-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Thu hoạch bảo tàng lịch sử quốc gia - Thương mại điện tử | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Thu hoạch bảo tàng lịch sử quốc gia - Thương mại điện tử | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Thương mại điện tử (TMĐT1) 20 tài liệu
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 206 tài liệu
Thu hoạch bảo tàng lịch sử quốc gia - Thương mại điện tử | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Thu hoạch bảo tàng lịch sử quốc gia - Thương mại điện tử | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Thương mại điện tử (TMĐT1) 20 tài liệu
Trường: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 206 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Preview text:
LỜI MỞ ĐẦU
Trước khi chuyến đi thực tế được khởi hành, cả lớp đã dành ra một
khoảng thời gian ngắn để tra cứu và tìm hiểu trước một số thông tin cơ
bản về chuyến tham quan bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia .Địa điểm này là
điểm chốt vừa thân quen lại vừa mới lạ đối với sinh viên chúng tôi,
quen bởi có một số bạn đã từng có cơ hội được tham gia trải nghiệm
thực tế ở nơi đây, mới lạ bởi đa phần tất cả các bạn sinh viên
DH11MK8 đều là những sinh viên đến từ nhiều tỉnh thành trên cả
nước lần đầu tiên được có cơ hội trực tiếp tham gia chuyến tham quan
bổ ích lần này. Tất cả các bạn sinh viên đều có chung một mong muốn
được tìm hiểu những di tích lịch sử, những tàn tích mà chiến tranh để
lại và chuyến đi lần này là cũng là một trong những chuyến đi đáng
nhớ của tất cả các bạn sinh viên trong chặng hành trình trở thành sinh
viên ưu tú. Chúng tôi đã chuẩn bị và trang bị kỹ những phương tiện đồ
dùng cần thiết về sổ tay, bút, máy ảnh, máy ghi để ghi lại những thông
tin tư liệu cần thiết, tất cả đều rất háo hức và chờ đợi để được khám
phá ra nhiều điều mới mẻ.
Chuyến tham quan với hành trình diễn ra như đúng mong đợi của mọi
người.Với tiết trời không phải những cơn mưa bất chợt vội vàng ghé
qua trên dãy chặng đường mà là một ngày nắng đẹp dịu dàng của nàng
thu còn mang đến sự vui tươi bởi những tiếng cười ríu rít của giảng
viên cùng sinh viên hòa theo âm thanh.Tất cả đã tạo nên một bức tranh
toàn cảnh thẫm đẫm chất thơ. Đến những địa điểm thực tế, được trực
tiếp lắng nghe những cô hướng dẫn viên thuyết minh về những di vật,
cổ vật từ thời xa xưa đã giúp bản thân sinh viên năm hai chúng tôi
nhận ra những kiến thức mà mình tìm hiểu trước đây vẫn còn quá nhỏ
bé so với kho tàng kiến thức nơi đây. 1
I.TỔNG QUAN VỀ BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA
1.Giới thiệu khái quát về bảo tàng lịch sử quốc gia.
Bảo tàng lịch sử Quốc Gia chính là tên gọi sau khi đã sáp nhập
với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Viện bảo tàng Cách mạng Việt
Nam. Bảo tàng lịch sử Quốc Gia hiện đang lưu giữ khối di sản lên đến
hơn 20.000 tài liệu, hiện vật tái hiện lại toàn bộ dòng chảy lịch sử của
dân tộc từ thời tiền sơ sử cho đến nay. Đặc biệt, tại bảo tàng còn có
nhiều bảo vật quốc gia, bộ sưu tập cổ vật quý hiếm hơn so với các bảo tàng khác cùng chủ đề.
Đây cũng là bảo tàng đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ vào
hoạt động giới thiệu trưng bày, giáo dục. Với công nghệ tương tác ảo
3D được giới thiệu trên trang website của Bảo tàng lịch sử Quốc Gia,
bạn có thể đi tham quan và xem đầy đủ bộ sưu tập dễ dàng hơn mà
không cần phải đến tận nơi.
Tiền thân của công trình Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là Bảo tàng Louis
Finot, một dự án thuộc trung tâm nghiên cứu của Pháp về Đông
phương học ở khu vực Đông Dương. Công trình này hoàn thành vào
năm 1932, và đến năm 1958, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam được thành
lập trên cơ sở kế thừa Bảo tàng Louis Finot, chuyển đổi từ bảo tàng
lịch sử nghệ thuật thành bảo tàng lịch sử xã hội. Vì thế, Bảo tàng Lịch
sử Việt Nam mang đậm phong cách kiến trúc Đông Dương ở Hà Nội.
Về phần Viện bảo tàng Cách mạng Việt Nam, nơi đây nguyên là Sở
Thương chính Đông Dương do người Pháp xây dựng năm 1917. Sau
năm 1954, Hội đồng chính phủ quyết định xây dựng Viện bảo tàng
Cách mạng Việt Nam, và đến năm 1959, viện bảo tàng mở cửa phục
vụ công chúng, tái hiện lịch sử đấu tranh suốt trăm năm qua của nhân dân Việt Nam. 2
2.Tìm hiểu chi tiết về bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được sơn màu vàng tạo cảm giác cổ kính,
vì được bao quanh bởi hàng cây lâu năm nên không gian trở nên tĩnh
mịch, trầm lắng. Với diện tích trưng bày gần 4.000m2, với khoảng
10.000 tư liệu hiện vật, hệ thống trưng bày chính của bảo tàng được
thể hiện theo nguyên tắc trưng bày niên biểu, lấy sự phong phú của
sưu tập hiện vật làm ngôn ngữ biểu đạt chính, kết hợp giữa trưng bày
phản ánh giai đoạn và sự kiện lịch sử với trưng bày sưu tập theo
hướng trưng bày mở, tạo điều kiện để có thể cập nhật những tư liệu
hiện vật mới do công tác nghiên cứu sưu tầm đem lại, làm cho "diện
mạo" trưng bày luôn mới mẻ, hấp dẫn người xem. Không gian trưng
bày tầng 1 là các hiện vật Việt Nam thời tiền sử (cách đây 30-40 vạn
năm), Viê {t Nam từ thời dựng nước đến triều Trần và gian trưng bày
chuyên đề với sảnh chính trưng bày hai cổ vật mới đó là Trống đồng
Hoàng Hạ (Hà Đông) và Tháp đồng Đào Thịnh (Yên Bái).
Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện đang lưu giữ và bảo quản khoảng
200.000 hiện vật, tư liệu lịch sử văn hóa Việt Nam, trong đó giai đoạn
lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử đến năm 1945 có gần 110.000 tài
liệu, hiện vật là di vật, cổ vật và 20 Bảo vật quốc gia; trong đó có
nhiều sưu tập quý hiếm vào bậc nhất so với các bảo tàng cùng loại
hình ở trong nước và khu vực như: sưu tập hiện vật thuộc các nền văn
hóa khảo cổ từ sơ kỳ thời đại đồ đá cũ đến thời đại đồng thau và sắt
sớm; Văn hóa Đông Sơn; Gốm men cổ Việt Nam; Đồ đồng thời Lê
Nguyễn; Điêu khắc đá Chăm pa; Nghệ thuật trang trí nước ngoài như
Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước trong khu vực Đông Nam Á...
2.1. Hệ thống trưng bày về lịch sử Việt từ thời Tiền sử đến triều
Nguyễn năm 1945 (tại số 1 Tràng Tiền) 3
Tòa nhà tại số 1 Tràng Tiền do người Pháp xây dựng từ năm 1926,
khánh thành năm 1932, mang tên Bảo tàng Louis Finot và được kiến
trúc sư người Pháp Ernest Hébrard thiết kế như một tác phẩm nghệ
thuật, một công trình kiến trúc đặc sắc với sự kết hợp hài hòa phong
cách kiến trúc phương Đông với những nét đẹp kiến trúc phương Tây.
Sau khi khánh thành, Bảo tàng trưng bày về nghệ thuật Phương Đông
gồm các sưu tập hiện vật khảo cổ học, dân tộc học, mỹ thuật của Việt
Nam và một số nước khu vực Châu Á. Năm 1958, Chính phủ chính
thức tiếp quản công trình văn hoá này. Sau 5 tháng tiến hành chỉnh lý,
chuyển đổi nội dung trưng bày từ bảo tàng nghệ thuật thành bảo tàng
thuộc loại hình lịch sử xã hội. Ngày 03/9/1958, Bảo tàng Lịch sử Việt
Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan với nội dung trưng bày
giới thiệu về tiến trình lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử đến triều
Nguyễn năm 1945. Hiện nay nội dung hệ thống trưng bày gồm2
2.1.1 Việt Nam thời Tiền sử (khoảng 400.000 - 300.000 năm đến
khoảng 4.000 năm cách ngày nay).
Giới thiệu những dấu tích phản ánh sự xuất hiện sớm của con người
trên đất nước Việt Nam và những di tích, di vật, văn hóa phản ánh
hoạt động của con người từ Sơ kỳ thời đại đồ Đá cũ đến Hậu kỳ thời
đại đồ Đá mới trên đất nước ta từ miền núi, trung du, đồng bằng, ven
biển, hải đảo; sự giao lưu với những văn hóa trong khu vực để phát
triển từng bước tạo tiền đề cơ sở vật chất quan trọng đưa Việt Nam
bước sang thời đại mới thời kỳ dựng nước đầu tiên với những bản sắc
riêng của mình.- Thời đại đồ Đá cũ: những dấu tích đầu tiên của con
người như: răng người vượn (Homo erectus, Homo sapiens, Home
sapiens) và các di cốt hóa thạch động vật được phát hiện trong các
hang động ở Lạng Sơn, Yên Bái, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An…
và công cụ lao động được phát hiện ở Núi Đọ (Thanh Hóa) với đặc
trưng là công cụ rìu tay; Đồi Thông (Hà Giang) và Sơn Vi (Phú Thọ)
với đặc trưng là công cụ cuội; Mái đá Ngườm (Thái Nguyên) với đặc
trưng là công cụ mảnh tước… đã phản ánh Việt Nam là một trong
những cái nôi loài người xuất hiện và những hoạt động sinh sống đầu
tiên của con người từ rất sớm. 4
- Thời đại đồ Đá mới: được đánh giá là một cuộc “cách mạng” với
nhiều biến đổi sâu sắc về kinh tế, văn hoá, xã hội như: kỹ thuật chế tác
đá phát triển đến đỉnh cao, đặc biệt là sự phát triển của kỹ thuật mài
công cụ; đồ gốm phong phú về số lượng, kiểu dáng và loại hình; nghề
thủ công xuất hiện; giao lưu trao đổi được mở rộng; nền nông nghiệp
sơ khai kết hợp với săn bắt, đánh cá, và hái lượm; các tập tục mai
táng, tín ngưỡng phong phú và đa dạng…đã phản ánh một bước tiến
lớn trong cuộc sống của cư dân thời kỳ này. 5
Hiện vật đươc nhiều người chú ý đến, quan tâm dành thời gian để
ngắm nhìn vẻ đẹp của nó chính là Trống đồng Ngọc Lũ. Trống đồng
này có niên đại cách ngày nay 2.500 năm, được xếp vào loại H1 -
Heger (theo sự phân loại dựa trên 165 chiếc trống đồng được biết đến
thời điểm ấy của học giả F.Héger - người Áo - vào năm 1902), H1 là
“loại cổ nhất, cơ bản nhất và từ loại này mà các loại khác ra đời”.
Chính vì lẽ đó, mà Trống đồng Ngọc Lũ được đặt chung không gian
với các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh như “Ngục trung nhật
kí”, “Đường kách mệnh” hay Ấn đồng “Môn Hạ sảnh ấn” để nói lên
phần nào tầm quan trọng của nó đối với lịch sử dân tộc ta. Bên cạnh
đó, khoảng trống giữa các gian trưng bày là hiện vật cổ quý gồm
Thống gốm hoa nâu thời Trần, Chuông chùa Vân Bản (Nam Định),
Bình gốm hoa lam vẽ Thiên Nga thời Lê Sơ,.. cùng với các màn hình
lớn để khách tham quan có thể thấy rõ các nét hoa văn được in trên cổ vật.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam có trụ sở tại số 25 phố Tông
Đản, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Là một khuôn viên rộng khoảng 1 ha 6
nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội, giáp ba mặt phố: Trần Quang Khải, Tràng Tiền, Tông Đản.
Vào tháng 12 năm 1954, Chính phủ
quyết định xây dựng bảo tàng. Nhà
nước thực hiện chương trình thu
thập các hiện vật ban đầu là trên
khắp miền Bắc, sau đó lan ra cả
nước. Và ngày 6 tháng 1 năm 1959
bảo tàng chính thức khánh thành.
Ngôi nhà của Bảo tàng trước năm 1954
là Sở Thương chính Đông Dương do
người Pháp xây dựng năm 1917. Tòa nhà
được xây dựng theo kiến trúc của Pháp,
gồm 29 phòng dùng để trưng bày các hiện vật lịch sử.
Khi mới ra đời, tổng kho của Bảo tàng
có trên một vạn hiện vật, hình ảnh, tài
liệu văn bản. Giờ đây, con số đó đã tăng
lên trên tám vạn, gồm nhiều sưu tập và
bộ sưu tập có giá trị cho việc nghiên
cứu khoa học xã hội- nhân văn, cho
việc tuyên truyền, giáo dục truyền
thống, bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc
cho các thế hệ công dân Việt Nam. Các sưu tập hiện vật đó là nền tảng
để bảo tàng tổ chức trưng bày về tiến trình phát triển lịch sử của dân
tộc Việt Nam thời kỳ cận-hiện đại (từ 1858 đến nay). 7
Hệ thống trưng bày thường trực của Bảo tàng
Lịch sử Quốc gia Việt Nam sử dụng trên
2.500 hiện vật, hình ảnh, tư liệu bày trong 29
phòng với tổng diện tích trên 2.000 m2.
Nội dung trưng bày của 29 phòng được chia theo dòng thời gian và
chủ đề lịch sử riêng của mỗi thời kì. Phần thứ nhất là Thời kỳ đấu
tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945. Trong ảnh là bức tranh nhân dân Việt Nam dưới
hai tầng áp bức của đế quốc phong kiến và các
công trình kiến trúc được
xây dựng thời Pháp thuộc vẫn còn đến nay. 8 Đây là những hiện vật
thời Pháp thuộc dùng để
đàn áp, bóc lột dân tộc ta như chiếc đồng hồ nhà máy xi măng dùng để đo
thời gian làm việc của các công nhân.
Ấn tượng nhất là thẻ thuế
thân của người dân Việt Nam dùng dưới thời Pháp
thống trị mà chúng ta được nghe đến trong tác phẩm
Tắt Đèn của Ngô Tất Tố
khi mà chị Dậu đã phải
bán chó, bán con để nộp thuế cho chồng.
Chiếc máy chém lưu động của thực
dân Pháp đặt tại nhà tù Hỏa Lò (Hà
Nội) dùng để hành quyết nhiều người
Việt Nam yêu nước thời kỳ trước năm 1945.
Vở học bằng mo tre của học sinh trường Hàn Thuyên (Bắc Ninh) 9
Những hiện vật của Việt Nam sau Cách mạng Tháng 8 thành công,
như chiếc máy dập thuốc viên và chiếc ống kính của xưởng in Ngân
hàng Quốc gia Việt Nam dùng để chụp các loại giấy bạc tài chính và
ngân sách từ năm 1946 - 1954.
Tiếp đó tới phần thứ hai trưng bày
các hiện vật về cuộc kháng chiến
chống các thế lực xâm lược để bảo
vệ độc lập dân tộc và thống nhất tổ
quốc từ 1945 đến 1975. Trong ảnh là
súng Cối 81mm của Pháp, bộ đội ta
thu được ở Điện Biên Phủ năm 1954.
Chiếc xe đạp thồ hàng được sử dụng
phổ biến những năm 1954 được
dùng để vận chuyển lương thực, vũ
khí phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. 10
Quân phục của lính bộ binh Mỹ và
những hình ảnh đàn áp người dân Việt Nam của lính Mỹ.
Xác tên lửa và bom của binh lính Mỹ.
Phần thứ ba, Bảo tàng trưng bày những
hiện vật về thời kỳ Việt Nam trên con
đường xây dựng dân giàu nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ văn minh từ 1975
đến nay. Ngoài ba phần chính nói trên,
Bảo tàng sử dụng hai phòng cuối cùng
(phòng số 28 và 29) trưng bày Bộ sưu
tập Tặng phẩm của nhân dân Việt Nam, nhân dân thế giới tặng Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam với gần 300 hiện vật nguyên gốc.
II.CẢM NGHĨ CỦA BẢN THÂN SAU CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG.
Chiến tranh thật sự chưa bao giờ là có nghĩa, nó chỉ mang đến
những mất mát, những sự hy sinh cao cả mà đau đớn cho những người
ở lại. Những gì mà chiến tranh để lại chỉ toàn là máu và nước mắt của
đồng bào, của nhân loại, hết sức đau thương. Chiến tranh cũng chưa
bao giờ là sự lựa chọn của những con người vô tội và yêu chuộng hòa
bình, mong muốn được sống và phát triển một cách bình thường.
Nhưng có lẽ, chiến tranh lại chọn chúng ta, chọn Việt Nam ta, chọn
cho đất nước ta một sự phát triển trên những mất mát, đau thương.
Qua sự trải nghiệm ở bảo tàng lịch sử quốc gia, tôi mới cảm
nhận được một cách sâu sắc, sống động cuốn phim lịch sử chiến tranh
của dân tộc ta. Những gì mà tôi được nghe, được học trong sách vở
thật sự là chưa thể đủ so với một buổi đi tham quan những hiện vật, 11
những hình ảnh chân thật đến vậy tại bảo tàng. Thông qua đó tôi cảm
thấy khâm phục và tự hào làm sao những người chiến sĩ Việt Nam đã
hết lòng vì dân, vì Tổ quốc, ý chí của cha ông ta thật kiên cường, thà
chịu nhục, chịu khổ, chịu bị hành hạ chứ nhất quyết không bán nước.
Tội ác của thực dân Mỹ gây ra cho đất nước ta là vô cùng lớn, không
một điều gì có thể bù đắp, có thể xóa bỏ được nỗi ám ảnh kinh hoàng trong lịch sử.
Hòa bình, tự do và hạnh phúc mà tôi và các bạn đang có đều là sự
đánh đổi quá lớn của biết bao nhiêu sinh mạng vô tội. Tôi thầm biết
ơn, thầm trân trọng hơn bao giờ hết hòa bình mà chúng ta hiện đang
có được. Cái giá của nó thật sự quá đắt đỏ, thật sự quá bi thương. Xin
hãy luôn ghi nhớ những công lao của người lính Việt Nam, hãy luôn
nhớ về hình ảnh của cha ông ta thời chiến tranh để cảm nhận được giá
trị cuộc sống mà chúng ta đang có hiện nay. Chúng ta thật sự đã quá
may mắn khi được sinh ra trong thời bình, được sống giữa tình yêu
thương của người với người. Hãy biết ơn và nỗ lực phấn đấu, góp
công sức nhỏ bé của chúng ta vào xây dựng đất nước ngày một vững
mạnh, một đất nước đã nhuốm đầy máu và nước mắt để có được ngày
hôm nay, được sống dưới bầu trời tự do đầy nắng và tình thương con người như này! 12