Thi giữa kì môn Tâm lý học đại cương | Đại học Y dược Huế
Thi giữa kì môn Tâm lý học đại cương | Đại học Y dược Huế. Tài liệu gồm 4 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Thi giữa học phần Tâm Lí Học Đại Cương T
hế nào là quá trình nhận thức lí tính?
-Quá trình nhận thức lí tính là bậc tiếp theo trong mặt nhận thức
của ý thức, đem lại cho con người những hiểu biết bản chất,
khái quát về thực tại khách quan. Đây là nội dung rất cơ bản của
ý thức, là hạt nhân của ý thức, giúp con người hình dung ra
trước kết quả của hoạt động và hoạch định của hành vi. So s
ánh 2 quá trình tư duy và tưởng tượng. Lấy ví dụ minh họa để
làm rõ sự khác biệt trên. + Định nghĩa tư duy:
Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính của
bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy
luật của sự vật, hiện tượng trong thực hiện khách quan mà trước đó ta chưa biết.
+ Định nghĩa tưởng tượng:
Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa có
trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dưng những hình
ảnh mới dựa trên cơ sở những biểu tượng đã có.
So sánh tư duy và tưởng tượng:
Quá trình tư duy và tưởng tượng có những điểm khác nhau và giống nhau: -Giống nhau:
Đều nảy sinh khi con người rơi vào hoàn cảnh có vấn đề mà
bằng cảm giác, tri giác của con người đều không giải quyết được.
Đều là quá trình tâm lý bên trong con người
Về phương thức phản ánh: đều phản ánh hiện thực khách quan
một cách gián tiếp, mang tính khái quát. Đều sử dụng ngôn ngữ
và lấy cảm tính làm cơ sở để giải quyết vấn đề và lấy thực tiễn là tiêu chuẩn.
Về kết quả phản ánh: đều mang cho ta một cái mới, chưa hề có
trong kinh nghiệm của cá nhân. Khác nhau Về bản chất: Đối với tư duy:
Thường xảy ra khi gặp tình huống với những dữ kiện, tài liệu rõ ràng, sáng tỏ.
Mọi hoạt động đều dựa vào kinh nghiệm mà các thế hệ đi trước
đã tích lũy được và truyền lại
Phải sử dụng ngôn ngữ do các thế hệ trước sáng tạo ra
Tư duy vạch ra những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ
có tính quy luật của hàng loạt sự vật hiện tượng trên cơ sở khái niệm
Kết quả là những khái niệm, phán đoán,suy luận về thế giới
Đối với tưởng tượng:
Xảy ra khi những tình huống không có dữ kiện, tài liệu không rõ ràng, thiếu sáng tỏ.
Tưởng tượng phản ánh cái mới, cái chưa biết trong kinh
nghiệm của cá nhân và xã hội
Tạo ra những cái mới bằng cách xây dựng dựa trên cơ sở
những biểu tượng đã có.
Kết quả là những biểu tượng mang tính sáng tạo, sinh động về thế giới.
Về đặc điểm: Đối với tư duy:
Tính “ có vấn đề” của tư duy
Tính gián tiếp của tư duy
Tính trừu tượng và khái quát của tư duy
Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
Quan hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính
Đối với tưởng tượng:
Liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính
Khái quát so với trí nhớ
Ví dụ minh họa sự khác biệt giữa tư duy và tưởng tượng: Về bản chất
+ Tư duy: làm một bài tập làm văn sẽ là một vấn đề đối với học
sinh tiểu học nhưng đối với học sinh cấp 2, cấp 3 sẽ dễ dàng hơn.
+ Tưởng tượng: con người khi gặp khó khăn trong cuộc sống
thường sẽ tưởng tượng ra viễn cảnh tươi đẹp sẽ vượt qua và thành công hơn.
Về đặc điểm:
+ Tư duy: khi nghĩ đến “ màu trắng” là màu trắng nói chung
chứ không phải là màu trắng tinh, trắng đục, trắng tươi,..
+ Tưởng tượng: Môn toán tiểu học, học sinh phải tưởng tượng
đến những đến những sự vật có trong bài toán G
iáo viên xây dựng các biện pháp dạy học phát triển tư duy và tưởng tượng cho HS
-GV cần chuẩn bị tài liệu dạy học phong phú, nội dung sinh
động để phát triển khả năng quan sát và tưởng tượng của học sinh.
- Tăng cường chức năng phụ trợ của ngôn ngữ: ngôn ngữ sinh
động và phong phú là điều kiện quan trọng giúp kích thích tính tưởng tượng của hsinh.
- Cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi đòi hỏi tính tưởng
tượng như quan sát tranh đoán chữ, vẽ , cắt dán,..
- Phát triển tư duy sáng tạo qua môn thủ công, các câu đố vui, các bài toán,…