Thu Vịnh - Ngữ Văn 11

Thu Vịnh -Nguyễn Khuyến- Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Thông tin:
3 trang 6 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Thu Vịnh - Ngữ Văn 11

Thu Vịnh -Nguyễn Khuyến- Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Thu Vịnh
-Nguyn
Khuyến-
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
I. MB: Trong đời sống tinh thần của con người VN, Nguyễn Khuyến được biết
đến không chỉ với tư cách là một nhà thơ trào phúng mà còn với tư cách là một
nhà thơ trữ tình- “một trong những nhà thơ đặc sắc nhất của làng cảnh VN”
(Xuân Diệu). Chính tình yêu tha thiết với quê hương xứ sở, sự hiểu biết tường
tận về cảnh sắc và đời sống thôn quê, khả năng quan sát nhạy bén và những rung
động tinh tế của 1 hồn thơ sắc xảo, tài hoa, đã là những tiền đề để làm nên
những sáng tạo đó
- Qua thơ ông, người ta thấy được 1 nét đẹp mộc mạc, giản dị, dân dã, mang sắc
thái riêng biệt độc đáo của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đặc sắc hơn cả
trong chùm thơ Thu là hình ảnh làng quê gắn liền với mùa Thu. Dường như với
Nguyễn Khuyến, mùa Thu dễ gợi lên vẻ đẹp dịu dàng của cảnh quê và nỗi buồn
man mác của hồn quê.
II. TB:
1. Bức tranh cảnh vật
- Bài thơ là 1 bức tranh toàn cảnh về làng quê vào mùa Thu. Mở đầu là cái nhìn
rất xa, rất cao, hướng tới cái trong xanh vời vợi, thăm thẳm và bao la của trời
Thu ở thôn quê. Tiếp đó là một cái nhìn thấp hơn, gần hơn, hướng tới “Cần trúc
lơ phơ”- một thân trúc mùa Thu vừa lớn lên từ măng trúc mùa Hè còn lưa thưa
lá và cong cong hình cần câu. Cần trúc ấy đu đưa, lay động nhè nhẹ trước ngọn
gió Thu “hắt hiu”. Có thể thấy trong hai câu đầu, chính thủ pháp đối lập tương
phản giữa cái hữu hạn và cái vô hạn giữa cái đơn độc, nhỏ bé, mảnh mai với cái
bao la, rộng lớn cũng làm tăng thêm rất nhiều cái cảm giác nhẹ nhõm, khoan
khoái trước cái mênh mông vô tận của trời Thu. Đúng như Xuân Diệu đã nhận
xét rất tinh tế: “Trong ba bài thơ, bài thơ này mang cái hồn của cảnh vật mùa
Thu hơn cả: cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao.”
- Ba câu sau dường như là cái nhìn bằng tâm tưởng, bằng mơ mộng của nhà thơ
do đó cảnh thôn quê lúc chiều tối được miêu tả có phần nửa thực, vừa mơ ảo:
Nơi ao Thu gió nhẹ, mặt nước ít xao động, dường như không gợn sóng cho nên
nước xanh biếc. Cái xanh biếc của nước Thu như phản chiếu cái xanh ngắt của
trời Thu, tiết Thu se lạnh nên hơi nước bốc lên ngưng tụ thành sương mỏng
manh, lãng đãng như khói phủ trên mặt ao. Trên hàng giậu nhà ai vài chùm hoa
quen thuộc mùa Thu nào cũng có mang dáng vẻ cũ kĩ, cổ điển, gợi cảm giác như
“hoa năm ngoái”. Thêm nữa là ánh trăng chiếu sáng khung của sổ đang rộng ở,
ánh trắng ấy lại được nhân hóa như bỗng có một người từ trời Thu cao xanh, ánh
trăng ấy bay xuống khẽ khàng, nhẹ bước qua khuôn cửa để ngỏ mà vào làm bạn
với thi nhân
- Nổi bật lên trên không gian yên ả, tĩnh mịch của lafng quê như thế là tiếng
ngỗng trời kêu lên thản thốt khi nó vụt bay qua trên hành trình tìm nơi tránh rét
không biết rõ từ đâu bay tới và bay về nơi đâu cho nên gợi bao nỗi niềm u oải,
bâng khuâng “Một tiếng trên không ngẫu nước nào”. Chính cái động của tiếng
kêu đó lại càng làm tăng thêm cái hiu hắt,dịu dàng, phản phất buồn của cảnh sức
mùa Thu ở làng quê
- Qua những cảnh vật được miêu tả trong bài thơ có thể thấy được tâm hồn nhà
thơ đã rộng mở và hòa vào không gian bao la và thân thiết của mùa Thu ở làng
quê. Đó là cái cảm giác nhẹ nhõm, khoan khoái trước cái cao xanh của trời Thu,
là nỗi buồn mơ hồ trước cái đơn độc của “cành trúc lơ phơ gió hắt hiu” là bao
mơ mộng, suy tư trước vẻ đẹp của ánh trăng khuya lọt qua khe cửa, trước vẻ cũ
kĩ của mấy chùm hoa trước giậu, là bao bâng khuâng, khắc khoải khi nghe tiếng
ngỗng bay về nơi xa, một tâm hồn nhạy cảm như thế trước thiên nhiên mùa Thu
của đất nước hẳn phải là 1 người có tình yêu tha thiết với quê hương xứ sở.
- Nhưng dường như càng đón nhận cảnh Thu, nhà thơ càng băn khoăn, thẫn thờ
đến mất hết cả ý niệm về thời gian và không gian, nhìn hoa Thu mà ngỡ là “hoa
năm ngoái”, nghe tiếng ngỗng kêu không biết ngỗng nước nào. Điều gì sáo trộn
cả trong tâm hồn nhà thơ như thế? Phải chăng đó là nỗi đau đớn thầm kín mà da
diết khắc khoải bởi vì dưới cảnh trời Thu khoáng đạt kia là hiện tình đau thương
của đất nước “Núi sông nước cũ âm thầm- lạc loài cánh nhạn khôn cầm nỗi đau”
(Năm mất mùa), là cuộc sống đói khổ của đồng bào và gia cảnh khốn khó của
chính nhà thơ “Tuổi nhiều, nhà bấn , thân đau ốm- mùa mất dân nghèo đời nhiễu
nhương” (Năm mất mùa). Phải chăng chính nỗi đau đời ấy đã dẫn tới hai câu thơ
kết thúc bài thơ: “Nhân hứng cũng vừa toan cất bút/ Nghĩ ra lại thẹn với ông
Đào”. Ông đào mà Nguyễn Khuyến nhắc tới ở đây là ông Đào Tiềm, 1 người
nổi tiếng về tài văn chương, về khí tiết thanh cao, bảnh lĩnh cứng cỏi, vì không
chịu quỵ lụy ở chốn quan trường cho nên ông đã từ quan để về quê ở. Trước khi
về, ông đã viết bài “Quy khứ lai từ” (Lời từ biệt khi về) để tỏ chí khí của mình.
Đặt trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ này, Nguyễn Khuyến “thẹn” chắc không
phải vì thua tài thơ, mà “thẹn” vì khí tiết của Đào Tiềm, do đó câu thơ cuối vừa
như một lời tâm sự thiết tha, vừa như một câu hỏi da diết, cháy bỏng. Song
không bắt chước người xưa trả áo mũ từ quan để về với cuộc sống thanh thoát
của một nhà Nho lánh đời mà Nguyễn Khuyến từ quan chỉ là để thoát khỏi sự
đua chen trong vòng danh lợi tầm thường tránh những điều xấu xa, từ quan
nhưng NK vẫn gắn bó với cuộc đời, vẫn trăn trở cùng đất nước, nhân dân, chữ
“thẹn” trong bài thơ đã cho thấy NK có 1 tâm hồn thanh cao, trong sạch, chữ
“thẹn” đã làm nên 1 nhân cách lớn.
III. KB
- Bài thơ có sự hòa hợp giữa tình Thu và cảnh Thu, cái tình
Tuy bài thơ chua có được những chi tiết cụ thể, sống động như “Thu điếu” ở
giữa nhưng lại đã khắc họa được một bức tranh khái quát mang cái thần của mùa
Thu ở làng quê VN, thiên nhiên ấy như nhắc nhở, mời gọi con người hãy trở về
gần gũi, chan hòa với cuộc sống của quê hương
| 1/3

Preview text:

Thu Vịnh -Nguyễn Khuyến-
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
I. MB: Trong đời sống tinh thần của con người VN, Nguyễn Khuyến được biết
đến không chỉ với tư cách là một nhà thơ trào phúng mà còn với tư cách là một
nhà thơ trữ tình- “một trong những nhà thơ đặc sắc nhất của làng cảnh VN”
(Xuân Diệu). Chính tình yêu tha thiết với quê hương xứ sở, sự hiểu biết tường
tận về cảnh sắc và đời sống thôn quê, khả năng quan sát nhạy bén và những rung
động tinh tế của 1 hồn thơ sắc xảo, tài hoa, đã là những tiền đề để làm nên những sáng tạo đó
- Qua thơ ông, người ta thấy được 1 nét đẹp mộc mạc, giản dị, dân dã, mang sắc
thái riêng biệt độc đáo của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đặc sắc hơn cả
trong chùm thơ Thu là hình ảnh làng quê gắn liền với mùa Thu. Dường như với
Nguyễn Khuyến, mùa Thu dễ gợi lên vẻ đẹp dịu dàng của cảnh quê và nỗi buồn man mác của hồn quê. II. TB: 1. Bức tranh cảnh vật
-
Bài thơ là 1 bức tranh toàn cảnh về làng quê vào mùa Thu. Mở đầu là cái nhìn
rất xa, rất cao, hướng tới cái trong xanh vời vợi, thăm thẳm và bao la của trời
Thu ở thôn quê. Tiếp đó là một cái nhìn thấp hơn, gần hơn, hướng tới “Cần trúc
lơ phơ”- một thân trúc mùa Thu vừa lớn lên từ măng trúc mùa Hè còn lưa thưa
lá và cong cong hình cần câu. Cần trúc ấy đu đưa, lay động nhè nhẹ trước ngọn
gió Thu “hắt hiu”. Có thể thấy trong hai câu đầu, chính thủ pháp đối lập tương
phản giữa cái hữu hạn và cái vô hạn giữa cái đơn độc, nhỏ bé, mảnh mai với cái
bao la, rộng lớn cũng làm tăng thêm rất nhiều cái cảm giác nhẹ nhõm, khoan
khoái trước cái mênh mông vô tận của trời Thu. Đúng như Xuân Diệu đã nhận
xét rất tinh tế: “Trong ba bài thơ, bài thơ này mang cái hồn của cảnh vật mùa
Thu hơn cả: cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao.”
- Ba câu sau dường như là cái nhìn bằng tâm tưởng, bằng mơ mộng của nhà thơ
do đó cảnh thôn quê lúc chiều tối được miêu tả có phần nửa thực, vừa mơ ảo:
Nơi ao Thu gió nhẹ, mặt nước ít xao động, dường như không gợn sóng cho nên
nước xanh biếc. Cái xanh biếc của nước Thu như phản chiếu cái xanh ngắt của
trời Thu, tiết Thu se lạnh nên hơi nước bốc lên ngưng tụ thành sương mỏng
manh, lãng đãng như khói phủ trên mặt ao. Trên hàng giậu nhà ai vài chùm hoa
quen thuộc mùa Thu nào cũng có mang dáng vẻ cũ kĩ, cổ điển, gợi cảm giác như
“hoa năm ngoái”. Thêm nữa là ánh trăng chiếu sáng khung của sổ đang rộng ở,
ánh trắng ấy lại được nhân hóa như bỗng có một người từ trời Thu cao xanh, ánh
trăng ấy bay xuống khẽ khàng, nhẹ bước qua khuôn cửa để ngỏ mà vào làm bạn với thi nhân
- Nổi bật lên trên không gian yên ả, tĩnh mịch của lafng quê như thế là tiếng
ngỗng trời kêu lên thản thốt khi nó vụt bay qua trên hành trình tìm nơi tránh rét
không biết rõ từ đâu bay tới và bay về nơi đâu cho nên gợi bao nỗi niềm u oải,
bâng khuâng “Một tiếng trên không ngẫu nước nào”. Chính cái động của tiếng
kêu đó lại càng làm tăng thêm cái hiu hắt,dịu dàng, phản phất buồn của cảnh sức mùa Thu ở làng quê
- Qua những cảnh vật được miêu tả trong bài thơ có thể thấy được tâm hồn nhà
thơ đã rộng mở và hòa vào không gian bao la và thân thiết của mùa Thu ở làng
quê. Đó là cái cảm giác nhẹ nhõm, khoan khoái trước cái cao xanh của trời Thu,
là nỗi buồn mơ hồ trước cái đơn độc của “cành trúc lơ phơ gió hắt hiu” là bao
mơ mộng, suy tư trước vẻ đẹp của ánh trăng khuya lọt qua khe cửa, trước vẻ cũ
kĩ của mấy chùm hoa trước giậu, là bao bâng khuâng, khắc khoải khi nghe tiếng
ngỗng bay về nơi xa, một tâm hồn nhạy cảm như thế trước thiên nhiên mùa Thu
của đất nước hẳn phải là 1 người có tình yêu tha thiết với quê hương xứ sở.
- Nhưng dường như càng đón nhận cảnh Thu, nhà thơ càng băn khoăn, thẫn thờ
đến mất hết cả ý niệm về thời gian và không gian, nhìn hoa Thu mà ngỡ là “hoa
năm ngoái”, nghe tiếng ngỗng kêu không biết ngỗng nước nào. Điều gì sáo trộn
cả trong tâm hồn nhà thơ như thế? Phải chăng đó là nỗi đau đớn thầm kín mà da
diết khắc khoải bởi vì dưới cảnh trời Thu khoáng đạt kia là hiện tình đau thương
của đất nước “Núi sông nước cũ âm thầm- lạc loài cánh nhạn khôn cầm nỗi đau”
(Năm mất mùa), là cuộc sống đói khổ của đồng bào và gia cảnh khốn khó của
chính nhà thơ “Tuổi nhiều, nhà bấn , thân đau ốm- mùa mất dân nghèo đời nhiễu
nhương” (Năm mất mùa). Phải chăng chính nỗi đau đời ấy đã dẫn tới hai câu thơ
kết thúc bài thơ: “Nhân hứng cũng vừa toan cất bút/ Nghĩ ra lại thẹn với ông
Đào”. Ông đào mà Nguyễn Khuyến nhắc tới ở đây là ông Đào Tiềm, 1 người
nổi tiếng về tài văn chương, về khí tiết thanh cao, bảnh lĩnh cứng cỏi, vì không
chịu quỵ lụy ở chốn quan trường cho nên ông đã từ quan để về quê ở. Trước khi
về, ông đã viết bài “Quy khứ lai từ” (Lời từ biệt khi về) để tỏ chí khí của mình.
Đặt trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ này, Nguyễn Khuyến “thẹn” chắc không
phải vì thua tài thơ, mà “thẹn” vì khí tiết của Đào Tiềm, do đó câu thơ cuối vừa
như một lời tâm sự thiết tha, vừa như một câu hỏi da diết, cháy bỏng. Song
không bắt chước người xưa trả áo mũ từ quan để về với cuộc sống thanh thoát
của một nhà Nho lánh đời mà Nguyễn Khuyến từ quan chỉ là để thoát khỏi sự
đua chen trong vòng danh lợi tầm thường tránh những điều xấu xa, từ quan
nhưng NK vẫn gắn bó với cuộc đời, vẫn trăn trở cùng đất nước, nhân dân, chữ
“thẹn” trong bài thơ đã cho thấy NK có 1 tâm hồn thanh cao, trong sạch, chữ
“thẹn” đã làm nên 1 nhân cách lớn. III. KB
- Bài thơ có sự hòa hợp giữa tình Thu và cảnh Thu, cái tình
Tuy bài thơ chua có được những chi tiết cụ thể, sống động như “Thu điếu” ở
giữa nhưng lại đã khắc họa được một bức tranh khái quát mang cái thần của mùa
Thu ở làng quê VN, thiên nhiên ấy như nhắc nhở, mời gọi con người hãy trở về
gần gũi, chan hòa với cuộc sống của quê hương