-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đông Nam Á thời cổ - Trung đại | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đông Nam Á thời cổ - Trung đại | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Lịch sử Đảng 92 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đông Nam Á thời cổ - Trung đại | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đông Nam Á thời cổ - Trung đại | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Lịch sử Đảng 92 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40551442
BÀI 9: THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA VĂN MINH ĐÔNG NAM Á
THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI 2.1. Mục tiêu
Học xong bài này, các em sẽ hình thành và phát triển:
2.1.1. Năng lực
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: thông qua tìm hiểu, đọc thông tin, tư liệu ngoài sách
giáo khoa (khai thác từ các bài báo, tranh ảnh, video,…) để nêu được những thành tựu
cơ bản của văn minh Đông Nam Á thời cổ trung đại.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua khai thác thông tin, tư liệu để
giải thích ý nghĩa những thành tựu cơ bản của văn minh Đông Nam Á thời cổ trung đại.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng kiến thức lịch sử để lí
giải những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống (giá trị của văn minh Đông Nam Á thời cổ
trung đại với ngày nay); Có khả năng tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực
sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau, có ý thức và
năng lực tự học lịch sử suốt đời.
- Năng lực tự chủ, tự học: thông qua sưu tầm, khai thác tranh ảnh về những thành
tựu cơ bản của văn minh Đông Nam Á thời cổ trung đại.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua việc quan tâm, yêu thích và tham gia
vào các hoạt động tìm hiểu lịch sử.
- Năng lực giải quyết vấn đề: thông qua vận dụng được kiến thức đã học về văn
minh Đông Nam Á để giải quyết các nhiệm vụ học tập được giao.
2.1.2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tự giác, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập để giải quyết vấn
đề, nhận thức đúng về những giá trị tinh thần mà cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra
xuất phát từ quá trình lao động chăm chỉ; hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Trách nhiệm: có thái độ trân trọng những thành tựu của văn minh Đông Nam Á
cổ trung đại; có ý thức bảo tồn giữ gìn các thành tựu văn minh cổ xưa; có ý thức hoàn
thành tốt nhiệm vụ của cá nhân trong quá trình làm việc nhóm; có ý thức trách nhiệm
của một công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay, rong đó có ý
thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của nhân loại nói chung và của dân tộc nói riêng. lOMoAR cPSD| 40551442 2.2.
Thiết bị dạy học và học liệu
2.2.1. Thiết bị - Máy tính, máy chiếu
2.2.2. Học liệu
- SGK, tài liệu tham khảo - Sách giáo viên - Phiếu học tập 2.3.
Tiến trình dạy học
2.3.1. Hoạt động khởi động 2.3.1.1. Mục tiêu
Tạo tâm thế vui vẻ, hứng thú cho học sinh trước khi học bài mới; học sinh huy
động được kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân để tham gia trò chơi “Ai nhanh
hơn”; HS tiếp nhận nhiệm vụ của bài mới; HS được kích thích trí tưởng tượng, tính tò
mò, mong muốn được tìm hiểu nội dung bài mới.
2.3.1.2. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV giới thiệu luật chơi và mời HS tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”.
HS giơ tay giành quyền trả lời câu hỏi, sau đó chọn 1 câu hỏi (bất kì) trong 4 mảnh ghép
câu hỏi được trình chiếu trên bảng. Nếu trả lời đúng, hình ảnh sau mảnh ghép sẽ được
mở ra. Trả lời lần lượt xong câu hỏi, hình ảnh sau các mảnh ghép sẽ hiện ra tạo ra một
bức tranh chủ đề. Nếu HS trả lời đúng bức tranh chủ đề trước khi 4 mảnh ghép được mở sẽ được điểm cộng.
Câu hỏi số 1: Di tích tôn giáo nào được coi là lớn nhất thế giới, bảy kì quan thời
kì trung đại, là biểu tượng về văn hóa, tín ngưỡng, lịch sử, nghệ thuật của Khmer. (Gợi
ý: Tên tiếng Việt là đền Đế Thiên; năm 1992 được ghi danh là Di sản văn hóa thế giới)
Đáp án: Đền ANGKORWAT
Câu hỏi số 2: Thành phố lịch sử ở Thái Lan xây bằng gạch đỏ trần; là nơi sinh của
đức vua Rama trong sử thi Ramayana. Năm 1991, được ghi danh vào Di sản văn hóa thế
giới. Đó là thành phố nào?
Đáp án: Thành phố AYUTTHAYA
Câu hỏi số 3: Đô thị cổ nào ở Việt Nam mang ảnh hưởng văn hóa Việt Nam, lOMoAR cPSD| 40551442
Trung Quốc, Nhật Bản và phương Tây qua các thời kì khác nhau; nơi từng có thương
cảng quốc tế sầm uất, thuộc tỉnh Quảng Nam, được ghi danh vào Di sản văn hóa thế giới năm 1999
Đáp án: PHỐ CỔ HỘI AN
Câu hỏi số 4: Đây là ngôi chùa nổi tiếng của Lào, được xây dựng với kiến trúc độc
đáo theo hình nậm rượu, được kết hợp phong cách văn hóa Hindu giáo và Phật giáo,
được ghi danh là Di sản văn hóa thế giới năm 1995 Đáp án: THATLUANG
BỨC TRANH CHỦ ĐỀ: LÚA NƯỚC – một trong những đặc trưng kinh tế ở Đông Nam Á
Bước 2, 3: HS chọn mảnh ghép, giáo viên nêu câu hỏi để HS trả lời. Hình ảnh của
mảnh ghép sẽ được mở ra khi HS trả lời đúng, giúp HS hình thành kiến thức liên quan đến bài học.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, cho điểm HS, sau đó dẫn dắt vào bài học mới;
chuyển giao nhiệm vụ và định hướng cho HS phương pháp học tập để giải quyết bài học.
2.3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Mục 1. Tín ngưỡng và tôn giáo
Hoạt động 2. Tìm hiểu những hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo của cư dân Đông
Nam Á thời kì cổ - trung đại a. Mục tiêu
Nêu được những hoạt động tín ngưỡng dân gian và tôn giáo của cư dân Đông
Nam Á thời kì cổ - trung đại
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV sử dụng phương pháp dạy học theo dự án, GV cho HS làm việc nhóm
(DS nhóm đã chia từ trước) theo hình thức chuẩn bị từ trước ở nhà. HS đọc SGK, kết
hợp tìm kiếm thông tin từ các nguồn tư liệu khác nhau trên Internet (tranh ảnh, video, lOMoAR cPSD| 40551442
các bài báo, bài nghiên cứu,…) để trình bày được những tín ngưỡng và tôn giáo Đông
Nam Á thời kì cổ - trung đại. Nhiệm vụ nhóm (được bốc thăm) như sau:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu và trình bày về các hình thức tín ngưỡng của cư dân Đông Nam Á
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu và trình bày về các tôn giáo phổ biến ở khu vực Đông Nam
Á. Vì sao các tôn giáo này lại được cư dân Đông Nam Á tiếp nhận?
GV giới thiệu một số nguồn gốc học liệu để các nhóm tìm hiểu, khai thác thông tin
phục vụ cho quá trình làm bài
GV đưa ra tiêu chí đánh giá sản phẩm để định hướng các nhóm thực hiện theo đúng
kế hoạch đề ra. HS được tự do lựa chọn hình thức sản phẩm (inforgraphic, báo tường,
thiết kế mô hình 3D, video,…) phải đảm bảo yêu cầu cần đạt. STT Tiêu chí đánh giá Điểm tối Điểm đạt đa 1
Nội dung (cấu trúc hợp lí, bố cục rõ 5,5
ràng, sản phẩm trình bày rõ ý tưởng
của nhóm, rõ ràng, liệt kê đầy đủ các
tín ngưỡng cơ bản, thông tin chính
xác, khoa học, ghi nguồn đầy đủ, mở
rộng kiến thức, dẫn chứng, ví dụ cụ thể,…) 2
Hình thức, thiết kế sản phẩm (hài hòa, 1,5 hợp lí, logic,…) 3
Báo cáo sản phẩm (trình bày tự tin, 1,5
lưu loát, sử dụng cử chỉ, có sự tương
tác, kết nối với người nghe, thái độ
thuyết trình nghiêm túc, tốc độ nói vừa
phải, diễn đạt dễ hiểu, thu hút sự chú
ý của mọi người, không lệ thuộc vào tài liệu…) 4
Khác (tinh thần làm việc nhóm, kĩ 1,5
thuật báo cáo “5 xin”)
Bước 2: Đại diện nhóm bốc thăm, nhận nhiệm vụ, sau đó phân công nhiệm vụ cụ
thể(GV yêu cầu lập danh sách phân công nhiệm vụ theo vai như nhóm trưởng, thư kí, lOMoAR cPSD| 40551442
người sưu tầm, người thiết kế, người sáng tạo, người vẽ tranh, người thuyết trình,…)
Đây là tiêu chí để các thành viên trong nhóm đánh giá chéo nhau khi tổng kết, cho điểm của nhóm.
GV cần lưu ý HS khai thác Hình 2, 3 kết hợp vơi mục Em có biết?, kết hợp với
nguồn tư liệu ngoài SGK để giải quyết vấn đề và sáng tạo trong cách trình bày sản phẩm.
GV yêu cầu HS báo cáo tiến độ hoạt động của nhóm, kiểm tra, giám sát, góp ý để sản
phẩm của mỗi nhóm có chất lượng tốt hơn trước khi báo cáo trên lớp
Bước 3: HS từng nhóm báo cáo sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà. Tiến trình như sau:
- Lần lượt các nhóm lên báo cáo: nhóm tín ngưỡng, nhóm tôn giáo. Các nhóm báo
cáo áp dụng theo kĩ thuật “5 xin” (xin chào, xin phép, xin lỗi, xin góp ý, xin cảm ơn).
- Khi mỗi nhóm lên báo cáo, các nhóm còn lại được phát phiếu đánh giá (dựa theo
tiêu chí do GV đã xây dựng) để theo dõi quá trình trình bày sản phẩm. Sau khi nghe mỗi
nhóm báo cáo xong, các nhóm khác có 1 phút hội ý để trao đổi, góp ý cho nhóm bạn
theo kĩ thuật “321” (3 lời khen dành cho đội bạn vừa báo cáo sản phẩm, 2 điều muốn
trao đổi, góp ý để đội bạn làm tốt hơn lần sau, 1 câu hỏi liên quan đến nội dung vừa báo cáo).
- Nhóm được góp ý sẽ phản hồi trên cơ sở đã lắng nghe, tiếp thu ý kiến các nhóm
khác. Việc phản hồi áp dụng kĩ thuật “5 xin” (xin chào, xin cảm ơn, xin tiếp thu lĩnh hội
ý kiến, xin giải trình làm sáng tỏ, xin cảm ơn).
Bước 4: GV nhận xét tinh thần làm việc của nhóm, trình bày làm rõ thêm những
thông tin liên quan đến hình thức tín ngưỡng và tôn giáo của cư dân Đông Nam Á thời
kì cổ - trung đại. Cuối cùng, GV tổng kết, chốt kiến thức cần đạt để HS đối chiếu theo các ý sau:
- “Tín ngưỡng Đông Nam Á: tồn tại các hình thức tín ngưỡng phong phú và đa
dạng, các hình thức tín ngưỡng đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ điều kiện tự nhiên và
nền tảng kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, xuất phát từ thuyết “vạn vật hữu linh”,
tồn tại và phát triển lâu dài cho tới ngày nay, có sự thống nhất với nhau.”
- “Tôn giáo: Phật giáo, Hindu giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo,… cùng tồn tại và
phát triển một cách hòa hợp. Tất cả mọi tôn giáo này đều được cư dân Đông Nam Á
đón nhận vì: có sự tương đồng, gần gũi trong nội dung của các tôn giáo này với tín
ngưỡng và đời sống tinh thần của cư dân nơi đây,…” - Gợi ý mẫu sản phẩm dự kiến: lOMoAR cPSD| 40551442
Mục 2. Văn tự và văn học
Hoạt động 3: Tìm hiểu về những thành tựu văn tự và văn học Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại a. Mục tiêu
- HS nêu được thành tựu văn tự và văn học Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại
- Có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của khu vực mà những thành
tựu về văn tự và văn học mang lại b.
Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV cho HS làm việc theo cặp, xem Hình 4 và nghiên cứu thông tin trong
SGK kết hợp với xem video, thực hiện các nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Hãy tìm và liệt kê các thành tựu về văn tự ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại lOMoAR cPSD| 40551442
Nhiệm vụ 2: Hãy tìm và liệt kê các thành tựu về văn học ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại
GV nêu sản phẩm đầu ra cho HS cần hoàn thành (Sản phẩm được trình bày ra phiếu bài tập được GV giao)
Bước 2: Các nhóm thảo luận, tìm kiếm thông tin tư liệu trong sách giáo khoa, kết
hợp với nguồn tư liệu ngoài SGK để giải quyết vấn đề được giao
GV hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết)
Bước 3: HS các nhóm lên báo cáo sản phẩm theo thứ tự ngẫu nhiên
Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung nếu có
Bước 4: GV nhận xét sản phẩm của nhóm báo cáo và trao đổi giữa các nhóm, trình
bày và bổ sung, làm rõ thêm những thông tin liên quan đến thành tựu tiêu biểu về văn
tự và văn học của Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại. Cuối cùng GV kết luận, chốt lại
kiến thức cần đạt, HS lắng nghe tự lĩnh hội kiến thức, HS đối chiếu vào bảng sau: Văn tự Văn học -
Trên cơ sở tiếp thu những điều hay, -
Văn học viết ra đời muộn
điềumới lạ từ nước ngoài thì cư dân Đông -
Văn học ở Đông Nam Á chịu
Nam Á cũng tự sáng tạo ra văn tự của riêng ảnhhưởng lớn từ nền văn học nước
ngoài - Đặc biệt, vào thời kì này, văn
mình (người Chăm, người Khơ – me,...)
học dân gian phát triển phong phú và đa -
Đây là cơ sở quan trọng cho sự ra dạng
đờicủa các quốc gia Đông Nam Á -
Thể hiện được sự tiếp thu sáng tạo của
văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ
Mục 3. Kiến trúc và điêu khắc
Hoạt động 4: Tìm hiểu về những công trình kiến trúc và điêu khắc khu vực Đông
Nam Á thời kì cổ - trung đại a. Mục tiêu
HS nêu được thành tựu về kiến trúc và điêu khắc ở Đông Nam Á b.
Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV cho HS đọc SGK, kết hợp với các nguồn thông tin khác từ Internet
(tranh ảnh, video, bài báo, bài nghiên cứu,…) làm việc cá nhân, hoàn thành phiếu học tập được phát Kiến trúc Điêu khắc lOMoAR cPSD| 40551442
Nguồn gốc/Chịu ảnh hưởng từ đâu? Đặc điểm Phân loại
Một số công trình tiêu biểu
Bước 2: HS làm việc cá nhân (trong vòng 10 phút) -
GV cần lưu ý HS khai thác các hình 5, 6 và các thông tin tư liệu trong sách
giáo khoa, kết hợp nguồn tư liệu ngoài SGK để giả quyết vấn đề. -
GV quan sát, giúp đỡ HS (nếu cần thiết)
Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc của mình
Các thành viên còn lại trong lớp lắng nghe, nhạn xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có)
Bước 4: GV nhận xét, làm rõ thêm những thông tin liên quan đến thành tựu tiêu
biểu về kiến trúc và điêu khắc của Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại. Cuối cùng GV
kết luận, chốt lại kiến thức cần đạt, HS lắng nghe tự lĩnh hội kiến thức: Kiến trúc Điêu khắc
Nguồn gốc/Chịu ảnh - Chịu ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên, tôn giáo, tín hưởng từ đâu? ngưỡng,… Đặc điểm -
Tiếp thu và kế thừa những thành tựu kiến trúc từ nước ngoài -
Mang dấu ấn tín ngưỡng, tôn giáo sâu sắc -
Đạt trình độ cao, quy mô tương đối lớn Phân loại
3 dòng: dân gian, tôn giáo và cung đình
Một số công trình tiêu Thăng Long (Việt Nam), A-
tượng Phật, tượng Vitxnu biểu giút-thay-a ở Phù Nam, khu đền Ăng- co (Campuchia),
(Thái Lan), Luông Pha – băng
quần thể chùa, tháp Pagan (Lào),… (Mi-an-ma), kinh đô A- giút-thay-a (Thái Lan), Thạt Luổng (Lào),…
2.3.3. Hoạt động luyện tập, thực hành lOMoAR cPSD| 40551442 2.3.3.1. Mục tiêu
Vận dụng kiến thức vừa học để tự củng cố kiến thức, thực hành kĩ năng học tập bộ môn.
2.3.3.2. Tổ chức hoạt động
Bước 1: GV tổ chức cho HS tự củng cố, ôn tập lại kiến thức bằng cách dành 5 phút
cho HS làm việc cá nhân, bằng cách GV phát cho mỗi HS một bông hoa nhỏ 5
cánh đã chuẩn bị từ trước hồi tưởng và suy nghĩ về nội dung kiến thức đã học trong
bài và điền vào 5 cánh hoa.
Bước 2,3: HS làm việc cá nhân, tự trình bày nội dung bài học theo ý tưởng riêng
của bản thân. GV quan sát, góp ý cho HS trong quá trình làm việc
Bước 4: GV nhận bài của HS, chấm điểm nhanh, chọn ra bài trình bày sáng tạo, rõ
ý, đầy đủ nội dung,… để tuyên dương trước lớp, sau đó dặn dò HS dán bông hoa vào vở ghi chép.
2.3.4. Hoạt động vận dụng 2.3.4.1. Mục tiêu
HS vận dụng được những kiến thức đã học, và tìm hiểu thêm hình thành khả năng
và ứng dụng vào trong thực tiễn để hình thành phẩm chất và năng lực ngay cả
ngoài đời sống và sự ứng dụng đối với các môn học khác.
Hoàn thiện yêu cầu của giáo viên giao về bài học tiếp theo.
2.3.4.2. Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS hoạt động cá nhân, sưu tầm và giới thiệu tới
các thành viên trong lớp về bất cứ thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á mà
bản thân HS cảm thấy ấn tượng nhất, ví dụ như:
+ Giới thiệu một công trình kiến trúc tiêu biểu của khu vực Đông Nam Á
+ Giới thiệu một trong những thành tựu văn tự, văn học của 1 trong số 11 quốc gia Đông Nam Á
+ Giới thiệu về một trong những tín ngưỡng của khu vực
- HS làm việc cá nhân, sưu tầm tài liệu, tiến hành luyện tập, vận dụng kiến thức đã
học để hoàn thành nhiệm vụ GV giao.
PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN lOMoAR cPSD| 40551442 Kiến trúc Điêu khắc Nguồn gốc/Chịu ảnh hưởng từ đâu? Đặc điểm Phân loại Một số công trình tiêu biểu
PHIẾU HỌC TẤP CÁ NHÂN Kiến trúc Điêu khắc Nguồn gốc/Chịu ảnh hưởng từ đâu? Đặc điểm Phân loại Một số công trình tiêu biểu
PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN Kiến trúc Điêu khắc
Nguồn gốc/Chịu ảnh hưởng từ đâu? Đặc điểm Phân loại
Một số công trình tiêu biểu