-
Thông tin
-
Quiz
Thẩm định tín dụng - Quản trị kinh doanh | Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng về khả năng thanh toán các khoản nợ, tình hình hoạt động của khách hàng và khả năng tạo ra lợi nhuận. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Quản trị kinh doanh (KD1506) 7 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long 37 tài liệu
Thẩm định tín dụng - Quản trị kinh doanh | Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng về khả năng thanh toán các khoản nợ, tình hình hoạt động của khách hàng và khả năng tạo ra lợi nhuận. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị kinh doanh (KD1506) 7 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long 37 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Preview text:
1. MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC, YÊU CẦU THẢM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG
1.1 Mục đích thẩm định năng lực tài chính của khách hàng
- Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng về khả năng thanh toán các khoản nợ, tình
hình hoạt động của khách hàng và khả năng tạo ra lợi nhuận.
- Đánh giá khả năng tạo ra dòng tiền đủ lớn để trang trải cho hoạt động và hoàn trả nợ gốc và lãi vay.
- Đo lường những rủi ro tài chính có thể xảy ra.
1.2 Nguyên tắc thẩm định năng lực tài chính
Khi thực hiện công việc phân tích tài chính, người thẩm định phải đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ theo những quy định của pháp luật, của ngân hàng về công tác phân tích tài chính.
- Đảm bảo tính trung thực, khách quan
- Đảm bảo tính chính xác
1.3 Yêu cầu đối với thẩm định năng lực tài chính
Để có kết luận chính xác về tình hình tài chính của khách hàng và đảm bảo những nguyên
tắc đã nêu ở trên, ngân hàng, khách hàng và người thẩm định cần đảm bảo những yêu cầu sau đây: - Đối với ngân hàng:
• Xây dựng những quy định chi tiết, cụ thể, rõ ràng về công việc phân tích tài chính.
• Trang bị công nghệ hiện đại, các phần mềm xử lý giúp công việc phân tích tài chính chính xác. - Đối với khách hàng:
• Cung cấp trung thực và đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của ngân hàng.
Hỗ trợ, tạo điều kiện cho người thẩm định trong quá trình phân tích tỉnh hình tài chính
của khách hàng. Đối với người thẩm định:
Người thẩm định cần trang bị những kiến thức sau:
* Kiến thức kế toán: đọc, hiểu các báo cáo tài chính; nắm những nguyên tắc xây dựng
báo cáo tài chính; nắm những chuẩn mực kế toán...
• Những kiến thức liên quan đến công việc phân tích tài chính: Phương pháp phân tích,
cách thức tiến hành phân tích.
• Nắm vững những quy định của ngân hàng, quy định pháp lý có liên quan • Ngoài ra
người thẩm định cũng cần trang bị những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
đặt câu hỏi để thu thập thông tin từ khách hàng.
2. THÁM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
2.1 Tài liệu thẩm định
Tài liệu dùng để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng doanh nghiệp gồm có:
- Bảng cân đối kế toán (Balance sheet):
Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời
điểm báo cáo. Bảng cân đối kế toán có thể lập cuối tháng, cuối quý hoặc cuối mỗi năm.
Hai thành phần chính của bảng cân đối kế toán là tài sản và nguồn vốn. Báo cáo kết quả -
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income statement):
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ảnh kết quả hoạt động kinh doanh trong một
thời kỳ của doanh nghiệp (tháng, quý, năm).
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh dòng tiền vào, ra trong một thời kỳ nhất định của
doanh nghiệp. Báo cáo này gồm có ba phần: Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh,
lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính. Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ có thể được lập theo 2 phương pháp: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính:
Thuyết minh báo cáo tài chính bổ sung và giải thích những thông tin chưa được trình bày
trong những báo cáo đã nêu trên. Thông tin trong thuyết minh báo cáo tài chính gồm
những thông tin quan trọng như: Phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng
(phương pháp ghi nhận doanh thu, phương pháp khấu hao, phương pháp kế toán hàng tồn
kho,...); giải thích các kết quả hoạt động của doanh nghiệp (chi tiết về khấu hao, về các
khoản nợ vay, lãi suất...).
2.2 Phương pháp thẩm định và nội dung thẩm định
Các phương pháp thường được sử dụng trong thẩm định tinh hình tài chính bao gồm:
Phân tích so sánh (Comparative financial statement analysis) – hay còn gọi là phân tích
theo chiều ngang (Horizantal analysis).
Phân tích cơ cấu (Common-size analysis) – còn được gọi là phân tích theo chiều dọc (Vertical analysis).
- Phân tích tỷ số (Ratios analysis).
- Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Statement of cashflow analysis).
2.2.1 Phân tích so sánh (Comparative financial statement analysis) – Phân tích theo
chiều ngang (Horizantal analysis):
Phương pháp phân tích này sử dụng báo cáo tài chính trong nhiều năm (ít nhất là 3 năm)
để tính tốc độ tăng trưởng của các khoản mục trong các báo cáo tài chính. Mục đích của
phân tích theo chiều ngang là để thấy được sự thay đổi của các khoản mục tính theo số
tương đối, từ đó đánh giá được xu hướng của từng khoản mục. Phương pháp này cũng
cho phép phân tích sự biến động của những chỉ tiêu có liên quan với nhau.
2.2.2 Phân tích cơ cấu (Common-size analysis) – Phân tích theo chiều dọc (Vertical analysis)
Trong phương pháp này, các khoản mục trong bảng cân đối kế toán sẽ được tính tỷ trọng
so với tổng tài sản hoặc tổng nguồn vốn. Nghĩa là tổng tài sản và tổng nguồn vốn sẽ bằng
100%, các khoản mục còn lại sẽ tính tỷ lệ % so với tổng tài sản hoặc tổng nguồn vốn. Đối
với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, doanh thu thuần sẽ có tỷ trọng 100%, những
khoản mục khác sẽ được tính tỷ trọng so với doanh thu thuần.
Mục đích của phương pháp này nhằm so sánh các khoản mục của các doanh nghiệp trong
cùng ngành. Vì mỗi doanh nghiệp có một quy mô khác nhau nên việc so sánh số tuyệt đối
của hai doanh nghiệp sẽ khập khiểng.
2.2.3 Phương pháp phân tích tỷ số (Ratios analysis):
Là phương pháp được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong phân tích tài chính. Điều quan
trọng khi áp dụng phương pháp này là người thẩm định phải hiểu và phân tích được ý
nghĩa của các tỷ số. Bên cạnh đó, người thẩm định cũng cần phân tích những nhân tố ảnh
hưởng đến sự tăng giảm của tỷ số, từ đó sẽ đánh giá được tỷ số đó có ý nghĩa tốt hay xấu.
Ngoài những tác động từ bên trong như chính sách quản lý hàng tồn kho, chính sách bán
chịu... những nhân tố ảnh hưởng có thể là những tác động bên ngoài như tình hình nền
kinh tế, các yếu tố ảnh hưởng đến ngành, những chính sách quản lý. Việc tính toán và
phân tích các tỷ số sẽ mang lại nhiều ý nghĩa hơn nếu người thẩm định so sánh các tỷ số
với chỉ số ngành và so sánh với các tỷ số trong doanh nghiệp ở những giai đoạn trước đó.
Các nhóm chỉ tiêu chủ yếu được sử dụng để phân tích:
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (Liquidity ratios): Những chi tiêu này nhằm đánh giá khả
năng trả nợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp.
Nhóm cấu trúc vốn và đòn bẩy tài chính (Capital structure — financial leverage ratios):
Đo lường cơ cấu nợ so với vốn chủ sở hữu và tổng quy mô nguồn vốn hoạt động. Nhóm
chỉ tiêu này đánh giá mức độ rủi ro khi ngân hàng tham gia tài trợ cho doanh nghiệp.
- Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động (Operating performance): Đánh giá hiệu quả sử
dụng tài sản của khách hàng.
- Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lợi (Profitability ratios): Đánh giá khả năng sinh lợi của khách hàng.
a. Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:
- Tỷ số thanh khoảng hiện hành
- Tỷ số thanh khoảng nhanh
b. Nhóm cấu trúc vốn và đòn bẩy tài chính
- Tỷ số nợ so với tổng tài sản
- Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu
- Tỷ số trang trải lãi vay
c. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động
- Nhóm tỷ số hoạt động ngắn hạn
+ Tỷ số vòng vay hàng tồn kho và số ngày tồn kho
+ Tỷ số vòng vay khoảng phải trả và kỳ trả tiền bình quân
+ Tỷ số vòng quay khoảng phải thu và kỳ thu tiền bình quân -
Nhóm tỷ số hoạt động dài hạn
+ Tỷ số vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản
d. Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lợi
- Tỷ số lợi nhuận gộp
- Tỷ số lợi nhuận ròng
- Tỷ số lợi nhuận ròng so với vốn chủ sở hữu
3. THẢM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
3.1 Đối với tín dụng sản xuất kinh doanh
3.1.1 Tài liệu thẩm định
Hồ sơ khách hàng cá nhân nộp vào ngân hàng để đánh giá năng lực tài chính bao gồm: - Giấy phép kinh doanh. Chứng từ nộp thuế Bảng lương - Hợp đồng lao động
- Chứng từ chứng minh những nguồn thu nhập khác ngoài lương: Hợp đồng thuê nhà, chứng nhận góp vốn... - Phương án kinh doanh.
3.1.2 Thẩm định năng lực trả nợ
Dựa vào thông tin khách hàng cung cấp và những nguồn thông tin khác mà người thẩm
định thu thập được là cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
Khả năng trả nợ của khách hàng được đánh giá thông qua hiệu quả của phương án kinh
doanh và khả năng tài chính hiện tại của khách hàng:
- Phần thẩm định tính khả thi của phương án kinh doanh sẽ được trình bày trong chương
4 (Thẩm định phương án, dự án kinh doanh). Nếu phương án kinh doanh hiệu quả thì lợi
nhuận thu được đủ để trả nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng.
- Để đánh giá khả năng tài chính hiện tại của khách hàng, ngân hàng dựa vào những
thông tin như thu nhập hàng tháng từ công việc chính của khách hàng hoặc từ các nguồn
thu nhập khác mà khách hàng có được như góp vốn kinh doanh, cho thuê nhà, cho thuê đất, cho thuê xe...
3.2 Đối với tín dụng tiêu dùng
Đối với tín dụng tiêu dùng thì việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng chủ yếu
thông qua các nguồn thu nhập mà khách hàng có được. Từ đó, xác định khả năng trả nợ
của khách hàng. Khác với hồ sơ phải nộp khi đi vay sản xuất kinh doanh, tín dụng tiêu
dùng không có phương án kinh doanh.