Thực trạng mức độ nhận thức về chất lượng an toàn phòng cháy chữa cháy về nông thôn đô thị | Tiểu luận xã hội học nông thôn và đô thị

Hiện nay, các vụ hỏa hoạn dù ở nông thôn hay thành thị đều gây thiệt hại rất lớn về người và của vì vậy nên phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vẫn còn là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam và đòi hỏi phải có sự nhận thức, giải pháp phù hợp, đúng đắn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
25 trang 21 giờ trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Thực trạng mức độ nhận thức về chất lượng an toàn phòng cháy chữa cháy về nông thôn đô thị | Tiểu luận xã hội học nông thôn và đô thị

Hiện nay, các vụ hỏa hoạn dù ở nông thôn hay thành thị đều gây thiệt hại rất lớn về người và của vì vậy nên phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vẫn còn là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam và đòi hỏi phải có sự nhận thức, giải pháp phù hợp, đúng đắn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

4 2 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN VÀ ĐÔ THỊ
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VỀ CHẤT
LƯỢNG AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
TẠI NÔNG THÔN VÀ ĐÔ THỊ
Học và tên sinh viên: Trương Liên Châu
Mã sinh viên: 2151010069
Lớp học phần: XH02706
Giáo viên HD: Lưu Hồng Minh
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài:................................................................................................................................. 4
2. Tổng quan nghiên cứu:........................................................................................................................5
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:......................................................................................................5
3.1. Mục tiêu nghiên cứu:.................................................................................................................... 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:...................................................................................................................5
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.................................................................................... 6
4.1. Khách thể nghiên cứu:................................................................................................................. 6
4.2. Đối tượng nghiên cứu:.................................................................................................................. 6
4.3. Phạm vi nghiên cứu:..................................................................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................................................... 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luận:......................................................................................... 6
7. Kết cấu của tiểu luận:........................................................................................................................... 6
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy, chữa cháy.................................8
1. Các khái niệm trung tâm trong đề tài:................................................................................................ 8
1.1. Nhận thức:..................................................................................................................................... 8
1.2. Sự cháy:......................................................................................................................................... 8
1.3. Phòng cháy, chữa cháy:................................................................................................................ 8
2. Những kiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy:.......................................................................... 9
2.1. Nguyên nhân gây ra đám cháy:.....................................................................................................9
2.2. Các biểu hiện của đám cháy:........................................................................................................ 9
2.3. Các phương pháp phòng cháy:...................................................................................................10
2.4. Cách ứng phó và thoát nạn khi gặp hỏa hoạn:...........................................................................10
2.5. Một số thiết bị phòng cháy, chữa cháy:.......................................................................................12
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa cháy của người dân
tại nông thôn và đô thị:.............................................................................................................................. 12
3.1. Các yếu tố tại đô thị:....................................................................................................................12
3.2. Các yếu tố tại nông thôn:.............................................................................................................13
CHƯƠNG II: Thực trạng mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa cháy tại xã Tứ Xã, Lâm
Thao, Phú Thọ và tại Tp. Hà Nội).................................................................................................................14
1. Thực trạng mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa cháy tại xã Tứ Xã, Lâm Thao, Phú
Thọ 14
2. Thực trạng mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa cháy tại Tp. Hà Nội.........................17
2
CHƯƠNG III: So sánh mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa cháy tại nông thôn (xã Tứ Xã,
Lâm Thao, Phú Thọ) và đô thị (Tp. Hà Nội)................................................................................................ 22
KẾT LUẬN..................................................................................................................................................... 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................24
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, các vụ hỏa hoạn dù ở nông thôn hay thành thị đều gây thiệt hại rất lớn về
người và của vì vậy nên phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vẫn còn là một
thách thức rất lớn đối với Việt Nam và đòi hỏi phải có sự nhận thức, giải pháp phù
hợp, đúng đắn; cam kết liên tục của các ngành và cộng đồng để cứu sống và cải thiện
được hiệu quả của công tác phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo an toàn cho người dân.
Theo thông cáo báo chí về tình hình cháy và cứu nạn, cứu hộ tháng 11 năm 2023 của
Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
“Tại địa bàn thành thị xảy ra 80 vụ cháy (chiếm 55,2%), nông thôn xảy ra 65 vụ
(chiếm 44,8%). Xảy ra 59 vụ cháy nhà dân (chiếm 40,7%) [...]
Đáng chú ý, trong tháng 11, toàn quốc xảy ra 145 vụ cháy, làm chết 03 người, làm bị
thương 06 người, về tài sản ước tính sơ bộ thành tiền khoảng 28,52 tỷ đồng. [...]
Ngày 22/10/2023 xảy ra cháy nhà dân tại thôn Làng 1, Phong Niên, huyện Bảo
Thắng, tỉnh Lào Cai làm 01 người chết; ngày 23/10/2023 xảy ra vụ cháy nhà dân tại
số 48 Hồ Tùng Mậu, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng làm 01 người
chết và 02 người bị thương; ngày 26/10/2023 xảy ra cháy, nổ tại lán tạm thu mua phế
liệu thôn Văn Điển, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Tp Hà Nội làm 03 người chết…”
Đặc biệt, trong vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội
(12/9/2023) thiêu rụi căn chung cư, lấy đi mạng sống của hơn 50 người, bao gồm cả
trẻ nhỏ. Sự kiện này đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về mức độ nhận thức của
người dân về an toàn phòng cháy, chữa cháy tại đô thị nói riêng và trên toàn quốc nói
chung. Đồng thời, cho thấy rằng các giải pháp hiện có nhằm phòng cháy, chữa cháy
vẫn chưa đạt được hiệu quả cao.
Chính vì vậy, vấn đề hết sức quan trọng này cần được giải quyết tận gốc, tức là tác
động vào nhận thức của người dân, cụ thể là nâng cao nhận thức để người dân không
còn có thái độ chủ quan, có đủ kiến thức, kĩ năng giảm thiểu nguy cơ xảy ra các vụ
cháy, nổ và có thể thoát nạn khi gặp hỏa hoạn.
Bên cạnh đó, dựa theo số liệu mà thông cáo báo chí trên cung cấp, có thể thấy rằng
số các vụ cháy tại nông thôn và thành thị gần như xấp xỉ nhau. Vậy nên, khi nghiên
cứu, thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy
chữa cháy không thể bỏ qua các vùng nông thôn, càn chú trọng những điểm khác biệt
giữa thành thị và nông thôn để có thể có được nhận thức, những giải pháp phù hợp,
đúng đắn.
4
Qua việc thực hiện khảo sát tại thành phố Hà Nội và xã Tứ Xã (huyên Lâm Thao,
tỉnh Phú Thọ), tôi muốn nêu lên thực trạng nhức nhối về mức độ nhận thức về an toàn
phòng cháy chữa cháy ở cả nông thôn và thành thị. Từ đó nâng cao nhận thức cho
người đọc và gửi thông điệp đến các cơ sở, tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, giáo
dục về phòng cháy, chữa cháy.
2. Tổng quan nghiên cứu:
Chưa có nhiều nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài nhưng đã có nhiều nghiên
cứu trong và ngoài nước chạm đến việc so sánh mức độ nhận thức về an toàn phòng
cháy chữa cháy tại nông thôn và đô thị. Chủ yếu là các đề tài riêng lẻ, xét riêng ở nông
thôn hoặc ở đô thị. Các nghiên cứu về đề tài này ở đô thị có nhiều hơn so với ở nông
thôn nhưng đều đưa ra những nguyên nhân cháy, nổ tương tự nhau (do mạng điện, đồ
dùng điện, sử dụng thiết bị điện sai cách,...). Các biện pháp được đề xuất chủ yếu đưa
ra phương thức thoát nạn; phòng chống cháy lan; hoàn thiện các hệ thống phòng cháy,
chữa cháy, các điều kiện chữa cháy, cứu nạn;... thay vì tập trung vào nâng cao nhận
thức cho người dân để giảm thiểu nguy cơ cháy, nổ.
Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chương trình, chính sách, các địa phương cũng đã thực
hiện nhiều khóa tập huấn cho người dân để nâng cao nhận thức nhưng chưa thực sự
đạt hiệu quả cao, mới chỉ dừng lại ở hình thức chứ chưa thực sự hình thành kĩ năng.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1.Mục tiêu nghiên cứu:
- Thực hiện khảo sát để làm rõ thực trạng mức độ nhận thức về an toàn phòng
cháy chữa cháy tại nông thôn và đô thị.
- Phân tích dữ liệu thu được từ khảo sát, so sánh thực trạng mức độ nhận thức về
an toàn phòng cháy chữa cháy tại nông thôn và đô thị.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ nhận thức về an toàn phòng
cháy chữa cháy tại nông thôn và đô thị dựa trên dữ liệu đã được phân tích.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Xây dựng cơ sở lý thuyết:
Thao tác hóa các khai niệm trung tâm
Hệ thống hóa các lý thuyết về an toàn phòng cháy chữa cháy
Tham khảo cách chính sách về tuyên truyền, giáo dục, tập huấn về an
toàn phòng cháy, chữa cháy
- Khảo sát thực trạng mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa cháy tại
nông thôn và đô thị.
- Phân tích và so sánh thực trạng mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa
cháy tại nông thôn và đô thị.
5
- Đưa ra
- một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa
cháy tại nông thôn và đô thị cho người dân.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1.Khách thể nghiên cứu:
- Tại nông thôn: người dân sống tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
- Tại đô thị: sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
4.2.Đối tượng nghiên cứu:
- Tại đô thị: mức độ nhận thức của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
về an toàn phòng cháy chữa cháy
- Tại nông thôn: mức độ nhận thức của người dân tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao,
tỉnh Phú Thọ về an toàn phòng cháy chữa cháy
4.3.Phạm vi nghiên cứu:
- Tại đô thị: nơi ở của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (kí túc xá Học
viện Báo chí và tuyên truyền, chung cư Eco Dream tại Thanh Trì, chung cư
Time City Hai Bà Trưng, khu trọ ngõ 406/14 Hồ Tùng Mậu, chung cư
Vinhomes Ocean Park Gia Lâm)
- Tại nông thôn: xã Tứ Xã, huyện Lam Thao, tỉnh Phú Thọ
- Về thời gian: từ tháng 28/11 đến 29/12/2023
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích dữ liệu
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luận:
Tiểu luận này sẽ chỉ ra thực trạng mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa
cháy của người dân, từ đó có thể cung cấp thông tin, trở thành tài liệu tham khảo cho
các đề tài nghiên cứu liên quan. Nâng cao nhận thức của người đọc về vấn đề an toàn
phòng cháy chữa cháy, những bất cập trong việc tuyên truyền, giáo dục, tập huấn kiến
thức, kĩ năng về an toàn phòng cháy chữa cháy. Đồng thời, có thể góp phần nhằm xây
dựng những giải pháp hữu hiệu, phù hợp cho vấn đề này.
7. Kết cấu của tiểu luận:
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy, chữa cháy
6
CHƯƠNG II: Thực trạng mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa cháy tại xã
Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ và tại Tp. Hà Nội
CHƯƠNG III: So sánh mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa cháy tại xã Tứ
Xã, Lâm Thao, Phú Thọ và tại Tp. Hà Nội
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
7
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về mức độ nhận thức về an toàn phòng
cháy, chữa cháy
1. Các khái niệm trung tâm trong đề tài:
1.1.Nhận thức:
Nhận thức có thể được hiểu là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức thông qua
tích lũy kinh nghiệm, suy nghĩ, cảm nhận.
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, nhận thức là một khái niệm trừu tượng. Nó là quá
trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ não của con người, có
tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.
1.2.Sự cháy:
Sự cháy là một quá trình gồm nhiều phản ứng hóa học trong môi trường có nhiệt độ
cao. Đầu tiên, chất đốt chất oxy hóa phải ơng tác với nhau nhiệt độ cao, phản
ứng oxy hóa - khử xảy ra. Từ đó tạo ra các sản phẩm oxy hóa, thường dạng hơi (tạo
ra khói). Đồng thời tạo nhiệt độ đủ cao để duy trì quá sự cháy thể làm lan rộng
sự cháy.
Sự cháy có các dấu hiệu đặc trưng sau: có phản ứng hóa học, có tỏa nhiệt và phát ra
ánh sáng.
Để xảy ra sự cháy cần có cả ba yếu tố sau:
- Chất cháy
- Nồng độ Oxy trong môi trường của chất cháy lớn hơn 14%
- Nguồn nhiệt
Luật số 27/2001/QH10 của Quốc hội: Luật Phòng cháy và Chữa cháy quy định như
sau: “Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây
thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường
1.3.Phòng cháy, chữa cháy:
“Phòng” trong “phòng cháy” nghĩa là phòng chống, ngăn chặn một điều gì đó.
Vậy phòng cháy chính là các hoạt động phòng chống, ngăn chặn đám cháy xảy ra.
Phòng cháy là phương thức hữu hiệu nhất, ít thiệt hại nhất, hạn chế được nhiều rủi ro
trong công việc phòng cháy chữa cháy.
Luật số 27/2001/QH10 của Quốc hội về Phòng cháy và Chữa cháy quy định như
sau: “Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện
8
chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập
tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy.”
2. Những kiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy:
2.1.Nguyên nhân gây ra đám cháy:
Thông cáo báo chí về tình hình cháy và cứu nạn, cứu hộ tháng 11 năm 2023 của
Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn Việt Nam; “Về nguyên nhân
xảy ra cháy, trong số 84/153 vụ đã điều tra làm rõ nguyên nhân (chiếm 55,3%) thì
nguyên nhân do sự cố hệ thống, thiết bị điện 66 vụ (chiếm 78,6%); do sơ xuất bất cẩn
sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt 12 vụ (chiếm 14,3%); các nguyên nhân khác mỗi
nguyên nhân chỉ chiếm dưới 10%”
Dựa theo thông cáo báo chí về tình hình cháy và cứu nạn, cứu hộ tháng 11 năm
2023 của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn Việt Nam: “Trong
số 72/145 vụ (chiếm 49,7%) đã làm rõ nguyên nhân thì cháy do sự cố hệ thống, thiết
bị điện 55 vụ (chiếm 76,4%); do sơ xuất bất cẩn sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt 13
vụ (chiếm 18,1%); do vi phạm quy định về PCCC 01 vụ (chiếm 1,4%) và do nguyên
nhân khác 03 vụ (chiếm 4,2%).”
Có thể thấy, sự cố hệ thống, thiết bị điện là nguyên nhân chính trong các vụ hỏa
hoạn (chiếm trên 70%). Mạng điện có thể bị chập, cháy do nối, cải tạo bất hợp lý, do
sử dụng thiết bị điện đã xuống cấp, do điện thoại, thiết bị sạc,...
Ngoài ra, có thể kể đến các nguyên nhân như:
- Sơ xuất, bất cẩn khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt: quên tắt bếp lửa, quên vặn
gas, hút thuốc, đốt rác, thờ cúng, sử dụng nến, pháo,...
- Do vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy: cố ý gây cháy, nổ, tàng trữ
chất gây cháy, nổ trái phép
- Nguyên nhân tự nhiên: sét đánh, áp suất thay đổi đột ngột,...
2.2.Các biểu hiện của đám cháy:
- Mùi của sản phẩm cháy: có nhiều phản ứng hóa học tạo ra những loại cháy, nổ
khác nhau. Vậy nên các phản ứng hóa học này tạo ra các loại mùi khác nhau,
nhưng nhìn chung tất cả các đám cháy đều có mùi khét. Mùi khét là mùi gây
khó chịu, rất dễ nhận biết (đặc biệt là trong cự ly gần)
- Khói thoát ra: cùng tùy thuộc vào loại phản ứng gây cháy, nổ và điều kiện môi
trường mà có màu, thành phần khác nhau. Khói thoát ra từ đám cháy chứa rất
nhiều khí độc và gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con người nếu hít
phải, đặc biệt là với khối lượng lớn.
- Ánh lửa, tiếng nổ: là một trong những đặc trưng dễ nhận biết của sự cháy
9
2.3.Các phương pháp phòng cháy:
Để tránh những thiệt hại không đáng có do cháy, nổ gây ra, bạn nên tìm hiểu kỹ về các
nguyên nhân gây cháy nổ và thực hiện một số biện pháp đơn giản dưới đây:
- Trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy cần thiết
- Tham gia các buổi diễn tập giả định để trau dồi kỹ năng xử lý
- Kiểm tra và đảm bảo các thiết bị điện được an toàn, chú ý sử dụng đúng công
suất và trọng tải.
- Những thiết bị điện, bếp đun nấu cần được bố trí tại các khu vực làm việc để
đảm bảo an toàn.
- Tắt bếp và các thiết bị điện khi không cần sử dụng
- Ngăn cách dòng lửa với các vật dụng có nguy cơ cháy, đặc biệt là khi nấu ăn
hay hàn (các hoạt động sinh nhiệt lớn), tránh xa các vật dễ bắt lửa.
- Không lưu trữ và sản xuất trái phép các vật dụng gây cháy nổ
- Các công trình xây dựng công cộng cần đảm bảo tuân thủ tuyệt đối quy định về
phòng cháy chữa cháy.
- Khi xảy ra sự cố gas bị rò rỉ, cần nhanh chóng
khóa van và mở toàn bộ cửa để lưu thông
khí.
- Sử dụng đúng cách thiết bị điện đạt chuẩn về
yêu cầu an toàn
- Không can thiệp, sửa chữa bừa bãi vào mạng
điện trong nhà
- Chuẩn bị các thiết bị bảo hộ, phòng cháy,
chữa cháy như: thang dây, bình xịt khí, lối
thoát hiểm,... và thiết kế sẵn cách thức, lối
thoát hiểm
- Thực hiện quy định, nội quy về phòng cháy,
chữa cháy:
2.4.Cách ứng phó và thoát nạn khi gặp hỏa hoạn:
- Việc giữ bình tĩnh khi phát hiện, ứng phó và thoát nạn là rất cần thiết
- Ngay khi phát hiện hỏa hoạn, cần tìm nguồn phát ra đám cháy, định hình việc
cần làm để xử lý đám cháy nhanh nhất.
- Đưa ra các cảnh báo sớm nhất cho mọi người xung quanh về đám cháy đang
xảy ra. Bất kể nguồn cháy xuất phát từ đâu, to hay nhỏ đều cần cảnh báo cho
mọi người xung quanh về đám cháy bằng cách:
10
Sử dụng thiết bị báo cháy khẩn cấp.
Hô hoán mọi người xung quanh.
Sử dụng loa phát thanh hoặc loa tòa nhà.
- lập vùng cháy ngay khi thể được biết một trong những cách đem lại
hiệu quả an toàn đơn giản khi vùng cháy được lập giới hạn giúp việc
chữa cháy diễn ra đơn giản, nhanh chóng hơn. Không những thế, đây còn
biện pháp giảm tối đa các thiệt hại do đám cháy gây nên. Cô lập vùng cháy bằng
cách:
Ngắt cầu dao điện, ngắt aptomat. Biện pháp này giúp ngăn chặn đám
cháy bùng lớn tới khu vực xung quanh.
Nhanh chóng liên hệ với lực lượng phòng cháy chữa cháy 114 qua điện
thoại, cung cấp địa chỉ cũng như tình hình đám cháy diễn ra chính xác.
Lập tức sơ tán mọi người trong vùng cháy.
thể thử các biện pháp chữa cháy khi đám cháy chưa lan rộng bằng
bình chữa cháy mini trang bị tại nhà, các loại mền sản xuất công dụng
ngăn lửa,...
Di chuyển các vật dụng có thể bắt lửa ra xa đám cháy.
Khi đám cháy xảy ra, mọi người cần bình tĩnh, vận dụng đúng các kỹ năng
thoát hiểm này để bảo vệ và tính mạng:sức khỏe
- Định hướng ràng cửa chính, cửa phụ của nhà hoặc tòa nhà đang sống. Ngay
khi lửa bùng cháy dữ dội, chặn đường ra cửa chính không hốt hoảng, tìm cửa
phụ để thoát ra ngoài.
- Nhanh chóng tạo lối thoát hiểm an toàn, tuyệt đối không cố ôm của cải, giấy tờ
hay điện thoại hoặc gọi điện thoại báo cháy đám cháy diễn ra rất nhanh, cần
nhanh chóng thoát ra ngoài.
- Rèn luyện kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho thành viên trong gia đình, người
giúp việc.
- Thoát ra ngoài nếu phải vượt qua hành lang đầy khói, cần nằm xuống
vị trí càng thấp và gần cửa thì không khí thoáng hơn
- Nếu nhà đất từ 2 tầng trở lên, nên mua thang thể vác hoặc di chuyển
được để sử dụng khi gặp sự cố bạn thể thoát ra ngoài bằng cửa sổ
không sợ bị ngã. Để thang tại vị trí dễ tìm, mọi thành viên trong gia đình đều
cần biết vị trí này.
- Khi sống trong chung hoặc tòa nhà cao tầng, tuyệt đối không di chuyển
xuống đất bằng thang máy.
- Xác định điểm tập trung, nơi an toàn bên ngoài tòa nhà và kiểm tra lại các thành
viên trong gia đình xem đã thoát ra ngoài hết chưa.
11
- Không chỉ lửa mà khói và hơi độc cũng là nguyên nhân dẫn đến tử vong. Do đó,
tránh khói cần bò ra ngoài, vì khói lơ lửng ở trên cao. Nếu có em bé, cần ẵm em
bé sát bụng.
- Nếu tóc hoặc quần áo bị bén lửa, cần nhanh chóng nằm xuống, lăn người qua
lại, hướng dẫn trẻ nhỏ kỹ thuật này để quần áo và tóc được dập lửa kịp thời.
- Kiểm tra cánh cửa quá nóng không trước khi m cửa chính. Nếu lửa bùng
lên dữ dội, cần thoát ra bằng đường khác như cửa phụ hoặc cửa sổ.
- Hướng dẫn con cách trú ẩn khi bị kẹt lại trong phòng bằng cách chui xuống gầm
giường, nằm sát xuống sàn nhà.
- Thoát ra ngoài nếu phải vượt qua hành lang đầy khói, cần nằm xuống
vị trí càng thấp và gần cửa thì không khí thoáng hơn.
Giảm thiểu tối đa các thiệt hại về người tài sản khi xảy ra hỏa hoạn, một vài
lưu ý khi hỏa hoạn xảy ra:
- Tính mạng con người là ưu tiên hàng đầu.
- Thoát ra khỏi đám cháy càng sớm càng tốt.
- Thông báo cho người xung quanh càng sớm càng tốt.
- Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi có đám cháy xảy ra.
2.5.Một số thiết bị phòng cháy, chữa cháy:
- Búa thoát hiểm
- Bình xử lí cháy ban đầu
- Bình dung dịch bọt
- Mặt nạ chống cháy
- Thang dây inox
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa
cháy của người dân tại nông thôn và đô thị:
3.1.Các yếu tố tại đô thị:
3.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Kinh tế ở đô thị phát triển hơn nông thôn. Do đó cơ sở hạ tầng có chất lượng
cao hơn, các thiết bị phòng cháy, chữa cháy thương đày đủ, dễ tiếp cận hơn
- Nhìn chung, nhận thức về an toàn phòng cháy chữa cháy của người dân đô thị
cũng cao hơn so với nông thôn vì có nhiều cơ hội tiếp cận, học vấn cao hơn.
Yêu câu, quy định về phòng cháy, chữa cháy cũng được giám sát, thực hiện
nghiêm ngặt hơn
3.1.2. Công tác tuyên truyền
- Công tác tuyên truyền ở đô thị có nhiều điều kiện thuận lợi: mạng xã hội,
poster,... và người dân có nhận thức tốt hơn, tiếp thu tốt hơn
3.1.3. Hoạt động giáo dục
12
- Chất lượng giáo dục ở đô thị thường tốt hơn trong việc phổ cập kiến thức về
phòng cháy chữa cháy
3.2.Các yếu tố tại nông thôn:
3.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Điều kiện kinh tế ở nông thôn thường kém hơn so với ở đô thị. Vậy nên chất
lượng cơ sở hạ tầng và cơ hội tiếp cận các thiết bị, hệ thống phòng cháy, chữa
cháy cũng thấp hơn.
3.2.2. Công tác tuyên truyền
- Công tác tuyên truyền ở nông thôn còn gặp nhiều khó khăn: do khoảng cách,
người dân không chú trọng,...
- Công tác tuyên truyền ở nông thôn còn mang tính hình thức, chưa được phổ
biến rộng rãi
3.2.3. Hoạt động giáo dục
- Chất lượng giáo dục thường thấp hơn so với ở đô thị. Vậy nên việc phổ cập
kiến thức về phòng cháy, chữa cháy vẫn chưa thực sự được chú trọng, quan tâm
đúng mức
13
CHƯƠNG II: Thực trạng mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy
chữa cháy tại xã Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ và tại Tp. Hà Nội)
1. Thực trạng mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa cháy tại xã Tứ Xã,
Lâm Thao, Phú Thọ
Qua bảng khảo sát bằng bẳng hỏi với người dân tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao,
tỉnh Phú Thọ, kết quả thu được là 134 câu trả lời, trong đó có 46,2% người dân đang ở
tại nhà cấp 4, 36,5% người dân đang ở nhà cấp 3, 13,5% người dân đang ở nhà cấp 2
và 3,8% người dân đang ở nhà cấp 1.
Nhà cấp 4 được hiểu là nhà có kết cấu chịu lực, được làm từ gỗ hoặc gạch, với thời
gian sử dụng trong khoảng 30 năm. Những ngôi nhà cấp 4 thường có tường bao che
chắn hoặc các vách tường ngăn làm bằng gạch hay hàng rào cây. Trong đó, hệ thống
mái nhà thường có vật liệu là ngói, tấm lợp xi măng tổng hợp hay đơn giản hơn là tre,
nứa, rơm,… Với những đặc điểm đó, nhà cấp 4 là phân loại nhà có nhiều nguyên, vật
liệu dễ bắt cháy, có nguy cơ trở thành chất cháy trong đám cháy.
Hầu hết người dân sinh sống tại nơi cư trú từ 1 – 1,5 năm và từ 2 năm trở lên, với
chất lượng thi công và điều kiện tự nhiên, nhà ở và mạng điện đã và đang dần xuống
thấp góp phần làm tăng nguy cơ gây cháy, nổ.
14
Về các vật liệu, dụng cụ trong nhà tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao, dựa vào 52 câu
trả lời khảo sát có thể thấy đồ điện gia dụng chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó là các vật liệu,
đồ dùng dễ bắt cháy và cuối cùng là bếp củi, bình ga.
Trong số câu trả lời 52cho câu hỏi “Mức độ hiểu biết của anh/chị về vấn đề phòng
cháy, chữa cháy tại nơi ở của mình”, 50% người tham gia khảo sát chọn phương án
“đã biết nhưng không hiểu rõ”, 36,5% người chọn phương án chưa biết và chỉ có
13,5% người đã biết và hiều rõ.
Rõ ràng, đây là những con số đáng báo động vì chúng cho tấy rằng phần lớn những
người thực hiện khảo sát chưa được trang bị kiến thức, chưa có đủ hiểu biết về vấn đề
an toàn phòng cháy, chữa cháy tại nơi ở của mình.
15
Mức độ quan tâm của người dân thực hiện khảo sát cũng đang ở mức đáng báo
động, số người chưa có kiến thức và kế hoạch thoát nạn khi gặp hỏa hoạn lên đến
48,1%, 36,5% người trả lời đã biết nhưng chưa có kế hoạch thoát hiểm và chỉ có
15,4% đã có kế hoạch thoát hiểm.
Điều đáng chú ý là cả mức độ nhận thức và sự quan tâm của người dân đến vấn đề
phòng cháy, chữa cháy tại nơi ở còn rất thấp. Nguyên nhân là do thái độ chủ quan,
nghĩ rằng sẽ không có trường hợp hỏa hoạn xảy ra. Vậy nên sinh ra sự thờ ơ với
những thông tin, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và không hề có kế hoạch thoát
nạn.
Tại xã Tứ Xã, việc trang bị các thiết bị phòng cháy, chữa cháy còn rất sơ sài,
kém hiệu quả. 55,8% người dân chưa được trang bị bất cứ thiết bị phòng cháy chữa
cháy nào tại nơi ở, người dân được trang bị bình chữa cháy tại nơi ở chỉ chiếm 38.5%
và các thiết bị khác chỉ chiếm dưới 10%.
Tổng kết lại, mức độ nhận thức, mức độ quan tâm của người tham gia khảo sát
tại xã Tứ Xã về vấn đề an toàn phòng cháy, chữa cháy vẫn còn thấp. Trong khi tỉ lệ
các vụ cháy ở nông thôn không hề thấp. Do đó cần được tuyên truyền, giáo dục cả về
kiến thức lẫn các kĩ năng cần thiết trong việc phòng cháy, chữa cháy.
16
2. Thực trạng mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa cháy tại Tp. Hà
Nội
Qua bảng khảo sát bằng bẳng hỏi được thực hiện với cùng nhóm 1, kết quả thu
được là 134 câu trả lời, trong đó có 20,1% sinh viên đang ở tại kí túc xá của trường,
32,8% sinh viên đang ở nhà trọ, 31,3% sinh viên đang ở nhà riêng và 14,2% sinh viên
đang ở chung cư (chung cư cao cấp và chung cư mini).
Các trường hợp sống tại nơi ở hiện tại trên 2 năm phần lớn là ở nhà riêng.
17
Trong số 134 câu trả lời nhóm nhận được khi hỏi về “Mức độ hiểu biết của bạn
về vấn đề phòng cháy, chữa cháy tại nơi ở”, 52,2% người trả lời “đã biết nhưng chưa
hiểu rõ”, 36,5% sinh viên đã biết và hiểu rõ, số sinh viên chưa biết và chiếm 11,9%.
Có thể thấy rằng, phần lớn sinh viên đã có nhận thức nhất định về vấn đề an
toàn phòng cháy, chữa cháy nhưng vẫn còn tồn tại các điểm hạn chế, chưa nắm kĩ
những lí thuyết,, hiểu rõ chúng và chưa có nhiều sự tập rượt, thực hành các kĩ năng
phòng cháy, chữa cháy. Và khi phỏng vấn, nhóm phát hiện nguyên nhân chủ yếu là do
sự thờ ơ, chủ quan, thiếu kiến thức,...
Tuy đã có rất nhiều sinh viên quan tâm đến vấn đề phòng cháy, chữa cháy
nhưng vẫn còn tồn tại 14,2% sinh viên có thái độ thờ ơ trước vấn đề này.
Khi được hỏi về mức độ hiểu biết của bản thân về an toàn phòng cháy, chữa
cháy tại nơi ở, bạn Lâm K40 hiện đang ở tại khu trọ ngõ 406/14 Hồ Tùng Mậu chia sẻ:
“Bản thân mình chưa tìm hiểu rõ, nhưng sau những vụ cháy chung cư ở Hà Nội, mình
cũng khá quan tâm về vấn đề phòng cháy, chữa cháy tại nơi ở.”
Chi tiết thông tin về quá trình phỏng vấn bạn Lâm:
https://drive.google.com/file/d/1baYTIW1o94UTkvIBHX111gTZ9stpTOcv/view
Một số hình ảnh khảo sát tại khu trọ ngõ 406/14 Hồ Tùng Mậu
18
Có thể thấy, các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy tại nơi ở của bạn Lâm vẫn
còn khá sơ sài, mỗi tầng chỉ gồm 2 bình xịt khí, chưa có mặt nạ chống độc hay thang
dây.
Một sinh viên K42 học ngành Quan hệ quốc tế hiện đang ở chung cư Time City
chia sẻ: “Bản thân mình đã từng tham gia tập dượt phòng cháy, chữa cháy tại chung
cư, nhưng mình vẫn chưa được sử dụng thuần thục các thiết bị đó, nên rất mong có cơ
hội được tìm hiểu thêm.”
Chi tiết thông tin về quá trình phỏng vấn bạn A- sinh viên K42 học ngành Quan
hệ quốc tế: https://drive.google.com/file/d/1IPDcwuruk-
rSIUrv9FxwPiwsWhPEYttq/view
Một số hình ảnh khảo sát tại chung cư Time City
Có thể thấy rằng, sinh viên Học viện Báo
chí và Tuyên truyền không chỉ có những nhận
thức, kiến thức vầ an toàn phòng cháy, chữa
cháy mà còn được trang bị cả những kiến thức
thoát nạn khi gặp hỏa hoạn. Tuy vậy, vẫn còn
tồn tại một bộ phận nhỏ chiếm 18,7% chưa có
kiến thức, kĩ năng để thoát nạn trong đám cháy.
Bạn Nguyễn Mai Phương, sinh viên năm
2 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, hiện đang sống cùng chị gái tại chung cư
Eco Dream chia sẻ một vài cách thoát thân như sau: “Bịt các khe hở bằng chăn ướt, bịt
mũi miệng bằng khăn mặt ướt, giữa thái độ bình tĩnh chờ cứu hỏa tới”. Đây là những
cách ứng phó hết sức cơ bản, phổ biến khi nhóm đi phỏng vấn. Một sinh viên khác
chia sẻ thêm trong buổi phỏng vấn: “Nhà mình có trang bị thêm mặt nạ phòng chống
độc”. Mai Phương cũng chia sẻ thêm: “ Kiến thức về an toàn phòng cháy, chữa cháy
19
| 1/25

Preview text:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN VÀ ĐÔ THỊ ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VỀ CHẤT
LƯỢNG AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
TẠI NÔNG THÔN VÀ ĐÔ THỊ
Học và tên sinh viên: Trương Liên Châu Mã sinh viên: 2151010069 Lớp học phần: XH02706
Giáo viên HD: Lưu Hồng Minh 1 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................................4 1.
Lý do chọn đề tài:.................................................................................................................................4 2.
Tổng quan nghiên cứu:........................................................................................................................5 3.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:......................................................................................................5 3.1.
Mục tiêu nghiên cứu:....................................................................................................................5 3.2.
Nhiệm vụ nghiên cứu:...................................................................................................................5 4.
Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:....................................................................................6 4.1.
Khách thể nghiên cứu:.................................................................................................................6 4.2.
Đối tượng nghiên cứu:..................................................................................................................6 4.3.
Phạm vi nghiên cứu:.....................................................................................................................6 5.
Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................................................6 6.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luận:.........................................................................................6 7.
Kết cấu của tiểu luận:...........................................................................................................................6
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy, chữa cháy.................................8 1.
Các khái niệm trung tâm trong đề tài:................................................................................................8 1.1.
Nhận thức:.....................................................................................................................................8 1.2.
Sự cháy:.........................................................................................................................................8 1.3.
Phòng cháy, chữa cháy:................................................................................................................8 2.
Những kiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy:..........................................................................9 2.1.
Nguyên nhân gây ra đám cháy:.....................................................................................................9 2.2.
Các biểu hiện của đám cháy:........................................................................................................9 2.3.
Các phương pháp phòng cháy:...................................................................................................10 2.4.
Cách ứng phó và thoát nạn khi gặp hỏa hoạn:...........................................................................10 2.5.
Một số thiết bị phòng cháy, chữa cháy:.......................................................................................12 3.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa cháy của người dân
tại nông thôn và đô thị:..............................................................................................................................12 3.1.
Các yếu tố tại đô thị:....................................................................................................................12 3.2.
Các yếu tố tại nông thôn:.............................................................................................................13
CHƯƠNG II: Thực trạng mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa cháy tại xã Tứ Xã, Lâm
Thao, Phú Thọ và tại Tp. Hà Nội)
.................................................................................................................14 1.
Thực trạng mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa cháy tại xã Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ 14 2.
Thực trạng mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa cháy tại Tp. Hà Nội.........................17 2
CHƯƠNG III: So sánh mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa cháy tại nông thôn (xã Tứ Xã,
Lâm Thao, Phú Thọ) và đô thị (Tp. Hà Nội)
................................................................................................22
KẾT LUẬN.....................................................................................................................................................23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................24 3 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, các vụ hỏa hoạn dù ở nông thôn hay thành thị đều gây thiệt hại rất lớn về
người và của vì vậy nên phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vẫn còn là một
thách thức rất lớn đối với Việt Nam và đòi hỏi phải có sự nhận thức, giải pháp phù
hợp, đúng đắn; cam kết liên tục của các ngành và cộng đồng để cứu sống và cải thiện
được hiệu quả của công tác phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo an toàn cho người dân.
Theo thông cáo báo chí về tình hình cháy và cứu nạn, cứu hộ tháng 11 năm 2023 của
Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
“Tại địa bàn thành thị xảy ra 80 vụ cháy (chiếm 55,2%), nông thôn xảy ra 65 vụ
(chiếm 44,8%). Xảy ra 59 vụ cháy nhà dân (chiếm 40,7%) [...]
Đáng chú ý, trong tháng 11, toàn quốc xảy ra 145 vụ cháy, làm chết 03 người, làm bị
thương 06 người, về tài sản ước tính sơ bộ thành tiền khoảng 28,52 tỷ đồng. [...]
Ngày 22/10/2023 xảy ra cháy nhà dân tại thôn Làng Có 1, xã Phong Niên, huyện Bảo
Thắng, tỉnh Lào Cai làm 01 người chết; ngày 23/10/2023 xảy ra vụ cháy nhà dân tại
số 48 Hồ Tùng Mậu, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng làm 01 người
chết và 02 người bị thương; ngày 26/10/2023 xảy ra cháy, nổ tại lán tạm thu mua phế
liệu thôn Văn Điển, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Tp Hà Nội làm 03 người chết…”

Đặc biệt, trong vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội
(12/9/2023) thiêu rụi căn chung cư, lấy đi mạng sống của hơn 50 người, bao gồm cả
trẻ nhỏ. Sự kiện này đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về mức độ nhận thức của
người dân về an toàn phòng cháy, chữa cháy tại đô thị nói riêng và trên toàn quốc nói
chung. Đồng thời, cho thấy rằng các giải pháp hiện có nhằm phòng cháy, chữa cháy
vẫn chưa đạt được hiệu quả cao.
Chính vì vậy, vấn đề hết sức quan trọng này cần được giải quyết tận gốc, tức là tác
động vào nhận thức của người dân, cụ thể là nâng cao nhận thức để người dân không
còn có thái độ chủ quan, có đủ kiến thức, kĩ năng giảm thiểu nguy cơ xảy ra các vụ
cháy, nổ và có thể thoát nạn khi gặp hỏa hoạn.
Bên cạnh đó, dựa theo số liệu mà thông cáo báo chí trên cung cấp, có thể thấy rằng
số các vụ cháy tại nông thôn và thành thị gần như xấp xỉ nhau. Vậy nên, khi nghiên
cứu, thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy
chữa cháy không thể bỏ qua các vùng nông thôn, càn chú trọng những điểm khác biệt
giữa thành thị và nông thôn để có thể có được nhận thức, những giải pháp phù hợp, đúng đắn. 4
Qua việc thực hiện khảo sát tại thành phố Hà Nội và xã Tứ Xã (huyên Lâm Thao,
tỉnh Phú Thọ), tôi muốn nêu lên thực trạng nhức nhối về mức độ nhận thức về an toàn
phòng cháy chữa cháy ở cả nông thôn và thành thị. Từ đó nâng cao nhận thức cho
người đọc và gửi thông điệp đến các cơ sở, tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, giáo
dục về phòng cháy, chữa cháy.
2. Tổng quan nghiên cứu:
Chưa có nhiều nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài nhưng đã có nhiều nghiên
cứu trong và ngoài nước chạm đến việc so sánh mức độ nhận thức về an toàn phòng
cháy chữa cháy tại nông thôn và đô thị. Chủ yếu là các đề tài riêng lẻ, xét riêng ở nông
thôn hoặc ở đô thị. Các nghiên cứu về đề tài này ở đô thị có nhiều hơn so với ở nông
thôn nhưng đều đưa ra những nguyên nhân cháy, nổ tương tự nhau (do mạng điện, đồ
dùng điện, sử dụng thiết bị điện sai cách,...). Các biện pháp được đề xuất chủ yếu đưa
ra phương thức thoát nạn; phòng chống cháy lan; hoàn thiện các hệ thống phòng cháy,
chữa cháy, các điều kiện chữa cháy, cứu nạn;... thay vì tập trung vào nâng cao nhận
thức cho người dân để giảm thiểu nguy cơ cháy, nổ.
Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chương trình, chính sách, các địa phương cũng đã thực
hiện nhiều khóa tập huấn cho người dân để nâng cao nhận thức nhưng chưa thực sự
đạt hiệu quả cao, mới chỉ dừng lại ở hình thức chứ chưa thực sự hình thành kĩ năng.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1.Mục tiêu nghiên cứu:
- Thực hiện khảo sát để làm rõ thực trạng mức độ nhận thức về an toàn phòng
cháy chữa cháy tại nông thôn và đô thị.
- Phân tích dữ liệu thu được từ khảo sát, so sánh thực trạng mức độ nhận thức về
an toàn phòng cháy chữa cháy tại nông thôn và đô thị.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ nhận thức về an toàn phòng
cháy chữa cháy tại nông thôn và đô thị dựa trên dữ liệu đã được phân tích.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Xây dựng cơ sở lý thuyết:
 Thao tác hóa các khai niệm trung tâm
 Hệ thống hóa các lý thuyết về an toàn phòng cháy chữa cháy
 Tham khảo cách chính sách về tuyên truyền, giáo dục, tập huấn về an
toàn phòng cháy, chữa cháy
- Khảo sát thực trạng mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa cháy tại nông thôn và đô thị.
- Phân tích và so sánh thực trạng mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa
cháy tại nông thôn và đô thị. 5 - Đưa ra
- một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa
cháy tại nông thôn và đô thị cho người dân.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1.Khách thể nghiên cứu:
- Tại nông thôn: người dân sống tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
- Tại đô thị: sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
4.2.Đối tượng nghiên cứu:
- Tại đô thị: mức độ nhận thức của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
về an toàn phòng cháy chữa cháy
- Tại nông thôn: mức độ nhận thức của người dân tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao,
tỉnh Phú Thọ về an toàn phòng cháy chữa cháy
4.3.Phạm vi nghiên cứu:
- Tại đô thị: nơi ở của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (kí túc xá Học
viện Báo chí và tuyên truyền, chung cư Eco Dream tại Thanh Trì, chung cư
Time City Hai Bà Trưng, khu trọ ngõ 406/14 Hồ Tùng Mậu, chung cư Vinhomes Ocean Park Gia Lâm)
- Tại nông thôn: xã Tứ Xã, huyện Lam Thao, tỉnh Phú Thọ
- Về thời gian: từ tháng 28/11 đến 29/12/2023
5. Phương pháp nghiên cứu: -
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi -
Phương pháp phỏng vấn sâu -
Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp quan sát -
Phương pháp phân tích dữ liệu
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luận:
Tiểu luận này sẽ chỉ ra thực trạng mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa
cháy của người dân, từ đó có thể cung cấp thông tin, trở thành tài liệu tham khảo cho
các đề tài nghiên cứu liên quan. Nâng cao nhận thức của người đọc về vấn đề an toàn
phòng cháy chữa cháy, những bất cập trong việc tuyên truyền, giáo dục, tập huấn kiến
thức, kĩ năng về an toàn phòng cháy chữa cháy. Đồng thời, có thể góp phần nhằm xây
dựng những giải pháp hữu hiệu, phù hợp cho vấn đề này.
7. Kết cấu của tiểu luận: MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy, chữa cháy 6
CHƯƠNG II: Thực trạng mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa cháy tại xã
Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ và tại Tp. Hà Nội
CHƯƠNG III: So sánh mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa cháy tại xã Tứ
Xã, Lâm Thao, Phú Thọ và tại Tp. Hà Nội KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 7 NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy, chữa cháy
1. Các khái niệm trung tâm trong đề tài: 1.1.Nhận thức:
Nhận thức có thể được hiểu là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức thông qua
tích lũy kinh nghiệm, suy nghĩ, cảm nhận.
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, nhận thức là một khái niệm trừu tượng. Nó là quá
trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ não của con người, có
tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn. 1.2.Sự cháy:
Sự cháy là một quá trình gồm nhiều phản ứng hóa học trong môi trường có nhiệt độ
cao. Đầu tiên, chất đốt và chất oxy hóa phải tương tác với nhau ở nhiệt độ cao, phản
ứng oxy hóa - khử xảy ra. Từ đó tạo ra các sản phẩm oxy hóa, thường là dạng hơi (tạo
ra khói). Đồng thời tạo nhiệt độ đủ cao để duy trì quá sự cháy và có thể làm lan rộng sự cháy.
Sự cháy có các dấu hiệu đặc trưng sau: có phản ứng hóa học, có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.
Để xảy ra sự cháy cần có cả ba yếu tố sau: - Chất cháy -
Nồng độ Oxy trong môi trường của chất cháy lớn hơn 14% - Nguồn nhiệt
Luật số 27/2001/QH10 của Quốc hội: Luật Phòng cháy và Chữa cháy quy định như
sau: “Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây
thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường

1.3.Phòng cháy, chữa cháy:
“Phòng” trong “phòng cháy” nghĩa là phòng chống, ngăn chặn một điều gì đó.
Vậy phòng cháy chính là các hoạt động phòng chống, ngăn chặn đám cháy xảy ra.
Phòng cháy là phương thức hữu hiệu nhất, ít thiệt hại nhất, hạn chế được nhiều rủi ro
trong công việc phòng cháy chữa cháy.
Luật số 27/2001/QH10 của Quốc hội về Phòng cháy và Chữa cháy quy định như
sau: “Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện 8
chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập
tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy.”

2. Những kiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy:
2.1.Nguyên nhân gây ra đám cháy:
Thông cáo báo chí về tình hình cháy và cứu nạn, cứu hộ tháng 11 năm 2023 của
Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn Việt Nam; “Về nguyên nhân
xảy ra cháy, trong số 84/153 vụ đã điều tra làm rõ nguyên nhân (chiếm 55,3%) thì
nguyên nhân do sự cố hệ thống, thiết bị điện 66 vụ (chiếm 78,6%); do sơ xuất bất cẩn
sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt 12 vụ (chiếm 14,3%); các nguyên nhân khác mỗi
nguyên nhân chỉ chiếm dưới 10%”

Dựa theo thông cáo báo chí về tình hình cháy và cứu nạn, cứu hộ tháng 11 năm
2023 của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn Việt Nam: “Trong
số 72/145 vụ (chiếm 49,7%) đã làm rõ nguyên nhân thì cháy do sự cố hệ thống, thiết
bị điện 55 vụ (chiếm 76,4%); do sơ xuất bất cẩn sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt 13
vụ (chiếm 18,1%); do vi phạm quy định về PCCC 01 vụ (chiếm 1,4%) và do nguyên
nhân khác 03 vụ (chiếm 4,2%).”

Có thể thấy, sự cố hệ thống, thiết bị điện là nguyên nhân chính trong các vụ hỏa
hoạn (chiếm trên 70%). Mạng điện có thể bị chập, cháy do nối, cải tạo bất hợp lý, do
sử dụng thiết bị điện đã xuống cấp, do điện thoại, thiết bị sạc,...
Ngoài ra, có thể kể đến các nguyên nhân như: -
Sơ xuất, bất cẩn khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt: quên tắt bếp lửa, quên vặn
gas, hút thuốc, đốt rác, thờ cúng, sử dụng nến, pháo,... -
Do vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy: cố ý gây cháy, nổ, tàng trữ
chất gây cháy, nổ trái phép -
Nguyên nhân tự nhiên: sét đánh, áp suất thay đổi đột ngột,...
2.2.Các biểu hiện của đám cháy: -
Mùi của sản phẩm cháy: có nhiều phản ứng hóa học tạo ra những loại cháy, nổ
khác nhau. Vậy nên các phản ứng hóa học này tạo ra các loại mùi khác nhau,
nhưng nhìn chung tất cả các đám cháy đều có mùi khét. Mùi khét là mùi gây
khó chịu, rất dễ nhận biết (đặc biệt là trong cự ly gần) -
Khói thoát ra: cùng tùy thuộc vào loại phản ứng gây cháy, nổ và điều kiện môi
trường mà có màu, thành phần khác nhau. Khói thoát ra từ đám cháy chứa rất
nhiều khí độc và gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con người nếu hít
phải, đặc biệt là với khối lượng lớn. -
Ánh lửa, tiếng nổ: là một trong những đặc trưng dễ nhận biết của sự cháy 9
2.3.Các phương pháp phòng cháy:
Để tránh những thiệt hại không đáng có do cháy, nổ gây ra, bạn nên tìm hiểu kỹ về các
nguyên nhân gây cháy nổ và thực hiện một số biện pháp đơn giản dưới đây: -
Trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy cần thiết -
Tham gia các buổi diễn tập giả định để trau dồi kỹ năng xử lý -
Kiểm tra và đảm bảo các thiết bị điện được an toàn, chú ý sử dụng đúng công suất và trọng tải. -
Những thiết bị điện, bếp đun nấu cần được bố trí tại các khu vực làm việc để đảm bảo an toàn. -
Tắt bếp và các thiết bị điện khi không cần sử dụng -
Ngăn cách dòng lửa với các vật dụng có nguy cơ cháy, đặc biệt là khi nấu ăn
hay hàn (các hoạt động sinh nhiệt lớn), tránh xa các vật dễ bắt lửa. -
Không lưu trữ và sản xuất trái phép các vật dụng gây cháy nổ -
Các công trình xây dựng công cộng cần đảm bảo tuân thủ tuyệt đối quy định về phòng cháy chữa cháy. -
Khi xảy ra sự cố gas bị rò rỉ, cần nhanh chóng
khóa van và mở toàn bộ cửa để lưu thông khí. -
Sử dụng đúng cách thiết bị điện đạt chuẩn về yêu cầu an toàn -
Không can thiệp, sửa chữa bừa bãi vào mạng điện trong nhà -
Chuẩn bị các thiết bị bảo hộ, phòng cháy,
chữa cháy như: thang dây, bình xịt khí, lối
thoát hiểm,... và thiết kế sẵn cách thức, lối thoát hiểm -
Thực hiện quy định, nội quy về phòng cháy, chữa cháy:
2.4.Cách ứng phó và thoát nạn khi gặp hỏa hoạn: -
Việc giữ bình tĩnh khi phát hiện, ứng phó và thoát nạn là rất cần thiết -
Ngay khi phát hiện hỏa hoạn, cần tìm nguồn phát ra đám cháy, định hình việc
cần làm để xử lý đám cháy nhanh nhất. -
Đưa ra các cảnh báo sớm nhất cho mọi người xung quanh về đám cháy đang
xảy ra. Bất kể nguồn cháy xuất phát từ đâu, to hay nhỏ đều cần cảnh báo cho
mọi người xung quanh về đám cháy bằng cách: 10
 Sử dụng thiết bị báo cháy khẩn cấp.
 Hô hoán mọi người xung quanh.
 Sử dụng loa phát thanh hoặc loa tòa nhà. -
Cô lập vùng cháy ngay khi có thể được biết là một trong những cách đem lại
hiệu quả an toàn và đơn giản khi vùng cháy được cô lập và giới hạn giúp việc
chữa cháy diễn ra đơn giản, nhanh chóng hơn. Không những thế, đây còn là
biện pháp giảm tối đa các thiệt hại do đám cháy gây nên. Cô lập vùng cháy bằng cách: 
Ngắt cầu dao điện, ngắt aptomat. Biện pháp này giúp ngăn chặn đám
cháy bùng lớn tới khu vực xung quanh. 
Nhanh chóng liên hệ với lực lượng phòng cháy chữa cháy 114 qua điện
thoại, cung cấp địa chỉ cũng như tình hình đám cháy diễn ra chính xác. 
Lập tức sơ tán mọi người trong vùng cháy. 
Có thể thử các biện pháp chữa cháy khi đám cháy chưa lan rộng bằng
bình chữa cháy mini trang bị tại nhà, các loại mền sản xuất có công dụng ngăn lửa,... 
Di chuyển các vật dụng có thể bắt lửa ra xa đám cháy.
Khi có đám cháy xảy ra, mọi người cần bình tĩnh, vận dụng đúng các kỹ năng
thoát hiểm này để bảo vệ sức khỏe và tính mạng: -
Định hướng rõ ràng cửa chính, cửa phụ của nhà hoặc tòa nhà đang sống. Ngay
khi lửa bùng cháy dữ dội, chặn đường ra cửa chính không hốt hoảng, tìm cửa phụ để thoát ra ngoài. -
Nhanh chóng tạo lối thoát hiểm an toàn, tuyệt đối không cố ôm của cải, giấy tờ
hay điện thoại hoặc gọi điện thoại báo cháy vì đám cháy diễn ra rất nhanh, cần nhanh chóng thoát ra ngoài. -
Rèn luyện kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho thành viên trong gia đình, người giúp việc. -
Thoát ra ngoài nếu phải vượt qua hành lang đầy khói, cần nằm xuống và bò vì
vị trí càng thấp và gần cửa thì không khí thoáng hơn -
Nếu ở nhà đất có từ 2 tầng trở lên, nên mua thang có thể vác hoặc di chuyển
được để sử dụng khi gặp sự cố và bạn có thể thoát ra ngoài bằng cửa sổ mà
không sợ bị ngã. Để thang tại vị trí dễ tìm, mọi thành viên trong gia đình đều cần biết vị trí này. -
Khi sống trong chung cư hoặc tòa nhà cao tầng, tuyệt đối không di chuyển
xuống đất bằng thang máy. -
Xác định điểm tập trung, nơi an toàn bên ngoài tòa nhà và kiểm tra lại các thành
viên trong gia đình xem đã thoát ra ngoài hết chưa. 11 -
Không chỉ lửa mà khói và hơi độc cũng là nguyên nhân dẫn đến tử vong. Do đó,
tránh khói cần bò ra ngoài, vì khói lơ lửng ở trên cao. Nếu có em bé, cần ẵm em bé sát bụng. -
Nếu tóc hoặc quần áo bị bén lửa, cần nhanh chóng nằm xuống, lăn người qua
lại, hướng dẫn trẻ nhỏ kỹ thuật này để quần áo và tóc được dập lửa kịp thời. -
Kiểm tra cánh cửa có quá nóng không trước khi mở cửa chính. Nếu lửa bùng
lên dữ dội, cần thoát ra bằng đường khác như cửa phụ hoặc cửa sổ. -
Hướng dẫn con cách trú ẩn khi bị kẹt lại trong phòng bằng cách chui xuống gầm
giường, nằm sát xuống sàn nhà. -
Thoát ra ngoài nếu phải vượt qua hành lang đầy khói, cần nằm xuống và bò vì
vị trí càng thấp và gần cửa thì không khí thoáng hơn.
Giảm thiểu tối đa các thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra hỏa hoạn, một vài
lưu ý khi hỏa hoạn xảy ra: -
Tính mạng con người là ưu tiên hàng đầu. -
Thoát ra khỏi đám cháy càng sớm càng tốt. -
Thông báo cho người xung quanh càng sớm càng tốt. -
Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi có đám cháy xảy ra.
2.5.Một số thiết bị phòng cháy, chữa cháy: - Búa thoát hiểm -
Bình xử lí cháy ban đầu - Bình dung dịch bọt - Mặt nạ chống cháy - Thang dây inox
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa
cháy của người dân tại nông thôn và đô thị:
3.1.Các yếu tố tại đô thị:

3.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội: -
Kinh tế ở đô thị phát triển hơn nông thôn. Do đó cơ sở hạ tầng có chất lượng
cao hơn, các thiết bị phòng cháy, chữa cháy thương đày đủ, dễ tiếp cận hơn -
Nhìn chung, nhận thức về an toàn phòng cháy chữa cháy của người dân đô thị
cũng cao hơn so với nông thôn vì có nhiều cơ hội tiếp cận, học vấn cao hơn.
Yêu câu, quy định về phòng cháy, chữa cháy cũng được giám sát, thực hiện nghiêm ngặt hơn
3.1.2. Công tác tuyên truyền -
Công tác tuyên truyền ở đô thị có nhiều điều kiện thuận lợi: mạng xã hội,
poster,... và người dân có nhận thức tốt hơn, tiếp thu tốt hơn
3.1.3. Hoạt động giáo dục 12 -
Chất lượng giáo dục ở đô thị thường tốt hơn trong việc phổ cập kiến thức về phòng cháy chữa cháy
3.2.Các yếu tố tại nông thôn:
3.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội -
Điều kiện kinh tế ở nông thôn thường kém hơn so với ở đô thị. Vậy nên chất
lượng cơ sở hạ tầng và cơ hội tiếp cận các thiết bị, hệ thống phòng cháy, chữa cháy cũng thấp hơn.
3.2.2. Công tác tuyên truyền
- Công tác tuyên truyền ở nông thôn còn gặp nhiều khó khăn: do khoảng cách,
người dân không chú trọng,...
- Công tác tuyên truyền ở nông thôn còn mang tính hình thức, chưa được phổ biến rộng rãi
3.2.3. Hoạt động giáo dục

- Chất lượng giáo dục thường thấp hơn so với ở đô thị. Vậy nên việc phổ cập
kiến thức về phòng cháy, chữa cháy vẫn chưa thực sự được chú trọng, quan tâm đúng mức 13
CHƯƠNG II: Thực trạng mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy
chữa cháy tại xã Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ và tại Tp. Hà Nội)
1. Thực trạng mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa cháy tại xã Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ
Qua bảng khảo sát bằng bẳng hỏi với người dân tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao,
tỉnh Phú Thọ, kết quả thu được là 134 câu trả lời, trong đó có 46,2% người dân đang ở
tại nhà cấp 4, 36,5% người dân đang ở nhà cấp 3, 13,5% người dân đang ở nhà cấp 2
và 3,8% người dân đang ở nhà cấp 1.
Nhà cấp 4 được hiểu là nhà có kết cấu chịu lực, được làm từ gỗ hoặc gạch, với thời
gian sử dụng trong khoảng 30 năm. Những ngôi nhà cấp 4 thường có tường bao che
chắn hoặc các vách tường ngăn làm bằng gạch hay hàng rào cây. Trong đó, hệ thống
mái nhà thường có vật liệu là ngói, tấm lợp xi măng tổng hợp hay đơn giản hơn là tre,
nứa, rơm,… Với những đặc điểm đó, nhà cấp 4 là phân loại nhà có nhiều nguyên, vật
liệu dễ bắt cháy, có nguy cơ trở thành chất cháy trong đám cháy.
Hầu hết người dân sinh sống tại nơi cư trú từ 1 – 1,5 năm và từ 2 năm trở lên, với
chất lượng thi công và điều kiện tự nhiên, nhà ở và mạng điện đã và đang dần xuống
thấp góp phần làm tăng nguy cơ gây cháy, nổ. 14
Về các vật liệu, dụng cụ trong nhà tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao, dựa vào 52 câu
trả lời khảo sát có thể thấy đồ điện gia dụng chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó là các vật liệu,
đồ dùng dễ bắt cháy và cuối cùng là bếp củi, bình ga.
Trong số câu trả lời 52cho câu hỏi “Mức độ hiểu biết của anh/chị về vấn đề phòng
cháy, chữa cháy tại nơi ở của mình”, 50% người tham gia khảo sát chọn phương án
“đã biết nhưng không hiểu rõ”, 36,5% người chọn phương án chưa biết và chỉ có
13,5% người đã biết và hiều rõ.
Rõ ràng, đây là những con số đáng báo động vì chúng cho tấy rằng phần lớn những
người thực hiện khảo sát chưa được trang bị kiến thức, chưa có đủ hiểu biết về vấn đề
an toàn phòng cháy, chữa cháy tại nơi ở của mình. 15
Mức độ quan tâm của người dân thực hiện khảo sát cũng đang ở mức đáng báo
động, số người chưa có kiến thức và kế hoạch thoát nạn khi gặp hỏa hoạn lên đến
48,1%, 36,5% người trả lời đã biết nhưng chưa có kế hoạch thoát hiểm và chỉ có
15,4% đã có kế hoạch thoát hiểm.
Điều đáng chú ý là cả mức độ nhận thức và sự quan tâm của người dân đến vấn đề
phòng cháy, chữa cháy tại nơi ở còn rất thấp. Nguyên nhân là do thái độ chủ quan,
nghĩ rằng sẽ không có trường hợp hỏa hoạn xảy ra. Vậy nên sinh ra sự thờ ơ với
những thông tin, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và không hề có kế hoạch thoát nạn.
Tại xã Tứ Xã, việc trang bị các thiết bị phòng cháy, chữa cháy còn rất sơ sài,
kém hiệu quả. 55,8% người dân chưa được trang bị bất cứ thiết bị phòng cháy chữa
cháy nào tại nơi ở, người dân được trang bị bình chữa cháy tại nơi ở chỉ chiếm 38.5%
và các thiết bị khác chỉ chiếm dưới 10%.
Tổng kết lại, mức độ nhận thức, mức độ quan tâm của người tham gia khảo sát
tại xã Tứ Xã về vấn đề an toàn phòng cháy, chữa cháy vẫn còn thấp. Trong khi tỉ lệ
các vụ cháy ở nông thôn không hề thấp. Do đó cần được tuyên truyền, giáo dục cả về
kiến thức lẫn các kĩ năng cần thiết trong việc phòng cháy, chữa cháy. 16
2. Thực trạng mức độ nhận thức về an toàn phòng cháy chữa cháy tại Tp. Hà Nội
Qua bảng khảo sát bằng bẳng hỏi được thực hiện với cùng nhóm 1, kết quả thu
được là 134 câu trả lời, trong đó có 20,1% sinh viên đang ở tại kí túc xá của trường,
32,8% sinh viên đang ở nhà trọ, 31,3% sinh viên đang ở nhà riêng và 14,2% sinh viên
đang ở chung cư (chung cư cao cấp và chung cư mini).
Các trường hợp sống tại nơi ở hiện tại trên 2 năm phần lớn là ở nhà riêng. 17
Trong số 134 câu trả lời nhóm nhận được khi hỏi về “Mức độ hiểu biết của bạn
về vấn đề phòng cháy, chữa cháy tại nơi ở”, 52,2% người trả lời “đã biết nhưng chưa
hiểu rõ”, 36,5% sinh viên đã biết và hiểu rõ, số sinh viên chưa biết và chiếm 11,9%.
Có thể thấy rằng, phần lớn sinh viên đã có nhận thức nhất định về vấn đề an
toàn phòng cháy, chữa cháy nhưng vẫn còn tồn tại các điểm hạn chế, chưa nắm kĩ
những lí thuyết,, hiểu rõ chúng và chưa có nhiều sự tập rượt, thực hành các kĩ năng
phòng cháy, chữa cháy. Và khi phỏng vấn, nhóm phát hiện nguyên nhân chủ yếu là do
sự thờ ơ, chủ quan, thiếu kiến thức,...
Tuy đã có rất nhiều sinh viên quan tâm đến vấn đề phòng cháy, chữa cháy
nhưng vẫn còn tồn tại 14,2% sinh viên có thái độ thờ ơ trước vấn đề này.
Khi được hỏi về mức độ hiểu biết của bản thân về an toàn phòng cháy, chữa
cháy tại nơi ở, bạn Lâm K40 hiện đang ở tại khu trọ ngõ 406/14 Hồ Tùng Mậu chia sẻ:
“Bản thân mình chưa tìm hiểu rõ, nhưng sau những vụ cháy chung cư ở Hà Nội, mình
cũng khá quan tâm về vấn đề phòng cháy, chữa cháy tại nơi ở.”
Chi tiết thông tin về quá trình phỏng vấn bạn Lâm:
https://drive.google.com/file/d/1baYTIW1o94UTkvIBHX111gTZ9stpTOcv/view
Một số hình ảnh khảo sát tại khu trọ ngõ 406/14 Hồ Tùng Mậu 18
Có thể thấy, các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy tại nơi ở của bạn Lâm vẫn
còn khá sơ sài, mỗi tầng chỉ gồm 2 bình xịt khí, chưa có mặt nạ chống độc hay thang dây.
Một sinh viên K42 học ngành Quan hệ quốc tế hiện đang ở chung cư Time City
chia sẻ: “Bản thân mình đã từng tham gia tập dượt phòng cháy, chữa cháy tại chung
cư, nhưng mình vẫn chưa được sử dụng thuần thục các thiết bị đó, nên rất mong có cơ
hội được tìm hiểu thêm.”
Chi tiết thông tin về quá trình phỏng vấn bạn A- sinh viên K42 học ngành Quan
hệ quốc tế: https://drive.google.com/file/d/1IPDcwuruk- rSIUrv9FxwPiwsWhPEYttq/view
Một số hình ảnh khảo sát tại chung cư Time City
Có thể thấy rằng, sinh viên Học viện Báo
chí và Tuyên truyền không chỉ có những nhận
thức, kiến thức vầ an toàn phòng cháy, chữa
cháy mà còn được trang bị cả những kiến thức
thoát nạn khi gặp hỏa hoạn. Tuy vậy, vẫn còn
tồn tại một bộ phận nhỏ chiếm 18,7% chưa có
kiến thức, kĩ năng để thoát nạn trong đám cháy.
Bạn Nguyễn Mai Phương, sinh viên năm
2 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, hiện đang sống cùng chị gái tại chung cư
Eco Dream chia sẻ một vài cách thoát thân như sau: “Bịt các khe hở bằng chăn ướt, bịt
mũi miệng bằng khăn mặt ướt, giữa thái độ bình tĩnh chờ cứu hỏa tới”. Đây là những
cách ứng phó hết sức cơ bản, phổ biến khi nhóm đi phỏng vấn. Một sinh viên khác
chia sẻ thêm trong buổi phỏng vấn: “Nhà mình có trang bị thêm mặt nạ phòng chống
độc”. Mai Phương cũng chia sẻ thêm: “ Kiến thức về an toàn phòng cháy, chữa cháy 19