Thực hiện, áp dụng, giải thích pháp luật - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Là quá trình các tổ chức, cá nhân và các chủ thể pháp luật khác khi gặpphải tình huống thực tế mà quy phạm pháp luật đã dự liệu, trên cơ sởnhận thức của mình chuyển hoá một cách sáng tạo quy tắc xử sự chungmà Nhà nước đã quy định. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
THỰC HIỆN, ÁP DỤNG, GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT
I. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 1. Kh
ái niệm thực hiện pháp luật * Đặc điểm:
- Là quá trình các tổ chức, cá nhân và các chủ thể pháp luật khác khi gặp
phải tình huống thực tế mà quy phạm pháp luật đã dự liệu, trên cơ sở
nhận thức của mình chuyển hoá một cách sáng tạo quy tắc xử sự chung
mà Nhà nước đã quy định
- Là nghĩa vụ của tất cả các tổ chức và cá nhân, mọi tổ chức và cá nhân
trong xã hội đều phải chiêm chỉnh thực hiện pháp luật
- Là hoạt ộng có mục đích nhằm hiện thực hoá các quy định pháp luật.
Đây là hình thức để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
- Là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hoá các quy định pháp luật.
Là hoạt động có lý trí và ý chí của các chủ thể pháp luật.
-> Khái niệm: Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp có mục
đích của các chủ thể pháp luật nhằm hiện thực hoá các quy định của pháp
luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống 2.
Các hình thức thực hiện pháp luật
- Căn cứ vào các tính chất của hoạt động thực hiện các quy phạm pháp
luật, khoa học xác định những hình thức thực hiện pháp luật sau:
+ Tuân thủ pháp luật: Hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể
pháp luật kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm
+ Thi hành pháp luật: Hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể
pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Mang tính chất bắt buộc
+ Sử dụng pháp luật: Hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể
pháp luật thực hiện quyền, tự do pháp lý của mình. Mang tính chất được làm
+ Áp dụng pháp luật: Hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nước
thông qua các cơ quan nhà nước, nhà chức trách hoặc chủ thể khác có
thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện quy định của pháp luật tạo ra
II. ÁP DỤNG PHÁP LUẬT 1. Khái niệm
- Là hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ có thẩm quyền, những
tổ chức được nhà nước trao quyền nhằm tổ chức cho chủ thể thực hiện
quyền, nghĩa vụ do pháp luật quy định.
- Chủ thể: Cán bộ, cơ quan Nhà nước, tổ chức được Nhà nước trao quyền
-> Đối tượng chủ thể hẹp hơn các hình thức khác - Đặc điểm:
+ Hoạt động mang tính quyền lực:
Sự tiếp tục thể hiện ý chí của Nhà nước trong quá trình điều chỉnh pháp luật
Hoạt động do những chủ thể thẩm quyền tiến hành trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của họ
Tiến hành theo ý chí đơn phương của các chủ thể, không phụ thuộc
vào ý chí của chủ thể bị áp dụng pháp luật
Có tính chất bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng pháp luật
+ Hoạt động phải tuân theo nhứng hình thức và thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định
+ Hoạt động điều chỉnh mang tính cá biệt, cụ thể đối với những mối quan
hệ xã hội nhất định: Cá biệt hóa các quy phạm pháp luật trong những điều
kiện cụ thể. Điều chỉnh có tính cá biệt, những quan hệ xã hội cần đến sự
điều chỉnh cá biệt, bổ sung trên cơ sở những quy tắc chung trong pháp luật
+ Hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo: Đòi hỏi chủ thể có ý thức pháp luật
cao, có tri thức tổng hợp, có kiinh nghiệm phong phú, có đạo đức và có tay nghề cao
Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực, được tiến
hành bởi những chủ thể có thẩm quyền hoặc được ủy quyền, thông
qua những trình tự thủ tục chặt chẽ, nhằm cá biệt hóa những quy
phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể
2. Những trường hợp cần áp dụng pháp luật
- Truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể vi phạm pháp luật
- Áp dụng các biện pháp tác động nhà nước nhưng không liên quan đến trách nhiệm pháp lý
- Khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của các tổ chức, cá nhân không mặc
nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của chủ thể có thẩm quyền
- Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham
gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được
- Nhà nước thấy cần phải kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham
gia một số quan hệ pháp luật quan trọng, xác nhận sự tồn tại hay không
tồn tại của một số sự việc, sự kiện thực tế nào đó
3. Các yêu cầu có tính nguyên tắc của áp dụng pháp luật
3.1: Áp dụng pháp luật phải có căn cứ, lý do xác đáng
Tiến hành áp dụng pháp luật khi trong thực thế tồn tại những tình huống
mà pháp luật dữ liệu trước để áp dụng cho tình huống đó. Không tạo tình
huống, hiện trường giả hay những tình huống không có thật.
3.2. Áp dụng pháp luật phải đúng, chính xác, khách quan
Trong quá trình xem xét vụ việc không thiên vị, không vụ lợi, đưa ra
những quyết định áp dụng pháp luật thật sự chính xác, công bằng.
3.3. Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong áp dụng pháp luật:
Đưa ra được những quyết định giải quyết sự việc phù hợp nhất trên cơ sở
những thông tin, căn cứ đầy đủ và có thật. Cần xác định và minh chứng
phù hợp những tình tiết của sự việc. Đòi hỏi áp dụng pháp luật phải đúng
thẩm quyền, không chỉ đúng với các quy định của pháp luật nội dung mà
còn phải đúng với cả quy định pháp luật về trình tự, thủ tục được đề ra
cho mỗi loại vụ việc. Trong hoạt động áp dụng pháp luật ngoài việc tuân
theo các quy định pháp luật, dựa trên cơ sở những sự kiện thực tiễn khách
quan thì yếu tố chủ quan là niềm tin nội tâm. Các chủ thể có thẩm quyền
không được lợi dụng điều đó vì những lợi ích riêng.
3.4. Áp dụng pháp luật phải thiết thực, phù hợp với mục đích đề ra
Xác định mục đích áp dụng rõ rang, những người trực tiếp áp dụng pháp
luật tiến hành cụ thể hóa, cá biệt hóa mục đích của pháp luật cho trường
hợp cụ thể và đưa ra những quyết định giải quyết từng bước. Cần hoạt
động kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình áp dụng pháp luật, đồng thời
phải có những biện pháp xử lý nghiêm minh những hành vi cố ý áp dụng
pháp luật không đúng, không phù hợp với mục đích xã hội
3.5. Bảo đảm tính công bằng vả hiệu quả trong áp dụng pháp luật:
Các chủ thể áp dụng pháp luật phải làm sao cho sự công bằng đó được
thể hiện trên thực tế. Nếu chưa đảm bảo được tính công bằng thì các chủ
thể áp dụng pháp luật phải kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi
quy định pháp luật và thay đổi quyết định áp dụng pháp luật đối với
trường hợp đó để đảm bảo tính công bằng.
Áp dụng pháp luật đòi hỏi phải hiệu quả trong quá trình tiến hành
III. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
1. Phân tích đánh giá đúng, chính xác các tình tiết, hoàn cảnh, điều
kiện của sự việc thực tế đã xảy ra
Khi tiến hành các hoạt động cần thiết như nghiên cứu, xác định xem sự
việc đó có ý nghĩa pháp lý hay không, cnầ áp dụng pháp luật với trường hợp đó hay không.
Nếu cần áp dụng thì tiến hành xem xét, phân tích, đánh giá đúng, chính
xác tất cả các tình tiết của sự việc, sáng to hoàn cảnh, điều kiện và những sự kiện liên quan.
Khi xem xét cần bảo đảm sự khách quan, chính xác, công bằng đối với tất
cả các tổ chức và cá nhân có liên quan đến vụ việc
Giai đoạn đầu của quá trình áp dụng pháp luật cần phải:
- Xác định đặc trưng pháp lý của sự việc
- Xác định chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật đối với trường hợp đó
- Nghiên cứu khách quan, tonà diện và đẩy đủ những tình tiết, hoản cảnh,
điều kiện của sự việc
- Tuân thủ tất cả các quy định mang tính thủ tục gắn với mỗi loại vụ việc 2.
Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp và phâ n tích làm sáng rõ
nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đối với những trường hợp cần áp dụng
Sau khi xác định xong đặc trưng pháp lý của việc, giai đoạn 2 cần:
- Lựa chọn đúng quy phạm pháp luật được trù tính cho trường hợp cần áp dụng
- Xác định quy phạm được lựa chọn là đang có hiệu lực để có thể áp dụng
đối với trường hợp đó và không mâu thuẫn với các quy phạm pháp luật khác
- Xác định tính chính xác của quy phạm pháp luật đã lựa chọn
- Nhận thức đúng, chính xác nội dung, tư tưởng của quy phạm pháp luật
và chủ trương, chính sách của Nhà nước về vấn đề đó. 3.
Ban hành quyết định áp dụng pháp luật
Sau khi xem xét, đối chiếu các tình tiết của sự việc thấy phù hợp với
những điều nuê trong quy phạm pháp luật đã lựa chọn thì chủ thể có thẩm
quyền áp dụng pháp luật với trường hợp đó ban hành quyết định áp dụng
pháp luật để giải quyết sự việc.
- Quyết định áp dụng pháp luật cần phải được ban hành với những yêu cầu cơ bản sau:
+ Hợp pháp: Ban hành đúng theo pháp luật quy định
+ Có cơ sở pháp lý: Chỉ rõ căn cứ vào quy định nào của pháp luật cho
thấy chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong trường hợp này
+ Có cơ sở thực tế: Ban hành theo căn cứ vào những sự kiện, nhu cầu, đòi hỏi thực tế có thật.
+ Phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế của cuộc sống, có khả năng thực hiện trong thực tế 4.
Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật
- Giai đoạn quan trọng của hoạt động áp dụng pháp luật, cần tiến hành
những hoạt động có tính chất tổ chức, kỹ thuật nhằm bảo đảm về mặt vật
chất, thực hiện đúng đắn quyết định áp dụng pháp luật đã được ban hành
và có hiệu lực thi hành.
- Cần tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thi hành quyết định áp dụng pháp luật
IV. QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT - Có các đặc điểm sau:
+ Do những chủ thể có thẩm quyền hoặc được uỷ quyền áp dụng pháp
luật ban hành và bảo đảm thực hiện
+ Có tính chất cá biệt, một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể trong
những trường hợp cụ thể;
+ Phải ban hành trên cơ sở các quy phạm pháp luật cụ thể và cần phải phù
hợp với các quy phạm đó
+ Phải được thể hiện trong những hình thức pháp lý nhất định
+ Là yếu tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật, quyết định áp dụng pháp luật
luôn là yếu tố mang tính chất bổ sung trong những sự kiện pháp lý phức tạp
- Hình thức thể hiện: Lời nói hoặc văn bản
- Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lý cá biệt, mang tính quyền
lực do các chủ thể có thẩm quyền hoặc được uỷ quyền ban hành trên cơ
sở pháp luật, theo trình tự, thủ tục luật định nhằm điều chỉnh cá biệt đối
với các tổ chức, cá nhân cụ thể trong những trường hợp cụ thể.
+ Văn bản dùng cá biệt hoá bộ phận quy định của quy phạm pháp luật
+ Văn bản dùng để cá biệt hoá bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật
+ Văn bản dùng để xác định biện pháp tác động Nhà nước đối với một chủ thể nào đó
V. ÁP DỤNG KHI THIẾU PHÁP LUẬT, KHI
PHÁP LUẬT CÓ MÂU THUẪN (XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT)
1. Áp dụng khi thiếu pháp luật a, Áp dụng tập quán
- Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa
vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành
và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi
b, Áp dụng pháp luật tương tự
- Là việc các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật tiến hành giải
quyết những trường hợp không có quy phạm pháp luật điều chỉnh theo nguyên tắc tương tự
+ Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật là giải quyết một vụ việc thực tế
cụ thể nào đó chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh trên cơ sở
quy phạm pháp luật điều chỉnh trường hợp khác có nội dung tương tự
-> Điều kiện áp dụng tương tự quy phạm pháp luật bao gồm
* Sự việc xem xét phải có luên quan và có ảnh hưởng tới quyền, lợi ích
của Nhà nước, của các tổ chức hoặc cá nhân
* Sự việc cần xem xét giải quyết đó đã không có quy phạm pháp luật nào
trực tiếp điều chỉnh nên không có căn cứ pháp lý để áp dụng
* Xác định được quy phạm pháp luật điều chỉnh trường hợp khác có nội dung tương tự như vậy
+ Áp dụng tương tự pháp luật là giải quyết một sự việc thực tế, cụ thể nào
đó chưa có pháp luật trực tiếp điều chỉnh trên cơ sở những nguyên tắc và
ý thức pháp luật trong xã hội Điều kiện:
* Sự việc được xem xét phải có liên quan và có ảnh hưởng lớn tới quyền,
lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức cá nhân đòi hiỏ các chủ thể có thẩm
quyền xem xét giải quyết
* Sự việc cần xem xét giải quyết đó đã không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh
* Không thể áp dụng tương tự theo quy phạm pháp luật vì không có quy
phạm pháp luật tương tự
* Chỉ ra được những nguyên tắc pháp luật hay quan điểm, tư tưởng pháp
lý nào được xem là cơ sở giải quyết sự việc và phải lý giải tại sao lựa chọn chúng.
C, Giải quyết theo công bằng, lẽ phải
- Một số quốc gia quy định gặp trường hợp không có điều luật nào có thể
áp dụng, chủ thể có thẩm quyền sẽ quyết định theo tập quán, nếu không
có tập quán thì áp dụng pháp luật tương tự hoặc theo công bằng và lẽ phải
mà giải quyết và chú trọng đến định của các đường sự
2. Áp dụng khi pháp luật có mâu thuẫn (
xung đột pháp luật)
- Xung đột pháp luật là những trường hợp giữa các quy phạm pháp luật
quy định về cùng một vấn đề nhưng lại không giống nhau hoặc trái nhau.
- Chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong những trường hợp đó
thì có thể khắc phục theo các nguyên tắc sau:
+ Nếu quy phạm do cùng một cơ quan ban hành cùng điều chỉnh về một
quan hệ xã hội nhưng lại có nội dung khác nhau do được ban hành theo
những khoảng thời gian khác nhau thì áp dụng quy phạm được ban hành sau
+ Nếu xung đột theo lãnh thổ, áp dụng pháp luật theo các đơn vị lãnh thổ
khác nhau thì cho ra những kết quả khác nhau thì áp dụng quy phạm của
đơn vị lnãh thổ nơi thực hiện hành vi hoặc nơi đăng ký phương tiện
+ Nếu xung đột giữa các quy phạm pháp luật có hiệu lực không giống
nhau thì áp dụng quy phạm có hiệu lực cao hơn
+ Nếu xung đột giữa các quy phạm pháp luật có cùng hiệu lực pháp luật
nhưng khác nhau về tính chất thì ưu tiên áp dụng quy định có tình chất
ngành hoặc chuyên ngành so với quy đinh chung
VI. GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT
1. Khái niệm và các hình thức giải thích pháp luật
- Giải thích pháp luật về cơ bản là nhằm làm rõ nội dung, bản chất thật sự
của pháp luật, làm cho mọi người hiểu và thựciệiện pháp luật thống nhất
theo đúng các yêu cầu của pháp chế.
- Giải thích pháp luật là hoạt động được tiến hành thường xuyên. Với
mục đích làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của pháp luật, giải thích pháp luật
được thể hiện bằng nhiều phương thức đa dạng và phong phú. Nó có thể
được thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức khác nhau thông qua một văn
bản của chủ thể có thẩm quyền, một bài viết, bài nói chuyện, lời giảng...
Từ sự đa dạng trên, giải thích pháp luật được chia thành hai hình thức như sau:
+ Giải thích không chính thức:
Đây là hoạt động giải thích pháp luật của bất kì cá nhân, tổ chức nào
trong xã hội. Hình thức giải thích pháp luật này rất phổ biến trong thực tế,
mang tính quảng đại quần chúng. Người giải thích pháp luật có thể là các
nhà hoạt động khoa học, người làm chính trị, người nghiên cúru và giảng
dạy pháp luật, người làm công tác áp dụng pháp luật, các cá nhân công
dân tự trao đổi, giảng giải cho nhau... Giải thích pháp luật không chính
thức thường được thể hiện trong các bài viết, bài bình luận hay bài phân
tích về pháp luật trên các phương tiện truyền thông đại chúng... Vì thế
giải thích không chính thức thường mang tính chủ quan, có thể không
chính xác và chỉ có ý nghĩa tham khảo đối với người được giải thích. Mặc
dù vậy, giải thích pháp luật của các nhà nghiên cứu khoa học pháp lí, các
luật gia có uy tín... có ảnh hưởng lớn tới nhận thức và hành vi của người dân. + Giải thích chính thức:
Là giải thích của các cơ quan nhà nước có thẩm quynề theo luật định
được giải thích quy định hay văn bản quy phạm pháp luật oó nên lời giải
thích có giá trị pháp lý
Giai thích pháp luật có giá trị pháp lý được chia ra 2 loại
* giải thích mang tính quy phạm: giải thích các quy định pháp luật bằng
các văn bản giải thích có chứa quy tắc xử sự chung và được áp dụng nhiều lần
* giải thhíc cho những vụ việc cụ thể: chỉ có hiệu lực đối với vụ việc
pháp lý cụ thể đó, còn đối với vụ việc khác, nó không có giá trị
2.Các phương pháp giải thích pháp luật
Khi giải thích pháp luật, chủ thể giải thích dùng các cách thức khác nhau
để tiến hành. Tùy thuộc vào nội dung, mục đích giải thích pháp luật, chủ
thể giải thích pháp luật có thể dựa vào cấu tạo ngữ pháp của điều luật, đặt
quy phạm trong mối liên hệ tổng thể để tìm hiểu, dùng sự suy đoán họp lí
hay xem xét hoàn cảnh, điều kiện ra đời của quy phạm, văn bản quy
phạm pháp luật để giải thích pháp luật... Nói cách khác, giải thích pháp
luật được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, đó là:
- Phương pháp giải thích theo văn phạm:
Đây là phưong pháp được sử dụng khá phổ biến trong giải thích pháp
luật. Phương pháp này dùng cách phân tích cấu tạo ngữ pháp của quy
phạm, xác định các thành phần của câu, các dấu câu và các từ nối để từ
đó xác định mối liên hệ giữa các bộ phận của quy phạm. Bên cạnh đó,
phương pháp này phải làm sáng tỏ ý nghĩa của ngôn từ. Ngôn ngữ của
mỗi dân tộc dùng để làm phương tiện giao tiếp và nhiều khi được hiểu
theo những nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng. Vì vậy,
phải xác định ngôn từ trong văn bản quy phạm pháp luật đang được giải
thích cần được hiểu thống nhất theo một nghĩa nào đó sao cho bảo đảm
thể hiện đúng ý chí của nhà nước.
Về nguyên tắc, pháp luật phải được giải thích nguyên văn. Giải thích
nguyên văn là cách giải thích mà nội dung của ngồn từ trong pháp luật
được hiểu theo nghĩa phổ thông nhất, không có sự mở rộng hay hạn chế ý
nghĩa của ngôn từ. Trong quá trình xây dựng pháp luật, chủ thể có thẩm
quyền đã cân nhắc rất kĩ việc sử dụng từ ngữ trong quy phạm. Tuy nhiên,
ngôn ngữ của từng dân tộc không tránh khỏi có những ngôn từ đa nghĩa
hoặc có thể làm cho cách hiểu chưa đủng với ý định của cơ quan xây
dựng pháp luật. Trường hợp này cần phải giải thích theo cách phát triển
mở rộng hay hạn chế thì mới đúng với ý nghĩa đích thực mà quy phạm
định thể hiện. Đây là giải thích mở rộng hoặc hạn chế. Giải thích mở rộng
là cách diễn đạt nghĩa của ngôn từ rộng hơn so với từ ngữ được thể hiện
trong văn bản. Giải thích hạn chế là cách diễn đạt nghĩa của ngôn từ hẹp
hơn so với từ ngữ được thể hiện trong văn bản. Các cách giải thích này là
những trường hợp ngoại lệ, nó không phải là sự tùy tiện làm sai lệch ý
nghĩa của câu văn mà là sự bổ khuyết cho hạn chế của hoạt động xây
dựng pháp luật. Tuy nhiên, chỉ khi nào nhận thấy lời văn của quy phạm
thật sự chưa biểu đạt đúng ý chí của nhà nước thì mới giải thích mở rộng hoặc hạn chế.
- Phương pháp giải thích hệ thống
Là làm rõ nội dung tư tưởng quy phạm của pháp luật thông qua việc đối
chiếu nó với các quy phạm khác; xác định vị trí của quy phạm oó trong
chế định pháp luật, ngành luật cũng như trong toàn bộ hệ thống pháp luật.
- Phương pháp giải thích logỉc
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp lời văn của quy phạm
pháp luật không trực tiếp thể hiện rõ ý chí nhà nước. Bằng việc sử dụng
những quy luật, suy đoán của logíc hình thức, người giải thích làm sáng
tỏ nội dung, ý nghĩa của quy định pháp luật
- Phương pháp giải thích chính trị, lịch sử
Đây là phương pháp làm sáng tỏ nội dung của quy định thông qua việc
tìm hiểu hoàn cảnh chính trị, lịch sử dẫn đến việc ban hành chúng. Dựa
vào việc phân tích các điều kiện kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chính trị của
đất nước trong từng thời kì, chủ thể giải thích pháp luật có căn cứ làm
sáng tỏ nội dung cần giải thích, lí giải tại sao lại có quy định khác nhau
với cùng một vấn đề trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.