Thực trạng là giải pháp - Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
Giai đoạn 2016 – 2020, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quantrọng đối với công tác phát triển ngành Tài nguyên – Môi trường, đồng thờihoàn thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên môi trường.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Môi trường và phát triển (HUHA)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45734214
THỰC TRẠNG TRONG PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Giai đoạn 2016 – 2020, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan
trọng đối với công tác phát triển ngành Tài nguyên – Môi trường, đồng thời hoàn
thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên môi trường. Cụ thể các chính sách cơ bản
là kim chỉ nam cho hoạt động phát triển, bảo tồn đất đai, bảo vệ môi trường được
ban hành trong thời gian qua bao gồm: Chỉ thị số 13 – CT/TW ngày 12 tháng 01
năm 2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng; Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương
khoá X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Nghị quyết số 24-NQ/TW
về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo
vệ môi trường; Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh
tế biển Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Trong những năm
gần đây, công tác phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường luôn nhận được sự
quan tâm của Đảng, Nhà nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Sở Tài
nguyên và Môi trường trong cả nước đã không ngừng nỗ lực, đổi mới và nâng
cao chất lượng hoạt động của ngành, cũng như tham mưu xây dựng các văn bản
quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường, từ đó đáp ứng ngày càng tốt
hơn yêu cầu quản lý nhà nước, đảm bảo việc khai thác tài nguyên, gắn liền với bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về Tài nguyên – Môi trường cũng từng bước
được hoàn thiện với hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Tài
nguyên nước năm 2012, Luật Đất đai năm 2013, Luật Bảo vệ môi trường năm
2014, Luật Tài nguyên, môi trường, biển và hải đảo năm 2015 và các văn bản
hướng dẫn thi hành. Trên cơ sở đó, có thể thấy hệ thống phát luật về tài nguyên
môi trường nói chung và phát luật về đất đai nói riêng trong những năm qua đã
và đang không ngừng được hoàn thiện, cụ thể là: lOMoAR cPSD| 45734214
Thứ nhất, thông qua việc ban hành Luật Đất đai năm 2013 sửa đổi, bổ sung năm
2018, hoạt động quản lý nhà nước về đất đai đã có nhiều chuyển biến tích cực,
kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của tổ chức, doanh nghiệp và người sử dụng đất.
Cùng với Luật Đất đai năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tích cực tham
mưu ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, đồng thời chỉ đạo cơ quan
chuyên môn ở các địa phương, góp phần đưa công tác quản lý đất đai đi vào nền
nếp, theo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước và quy định pháp luật. Tại Hội
nghị Trung ương 5 Khoá XIII, các đại biểu cũng đưa ra thảo luận về việc tiếp tục
đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai. Việc quản lý và sử dụng đất đai là vấn
đề hết sức nhạy cảm, liên quan đến nhiều chủ thể trong xã hội, việc ban hành các
chính sách và quy định pháp luật một cách kịp thời có vai trò rất quan trọng trong
việc đảm bảo ổn định xã hội.
Thứ hai, các chính sách về môi trường cũng liên tục được rà soát, sửa đổi và bổ
sung kịp thời, đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ trong quá trình thực hiện trên phạm vi cả nước[2].
Năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5
năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 với các nội dung bám sát chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016. Năm 2020,
Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ghi nhận nhiều thay đổi,
chuyển biến tích cực như: kiểm soát chặt chẽ các dự án có nguy cơ tác động xấu
đến môi trường, phân chia các nhóm dự án đầu tư theo cấp độ nguy hại đến môi
trường và các cơ chế quản lý phù hợp; các chế định cụ thể về kiểm toán môi
trường nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường của doanh nghiệp trong quá
trình sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư.
Thứ ba, các chính sách về địa chất và khoáng sản được các cơ quan trung ương
và địa phương ban hành kịp thời và đồng bộ. Các quy định cụ thể hoá chủ trương
của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đã góp phần thúc đẩy ngành công lOMoAR cPSD| 45734214
nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản gắn với việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm
nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. Cụ thể là Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội khoá XIII đã ban hành Nghị quyết số 535/NQQUBTVQH13
giám sát đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, khai thác
khoảng sản gắn với bảo vệ môi trường. Chính phủ và các cơ quan ban ngành có
liên quan cũng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về địa chất, khoáng sản.
Sau 10 năm kể từ khi Luật Khoáng sản năm 2010 có hiệu lực thi hành, các bộ
ngành liên quan đã ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về địa chất và
khoáng sản gồm 10 Nghị định, 7 Quyết định và trên 60 Thông tư, Thông tư liên
tịch hướng dẫn, làm cơ sở quan trọng cho hoạt động quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản.
Thứ tư, chính sách về đo đạc và bản đồ đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thống nhất
quản lý và triển khai các hoạt động đo đạc, bản đồ, giải pháp cho tình trạng đo
đạc chồng chéo, lãng phí, kịp thời phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về lãnh
thổ, đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Thứ năm, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã bổ sung thêm các quy định về thăm
dò khai thác nước dưới lòng đất, việc phân phối tài nguyên nước, quản lý các
hoạt động xả thải, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ lưu thông dòng
chảy, sử dụng nước tiết kiệm[3]. Qua đó, góp phần quản lý chặt chẽ nguồn nước,
đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội liên quan đến nguồn tài nguyên quan trọng này.
KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHI THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Thứ nhất, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần chủ trì tham mưu cho Chính phủ
trong việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai,
khoáng sản và môi trường nhằm hạn chế, khắc phục sự chồng chéo, mâu thuẫn
giữa Luật Đất đai, Luật Môi trường và Luật Khoáng sản. lOMoAR cPSD| 45734214
Thứ hai, cần cụ thể hoá và ban hành Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở quy mô
rộng, thống nhất trên toàn quốc, đặc biệt là Kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu/ cuối
kỳ cho các địa phương một cách cụ thể. Đồng thời, quy định thẩm quyền ban
hành văn bản chấp thuật chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng đặc thù, rừng
phòng hộ sang đất phi nông nghiệp cho các công trình, dự án có diện tích trên
10ha, để giải quyết các vướng mắc về thủ tục hành chính cho các địa phương,
doanh nghiệp, người sử dụng đất một cách kịp thời.
Thứ ba, để khuyến khích việc đầu tư lâu dài, hiệu quả, trong công tác bồi thường,
hỗ trợ tái định cư để giải phóng mặt bằng nên sửa đổi, bổ sung theo hướng thoả
thuận theo đa số (khoảng 80% số hộ dân hoặc diện tích). Bên cạnh đó cũng cần
có các quy định cụ thể chế tài xử lý hành chính trong trường hợp này để thúc đẩy
đầu tư, phát triển nền kinh tế. Việc sửa đổi, bổ sung quy định này còn góp phần
hạn chế tình trạng các dự án đầu tư, công trình đã được phê duyệt (không thuộc
diện nhà nước thu hồi đất) phải huỷ bỏ khi một số ít người sử dụng đất không
đồng tình, giảm thiểu sự tốn kém cho nhà đầu tư và tâm lý e ngại của các doanh nghiệp.
Thứ tư, nghiên cứu bổ sung và ban hành các hướng dẫn về hình thức tích tụ ruộng
đất phục vụ cho hoạt động thuê đất sản xuất (thông qua chính quyền địa phương)
và có cơ chế kiểm soát nhằm đảm bảo ổn định sản xuất đối với các doanh nghiệp
đầu tư sản xuất theo diện rộng, áp dụng khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp.
Thứ năm, cần bổ sung kinh phí cho hoạt động rà soát, đo đạc bản đồ ở các địa
phương nhằm tạo dựng cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường hoàn
thiện và đồng bộ, phục vụ cho hoạt động tra cứu, quản lý về đất đai được nhanh chóng và hiệu quả hơn.