Thực chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
a) Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do C. Mác và Ph. Ăngghen thực hiện là sự ra đời của chủ nghĩa triết học Mác. Điều này thể hiện qua. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Thực chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do C. Mác và Ph. Ăngghen thực hiện:
a) Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do C. Mác và Ph. Ăngghen thực hiện là sự ra
đời của chủ nghĩa triết học Mác. Điều này thể hiện qua:
- Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng.
Trong lịch sử triết học duy vật, chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng tách rời nhau; chủ
nghĩa duy vật trước Mác bị hạn chế bởi tính trực quan và siêu hình; phép biện chứng trước Mác
bị hạn chế bởi tính siêu hình và duy tâm.
Trong triết học Mác, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với nhau tạo nên học
thuyết hoàn chỉnh. Học thuyết đó cung cấp cho loài người công cụ nhận thức vĩ đại, làm cho chủ
nghĩa duy vật biện chứng không chỉ dừng lại ở phương pháp giải thích, nhận thức thế giới, mà
còn trở thành phương pháp cải tạo thế giới.
- Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng mở rong nhận thức từ giới tự nhiên sang nhận thức xã hội loài
người, làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để.
- Sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn.
Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơ bản của triết học
Mác - Lênin (xem chương VII); nguyên tắc đó đã khắc phục sự đối lập giữa triết học với hoạt
động thực tiễn của con người.
- Sự thống nhất giữa tính khoa học với tính cách mạng.
- Bản chất khoa học đã bao hàm tính cách mạng của triết học Mác, phản ánh bản chất của giai cấp công nhân.
- Xác định đúng mối quan hệ giữa triết học với các khoa học chuyên ngành.
Ph. Ăngghen cho rằng, cứ mỗi lần có một phát minh vạch thời đại, ngay cả trong lĩnh vực
khoa học tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật phải thay đổi hình thức của nó. Những phát minh của
khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XIX là một trong những tiền đề cho sự ra đời của
triết học Mác và triết học Mác đã làm biến đổi căn bản tính chất, đối tượng của triết học và mối
quan hệ của nó đối với các khoa học chuyên ngành.
C. Mác và Ph. Ăngghen đã xác định đúng giới hạn và mối quan hệ mới giữa triết học với các
khoa học chuyên ngành. Triết học Mác không nghiên cứu những vấn đề cụ thể và cũng không
đóng vai trò khoa học của mọi khoa học, mà là thế giới quan khoa học và phương pháp luận
chung nhất cho sự phát triển của các khoa học đó.
b) Ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do C. Mác và Ph. Ăngghen thực hiện:
- Làm cho chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học.
- Vai trò xã hội của triết cũng như vị trí, chức năng của triết học trong hệ thống tri thức khoa
học cũng thay đổi. Triết học Mác trở thành công cụ giải thích, nhận thức,cải tạo thế giới.