằng máy bay có thể giao hàng thể từ New York đến Boston.
Thông thường, một chiếc xe tải chuyển hàng FedEx điển hình có thể chở khoảng 317 đến 454
kg, do đó, máy bay không người lái Elroy Air có thể vận chuyển khoảng một nửa xe tải như
vậy, xét về mặt trọng lượng.
- Về tốc độ, máy bay sẽ di chuyển với tốc độ nhanh hơn 160km/giờ. Máy bay tự hành,
không cần phi công và có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng. 16
Với những khả năng được kể tới như trên , Drone Delivery có một tiềm năng to lớn sẽ
đem tới những thành tựu và lợi ích đáng kể nếu được áp dụng rộng rãi vào thực tiễn. Ta có thể
kể tới một số lợi ích như:
- Tiết kiệm chi phí: do được cắt giảm chi phí thuê nhân công (tài xế, người quản lý, …), chi phí vận chuyển, …
- Tiết kiệm thời gian: do vận tốc của máy bay có thể đạt được cao hơn rất nhiều so với
các phương tiện đường bộ hay đường thủy.
- Khả năng tiếp cận nhiều khu vực: sử dụng Drone cho phép hàng hóa được giao đến cả
những khu vực không có giao thông thuận lợi như vùng núi, khu vực hẻo lánh. Và là giải pháp
vô cùng hiệu quả khi giao hàng trong những điều kiện khó khăn, ví dụ như trong đại dịch Covid 19 vừa qua.
- Tránh được sai sót trong khâu vận chuyển do hạn chế sự can thiệp chủ quan của con người.
- Đảm bảo an toàn cho người giao và nhận, đặc biệt khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, dễ hỏng.
Trên thế giới, Drone Delivery đã được một số doanh nghiệp đưa vào thử nghiệm và đạt
được những thành tựu nhất ị đ nh như: • AMAZON
Amazon là cái tên đầu tiên tiên phong cho ứng dụng Drone Delivery. Nhà bán lẻ trực
tuyến này đang thử nghiệm Amazon Prime Air tại một số điểm giao quốc tế cho khách hàng
trong phạm vi 10 dặm với thời gian 30 phút hoặc nhanh hơn. Bên cạnh đó, Amazon cũng đang
thử nghiệm cho những đơn hàng giao Drone Delivery với trọng lượng 5 pounds (~2.5kg) tại
Anh, Hoa Kỳ và Israel. Vẫn còn nhiều công đoạn nữa để hãng Amazon được chấp thuận hoàn
toàn tại Mỹ, nhưng dù sao chăng nữa thì đây chỉ là vấn đề về thời gian trước khi Drone
Delivery trở thành loại hình phổ biến mà thôi. Tại các công ty Logistics thì giao hàng chặng
cuối, nhất là khu vực nông thôn thường tiêu tốn tới 28% chi phí tổng vận chuyển của cả chuyến
hành trình. Hãng UPS đã thống kê có thể tiết kiệm lên đến 50 triệu đô la mỗi năm bằng cách
cắt giảm khoảng 1,6km từ những tuyến đường hàng ngày của 66.000 lái xe giao hàng. • UPS
Tại các công ty Logistics thì giao hàng chặng cuối thường tiêu tốn tới 28% chi phí tổng
vận chuyển của cả chuyến hành trình. UPS đã thống kê có thể tiết kiệm lên đến 50 triệu đô la
mỗi năm bằng cách cắt giảm khoảng 1,6km từ những tuyến đường hàng ngày của 66.000 lái xe giao hàng. 17
Nhờ sử dụng drone, việc tối ưu hóa quá trình quãng đường vận chuyển đã mang lại
những thành công nhất định. Mẫu máy bay không người lái của UPS thiết kế theo kiểu trực
thăng bạch tuộc và tích hợp thêm lồng treo bên trong, có tải trọng khoảng 4,5kg; pin dành cho
thời gian bay 30 phút và đậu chính xác bãi đáp là nóc xe tải của UPS. • DOMINO
Domino’s là hãng cửa hàng pizza nổi tiếng áp dụng thành công drone vào năm 2016.
Việc sử dụng drone giúp thời gian giao nhận pizza nhanh chóng, khoảng 10 phút kể từ sau khi
đặt hàng. Hình thức này được tích hợp trên hệ thống đặt hàng online của Domino’s và trong
tương lai sẽ trở thành hoạt động thiết yếu của cửa hàng.
2.4. Tự động hóa kho hàng 2.4.1. Thực trạng
Trong suốt hơn hai năm đại dịch vừa qua, khi mà cả thế giới đều bị ảnh hưởng bởi đại
dịch COVID-19 thì hoạt động của chuỗi cung ứng, từ sản xuất, vận chuyển đến phân phối và
lưu kho cũng chịu những ảnh hưởng đáng kể. Trong bối cảnh giãn cách, hạn chế tối đa những
hoạt động của con người và đất nước bắt buộc phải ngưng sản xuất thì các nhà kho phải đối
mặt với 1 thách thức cực kì khó khăn đó là: Làm thế nào để tiếp tục hoạt động trong khi vẫn
giữ an toàn cho tất cả mọi người? Và câu trả lời tưởng chừng như không thể xảy ra thì lại có
đáp án rất dễ dàng, đó chính là: tự động hóa.
Tự động hóa nhà kho hay nhà kho thông minh (smart warehouse) sử dụng các khung kệ
chứa hàng có khả năng vận hành, tự nâng cấp và cải tạo sức chứa một cách dễ dàng. Với mô
hình trên, mọi thứ sẽ được kết hợp với robot cấp và lấy hàng tự động, xe tự hành AGV, cầu
trục, băng tải để di chuyển hàng hóa sang các dây chuyền đóng gói. Ngoài ra, để quản lý những
hoạt động trên, không thể thiếu phần mềm điều khiển và lưu trữ thông tin. Đây là mô hình
được xem là một phần không thể thiếu của nhà máy số hóa. Mô hình này gần như không sử
dụng sức lao động của con người.
Các hệ thống tự động hóa khác nhau đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Tuy nhiên,
đại dịch ngày càng diễn biến phức tạp hơn trên các nước đã cho chúng ta thấy những ưu điểm
của các công nghệ mới có thể giúp các nhà kho thực hiện những thay đổi lớn trong hoạt động
sản xuất. Đó đều là những công nghệ tiên tiến, hiện đại đi theo xu hướng trên thế giới và cải
tiến mới trong tự động hóa kho hàng mà các doanh nghiệp nên xem xét để áp dụng cho hoạt động của mình.
2.4.2. Ứng dụng công nghệ 18
Tự động hóa kho hàng là nơi có thể giúp cải thiện độ chính xác, hiệu quả và độ tin cậy
đồng thời tiết kiệm chi phí lao động. Theo Inbound Logistics, 65% ngân sách hoạt động ở hầu
hết các kho hàng đều được tạo thành từ chi phí lao động. Các quy trình kho tự động có thể tạo
ra những biến đổi giúp giảm chi phí lao động.
Trong những năm gần đây, khái niệm nhà kho thông minh đã và đang được lan rộng trên
khắp thế giới. Tại Việt Nam, trong nhà kho của các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee,
Tiki, Lazada,... hàng loạt công nghệ mới kết hợp với triển khai Internet of Things đã đem đến
những lợi ích đáng kể. Có thể kể tới những ứng dụng công nghệ đang và sẽ được áp dụng như:
• IoT trong Smart Warehouse: Thiết bị IoT được coi là một trong những khả năng đầu
tư công nghệ vào quản lý kho theo khảo sát của Building Building the Smarter Warehouse:
Warehousing 2020, một báo cáo của lãnh đạo ngành công nghiệp Zebra Technologies. Khi
bán lẻ omnichannel và nhu cầu giao hàng nhanh của người tiêu dùng tiếp tục bùng nổ, các
chuyên gia kho báo cáo quan tâm nhiều hơn đến việc mở rộng sử dụng công nghệ của họ trong
kho. Theo khảo sát của Zebra Technologies về các chuyên gia IT và vận hành ở Bắc Mỹ, trong
các công ty có doanh thu hàng năm tối thiểu 15 triệu đô la, 90% số người được hỏi dự đoán
sử dụng máy tính di động hoặc máy tính bảng và 85% dự án sử dụng RFID vào năm 2020.
Hình 14. IoT trong Smart Warehouse
• Robot di động AMR: Khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nổ ra thì cũng là lúc các
nhà máy ngày càng áp dụng tự động hóa vào dây chuyền sản xuất. Cùng với các Robot công 19
nghiệp thì Robot di động AMR cũng ngày càng được ưa chuộng hơn vì tính thực tiễn và nó
đem lại nhiều lợi ích trong hoạt động của nhà máy. Robot được thiết kế để xử lý một loạt các
chức năng, nhiệm vụ trong cơ sở kho. Một số robot được điều phối thông qua phần mềm để
vận chuyển và di chuyển giá đỡ đến các máy trạm trong khi một số khác mang theo các giá
đỡ cho người hái tại các máy trạm. Một số robot giúp nhân viên kho bằng cách giảm thiểu
thời gian di chuyển của bộ chọn đơn hàng. Một số loại robot hoạt động cùng với nhân viên
kho và có thể hiểu các ngôn ngữ khác nhau của con người. Không chỉ vậy, nhiều Robot chứa
một máy quét tích hợp có thể xác nhận vật phẩm đã chọn để đảm bảo hoạt động lấy và đặt gần như hoàn hảo.
Hình 15. IoT trong Robot di động AMR
• Robot tự hành AGV: Xe tự hành AGV là một dạng Robot vận chuyển hàng hóa tự
động đã và đang có mặt trên hầu khắp các nhà máy thông minh (Smart Factory) nói chung và
toàn bộ hệ thống logistic trên toàn thế giới nói riêng. Chúng ta có thể bắt gặp xe tự hành AGV
ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, từ dây chuyền sản xuất, lắp ráp, kho thành phẩm, kho thương
mại điện tử cho đến các siêu thị, trung tâm thương mại hoặc thậm chí là các bệnh viện, sân bay...
• Tự động hóa quy trình chọn hàng: Lấy hàng là một trong những công việc tốn nhiều
thời gian và sức lực nhất trong hoạt động kho hàng – trên thực tế, nó chiếm 50% trong toàn
bộ quy trình thực hiện , tiêu tốn thời gian và tiền bạc. Với các giải pháp kho tự động mới, như
cobots, xe nâng và xe đẩy tự động, robot di động và băng tải di động, quy trình lấy hàng gần
như được xem hoàn toàn tự động. Với các giải pháp này, công nhân chỉ cần dành ít thời gian
hơn cho quá trình lấy hàng và có thêm nhiều thời gian hơn để xử lý các công việc khác phức
tạp, quan trọng hơn và có giá trị đối với toàn bộ kho hàng. Có nhiều công cụ khác nhau có thể
được sử dụng để đẩy mạnh các quy trình chọn hàng. Chẳng hạn như chọn đơn hàng tự động 20
bằng giọng nói, chọn đơn đặt hàng bằng robot-robotic order picking và chọn bằng hướng ánh
sáng (pick-to-light) (Pick to light là một công nghệ chọn hướng ánh sáng cung cấp chính xác
và hiệu quả của việc không cần giấy đặt hoặc phân loại và lắp ráp các sản phẩm). Các công
nghệ này cũng sử dụng các tùy chọn mã vạch tiên tiến được tích hợp với phần mềm quản lý
bạn đã chọn để có trải nghiệm báo cáo tự động một cách nhanh nhất, chính xác nhất.
Hình 16. IoT trong tự động hóa quy trình chọn hàng ➢ Ưu điểm
Tự động hóa kho hàng là việc ứng dụng công nghệ hiện đại, máy móc hiện đại hoặc
robot thông minh nhằm tạo nên mô hình vận hành quản lý tự động đáp ứng việc tối ưu hóa
ngân sách và thời gian. Mô hình này thường hoạt động theo kế hoạch lập trình sẵn có và quản
lý trực tiếp thông qua phần mềm, ứng dụng hiện đại. Do đó, lượng hàng hóa trong kho sẽ được
sắp xếp, lưu trữ và bảo quản khoa học nhất, đảm bảo chất lượng lâu dài khi đến tay người
dùng. Tự động hóa kho hàng là giải pháp tốt nhất cho thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường
nói chung và kinh tế doanh nghiệp nói riêng.
• Cắt giảm chi phí: Tự động hóa kho hàng là giải pháp thiết yếu hàng đầu cho hỗ trợ
kinh doanh, giúp cắt giảm đáng kể chi phí không mong muốn. Mô hình này, sẽ có thể giảm
thiểu được nguồn nhân lực cũng như thời gian làm ngoài giờ của nhân viên để khoản phí chi
trả cho lao động thấp nhất có thể. Máy móc có thể làm việc xuyên suốt mà không nhất thiết
cần đến sự hướng dẫn của con người, do vậy chi phí sẽ giảm đáng kể.
• Hiệu quả quản lý chính xác hơn: Ứng dụng tự động hóa kho hàng trong hoạt động kinh
doanh thực sự rất cần thiết để quản lý mọi thứ một cách chính xác và tốt hơn. Con người có
thể nắm bắt được tình trạng hàng hóa thông qua các phần mềm, ứng dụng công nghệ để tăng 21
tốc độ giao thành công khi cần thiết. Hoặc con người cũng có thể sử dụng mô hình tự động
này để kiểm tra lại tình trạng hàng lỗi, hàng tồn kho và có hướng giải quyết đúng đắn và kịp thời.
• Tối ưu hoá không gian lưu trữ: Không gian tồn kho là hạn chế lớn nhất và có thể được
khắc phục dễ dàng nhờ có tính năng quản lý của mô hình tự động hoá. Vì thế, chúng ta sẽ có
thể phát hiện dễ dàng tình trạng hàng tồn cũng như lưu kho và có giải pháp thu dọn hiệu quả
để nhường chỗ cho những mặt hàng thiết yếu hơn. Và kết quả là kho hàng của bạn sẽ luôn
được sắp xếp khoa học và không còn tồn đọng mặt hàng tồn.
• Hoạt động trong kho nhanh hơn: Tăng tốc các quy trình kho hàng và cải thiện thời gian
quay vòng hàng hóa. Các thiết bị như băng tải tự động và hệ thống phân loại có thể giảm số
lượng các chuyển động thủ công và các điểm tiếp xúc trong nhà kho. Thay vì công nhân di
chuyển sản phẩm đơn lẻ từ hàng hóa đến kho chứa để gửi đi hoặc bổ sung các mặt hàng thì
công nghệ có tiềm năng vận chuyển và phân loại rất nhiều sản phẩm mỗi phút. Các báo cáo
ngành cho thấy có tới 50% thời gian một người chọn hàng được dành cho việc đi bộ trong khi
chỉ có 15% thực sự dành để chọn đơn đặt hàng.
• Tối đa hóa năng lực làm việc
VD: Khi một khách hàng đặt hàng trực tuyến thì doanh nghiệp đã tự động hóa hoạt động kho
hàng của mình. Trước khi khách hàng đặt hàng, hệ thống giá đỡ thông minh của nhà kho đã
phát hiện tình trạng còn hàng của sản phẩm trong kho thông qua một đĩa cân, vì vậy, sẽ không
xảy ra tình trạng đơn hàng tồn đọng trong kho. Khi đó, hệ thống lấy hàng tự động nhận lệnh
lấy hàng từ máy tính và hệ thống cơ khí chuyển mặt hàng lên băng chuyền đến trạm đóng gói.
Trong khi gói hàng đang được chuyển đến khách hàng, một cảm biến IoT sẽ theo dõi hành
trình gói hàng đó và đảm bảo rằng gói hàng được xử lý cẩn thận.
2.5. Kiểm soát hàng tồn kh o 2.5.1 Thực trạng
Hàng tồn kho là một loại tài sản của doanh nghiệp, có vị trí rất quan trọng trong sản xuất,
kinh doanh. Quy trình kiểm soát tồn kho là công việc mà các nhà quản trị cần thực hiện để
nắm được tình hình xuất, nhập, tồn, từ đó dựa vào tình hình sản xuất, kinh doanh, tình trạng
tồn kho để ra quyết định bổ sung, tiêu thụ hàng hóa, nguyên vật liệu.
Hàng tồn kho là yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng tổng thể của một công ty vì chi
phí vận hành quá lớn, gián tiếp “ăn mòn” lợi nhuận. Nó bao gồm chi phí cho việc kiểm kê,
bảo hiểm, lưu kho, tổn thất, thiệt hại. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển hàng tồn kho trung
bình thay đổi từ 10 đến 25% tổng số hàng tồn kho mỗi năm tùy thuộc vào sản phẩm. 22
Kiểm soát hàng tồn kho, còn gọi là kiểm soát lưu trữ, là quá trình đảm bảo số lượng cung
ứng phù hợp có sẵn trong một tổ chức. Với các biện pháp kiểm soát nội bộ và sản xuất thích
hợp, hoạt động này đảm bảo công ty có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mang lại sự co giãn về tài chính.
Sự thành công yêu cầu dữ liệu từ việc mua hàng, đặt hàng lại, vận chuyển, nhập kho, lưu
trữ, nhận hàng, mức độ hài lòng của khách hàng, ngăn ngừa thất thoát và doanh thu. Theo
“Báo cáo Tình hình Doanh nghiệp Nhỏ” năm 2017, gần một nửa số doanh nghiệp nhỏ không
theo dõi hàng tồn kho của họ, thậm chí theo cách thủ công.
VD: Walmart ước tính họ đã bỏ lỡ doanh số bán hàng trị giá 3 tỷ đô la trong năm 2014 vì các
thủ tục kiểm soát hàng tồn kho không đầy đủ dẫn đến tình trạng hết hàng.
Vì vậy, việc kiểm soát hàng tồn kho giúp tránh được nhiều chi phí liên quan đến việc
mua quá nhiều hàng tồn kho và các nguy cơ dẫn đến việc không có hàng hóa cần thiết. Mặc
dù một số công ty sử dụng phương thức đặt hàng ngay trong thời gian ngắn có thể mang theo
lượng hàng tồn kho cực kỳ nhỏ, nhưng gần như bất kỳ doanh nghiệp nào cũng yêu cầu một số
hình thức tồn kho, được quản lý tốt nhất thông qua hệ thống kiểm soát hàng tồn kho.
Nếu có thể giảm hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể tận dụng những quỹ này để mở rộng
hoặc thu lợi nhuận. Nếu thực hiện nhiều hàng tồn kho hơn và quy trình kiểm soát hàng tồn
kho chặt chẽ làm tăng mức tồn kho, thì doanh nghiệp đó có thể đạt được doanh số bán hàng
cao hơn và lợi nhuận sẽ cao hơn. Sử dụng kiểm soát hàng tồn kho để tối ưu hóa kho hàng,
phòng chứa hàng, phòng cung ứng hoặc mặt tiền cửa hàng là một cách chắc chắn để cắt giảm
chi phí và quản lý tốt hơn bất kỳ loại sản phẩm nào.
2.5.2 Ứng dụng công nghệ
Quản lý hàng tồn kho và kho bãi là một trong những phần quan trọng nhất của hệ sinh
thái logistics. Việc đặt các cảm biến nhỏ sẽ cho phép các công ty dễ dàng theo dõi các mặt
hàng tồn kho, giám sát trạng thái và vị trí của chúng và tạo ra một hệ thống kho hàng thông minh.
• Với sự trợ giúp của công nghệ IoT, nhân viên sẽ có thể ngăn chặn thành công những
rủi ro, tổn thất, đảm bảo lưu trữ hàng hóa an toàn, cũng như định vị hiệu quả một mặt hàng
cần thiết. Hiện nay, nhiều công ty logistics đã áp dụng các giải pháp IoT như vậy trong công
việc. Việc giảm thiểu lỗi của con người cũng trở nên hiệu quả hơn nhờ IoT.
• Hầu hết các hệ thống kiểm soát hàng tồn kho IoT tự động điều chỉnh số lượng hàng
tồn kho của họ với hồ sơ, làm giảm giảm thời gian cho việc đếm tay tốn công sức và cải thiện
tính nhất quán và độ tin cậy. Các cảm biến của hệ thống cũng thu thập dữ liệu có thể được 23
phân tích chúng thông qua phần mềm quản lý kho có hỗ trợ IoT để xác định các điểm tắc
nghẽn và theo dõi chuyển động từng phút của hàng tồn kho để xác định hiệu quả hoạt động của nhà kho.
• Các công nghệ kiểm soát hàng tồn kho IoT như kệ thông minh và máy quét RFID đã
được sử dụng rộng rãi trong quản lý chuỗi cung ứng. RFID đã trở nên đặc biệt phổ biến như
một cách thức để theo dõi khoảng không quảng cáo có giá trị cao và nó cũng có thể mang lại
hiệu quả cao hơn so với mã vạch truyền thống. Các công nghệ tiên tiến hơn nữa như máy bay
không người lái quét hàng tồn kho cũng đang được đề cập đến.
VD: Theo dõi hàng tồn kho máy bán hàng tự động
- Khả năng thu thập dữ liệu được tạo ra bởi các thiết bị liên kết không dây trong thời
gian thực tế có thể cho phép thay đổi cơ bản về cách các công ty hoạt động và các phương tiện
thúc đẩy lợi nhuận của họ. Từ đó cho phép các doanh nghiệp kết nối ổn định, cung cấp cho
người tiêu dùng các dịch vụ tiện lợi, thay đổi giá trị từ bản thân vật phẩm thành tiện ích mà nó mang lại.
- Máy bán hàng tự động thông minh là một minh họa điển hình về kết quả của IoT đối
với dòng tiền và mô hình kinh doanh.
- Với khả năng bảo vệ nâng cao, thanh toán điện tử, và giám sát liên tục hồ sơ hàng tồn
kho và mô hình tiêu dùng, nhiều khả năng phát sinh để phân phối hàng hóa mới với lợi nhuận
lớn hơn thông qua một hệ thống theo dõi hàng tồn kho bán lẻ được kết nối với nhau.
IoT kết nối các máy của nhà cung cấp với hệ thống quản lý hàng tồn kho của doanh
nghiệp, công ty. Các cảm biến và dịch vụ thông minh được tích hợp vào máy giúp cho việc
tối đa hóa lượng hàng hóa dự trữ bằng cách biên dịch dữ liệu, bên cạnh đó nó còn dự báo
doanh số bán hàng để sắp xếp việc bổ sung hàng hóa tốt hơn ưu tiên cho những máy có năng
suất cao nhất trong khi dự trữ lại. Điều này giúp thúc đẩy các quyết định kiểm kê chính xác hơn.
Có thể thấy kiểm tra hàng tồn kho cũng có rất nhiều ưu điểm nổi bật:
● Cân bằng lượng hàng hóa cần thiết trong kho: Khi bạn biết chính xác tốt số lượng hàng
tồn trong kho của mình, bạn sẽ biết chính xác lượng hàng mà bạn cần, tránh việc để
lượng hàng bị thừa hoặc thiếu so với nhu cầu thực tế.
● Tối ưu quay vòng hàng hóa trong kho: Quản lý tốt hàng hóa trong kho về thời gian lưu
kho, hạn sử dụng của các sản phẩm trong kho sẽ giúp bạn điều chỉnh chiến lược bán
hàng đúng lúc giúp đẩy nhanh việc quay vòng hàng hóa, hạn chế việc hàng bị tồn trong
kho quá lâu dẫn đến hết hạn hoặc hư hỏng gây thất thoát về tài sản. 24
● Giữ chân khách hàng: Sẽ không có một khách hàng nào muốn quay lại một cửa hàng
mà những mặt hàng họ muốn mua hay “cháy hàng” cả. Đó là lý do tại sao việc quản lý
tốt hàng tồn kho để có kế hoạch dự trữ hàng hợp lý sẽ giúp cho bạn giữ chân khách hàng của mình.
● Giúp định hướng chiến lược kinh doanh chính xác: Lưu giữ cẩn thận lịch sử tồn kho
qua các năm sẽ giúp bạn dễ dàng dự đoán được nhu cầu của khách hàng, giữ lượng
hàng tồn kho vừa đủ và phù hợp với từng giai đoạn.
● Tăng hiệu quả sử dụng vốn: Việc nắm được số lượng hàng hóa tồn kho theo tuần, ngày,
giờ, sẽ giúp người quản lý dễ dàng định hướng cho việc nhập hàng hóa kịp thời, thông
qua đó có kế hoạch sử dụng dòng vốn hợp lý hơn. 25
CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ RỦI RO VÀ TƯƠNG LAI PHÁT TRIỂN 3.1. Quản lý rủi ro 3.1.1. Thực trạng
Ứng dụng IoT trong logistics đã và đang đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích. Song, thực
tế vẫn tồn tại nhiều rủi ro đáng lo ngại .
Thứ nhất, vấn đề an toàn và bảo mật dữ liệu chưa được giải quyết triệt để. Đây không
chỉ là vấn đề riêng đối với IoT trong logistics mà còn là mối bận tâm của nhiều chuyên gia
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra. IoT kết nối vạn vật bằng Internet từ
đó thu thập một lượng thông tin, dữ liệu khổng lồ của người dùng. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu
những thông tin cá nhân của khách hàng như địa chỉ nhà, số điện thoại, tài khoản ngân hàng,…
bị rò rỉ và rơi vào tay của những kẻ xấu? Chuyện gì sẽ xảy ra với hãng kinh doanh khi dữ liệu
về hàng hóa, sản phẩm, khách hàng… của họ bị tin tặc tấn công và lấy trộm? Chúng ta đã
chứng kiến nhiều vụ tấn công mạng lớn trong lĩnh vực logistics, ví dụ như gần đây nhất, một
cuộc tấn công mạng đã đánh sập hệ thống thông tin quản lý của Bến cảng container Jawaharlal
Nehru (JNPCT), một trong năm bến cảng container hàng đầu của JNPT (Nhava Sheva), Ấn
Độ. Những vụ tấn công, đánh cắp thông tin như vậy đặt ra yêu cầu các nhà chức trách và chính
những doanh nghiệp, khách hàng cần tìm ra giải pháp khắc phục.
Thứ hai, IoT là một công nghệ mang tính phức tạp. Quá trình vận chuyển hàng hóa diễn
ra tuần tự, linh hoạt là kết quả của một hệ thống các bước lập trình đã được tính toán kĩ lưỡng,
cẩn thận của người lập trình. Nếu một sai sót nhỏ xảy ra trong quá trình ấy sẽ dẫn đến vô vàn
hệ lụy nguy hiểm. Đơn giản như việc giao hàng tự động sai địa điểm sẽ gây phiền toái cho
khách hàng, hay thậm chí những công đoạn máy tự động kiểm tra nhiệt độ trong kho hàng nếu
xảy ra nhầm lẫn có thể làm cho doanh nghiệp thất thoát một khoản tiền lớn. Hơn thế nữa, việc
sửa chữa, khắc phục những sai sót có hệ thống ấy không phải là một điều dễ dàng đối với nhân viên kỹ thuật .
Thứ ba, sự đồng điệu, thống nhất về kĩ thuật trong việc ứng dụng IoT vào logistics còn
nhiều hạn chế. Chính vì chi phí đầu tư vào IoT trong logistics khá tốn kém mà không phải
doanh nghiệp nào cũng dám đầu tư để áp dụng. Công nghệ luôn luôn biến đổi và nâng cấp thì
IoT trong logistics cũng luôn có sự cải tiến, thay đổi cho phù hợp với thời đại 4.0 hiện nay.
Chi phí để nâng cấp máy móc, thiết bị, kĩ thuật cũng không rẻ so trình độ phát triển kinh tế
của Việt Nam bởi hiện nay, nước ta hiện có hơn 3000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong
mảng logistics, trong đó 89% là doanh nghiệp trong nước, 10% là doanh nghiệp liên doanh,
1% là doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước hầu hết ở quy mô vừa và nhỏ và 26
chỉ chiếm khoảng 20% doanh thu toàn thị trường. Không chỉ vậy, IoT chỉ hoạt động được khi
có Internet trong khi nước ta vùng phủ sóng wifi chưa thể đến được với các vùng miền đồi
núi, xa xôi, vùng dân tộc thiểu số. Sự thiếu đồng bộ kỹ thuật là một trong những nguyên nhân
làm giảm sự nhanh nhạy, linh hoạt của IoT trong logistics. 3.1.2. Giải pháp
Dựa trên những rủi ro ở thực trạng, chúng tôi xin đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục vấn đề như sau:
Thứ nhất, các nhà quản lý cần tăng cường bảo mật dữ liệu bằng cách thiết lập các phần
mềm bảo vệ, tránh việc xâm nhập trái phép của tin tặc. Tuy hiện tại chưa có một giải pháp
triệt để cụ thể nào để ngăn chặn hoàn toàn các vụ tấn công vào hệ thống dữ liệu của doanh
nghiệp nhưng tất cả những gì chúng ta có thể làm chính là cẩn thận hơn với các loại mã độc,
xây dựng bức tường lửa có tính bảo mật cao… Về phía Nhà nước, cần xây dựng quy chế, điều
luật xử phạt thích đáng những cá nhân, tổ chức thực hiện tấn công mạng. Mỗi khách hàng
cũng nên cẩn thận với những thông tin mình chia sẻ cho doanh nghiệp, chia sẻ trên môi trường mạng Internet.
Thứ hai, con người cần nâng cao tri thức, năng lực làm việc với công nghệ IoT để áp
dụng có hiệu quả trong logistics. Cuộc cách mạng khoa học – công nghiệp 4.0 đòi hỏi con
người phải có khả năng hiểu, biết và vận dụng được công nghệ thông tin. Con người chính là
nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của IoT trong logistics bên cạnh yếu tố kĩ thuật,
công nghệ. Khi một doanh nghiệp đầu tư hàng tỷ đồng để ứng dụng IoT trong logistics nhưng
hệ thống nhân lực của doanh nghiệp đó chưa được đào tạo chuyên môn hay chuyên môn về
IoT còn kém thì sự đầu tư ấy thật không hiệu quả. Ngược lại, cùng với sự đầu tư về công nghệ,
đội ngũ nhân lực chất lượng cao sẽ là một trong những nhân tố làm nên thành công của doanh nghiệp.
Thứ ba, mỗi doanh nghiệp khi đầu tư IoT trong hoạt động logistics của mình cần thay
đổi tư duy kinh doanh thông thường, truyền thống sang tư duy kinh doanh chuyển đổi số,
thường xuyên cập nhật kĩ thuật công nghệ mới nhất, đầu tư trang thiết bị, máy móc, một mặt
thúc đẩy quá trình logistics tích cực đi lên, mặt khác đem lại sự hài lòng cho khách hàng sử dụng.
Thứ tư, cần đầu tư hạ tầng cơ sở (kho, bãi, cảng biển, sân bay, vũng, vịnh…) thuận tiện
cho việc vận chuyển, phân phối hàng hóa; mở rộng vùng phủ sóng wifi; nâng cao chất lượng
wifi cho người sử dụng… 27
Thứ năm, Chính phủ nên có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng IoT
trong logistics; tạo điều kiện để phát triển rộng rãi, đồng bộ công nghệ này; nghiên cứu và xây
dựng một hệ thống IoT logistics thống nhất giữa các doanh nghiệp với nhau…
3.2. Tương lai phát triển 3.2.1. Trong nước
Ngành Logistics nói chung và việc ứng dụng IoT trong Logistics là một lĩnh vực mở ra
đầy tiềm năng trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0 và đặc biệt là sau đại dịch Covid-19 ở nước ta.
Theo bảng xếp hạng của Agility 2022, thị trường logistics Việt Nam được xếp hạng thứ
11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu nhờ sự chuyển mình mạnh mẽ của các
doanh nghiệp cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics. Tỉ lệ tăng trưởng năm giai đoạn 2022-
2030 của thị trường logistics Việt Nam được dự báo đạt mức 5,5%. Các nhà đầu tư nước ngoài
cũng đánh giá, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển dịch vụ logistics.
Hơn thế nữa, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, thị trường logistics thương mại điện
tử Việt Nam nở rộ nhanh chóng. Các công ty thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki,
Thế giới Di Động, Điện Máy Xanh, … đang nỗ lực ứng dụng IoT trong khâu vận chuyển hàng
hóa của mình. Điều này dọn đường cho sự phát triển của IoT trong logistics ở nước ta.
Hiện tại, Chính phủ đang có dự án nâng cao cả về số lượng và chất lượng Internet. Thông
tin từ Bộ TT&TT cho biết, tính đến tháng 6/2022, Bộ TT&TT đã cấp phép cho các doanh
nghiệp viễn thông thử nghiệm 5G tại 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó,
Viettel là nhà mạng có nhiều vị trí thử nghiệm nhất, đứng thứ hai là VinaPhone. Trong năm
2022, Bộ TT&TT khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục thử nghiệm những ứng dụng của
5G, đánh giá nhu cầu của thị tr ờng, ư phương án kỹ th ậ
u t để xây dựng phương án kinh doanh
hiệu quả nhất khi được cấp phép chính thức.
Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào nhấn
mạnh, 5G sẽ là hạ tầng số gần như thay thế cơ sở hạ tầng vật lý trong việc xây dựng nền tảng
cũng như kết nối xã hội tương lai. Cơ sở hạ tầng số này tạo ra kết nối không chỉ giữa con
người với con người mà còn giữa con người với máy móc, giữa máy móc với máy móc. Đó là
những cơ sở tạo ra tự động hóa cũng như việc chuyển đổi giữa các ngành công nghiệp. Tuy
nhiên, ông Denis Brunetti cho rằng, đối với Việt Nam, 4G vẫn còn quan trọng và tồn tại trong
khoảng thời gian nữa. Việc tiếp tục đầu tư vào 4G cũng rất quan trọng bởi trong vài năm tới,
4G vẫn là mạng phổ biến. Chúng ta thấy rằng sau đại dịch, mọi người chuyển dần sang thói
quen làm việc online nên yêu cầu về mạng băng rộng di động rất lớn, cần mở rộng dung lượng 28
mạng 4G. Nhưng 5G sẽ được triển khai ở các điểm nóng, khu công nghiệp, thành phố lớn và
sau đó có thể phát triển nhanh từ năm 2025. Ngoài ra, 5G còn góp phần phát triển về mặt xã
hội và kỹ năng số của người dân Việt Nam, từ đó thúc đẩy IoT hiện diện nhiều hơn trong logistics.
Không chỉ vậy, hạ tầng công nghệ hiện nay ở nước nhà đang có bước tiến lớn với đa số
các ứng dụng công nghệ thông tin được đưa vào vận hành và có kết quả tốt như giải pháp tự
động hóa kho hàng thương mại điện tử, hệ thống điều hành kết hợp tự động hóa sản xuất với
các nguyên tắc sản xuất tinh gọn, hoạt động hiệu quả, và một số ít nhà bán lẻ trong nước đang
triển khai ứng dụng kết hợp giữa hệ thống thông tin - tự động hóa - trí tuệ nhân tạo trong quản
lý chuỗi cung ứng từ khâu thu mua tới khâu phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng.
Như vậy, với những tiềm năng hiện có, Việt Nam đang từng bước đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ IoT trong phát triển logistics. 3.2.2. Quốc tế
Cuộc sống càng phát triển, càng hiện đại thì công nghệ càng tiên tiến, càng có vai trò
thiết yếu, gắn bó mật thiết với con người. Con ng ời
ư cũng không thể sống mà mất kết nối với
mọi người, với mọi sự vật khác và IoT ra đời với sứ mệnh giúp con người thỏa mãn nhu cầu
kết nối ấy. Vậy trong tương lai IoT sẽ thúc đẩy logistics trên thế giới như thế nào?
Theo Báo cáo kinh tế di động 2022 (The Mobile Economy 2022) của Hiệp hội các nhà
khai thác thông tin di động toàn cầu (GSMA) vừa được công bố tháng 2/2022 cho thấy, việc
áp dụng 5G tiếp tục phát triển một cách nhanh chóng ở các thị trường tiên phong, kết nối 5G
tiếp tục tăng lên và sẽ đạt 1 tỷ kết nối trên toàn cầu trong năm 2022. Cũng vào năm 2022, số
lượng người dùng điện thoại thông minh toàn cầu ước tính đạt 6,6 tỷ người, đánh dấu mức
tăng 4,9% hàng năm. Số lượng ước tính này nhiều hơn số lượng người dùng điện thoại thông
minh vào năm 2016 là 2,9 tỷ người, tăng 79%. Những con số biết nói ấy là minh chứng cho
sự phát triển không ngừng nghỉ của kết nối wifi, cho nhu cầu sử dụng dịch vụ thông minh của
con người. Khách hàng thời nay cũng mong muốn được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, đem lại
nhiều lợi ích cho bản thân nhất từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp logistics ứng dụng công nghệ
IoT như một điều tất yếu.
Bên cạnh đó, một số công ty lớn trên thế giới ví dụ như: Amazon, Alibaba, Apple, …
cũng tích cực đưa vào thử nghiệm và vận hành công nghệ IoT này trong quy trình đảm bảo
sản phẩm, hàng hóa tới tận tay người tiêu dùng. Điều nay đặt ra sức ép cạnh tranh lớn cho các
công ty khác khi không áp dụng IoT trong logistics. Bởi thế, muốn tồn tại trên thị trường như 29
vậỵ các doanh nghiệp, công ty chắc chắn sẽ phải áp dụng IoT trong logistics là một việc không cần bàn cãi.
Dù còn nhiều hạn chế để vươn xa nhưng trong tương lai, IoT trong logistics sẽ là một
công nghệ phát triển mạnh, “thổi một làn gió mới” vào logistics không chỉ ở Việt Nam mà
trên cả thế giới, tối đa hóa lợi ích, lợi nhuận cho khách hàng và doanh nghiệp logistics. 30 KẾT LUẬN
IoT là công nghệ hữu ích trong lĩnh vực logistics, bên cạnh những rủi ro, nó đem lại vô
vàn ích lợi cho con người. Nhờ có IoT trong logistics mà công việc quản lý hàng hóa của
doanh nghiệp đạt hiệu suất tối ưu hóa, tiết kiệm thời gian, công sức con người, nâng cao năng
lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường và đem đến mức độ hài lòng tuyệt vời cho
khách hàng. IoT hứa hẹn sẽ làm thay đổi logistics theo chiều hướng tích cực, bùng nổ hơn trong tương lai.
Bài tập lớn này nghiên cứu về ứng dụng của IoT trong logistics hiện nay, chỉ ra lợi ích
và mặt hạn chế của nó. Chúng tôi đã kể tóm tắt một số ứng dụng của IoT ở đời sống, nêu ra
những ứng dụng cụ thể của IoT trong logistics và phân tích cách chúng vận hành, lợi ích chúng
đem lại đồng thời chỉ ra rủi ro của công nghệ này ở hiện tại và chỉ ra giải pháp khắc phục,
tiềm năng phát triển ở tương lai qua đó giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về công nghệ kết
nối vạn vật trong logistics. 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Meey Land (2022), IOT là gì? Lịch sử IOT được hình thành như thế nào?,
truy cập từ https://meeyland.com/chuyen-doi-so/iot-l -
a gi-lich-su-iot-duoc-hinh-thanh- nhu-the-nao/ 2.
Mai Anh (2022), 4 giai đoạn phát triển IoT: Cách con người đến một thế giới
hoàn toàn tự động, truy cập từ https://conglyxahoi.net.vn/goc-nhin-chuyen-gia/4-giai-
doan-phat-trien-iot-cach-con-nguoi-den-mot-the-gioi-hoan-toan-tu-dong-164778.html 3.
Đức Cường (2022), Tiềm năng thị trường xe tải tự lái tại Mỹ, truy cập từ
https://vtv.vn/kinh-te/tiem-nang-thi-truong-xe-tai-tu-lai-tai-my- 20220405152901649.htm 4.
Hoài Linh (2022), FedEx thử nghiệm máy bay giao hàng không người lái
Chaparral, truy cập từ https://sohuutritue.net.vn/fedex-thu-nghiem-ma - y bay-giao-
hang-khong-nguoi-lai-chaparral-d136612.html, 5.
Edt292 (2021), Tại sao Drone được coi là công nghệ giao hàng của tương
lai?, truy cập từ https://logistician.org/thu-vien/tai-sao-drone-duoc-coi-la-cong-nghe- giao-hang-cua-tuong-lai.html 6.
IFactory (2020), Vai trò của IoT trong hệ sinh thái công nghiệp Logistics, truy
cập từ https://ifactory.com.vn/vai-tro-cua-iot-trong-he-sinh-thai-cong-nghiep-logistics/ 7.
Vuletech, 8 công nghệ áp dụng trong tự động hóa nhà kho hiện nay, truy cập
từ https://vuletech.com/8-cong-nghe-ap-dung-trong-tu-dong-hoa-nha-kho-hien-
nay/?fbclid=IwAR1i_mqZ9jmJ7TqAiczvRVJFc-c
JyRNK1qPPMb2nYlQDmsV40fLvsVwiF4 8.
Tin công nghệ 24h, Công nghệ IoT và ứng dụng cho kho thông minh (Smart
warehouse), truy cập từ https://24htech.vn/cong-nghe-iot-va-ung-dung-cho-kho-thon - g
minh-smart-warehouse.html?fbclid=IwAR15Ji8rbDTQ7_GHW3172brI-
AXaueVeUKFgOU6oU1AiWDb0FyMl4Hfjh-8 9.
MOKOSmart, IOT Trong Theo dõi Hàng tồn kho Máy bán hàng Tự động, truy
cập từ https://www.mokosmart.com/vi/iot-in-inventory-tracking/ 10.
PHAATA (2022), Bến cảng container hàng đ u Nhava Sheva ( n Độ) bị tấn
công mạng, truy cập từ https://phaata.com/thi-truon -
g logistics/ben-cang-container-
hang-dau-o-nhava-sheva-an-do-bi-tan-cong-mang-1216.html 32 11.
Tạp chí Tài chính (2021), Phát triển dịch vụ logistics Việt Nam trong bối
cảnh kinh tế số, truy cập từ https://tapchitaichinh.vn/phat-trien-dich-vu-logistics-o-viet- nam-tron - g boi-canh-kinh-t - e so.html 12.
Băng Tâm (2022), Việt Nam đang s hữu tất cả những lợi thế để thúc đẩy
logistics phát triển, truy cập từ https://baochinhphu.vn/viet-nam-dang-so-huu-tat-ca-
nhung-loi-the-de-thuc-day-logistics-phat-trien-102221019181620366.htm 13.
Phan Văn Hòa (2022), 5G sẽ đạt 1 tỷ kết nối trên toàn c u trong năm 2022,
truy cập từ https://rfd.gov.vn/tin-tuc/Pages/thongtindidong5G.aspx?ItemID=3016 14.
Thái Khang (2022), 40 tỉnh, thành phố đã được phủ sóng 5G, truy cập từ
https://ictnews.vietnamnet.vn/40-tinh-thanh-pho-da-duoc-phu-song-5g-415668.html 15.
Ngọc Linh (2022), Có bao nhiêu người s hữu điện thoại thông minh vào năm
2022?, truy cập từ https://vtv.vn/cong-nghe/co-bao-nhieu-nguoi-so-huu-dien-thoai-
thong-minh-vao-nam-2022-20220418121902547.htm 16.
Vinacontrol (2022), Logistics là gì?,truy cập từ https://vnce.vn/logistics-l - a gi 17.
Mr. Luân (2015), Khái niệm, đặc điểm về Logistics, truy cập từ
https://luanvanaz.com/khai-niem-dac-diem-ve-logistics.html 18.
Viện Fmit, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì? Cơ hội làm việc ra sao, truy cập từ
https://fmit.vn/tin-tuc/logistics-va-quan-ly-chuoi-cung-ung-l - a
gi#:~:text=%2D%20Theo%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20ngh%C4%A9a%20qu%
E1%BB%91c%20t%E1%BA%BF,xu%E1%BA%A5t%20%C4%91%E1%BA%BFn%
20n%C6%A1i%20ti%C3%AAu%20th%E1%BB%A5.%E2%80%9D 19.
HKT Consultant (2020), Phân loại vị trí và vai trò của Logistics, truy cập từ
http://quanlydoanhnghiep.edu.vn/phan-loai-vi-tri-va-vai-tro-cua-logistics/ 20.
JAN NGUYEN, Ứng dụng của IoT trong Logistics, truy cập từ
http://jannguyen.com/ung-dung-cua-iot-trong-logistic/806/46.html 33