Thảo luận môn chủ nghĩa xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Nguyên nhân, bản chất của sự khủng hoảng, sụp đổ của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu và bài học cho Việt Nam. thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng để giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng, bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh và gắn bó với nhân dân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

CHUẨN BỊ THẢO LUẬN MÔN CNXHHKH
Đề tuần 1: Nguyên nhân, bản chất của sự khủng hoảng, sụp đổ của chế độ
Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu và bài học cho Việt Nam.
1. Bối cảnh
Sau Thế chiến thứ hai, chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ đã đẩy thế giới
vào cuộc “chạy đua vũ trang” và “chiến tranh lạnh”. Đồng hành cùng với
đó chiến lược “diễn biến hòa bình”. Một chiến lược với những thủ
đoạn, phương cách tinh vi nhằm thúc đẩy vấn đề “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ Đảng, Nhà nước nhân dân, làm cho nội bộ
lục đục, mất đoàn kết, gây mơ hồ, hoài nghi về chế độ, về vai trò lãnh đạo
của Đảng.
Chính sự chia rẽ giữa người dân chính quyền các cấp hội để các
thế lực thù địch và các lực lượng “ngầm” từng bước can thiệp sâu, gây ra
mâu thuẫn trong nội bộ dẫn đến tha hóa, biến chất chế độ cộng sản; cổ
động các phe phái đối lập nổi lên chống phá cách mạng, tiến tới thủ tiêu
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước ở Đông Âu.
Trước hết đối với Hungary, lợi dụng sự non kém về bộ máy lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Nhà nước, các thế lực thù địch, các lực lượng phản
động đã thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
Đảng Nhà nước làm cho những giá trị Mỹ từng bước xâm nhập
luồng sâu vào nội bộ, từng bước làm tha hóa, biến chất chế độ cộng sản,
gieo rắc sự hoài nghi, bi quan, mất niềm tin của đảng viên, nhân dân với
chế độ xã hội chủ nghĩa. Việc này, khiến người dân, kể cả đảng viên quay
lưng không ủng hộ Đảng Lao động Hungary (hay Đảng Công nhân xã hội
chủ nghĩa Hungary) hướng về phương Tây, kết thân với Mỹ, xóa bỏ
vai trò lãnh đạo của Đảng, chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối
lập. Từ đây dẫn đến sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Hungary.
Cùng thời gian ấy, sự lây nhiễm của “diễn biến hòa bình” với quá trình
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đã tràn vào trong nội bộ Ba Lan, làm cho
không ít cán bộ, đảng viên của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan suy
thoái về tư tưởng, chính trị, dao động, mất niềm tin vào chế độ xã hội chủ
nghĩa vai trò lãnh đạo của Đảng, để rồi tự đốt thẻ đảng, kịch liệt công
kích, phản kháng, phủ nhận tính hợp pháp của quân đội Liên Ba
Lan. Các phe đối lập, các đảng phái ngóc đầu dậy tranh giành quyền lực,
lũng loạn trong Đảng, trong Quốc hội Chính phủ. Kết quả Công đoàn
Đoàn kết chiếm 99% số ghế ở Thượng viện đã đánh dấu sự thất bại hoàn
toàn của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan.
Tương tự như Hungary, Ba Lan, Tiệp Khắc, Bungari, Đông Đức cùng
các nước Đông Âu khác cũng đã đánh mất vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản đối với đất nước, dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Đông Âu.
Còn đối với Liên Xô - thành trì hệ thống hội chủ nghĩa, các thế lực
thù địch đã tìm mọi cách nhằm “gieo hạt giống thức tỉnh hủy diệt chế
độ Viết” thông qua sách lược “mưa dầm thấm lâu”. Với chiêu bài
“ngoại giao thân thiện” các thế lực thù địch đã đẩy mạnh truyền
tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền, thực hiện luồn sâu, leo cao, từng bước
can thiệp ngày càng sâu vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, hội,
ngoại giao quốc phòng, an ninh của Liên Xô. Thông qua đó thúc đẩy
quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước,
làm cho nội bộ 15 nước cộng hòa hệ thống chuyên chính sản đã
được thiết lập khá vững chắc từ thời V.I.Lênin, từng bước biến đổi nhận
thức, chuyển hóa về tư tưởng, gây mất niềm tin của các tầng lớp nhân dân
vào sứ mệnh lịch sử của Liên Xô và lý tưởng chủ nghĩa cộng sản.
Thêm vào đó, mâu thuẫn và xung đột giữa các dân tộc dẫn đến hiện tượng
li khai của một số nước cộng hòa ra khỏi Liên bang Xô Viết (ba nước
vùng Ban Tích, Gruzia, Mônđôva,… ), các đảng phái với nhiều xu hướng
chính trị khác nhau trong xã hội ngóc đầu dậy chống chủ nghĩa xã hội,
nhiều ủy viên dao động về tư tưởng, quay lưng với Đảng Cộng sản, đòi
xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội và công an,
làm cho Đảng Cộng sản không còn đủ sức để lãnh đạo chặt chẽ các
phương tiện thông tin đại chúng, để cho báo, đài tùy tiện thông tin và phát
biểu những quan điểm sai trái, tạo ra sự hỗn loạn về tư tưởng. Điều đó
khiến cho quân đội Liên Xô mất phương hướng chính trị, không còn sức
chiến đấu, đất nước ngày càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Và đến
ngày 21/12/1991, sự thành lập liên minh Cộng đồng các quốc gia độc lập
(SNG) đã đánh dấu sự sụp đổ và tan rã của Liên bang cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Xô Viết (tức Liên Xô).
* Khái niệm diễn biến hòa bình: là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ
chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ
bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực phản động, đứng đầu là Mỹ tiến hành.“Diễn biến hòa bình”
không phải do chủ nghĩa đế quốc phát kiến, nhưng hiện là “sản phẩm”
của họ và trên cơ sở tiếp thu tư tưởng quân sự cổ đại của nhân loại, vận
dụng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng thời điểm, từng giai đoạn,
nhằm giành thắng lợi quyết định trong “cuộc chiến” sống còn với các
quốc gia khác hệ tư tưởng, đối địch. Mục tiêu của chiến lược “diễn biến
hòa bình” là nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu. Để đạt
được mục đích đó, các thế lực thù địch đặt ra những mục tiêu cụ thể như:
(1) Xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, thay thế bằng hệ tư
tưởng tư sản; (2) Âm mưu thực hiện “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối
lập” trong các nước xã hội chủ nghĩa; (3) Gây mâu thuẫn nội bộ, phá vỡ
sự đồng thuận xã hội và khi có thời cơ thì lôi kéo, tiến hành bạo loạn
chính trị; (4) Làm suy yếu, chệch hướng phát triển của nền kinh tế, tiến
tới chi phối, lũng đoạn, khống chế kinh tế trong các nước xã hội chủ
nghĩa; (5) Chuyển hoá văn hoá, đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa theo
“giá trị Mỹ”, phương Tây; (6) Thực hiện âm mưu “phi chính trị hoá” để
“vô hiệu hoá” quân đội trong các nước xã hội chủ nghĩa.
2. Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan
Một là, xây dựng chủ nghĩa xã hội là con đường hoàn toàn mới mẻ, khó
khăn, phức tạp chưa có tiền lệ trong lịch sử
Hai là, sự chống phá quyết liệt của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc
đối với chủ nghĩa xã hội thế giới.
Ba là, hầu hết các nước trong hệ thống hệ thống xã hội chủ nghĩa có điểm
xuất phát thấp, cơ sở vật chất, kỹ thuật và trình độ phát triển về kinh tế so
với chủ nghĩa tư bản còn hạn chế.
Bốn là, về mặt khách quan, ảnh hưởng quá lớn của mô hình Xô Viết dẫn
tới “áp đặtmô hình Xô Viết”, coi đó là mô hình duy nhất của chủ nghĩa xã
hội.
* Nguyên nhân chủ quan
Một là, hạn chế trong tổng kết thực tiễn, bổ sung lý luận của Đảng Cộng
sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa trong việc tìm kiếm mô hình phù hợp với
quốc gia, dân tộc mình.
Hai là, những yếu kém, khuyết điểm trong đường lối chính trị, sự vận
hành kém hiệu quả của hệ thống chính trị và pháp luật xã hội chủ nghĩa.
do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí; cùng với cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không
được cải thiện. Thêm vào đó là sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm
tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.
Ba là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến.
Điều này dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội. Chẳng
hạn như ở Liên Xô, trong những năm 70 của thế kỉ XX phải nhập lương
thực của các nước Tây Âu.
Bốn là, sự mâu thuẫn, mất đoàn kết, thiếu thống nhất trong nội bộ hệ
thống xã hội chủ nghĩa là khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên
nhiều mặt làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Đặc biệt là sai lầm khi
thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của
Đảng.
Năm là sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác
động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn.
3. B n chấất
4. Bài học cho Việt Nam
Một là, phải thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng để giữ vững vai trò
cầm quyền của Đảng, bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh và
gắn bó với nhân dân. Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng,
tổ chức, luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm chắc quần chúng
và động viên được sức mạnh của nhân dân.
Đảng lãnh đạo bằng đường lối, có đường lối lãnh đạo đúng đắn nhưng
đường lối đó chỉ trở thành sức mạnh vật chất khi quần chúng nhân dân
hiện thực hóa trong đời sống xã hội. Do vậy, đòi hỏi mỗi đảng cộng sản
phải trung thành với lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo
các nguyên lý cách mạng để đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng
đắn và phù hợp với thực tiễn. Để lãnh đạo, quản lý điều hành đất nước có
hiệu quả, Đảng cầm quyền, bộ máy chính quyền phải gắn bó mật thiết với
nhân dân, được lòng dân, nắm chắc dân và quy tụ được sức mạnh của
nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi
Đảng và chính quyền bị tha hóa biến chất, xa dân và sách nhiễu dân, mối
quan hệ với nhân dân bị rạn vỡ cũng đồng nghĩa với Đảng sẽ mất quần
chúng, nhà nước và chế độ sẽ đánh mất cơ sở xã hội chính trị thì tất yếu
bị lật đổ.
Đảng luôn luôn phải giữ vai trò cầm quyền, có nghĩa là Đảng Cộng sản
phải thể hiện quyền lực chính trị, quyền lãnh đạo về chính trị và không
bao giờ chia sẻ quyền lực đó cho bất kỳ lực lượng nào khác. Đảng mất là
mất hết, vì Đảng lãnh đạo toàn bộ các mặt, các lĩnh vực của xã hội, lãnh
đạo hệ thống chính trị, nhân sự cán bộ… Lãnh đạo Nhà nước thực hiện
tốt chức năng, cụ thể hóa đường lối của Đảng, quản lý tốt xã hội, kiến tạo
xã hội mới, định ra chính sách xã hội đúng đắn đáp ứng lợi ích chính
đáng của nhân dân, thực sự dân chủ, lắng nghe và tôn trọng những
nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đảng và bộ máy chính quyền là
“xương sống” của chế độ nên phải vững mạnh, hoạt động có hiệu lực,
hiệu quả, thực sự vì nhân dân, thực hiện có hiệu quả các chức năng,
nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý điều hành xã hội, mang lại lợi ích thiết thực
cho nhân dân thì mới bảo đảm cho sự tồn tại của chế độ xã hội và thúc
đẩy tiến bộ xã hội.
Hai là, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện
tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng
nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận, kế tiếp ở các cấp từ Trung
ương đến địa phương. Trong công tác tổ chức sắp xếp cán bộ, nhất là
những vị trí chủ chốt cần lựa chọn đúng những người thực sự tiêu biểu về
bản lĩnh chính trị, đạo đức và lối sống, năng lực trí tuệ và trình độ tổ chức
thực tiễn, gần gũi nhân dân và được tín nhiệm, bảo đảm sự vững vàng về
chính trị. Kiên quyết loại khỏi bộ máy lãnh đạo của Đảng và cơ quan Nhà
nước những phần tử cơ hội thực dụng, tha hóa về chính trị tư tưởng và
đạo đức, lối sống, sách nhiễu dân và xa dân, không được tín nhiệm. Thực
hiện tốt công tác quản lý cán bộ, đánh giá và sử dụng cán bộ vì đó là gốc
của mọi công việc, không để mất cảnh giác để các thế lực thù địch cài
cắm các phần tử cơ hội, phần tử chống đối phản bội chui sâu, leo cao
trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.
Ba là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được
độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững sự
lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Sự
ổn định và phát triển vững chắc của nền kinh tế là nền tảng vật chất bảo
đảm sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Khi kinh tế lâm vào
khủng hoảng suy thoái, đất nước dễ lâm vào mất ổn định chính trị, tạo
điều kiện cho các thế lực thù địch lôi kéo, kích động nhân dân chống lại
Đảng và chính quyền, làm chuyển hóa chế độ xã hội theo quỹ đạo của
chủ nghĩa tư bản. Cần giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
Nhà nước đối với nền kinh tế, bảo đảm đúng định hướng phát triển của
quốc gia, không để cho bất kỳ một thế lực nào điều khiển và thao túng
nền kinh tế. Cần duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý và ổn định, phát
huy tốt năng lực nội sinh, tạo được nhiều việc làm để tăng thu nhập của
người dân, bảo đảm công bằng xã hội, an sinh xã hội, tạo cơ sở vật chất
để đất nước ổn định và phát triển bền vững. Mở rộng hội nhập quốc tế
trong điều kiện toàn cầu hóa, đặc biệt là hợp tác về kinh tế là xu thế
khách quan mà các nước XHCN phải tham gia, nếu không thì khó có thể
tồn tại và phát triển được. Vấn đề đặt ra là các nước XHCN mở rộng hội
nhập quốc tế để tận dụng được những thành tựu khoa học cộng nghệ, tận
dụng được nguồn lực tài chính của các nước phát triển làm cho sản xuất
của đất nước ngày càng lớn mạnh đủ sức canh tranh, lợi ích quốc gia -
dân tộc và cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ngày càng được củng cố.
Bốn là, tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức,
trách nhiệm và bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, nhân dân;
phòng, chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến hòa bình” và “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”. Công tác tư tưởng, lý luận phải trở thành vấn đề
quan trọng hàng đầu trong điều kiện Đảng cầm quyền, trước hết phải
quan tâm thường xuyên đến công tác giáo dục lý luận chính trị cho các
đối tượng trong xã hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên phải là
những người nắm vững bản chất các nguyên lý cách mạng của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì mới trở thành những người tiên
phong. Nhận thức sâu sắc nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở
Liên xô và Đông Âu, với những nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Giáo dục mục tiêu, lý tưởng của Đảng, quán triệt kịp thời những nghị
quyết đến cán bộ, đảng viên. Tuyên truyền, vạch trần âm mưu, thủ đoạn
thâm độc của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc XHCN. Củng cố niềm tin có cơ sở khoa học của cán bộ, đảng
viên, của nhân dân vào con đường đi lên CNXH trong giai đoạn hiện nay.
Cần huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn
xã hội trong tiến hành công tác chính trị tư tưởng, đặc biệt là phải phát
huy vai trò của cơ quan và cán bộ chuyên trách từ Trung ương đến cơ sở.
Năm là, Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực lượng vũ trang, đặc biệt
chăm lo xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự
trung thành, tin cậy về chính trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh
chiến đấu cao, làm nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Việc nắm
chắc và chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang, nhất là quân đội nhân dân
và công an nhân dân vững mạnh, thực sự trung thành và tin cậy về chính
trị là một nguyên tắc chiến lược của đảng cầm quyền, liên quan trực tiếp
đến sự sống còn của quốc gia dân tộc và chế độ. Đảng cầm quyền phải
thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng và rèn luyện
bản chất giai cấp công nhân của lực lượng vũ trang, luôn trung thành với
Đảng, với nhân dân. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, bản lĩnh chính trị,
quyết tâm chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ quân đội và công an, sẵn sàng
nhận và thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao trong các tình huống
không để bất ngờ xảy ra. Đảng luôn luôn giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt
đối, trực tiếp và toàn diện về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang, nhất là
quân đội và công an; đặc biệt chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội
và công an vừa hồng, vừa chuyên... Sự vững mạnh của lực lượng vũ trang
không chỉ là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc, mà còn là đội
quân lao động sản xuất, đội quân công tác, lực lượng chính trị tin cậy của
Đảng và Nhà nước. Đây là lực lượng nòng cốt để cùng toàn dân thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, chủ động xử lý kịp thời và đập
tan âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá con đường đi
lên CNXH.
| 1/6

Preview text:

CHUẨN BỊ THẢO LUẬN MÔN CNXHHKH
Đề tuần 1: Nguyên nhân, bản chất của sự khủng hoảng, sụp đổ của chế độ
Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu và bài học cho Việt Nam. 1. Bối cảnh
Sau Thế chiến thứ hai, chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ đã đẩy thế giới
vào cuộc “chạy đua vũ trang” và “chiến tranh lạnh”. Đồng hành cùng với
đó là chiến lược “diễn biến hòa bình”. Một chiến lược với những thủ
đoạn, phương cách tinh vi nhằm thúc đẩy vấn đề “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ Đảng, Nhà nước và nhân dân, làm cho nội bộ
lục đục, mất đoàn kết, gây mơ hồ, hoài nghi về chế độ, về vai trò lãnh đạo của Đảng.
Chính sự chia rẽ giữa người dân và chính quyền các cấp là cơ hội để các
thế lực thù địch và các lực lượng “ngầm” từng bước can thiệp sâu, gây ra
mâu thuẫn trong nội bộ dẫn đến tha hóa, biến chất chế độ cộng sản; cổ
động các phe phái đối lập nổi lên chống phá cách mạng, tiến tới thủ tiêu
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước ở Đông Âu.
Trước hết đối với Hungary, lợi dụng sự non kém về bộ máy lãnh đạo của
Đảng Cộng sản và Nhà nước, các thế lực thù địch, các lực lượng phản
động đã thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
Đảng và Nhà nước làm cho những giá trị Mỹ từng bước xâm nhập và
luồng sâu vào nội bộ, từng bước làm tha hóa, biến chất chế độ cộng sản,
gieo rắc sự hoài nghi, bi quan, mất niềm tin của đảng viên, nhân dân với
chế độ xã hội chủ nghĩa. Việc này, khiến người dân, kể cả đảng viên quay
lưng không ủng hộ Đảng Lao động Hungary (hay Đảng Công nhân xã hội
chủ nghĩa Hungary) mà hướng về phương Tây, kết thân với Mỹ, xóa bỏ
vai trò lãnh đạo của Đảng, chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối
lập. Từ đây dẫn đến sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Hungary.
Cùng thời gian ấy, sự lây nhiễm của “diễn biến hòa bình” với quá trình
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đã tràn vào trong nội bộ Ba Lan, làm cho
không ít cán bộ, đảng viên của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan suy
thoái về tư tưởng, chính trị, dao động, mất niềm tin vào chế độ xã hội chủ
nghĩa và vai trò lãnh đạo của Đảng, để rồi tự đốt thẻ đảng, kịch liệt công
kích, phản kháng, phủ nhận tính hợp pháp của quân đội Liên Xô ở Ba
Lan. Các phe đối lập, các đảng phái ngóc đầu dậy tranh giành quyền lực,
lũng loạn trong Đảng, trong Quốc hội và Chính phủ. Kết quả Công đoàn
Đoàn kết chiếm 99% số ghế ở Thượng viện đã đánh dấu sự thất bại hoàn
toàn của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan.
Tương tự như Hungary, Ba Lan, ở Tiệp Khắc, Bungari, Đông Đức cùng
các nước Đông Âu khác cũng đã đánh mất vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản đối với đất nước, dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
Còn đối với Liên Xô - là thành trì hệ thống xã hội chủ nghĩa, các thế lực
thù địch đã tìm mọi cách nhằm “gieo hạt giống thức tỉnh và hủy diệt chế
độ Xô Viết” thông qua sách lược “mưa dầm thấm lâu”. Với chiêu bài
“ngoại giao thân thiện” các thế lực thù địch đã đẩy mạnh truyền bá tư
tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền, thực hiện luồn sâu, leo cao, từng bước
can thiệp ngày càng sâu vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
ngoại giao và quốc phòng, an ninh của Liên Xô. Thông qua đó thúc đẩy
quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước,
làm cho nội bộ 15 nước cộng hòa và hệ thống chuyên chính vô sản đã
được thiết lập khá vững chắc từ thời V.I.Lênin, từng bước biến đổi nhận
thức, chuyển hóa về tư tưởng, gây mất niềm tin của các tầng lớp nhân dân
vào sứ mệnh lịch sử của Liên Xô và lý tưởng chủ nghĩa cộng sản.
Thêm vào đó, mâu thuẫn và xung đột giữa các dân tộc dẫn đến hiện tượng
li khai của một số nước cộng hòa ra khỏi Liên bang Xô Viết (ba nước
vùng Ban Tích, Gruzia, Mônđôva,… ), các đảng phái với nhiều xu hướng
chính trị khác nhau trong xã hội ngóc đầu dậy chống chủ nghĩa xã hội,
nhiều ủy viên dao động về tư tưởng, quay lưng với Đảng Cộng sản, đòi
xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội và công an,
làm cho Đảng Cộng sản không còn đủ sức để lãnh đạo chặt chẽ các
phương tiện thông tin đại chúng, để cho báo, đài tùy tiện thông tin và phát
biểu những quan điểm sai trái, tạo ra sự hỗn loạn về tư tưởng. Điều đó
khiến cho quân đội Liên Xô mất phương hướng chính trị, không còn sức
chiến đấu, đất nước ngày càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Và đến
ngày 21/12/1991, sự thành lập liên minh Cộng đồng các quốc gia độc lập
(SNG) đã đánh dấu sự sụp đổ và tan rã của Liên bang cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Xô Viết (tức Liên Xô).
* Khái niệm diễn biến hòa bình: là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ
chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ
bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực phản động, đứng đầu là Mỹ tiến hành.“Diễn biến hòa bình”
không phải do chủ nghĩa đế quốc phát kiến, nhưng hiện là “sản phẩm”
của họ và trên cơ sở tiếp thu tư tưởng quân sự cổ đại của nhân loại, vận
dụng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng thời điểm, từng giai đoạn,
nhằm giành thắng lợi quyết định trong “cuộc chiến” sống còn với các
quốc gia khác hệ tư tưởng, đối địch. Mục tiêu của chiến lược “diễn biến
hòa bình” là nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu. Để đạt
được mục đích đó, các thế lực thù địch đặt ra những mục tiêu cụ thể như:
(1) Xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, thay thế bằng hệ tư
tưởng tư sản; (2) Âm mưu thực hiện “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối
lập” trong các nước xã hội chủ nghĩa; (3) Gây mâu thuẫn nội bộ, phá vỡ
sự đồng thuận xã hội và khi có thời cơ thì lôi kéo, tiến hành bạo loạn
chính trị; (4) Làm suy yếu, chệch hướng phát triển của nền kinh tế, tiến
tới chi phối, lũng đoạn, khống chế kinh tế trong các nước xã hội chủ
nghĩa; (5) Chuyển hoá văn hoá, đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa theo
“giá trị Mỹ”, phương Tây; (6) Thực hiện âm mưu “phi chính trị hoá” để
“vô hiệu hoá” quân đội trong các nước xã hội chủ nghĩa. 2. Nguyên nhân * Nguyên nhân khách quan
Một là, xây dựng chủ nghĩa xã hội là con đường hoàn toàn mới mẻ, khó
khăn, phức tạp chưa có tiền lệ trong lịch sử
Hai là, sự chống phá quyết liệt của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc
đối với chủ nghĩa xã hội thế giới.
Ba là, hầu hết các nước trong hệ thống hệ thống xã hội chủ nghĩa có điểm
xuất phát thấp, cơ sở vật chất, kỹ thuật và trình độ phát triển về kinh tế so
với chủ nghĩa tư bản còn hạn chế.
Bốn là, về mặt khách quan, ảnh hưởng quá lớn của mô hình Xô Viết dẫn
tới “áp đặtmô hình Xô Viết”, coi đó là mô hình duy nhất của chủ nghĩa xã hội. * Nguyên nhân chủ quan
Một là, hạn chế trong tổng kết thực tiễn, bổ sung lý luận của Đảng Cộng
sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa trong việc tìm kiếm mô hình phù hợp với quốc gia, dân tộc mình.
Hai là, những yếu kém, khuyết điểm trong đường lối chính trị, sự vận
hành kém hiệu quả của hệ thống chính trị và pháp luật xã hội chủ nghĩa.
do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí; cùng với cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không
được cải thiện. Thêm vào đó là sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm
tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.
Ba là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến.
Điều này dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội. Chẳng
hạn như ở Liên Xô, trong những năm 70 của thế kỉ XX phải nhập lương
thực của các nước Tây Âu.
Bốn là, sự mâu thuẫn, mất đoàn kết, thiếu thống nhất trong nội bộ hệ
thống xã hội chủ nghĩa là khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên
nhiều mặt làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Đặc biệt là sai lầm khi
thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng.
Năm là sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác
động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn. 3. B n chấất ả 4. Bài học cho Việt Nam
Một là, phải thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng để giữ vững vai trò
cầm quyền của Đảng, bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh và
gắn bó với nhân dân.
Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng,
tổ chức, luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm chắc quần chúng
và động viên được sức mạnh của nhân dân.
Đảng lãnh đạo bằng đường lối, có đường lối lãnh đạo đúng đắn nhưng
đường lối đó chỉ trở thành sức mạnh vật chất khi quần chúng nhân dân
hiện thực hóa trong đời sống xã hội. Do vậy, đòi hỏi mỗi đảng cộng sản
phải trung thành với lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo
các nguyên lý cách mạng để đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng
đắn và phù hợp với thực tiễn. Để lãnh đạo, quản lý điều hành đất nước có
hiệu quả, Đảng cầm quyền, bộ máy chính quyền phải gắn bó mật thiết với
nhân dân, được lòng dân, nắm chắc dân và quy tụ được sức mạnh của
nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi
Đảng và chính quyền bị tha hóa biến chất, xa dân và sách nhiễu dân, mối
quan hệ với nhân dân bị rạn vỡ cũng đồng nghĩa với Đảng sẽ mất quần
chúng, nhà nước và chế độ sẽ đánh mất cơ sở xã hội chính trị thì tất yếu bị lật đổ.
Đảng luôn luôn phải giữ vai trò cầm quyền, có nghĩa là Đảng Cộng sản
phải thể hiện quyền lực chính trị, quyền lãnh đạo về chính trị và không
bao giờ chia sẻ quyền lực đó cho bất kỳ lực lượng nào khác. Đảng mất là
mất hết, vì Đảng lãnh đạo toàn bộ các mặt, các lĩnh vực của xã hội, lãnh
đạo hệ thống chính trị, nhân sự cán bộ… Lãnh đạo Nhà nước thực hiện
tốt chức năng, cụ thể hóa đường lối của Đảng, quản lý tốt xã hội, kiến tạo
xã hội mới, định ra chính sách xã hội đúng đắn đáp ứng lợi ích chính
đáng của nhân dân, thực sự dân chủ, lắng nghe và tôn trọng những
nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đảng và bộ máy chính quyền là
“xương sống” của chế độ nên phải vững mạnh, hoạt động có hiệu lực,
hiệu quả, thực sự vì nhân dân, thực hiện có hiệu quả các chức năng,
nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý điều hành xã hội, mang lại lợi ích thiết thực
cho nhân dân thì mới bảo đảm cho sự tồn tại của chế độ xã hội và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Hai là, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện
tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng
nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận, kế tiếp ở các cấp từ Trung

ương đến địa phương. Trong công tác tổ chức sắp xếp cán bộ, nhất là
những vị trí chủ chốt cần lựa chọn đúng những người thực sự tiêu biểu về
bản lĩnh chính trị, đạo đức và lối sống, năng lực trí tuệ và trình độ tổ chức
thực tiễn, gần gũi nhân dân và được tín nhiệm, bảo đảm sự vững vàng về
chính trị. Kiên quyết loại khỏi bộ máy lãnh đạo của Đảng và cơ quan Nhà
nước những phần tử cơ hội thực dụng, tha hóa về chính trị tư tưởng và
đạo đức, lối sống, sách nhiễu dân và xa dân, không được tín nhiệm. Thực
hiện tốt công tác quản lý cán bộ, đánh giá và sử dụng cán bộ vì đó là gốc
của mọi công việc, không để mất cảnh giác để các thế lực thù địch cài
cắm các phần tử cơ hội, phần tử chống đối phản bội chui sâu, leo cao
trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.
Ba là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được
độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững sự
lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế.
Sự
ổn định và phát triển vững chắc của nền kinh tế là nền tảng vật chất bảo
đảm sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Khi kinh tế lâm vào
khủng hoảng suy thoái, đất nước dễ lâm vào mất ổn định chính trị, tạo
điều kiện cho các thế lực thù địch lôi kéo, kích động nhân dân chống lại
Đảng và chính quyền, làm chuyển hóa chế độ xã hội theo quỹ đạo của
chủ nghĩa tư bản. Cần giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
Nhà nước đối với nền kinh tế, bảo đảm đúng định hướng phát triển của
quốc gia, không để cho bất kỳ một thế lực nào điều khiển và thao túng
nền kinh tế. Cần duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý và ổn định, phát
huy tốt năng lực nội sinh, tạo được nhiều việc làm để tăng thu nhập của
người dân, bảo đảm công bằng xã hội, an sinh xã hội, tạo cơ sở vật chất
để đất nước ổn định và phát triển bền vững. Mở rộng hội nhập quốc tế
trong điều kiện toàn cầu hóa, đặc biệt là hợp tác về kinh tế là xu thế
khách quan mà các nước XHCN phải tham gia, nếu không thì khó có thể
tồn tại và phát triển được. Vấn đề đặt ra là các nước XHCN mở rộng hội
nhập quốc tế để tận dụng được những thành tựu khoa học cộng nghệ, tận
dụng được nguồn lực tài chính của các nước phát triển làm cho sản xuất
của đất nước ngày càng lớn mạnh đủ sức canh tranh, lợi ích quốc gia -
dân tộc và cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ngày càng được củng cố.
Bốn là, tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức,
trách nhiệm và bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, nhân dân;
phòng, chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến hòa bình” và “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”.
Công tác tư tưởng, lý luận phải trở thành vấn đề
quan trọng hàng đầu trong điều kiện Đảng cầm quyền, trước hết phải
quan tâm thường xuyên đến công tác giáo dục lý luận chính trị cho các
đối tượng trong xã hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên phải là
những người nắm vững bản chất các nguyên lý cách mạng của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì mới trở thành những người tiên
phong. Nhận thức sâu sắc nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở
Liên xô và Đông Âu, với những nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Giáo dục mục tiêu, lý tưởng của Đảng, quán triệt kịp thời những nghị
quyết đến cán bộ, đảng viên. Tuyên truyền, vạch trần âm mưu, thủ đoạn
thâm độc của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc XHCN. Củng cố niềm tin có cơ sở khoa học của cán bộ, đảng
viên, của nhân dân vào con đường đi lên CNXH trong giai đoạn hiện nay.
Cần huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn
xã hội trong tiến hành công tác chính trị tư tưởng, đặc biệt là phải phát
huy vai trò của cơ quan và cán bộ chuyên trách từ Trung ương đến cơ sở.
Năm là, Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực lượng vũ trang, đặc biệt
chăm lo xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự
trung thành, tin cậy về chính trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh
chiến đấu cao, làm nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Việc nắm
chắc và chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang, nhất là quân đội nhân dân
và công an nhân dân vững mạnh, thực sự trung thành và tin cậy về chính
trị là một nguyên tắc chiến lược của đảng cầm quyền, liên quan trực tiếp
đến sự sống còn của quốc gia dân tộc và chế độ. Đảng cầm quyền phải
thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng và rèn luyện
bản chất giai cấp công nhân của lực lượng vũ trang, luôn trung thành với
Đảng, với nhân dân. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, bản lĩnh chính trị,
quyết tâm chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ quân đội và công an, sẵn sàng
nhận và thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao trong các tình huống
không để bất ngờ xảy ra. Đảng luôn luôn giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt
đối, trực tiếp và toàn diện về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang, nhất là
quân đội và công an; đặc biệt chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội
và công an vừa hồng, vừa chuyên... Sự vững mạnh của lực lượng vũ trang
không chỉ là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc, mà còn là đội
quân lao động sản xuất, đội quân công tác, lực lượng chính trị tin cậy của
Đảng và Nhà nước. Đây là lực lượng nòng cốt để cùng toàn dân thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, chủ động xử lý kịp thời và đập
tan âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá con đường đi lên CNXH.