Thờ cúng tổ tiên - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Thờ cúng tổ tiên - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (VH)
Trường: Đại học Văn hóa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Nội dung 3: TÍn ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Dân tộc Việt Nam ta có một nền văn hóa rất phong phú và đa dạng trên mọi mặt đời sống tinh
thần của người đan Việt cùng với cộng đồng 54 dân tộc anh em vẫn đang ngày ngày gìn giữ
những nét văn hóa tốt đẹp từ lâu đời. Như các dân tộc khác trên thế giới, từ thuở xa xưadân tộc
Việt Nam đã thờ rất nhiều thần linh. Họ thờ tất cả các thế lực vô hình và hữu hình mà thực chất
là các hiện tượng thiên nhiên và xã hội mà họ chưa thể giải thích được vào thời đó. Từ đó hình
thành nên tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam.Trong các loại tín ngưỡng thì tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên là một hình thức tín ngưỡng cơ bản và phổ biến của người Việt, bất kể họ ở đồng bằng
hay miền núi, nông thôn hay thành thị, người giàu hay người nghèo...
Nguyễn Đình Chiểu có câu:
“Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn sáng mắt cha ông không thờ”
Vượt lên trên cả khía cạnh tín ngưỡng, tôn giáo, tục thờ cúng tổ tiên thấm đượm đạo lý uống
nước nhớ nguồn, một thứ ứng xử cộng đồng gia tộc, quốc gia, nó trở thành một chuẩn mực
khuôn mẫu của ứng xử con người Việt Nam.
Về nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Đầu tiên, về nguồn gốc:
Thứ nhất, ở Việt Nam tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nguồn gốc từ xa xưa, trước hết phải đề cập
tới chế độ phụ quyền. Trong chế độ phụ quyền, vai trò của người đàn ông trở nên quan trọng
trong hoạt động kinh tế và sinh hoạt gia đình. Con cái mang họ cha và con trai kế tiếp y thức về
uy quyền trong gia đình của mình. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên bắt đầu từ đây.
Thứ hai, do sự ảnh hưởng của 3 tôn giáo chính ở Việt Nam
+ Nho giáo: Theo Khổng Tử, sự sống của con người không phải do tạo hóa sinh ra càng không
phải do bản thân tự sáng tạo ra mà nhờ cha mẹ, sự sống của cha mẹ gắn với ông bà và cứ như
vậy thế hệ kế tiếp thế hệ trước, vì thế mà thế hệ sau phải biết ơn thế hệ trước. Từ quan niệm
hiếu trong Khổng giáo, người Việt tiếp nhận và thể hiện qua cái bàn thờ tổ tiên.Trải qua nhiều
thế hệ tiếp nối nhau, người Việt đã thể hiện việc hiếu đạo thành một tập tục gọi là thờ cúng tổ
tiên.Cùng với tư tưởng tôn quân, quyền huynh thế phụ đã củng cố thêm tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên ở nước ta ngày một thể chế hóa.
+ Đạo giáo: Nếu như Khổng giáo đặt nền tảng lý luận về đạo đức, về trật tự k cương xã hội
cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt thì Đạo giáo góp phần củng cố niềm tin vào sự
tồn tại và năng lực siêu nhiên của linh hồn những người đã chết thông qua một số nghi lễ thờ
cúng như: gọi hồn, bùa chú, ma chay, tang lễ, mồ mả và đốt vàng mã.
+ Phật giáo: Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến sự giữ gìn và phát triển tín ngưỡngthờ cúng
tổ tiên ở Việt Nam trước hết là quan niệm của Phật giáo về cái chết, kiếp luân hồi và nghiệp
báo.Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo có ảnh hưởng lớn tới tục thờ cúng tổ tiên nhưng
không phải là sự sao chép hoàn toàn. Người Việt Nam quan niệm rằng cha mẹ tổ tiên luôn lo
lắng, quan tâm cho con cái ngay cả khi họ đã chết. Người sống chăm lo đến linh hồn người
chết, vong hồn người chết sẽ quan tâm đến sự sống của người đang sống
Thứ ba: Bắt nguồn từ điều kiện nhận thức và các yếu tố tâm lí khác:
+ Về nhận thức: Trong nhận thức dân gian, người Việt quan niệm rằng, con người có2 phần:
phần xác và phần hồn. Hai phần này vừa gắn bó, vừa tách biệt, chúng gắn bó với nhau. Khi con
người còn sống, hồn nhập vào xác điều khiển hành vi của con người. Khi con người chết,
phần hồn rời khỏi xác, thể xác của họ hoà vào cát bụi, phần hồn vần tồn tại và chuyển sang sống ở một thế giới khác.
+Về các yếu tố tâm lý khác:
Sự sợ hãi: Trong cuộc sống con người thường gặp phải những khó khăn, trở ngại, ốm
đau, bệnh tật... Họ thiếu tự tin vào bản thân nên họ cần tới sự giúp đỡ, che chở của cácthế
lực khác nhau, nhất là từ ông bà tổ tiên từ thế giới bên kia.Từ quan niệm dân gian về linh
hồn, người ta cho rằng, nếu không cúng tế linh hồn ông bà tổ tiên đầy đủ thì những linh
hồn này trở thành ma đói và sẽ mang lại rủi ro, quấy nhiễu cuộc sống của những người đang sống.
Sự kính trọng, biết ơn: Yếu tố tâm lý có vai trò quyết định trong việc duy trì tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Việt đó là sự tôn kính, biết ơn đối với các thế hệ trước, là tình
yêu và lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà cha mẹ.
Bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:
Về bản chất, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên không phải là một tôn giáo.. Bởi mặc dù nó có những
nghi lễ cụ thể nhưng không có những tín điều, giáo lý chặt chẽ mà mỗi nơi có những biến tấu
khác nhau từ Bắc vàoNam. Mục đích cuối cùng của việc thờ cúng Tổ tiênlàthể hiện một sự tin
kính, thương yêu của người đang sống đối với người đã chết và hy vọng người chết đi sẽ phù
hộ, ban phước lành cho người trong gia đình, dòng họ. Nó mang ý nghĩa tìm về cội nguồn. Gt văn hóa dân gian/205
Nghi lễ thờ cúng tổ tiên trong đời sống tinh thầ nngười Việt + Giỗ tổ Hùng Vương: Dân gian có câu:
“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”
Việc thờ cúng tổ tiên là điều thiêng liêng nhưng không chỉ diễn ra trong mỗi gia đình, dòng họ
của mình...Nó còn là sự biểu hiện của một thứ tình cảm thiêng liêng đối với quốc gia -dân tộc.
Mỗi dân tộc đều có một nguồn gốc, cội rễ của mình. Lịch sử đã khắc ghi các thế hệ vua Hùng
nối tiếp nhau dựng lên nước Văn Lang của người Việt cổ với nền văn minh lúa nước và nền văn
minh sông Hồng rực rỡ đã tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc phong phú và độc đáo, đặt nền móng
cho sự phát triển mạnh mẽ và dài lâu của dân tộc Việt Nam. Vùng đất xưa, nơi các vua Hùng
lập nghiệp và nằm xuống trở thành Đất Tổ. Người Việt Nam chúng ta hôm nay hành hương tìm
về Đất Tổ chính là tìm về cội nguồn dân tộc, là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Tácđộng:
Qua thời gian, tục thờ cúng tổ tiên đã gắn bó mật thiết đối với mọi người, đồng thời có tác
động mạnh mẽ cả về mặt tích cực và tiêu cực trong đời sống tinh thần của người dân Việt. Về tích cực:
Tụcthờcúngtổtiêndạychoconngườibiếtthựchiệnchữhiếu,kínhtrọngôngbà,tổtiêndùhọkhôngcònnữa
,đồngthờithểhiệntính nhân văn của dân tộc Việt, những người đã khuất không bị lãng quên trong
tâm tưởng của những người còn lại, chứng tỏ dân tộc Việt là một dân tộc đặc biệt mang trong
máu một thứ tình cảm không thể tìm thấy ở các dân tộc châu Âu.
Tưởng nhớ tới Tổ tiên, người Việt Nam luôn bảo nhau phải sống sao cho xứng đáng với sự kì
vọng của Tổ tiên. Các thế hệ cháu con, sau khi đã công thành danh toại thường trở về “vinh
quy bái tổ” trước các vong linh ông bà Tổ tiên. Người Việt Nam luôn cần cù, sáng tạo trong
việc tạo dựng cuộc sống. Đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động cũng được hình thành và
khẳng định một phần thông qua ý thức về Tổ tiên, cội nguồn.
Đốivớicộngđồng,tínngưỡngthờcúngtổtiêncònlàsợidâyliênkếtgiữanhữngngườisốnghiệntạinhưanh
em,bàconlàngxóm,giúpmọingườigắnbóvớinhauhơn,hunđúctìnhyêuquêhươngđấtnước.
Cuối cùng đó là ý nghĩa duytrì tình thân trong quan hệ thân tộc.Những ngày lễ, ngày tết
hoặc ngày kỹ niệm một người thân qua đời, là những dịp để con cháu ở các nơi khác hội tụ lại
để gặpgỡ hàn huyên,kết chặt mối thâm tình, đồng thời thăm nom ông bà cha mẹ, nếu như họ
còn sống. Đây là một việc làm thiết thực và cao quý nhất trong việc thể hiện chữ hiếu của một
dân tộc giàu tình cảm như người Việt.
Bêncạnhnhữngmặttíchcực,tínngưỡngthờcúngtổtiêncònbộclộnhiềumặttiêucựcnênbịbàitrừđólàviệ c:
Xem người chết như những vị thần bảo hộ rồi đặt ra những thủ tục rườm rà, đặc mùi mê tín
Tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt là một loại hình tín ngưỡng dân gian đậm tính nhân
bản, tuy có mặt tích cực về phương diện đạo đức làm người và là một truyền thống văn hóa tốt
đẹp của người Việt, nhưng ngược lại cũng bộc lộ sự mê tín, huyễn hoặc, khi tin rằng tổ tiên đã
chết có quyền lực che chở phù hộ cho con cháu. Tập tục này cũng gây nhiều khó khăn và hao
phí tiền của, công sức của con cháu với những nghi thức cúng bái cầu kỳ, rườmrà với đủ thứ hình thức lễ lạc.
Việc cúng giỗ, đôi khi cũng phát sinh thêm những sự việc ngoài ý muốn như: quá chén trong
khi ăn uống sinh ra ra cải vã làm mất hòa khí, dẫn đến những hành vi mất tự chủ.Bên cạnh
đó, tập tục này cũng gây nhiều trở ngại, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân Việt,
vì ép buộc con cháu phải duy trì và tuân thủ nhiều hủ tục không còn thích hợp trong thời
đại công nghệ khoa học hiện đại.Chưa kể việc đốt vàng mã quá nhiều gâymất vệ sinh, ô nhiễm môi trườngnghiêm trọng.
Cuộc sống là một sự vận động không ngừng, luôn luôn biến đổivà con người phải thích nghi với
sự biến đổi đó. Ngày nay, việc thờ cúng tổ tiên ngày càng được coi trọng,đáp ứng nhu cầu tâm
linh của đại bộ phận người Việt Nam. Biểu hiện của sự thay đổinày là những thay đổi trong
cách thức bài trí bát hương, không gian thờ trong gia đình, bên cạnh đó là sự cá nhân hóa trong
việc thờ cúng nghĩa là hình thức cúng giỗ mang tính cộng đồng chung các thành viên trong gia
đình được chuyển thành hình thức cúng giỗ cá thể, ngay cả nguyên liệu dùng làm đồ thờ tới mộ
phần của ông bà, tổ tiên cũng có nhiều thay đổi.
Lịch sử đã khắc ghi các thế hệ vua Hùng nối tiếp nhau dựng lên nước Văn Lang của người Việt
cổ. Nước Văn Lang với nền văn minh lúa nước và nền văn minh sông Hồng rực rỡ đã tạo nên
bản sắc văn hóa dân tộc phong phú và độc đáo, đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ và dài
lâu của dân tộc Việt Nam. Vùng đất xưa, nơi các vua Hùng lập nghiệp và nằm xuống trở thành
Đất Tổ. Người Việt Nam chúng ta hôm nay hành hương tìm về Đất Tổ chính là tìm về cội
nguồn dân tộc, là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn
Ngay từ buổi đầu dựng nước gian nan, cùng với việc sáng tạo nên những giá trị văn hóa đặc sắc,
người dân Việt cũng hình thành được những nét đẹp truyền thống.Mộttrong những nét đẹp đó
chính là lối sống cộng đồng, là tinh thần đoàn kết.Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, người Việt
Nam nói chung đều có quan hệ ruột thịt với nhau, có tình cảm thân thương như người một nhà.
Với ý nghĩa như vậy thì mọi người Việt Nam dùthuộc tộc người nào, dù ở trong nước hay ngoài
nước đều có chung một cội nguồn và một ngày Giỗ Tổ. Tìm về đất Tổ, hướng về ngày Giỗ Tổ
Hùng Vương là hướng về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc –yếu tố tạo nên sức mạnh nội sinh
của dân tộc trong suốt cuộc trường chinh dựng nước và giữ nước hôm qua, hôm nay và mãi mãi về sau. KẾT LUẬN
Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, nền văn hóa Việt đã chứng kiến bao sự đổi thay mạnh mẽ
trong quá trình giao lưu và tiếp nhận các nền văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng từ bên ngoài. Nhưng
trong quá trình “ nội sinh hóa các yếu tố ngoại sinh” ấy, người dân Việt Nam vẫn gìn giữ được
những nét văn hóa độc đáo, riêng có, điển hình chính là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc.
Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một phong tục truyền thống của dân tộc, dù đó không phải là điều
bắt buộc song đó lại là thứ "luật bất thành vǎn" của người Việt tồn tại qua bao thế hệ. Thể hiện
đạo lý uống nước nhớ nguồn của người dân Việt.
Với nội dung bình dị, giàu tính thực tiễn, không cựcđoan như nhiều tôn giáo khác nên tục thờ
cúng tổ tiên đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, mangý
nghĩa lớn về mặt tổ chức cộng đồng trong xã hội truyền thống, củng cố khối đoàn kết cộng
đồng. Thờ cúng tổ tiên, ông bà đã trở thành tín ngưỡng gốc xuyên suốt quá trình lịch sử Việt
Nam, nó là sợi dây liên kết để góp phần cột chặt tính thống nhất toàn dân tộc và cũng là cội
nguồn của các phong tục, tín ngưỡng khác.
Từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chính là sự kết tinh và phát triển các giá trị đạo đức, văn hóa
truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Những giá trị ấy góp phần bồi đắp lòng yêu nước
thương nòi, đạo lý uống nước nhớ nguồn, có trước có sau; xây dựng đời sống tinh thần phong
phú trong thời đại mới. Không gì khác, chính từ những giá trị đó đã làm nên sức sống trường
tồn của dân tộc Việt Nam trước bao biến cố của lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước.