Thảo luận nhóm về đề tài chương 5: Kinh tế vĩ mô (p1) | Đại học Lao động - Xã Hội
Thảo luận nhóm về đề tài chương 5: Kinh tế vĩ mô (p1) | Đại học Lao động - Xã Hội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Kinh tế vi mô (ViMO0523H)
Trường: Đại học Lao động - Xã hội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
THẢO LUẬN NHÓM CHƯƠNG 5
Câu 1. Trình bày khái niệm chi phí sản xuất, chi phí kế toán (tính toán), chí phí kinh tế
a) Chi phí sản xuất là những phí tổn thất mà doanh nghiệp đã bỏ ra
(gánh chịu) để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ.
b) Chi phí kế toán (tính toán) là tất cả những khoản chi phí mà
doanh nghiệp thực tế phải bỏ ra khi sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
c) Chi phí kinh tế được tính bằng cách cộng tổng tất cả chi phí cơ
hội phát sinh trong quá trình sản xuất ra sản lượng hàng hóa, dịch
vụ, bao gồm chi phí cơ hội hiện và chi phí cơ hội ẩn.
Câu 2. Trình bày các chỉ tiêu chi phí sản xuất trong ngắn hạn, mối quan hệ và xu
hướng vận động của các chi phí đó. I.
Các chỉ tiêu chi phí sản xuất trong ngắn hạn :
a) Các loại chi phí tổng :
- Tổng chi phí (TC – Ttal Cost) bao gồm hai loại chi phí :Chi
phí cố định (FC) và chi phí biến đổi (VC) TC = VC + FC
- Chi phí cố định (FC – Fixed Cost) là khoản chi phí không
lệ thuộc vào số lượng sản phẩm được sản xuất.
- Chi phí biến đổi (VC – Variable Cost) là khoản chi phí phụ
thuộc vào số lượng sản phẩm được sản xuất (đó là chi phí để
mua các yếu tố sản xuất biến đổi)
b) Các loại chi phí bình quân :
- Tổng chi phí bình quân hay chi phí trung bình (AC hay
ATC – Average Cost) là tổng chi phí tính trên một đơn vị sản phẩm được sản xuất. AC = TC /Q
- Chi phí cố định bình quân (AFC – Average Fixed Cost) là
chi phí cố định tính trên một đơn vị sản phẩm. AFC = FC/Q
- Chi phí biến đổi bình quân (AVC – Average Variable Cost)
là chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm. AVC = VC/Q
c) Chi phí cận biên – MC (marginal cost)
Chi phí cận biên là chi phí tăng thêm khi doanh nghiệp sản
xuất thêm một đơn vị sản phẩm. MC = ;MC = II.
Mối quan hệ và xu hướng vận động của các chi phí đó
- Mối quan hệ giữa AC và MC:
+ Khi MC + Khi MC = AC thì AC min.
+ Khi MC > AC thì AC tăng dần.
Mối quan hệ giữa AVC và MC:
+ Khi MC < AVC thì AVC giảm dần. + Khi MC = AVC thì AVC min.
+ Khi MC > AVC thì AVC tăng dần.
Câu 3. Khái niệm và công thức tính lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu (TR) và tổng chi phí sản
xuất (TC) trong một khoảng thời gian xác định.
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí. Hay π=TR-TC π=P.Q-AC.Q= (P-AC).Q
Trong đó: n: Tổng lợi nhuận P:Giá bán AC: Chi phí bình quân
Câu 4. Phân biệt lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán
- Lợi nhuận kinh tế: là phần chệnh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí kinh tế.
- Lợi nhuận kế toán : là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí kế toán.
Câu 5. Phân tích nội dung nguyên tắc tối đa hóa doanh thu
Doanh thu hãng thu về khi bán hàng hóa, dịch vụ được tính theo công thức: TR=P.Q
Tối đa hóa doanh thu khi MR=0
Câu 6. Phân tích nội dung nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận của hãng.
- Nguyên tắc: Tăng sản lượng chừng nào doanh thu cận biên còn vượt quá chí
phí cận biên ( MR > MC ) cho đến khi MR=MC thì dừng lại. Đây chính là mức
sản lượng (Q*) tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận. Ta có: = TR - TC
- Nếu MR > MC : tăng Q sẽ làm tăng
- Nếu MR < MC : tăng Q sẽ làm giảm
- Nếu MR = MC : sản lượng tối ưu, max Trắc nghiệm
11. Nếu tổng chi phí của việc sản xuất 10 đơn vị sản phẩm là 100 đơn vị tiền tệ, và
chi phí cận biên của đơn vị sản phẩm thứ 11 là 21 đơn vị tiền tệ thì điều nào sau đây là đúng:
a. Tổng chi phí biến đổi của 11 đơn vị sản phẩm là 121 đơn vị tiền tệ.
b. Tổng chi phí cố định là 79 đơn vị tiền tệ.
c. Chi phí biến đổi bình quân của 10 đơn vị sản phẩm là 10 đơn vị tiền tệ.
d. Tổng chi phí bình quân của 11 đơn vị sản phẩm là 11 đơn vị tiền tệ.
e. Tổng chi phí bình quân của 12 đơn vị sản phẩm là 12 đơn vị tiền tệ.
12. Khi nhà độc quyền nâng lượng bán từ 80 đến 90 sản phẩm thì giá của sản
phẩm bị tụt từ 8 triệu đồng/sản phẩm xuống 7 triệu đồng/sản phẩm. Doanh thu
cận biên của sản phẩm cuối cùng là bao nhiêu: a. 8 triệu đồng b. 7 triệu đồng c. – 1 triệu đồng d. 1 triệu đồng
13. Chi phí cận biên (MC) cắt:
a. ATC, AVC, AFC tại điểm cực tiểu của chúng.
b. ATC, AFC tại điểm cực tiểu của chúng.
c. AVC, AFC tại điểm cực tiểu của chúng.
d. ATC, AVC tại điểm cực tiểu của chúng.
e. TC và VC tại điểm cực tiểu của chúng.
14. Chi phí cố định là:
a. Chi phí không đổi khi mức sản lượng thay đổi
b. Chi phí tăng dần khi mức sản lượng thay đổi
c. Chi phí giảm dần khi mức sản lượng thay đổi d. Không câu nào ở trên
15. Lợi nhuận kinh tế bằng tổng doanh thu trừ đi: a. Chi phí tính toán b. Chi phí kinh tế c. Chi phí cố định d. Chi phí chìm
16. Bạn An dành 150 triệu đồng góp vốn kinh doanh, sau 1 năm thu được lợi
nhuận tính toán là 40 triệu đồng. Tỉ lệ lãi suất là 10%/năm. Giả định các yếu tố
khác không đổi thì lợi nhuận kinh tế bạn An thu được là: a. 30 triệu đồng b. 25 triệu đồng c. 15 triệu đồng d. 10 triệu đồng
17. Bạn Hùng dành 150 triệu đồng góp vốn kinh doanh, sau 1 năm thu được lợi
nhuận tính toán là 50 triệu đồng. Tỉ lệ lãi suất là 10%/năm. Giả định các yếu tố
khác không đổi thì lợi nhuận kinh tế bạn Hùng thu được là: a. 35 triệu đồng b. 25 triệu đồng c. 15 triệu đồng d. 10 triệu đồng
18. Trong ngắn hạn, khi sản lượng càng lớn, loại chi phí nào sau đây càng nhỏ: a. Chi phí cận biên
b. Chi phí cố định bình quân
c. Tổng chi phí bình quân
d. Chi phí biến đổi bình quân
19. Khoảng cách theo chiều dọc giữa đường TC và VC là: a. MC b. AVC c. ATC d. FC
20. Để sản xuất ra 10 đơn vị sản phẩm, tổng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra là
100$, chi phí cận biên của đơn vị sản phẩm thứ 11 là 32$. Như vậy :
a. Chi phí cận biên của đơn vị sản phẩm thứ 10 < 32$
b. Doanh nghiệp nên giảm sản lượng
c. Chi phí bình quân của 11 đơn vị sản phẩm là 12$
d. Chi phí biến đổi của 11 đơn vị sản phẩm là 132$
21. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên (MRTS) thể hiện:
a. Độ dốc đường đồng lượng
b. Độ dốc đường đồng phí
c. Độ dốc đường ngân sách
d. Độ đốc đường tổng sản phẩm
22. Đường đồng lượng biểu thị:
a. Sự kết hợp khác nhau của hai yếu tố đầu vào sản xuất với chi phí khác nhau
b. Sự kết hợp khác nhau của hai yếu tố đầu vào nhưng sản xuất với một tổng chi phí
c. Sự kết hợp khác nhau của hai yếu tố đầu vào nhưng cùng sản xuất ra một mức sản lượng
d. Sự kết hợp khác nhau của hai yếu tố đầu vào sản xuất ra mức sản lượng khác nhau. 23. Tổng chi phí là:
a. Chi phí không đổi khi sản lượng thay đổi
b. Chi phí giảm dần khi sản lượng tăng dần
c. Chi phí cố định cộng với chi phí biến đổi
d. Không câu nào ở trên
24. Lợi nhuận tính toán được định nghĩa là sự chênh lệch giữa tổng doanh thu và: a. Chi phí tính toán b. Chi phí lãi suất c. Chi phí kinh tế
d. Chi phí vượt quá của sản xuất
25. Câu nào sau đây là đúng:
a. Chi phí kinh tế lớn hơn chi phí tính toán và lợi nhuận kinh tế lớn hơn lợi nhuận tính toán
b. Chi phí kinh tế lớn hơn chi phí tính toán và lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn lợi nhuận tính toán
c. Chi phí kinh tế nhỏ hơn chi phí tính toán và lợi nhuận kinh tế lớn hơn lợi nhuận tính toán
d. Chi phí kinh tế nhỏ hơn chi phí tính toán và lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn lợi nhuận tính toán
26. Hàm tổng chi phí để sản xuất ra sản phẩm X của một doanh nghiệp được cho
như sau : TC = Q + 4Q + 50. Hàm chi phí biến đổi: 2 a. 50 b. 2Q + 4 c. Q + 4 +50/Q d. Q + 4Q 2
27. Hàm tổng chi phí để sản xuất ra sản phẩm X của một doanh nghiệp được cho
như sau: TC = 5Q2 + 10Q + 150. Hàm chi phí biến đổi bình quân là: a. 150 b. 5Q + 150 c. 5Q + 10 d. 5Q + 10 +150/Q
28. Để tối đa hóa lợi nhuận hãng sẽ lựa chọn sản xuất tại: a. Giao của MC và AVC b. MR = 0 c. MC = MR
d. Tiếp điểm của đường đồng phí với đường đồng lượng
29. Chi phí cận biên là:
a. Chi phí biến đổi trung bình thay đổi khi thay đổi một đơn vị sản phẩm sản xuất ra
b. Chi phí cố định trung bình thay đổi khi thay đổi một đơn vị sản phẩm sản xuất ra
c. Chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm
d. Chi phí trung bình thay đổi khi thay đổi một đơn vị sản lượng sản xuất ra
30. Chi phí cận biên (MC) là:
a. Tổng chi phí chia cho sản lượng
b. Sự tăng lên của tổng chi phí chia cho sự gia tăng của sản lượng
c. Sự tăng lên của tổng chi phí chia cho sự tăng lên của lao động, với lượng vốn không đổi
d. Tổng chi phí biến đổi trừ đi tổng chi phí cố định