Thực trạng và giải pháp phòng, chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác về nhóm tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay | Tiểu luận HP2 Công tác quốc phòng và an ninh
Khái niệm các tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Dấu hiệu pháp lý của các tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Phân loại các tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: HP2 Công tác quốc phòng an ninh
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
---------------------------- TIỂU LUẬN
HP2 CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM
XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI KHÁC VỀ
NHÓM TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Sinh viên: NGUYỄN HỒNG NHUNG
Mã số sinh viên: 2156110044 Lớp GDQP&AN: 13
Lớp: Quan hệ chính trị và Truyền thông quốc tế K41
Hà Nội, tháng 12 năm 2021 MỤC LỤC MỞ ĐẦU
.................................................................................... .... .... ... .... ... .... .... .1 NỘI DUNG
........................................................................... .... .... ... .... ... .... ....... ...3 CHƯƠNG 1: CƠ S Ở L Ý L UẬN VỀ TỘ I PH ẠM X ÂM PH ẠM DANH DỰ, NH ÂN PHẦM CỦA
NGƯỜI KHÁC . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .3 1.1. Kh ái niệm c ác tội phạ m xâm ph ạm danh dự , nhâ n phẩm của người khác
........................................................................ .... ....... .... ... .... ..3 1.2. Dấ u hiệu ph áp lý của cá c tội phạ m xâm ph ạm danh dự , nhâ n ph ẩm của người khác
................................................. .... ....... .... ... .... .... ...4 1.3. Phân loạ i c ác tội phạ m xâm ph ạm danh dự , nhâ n phẩm của người khác
........................................................................ .... ....... .... ... .... ..5 1.4. Nguyên nh ân, điều k iện của tì nh tr
ạng phạm tội xâm ph ạm danh dự , nhâ n phẩm của ng ười khác
................................................ .... ....... ...5 CHƯƠNG 2: TH ỰC TRẠNG VÀ GI ẢI PHÁ P PHÒNG, CHỐNG TỘ I PHẠM X ÂM PH ẠM DANH DỰ, NH ÂN PHẨM CỦA NGƯỜI K HÁC V Ề NHÓM TỘI L ÀM NH ỤC NGƯỜI K HÁC
.............................................................. .... .... ... .7 2.1. Giớ i thiệu về tội là m n hục người kh ác
............................ .... .... ... .... ..7 2.2. Thự c trạng cá c tội làm n hục ngư ời khá c ở Việt Nam hiện n ay . . . .9 2.3. Một số g iải ph
áp phòng, chống các tội là m nh ục người kh
ác . . . . . .1 2 KẾT LUẬN
............................................................................... .... .... ... .... ... .... ....1 6 TÀ I L IỆU THAM KHẢO
................................................................................. .1 8 1 MỞ ĐẦU
Trong những năm trở lại đây, nhờ vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà
nước với những chính sách đổi mới, đất nước ta đã có những sự chuyển biến và phát
triển vô cùng mạnh mẽ trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,… chất lượng
đời sống của người dân theo đó cũng được cải thiện, nâng cao. Bên cạnh những thành
tựu đã đạt được thì trong xã hội cũng xuất hiện nhiều mặt trái do sự tác động của
nhiều yếu tố khác nhau như nền kinh tế, sự thay đổi trong tư duy, nhận thức của con
người,… . Chúng có tác động không nhỏ tới đời sống xã hội của người dân và là mối
đe dọa đối với an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Trước thực tế đó, Đảng
và Chính phủ, các cơ quan ban ngành đã đề ra nhiều biện pháp cấp bách nhằm bảo
vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội và đảm bảo sự an toàn của người dân. Với sự ủng
hộ, tham gia tích cực của các ngành, các cấp chính quyền và toàn thể người dân,
nhìn chung, đất nước ta đã đạt được những kết quả nhất định, tình hình chung của
đất nước đã có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay vẫn có xu hướng gia tăng
và diễn biến phức tạp. Cơ cấu, các loại hình tội phạm và phạm vi hoạt động của các
tội phạm cũng có sự phát triển, thay đổi, gây khó khăn cho công tác quản lý, điều tra.
Trong số đó, tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác đặc biệt là
các tội làm nhục người khác đang có những diễn biến vô cùng phức tạp, gia tăng cả
về số vụ, số người, và mức độ vi phạm. Chúng đã và đang gây ra những hậu quả hết
sức nghiêm trọng cho toàn xã hội, là mối đe dọa cho sự phát triển của đất nước và
cuộc sống của người dân.
Thực tế, nước ta cũng đã có những quy định cụ thể về tội phạm xâm phạm
danh dự, nhân phẩm của người khác nói chung và các tội làm nhục người khác nói
riêng trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cùng với
các văn bản, chính sách nhằm phòng, chống loại tội phạm này. Tuy nhiên, công tác
nâng cao nhận thức và phòng, chống các tội làm nhục người khác ở nước ta vẫn
chưa thật sự hiệu quả, đòi hỏi sự cố gắng hơn nữa của Đảng, Nhà nước và toàn thể
người dân Việt Nam. Để đạt được kết quả cao nhất trong việc phòng, chống các tội
làm nhục người khác đòi hỏi mỗi người phải nắm rõ và đúng những khái niệm, quy
định của pháp luật về tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, đặc
biệt là các tội làm nhục người khác; đồng thời cần nhận thức rõ trách nhiệm của bản
thân trong công cuộc đấu tranh phòng, chống để từ đó tự bảo vệ bản thân và đóng
góp cho sự an toàn, ổn định của đất nước trong tình hình mới.
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phòng,
chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác về nhóm
tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay” làm đề tài tiểu luận HP2 Công
tác quốc phòng và an ninh của mình. NỘI DUNG CHƯƠNG
1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM XÂM
PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẦM CỦA NGƯỜI KHÁC
1.1. Khái niệm các tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
- Nhân phẩm: “là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được, hay
nói cách khác, nhân phẩm chính là giá trị làm người của mỗi con người”.
- Danh dự: “là sự coi trọng, đánh giá của dư luận xã hội đối với một
người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó”.
Danh dự và nhân phẩm là hai khái niệm có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ,
liên quan đến nhau. Đồng thời, đó cũng là hai yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng,
làm nên giá trị của mỗi con người. Do đó, danh dự và nhân phẩm của mỗi con người
đều được Pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Cụ thể tại Điều 20 của Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã quy định như sau: “Mọi người có quyền
bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân
phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào
khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Như vậy, không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào có quyền xâm phạm đến
danh dự, nhân phẩm của người khác. Quy định nêu trên và các quy định khác trong
các văn bản pháp luật của Nhà nước đã thể hiện sự bảo vệ đối với quyền chính đáng
của con người, của công dân; đồng thời, nó cũng thể hiện thái độ kiên quyết, sự
nghiêm minh của Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống và xử lý các
hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của con người.
Theo đó, các hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của con người
hay các tội xâm phạm nhân phầm, danh dự của con người là “những hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng
lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới quyền được tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm
và danh dự được Hiến pháp và pháp luật hình sự ghi nhận và bảo vệ”. Trong đó:
- “những hành vi nguy hiểm cho xã hội” là các tội xâm phạm nhân
phẩm, danh dự con người được quy định tại Điều 141 – Điều 156,
Chương 14, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
- “người có năng lực trách nhiệm hình sự” là “người đã đạt độ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12 Bộ luật hình sự 2015) và không
thuộc trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm
hình sự (Điều 21 Bộ luật hình sự 2015)”.
- “đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự”: từ đủ 16 tuổi trở lên
1.2. Dấu hiệu pháp lý của các tội phạm xâm phạm danh dự, nhân
phẩm của người khác
- Khách thể của các tội phạm xâm phạm danh dự và nhân phẩm của
con người: là danh dự, nhân phẩm của con người được pháp luật
hình sự bảo vệ. Đối tượng tác động của các tội phạm này là con người cụ thể.
- Mặt khách quan của các tội phạm xâm phạm danh dự và nhâm
phẩm của con người được thể hiện ở hai yếu tố:
+ Thể hiện ở những hành vi nguy hiểm cho xã hội (h ành động hoặc
không hành động) xâm phạm tới nhân phẩm, danh dự của người
khác. Các hành vi thường được thể hiện bằng lời nói hay hành động
(phát tán thông tin, đưa lên mạng xã hội,…) nhằm gây tổn hại đến
danh dự, nhân phẩm của con người
+ Thể hiện ở hậu quả gây nguy hiểm cho xã hội. Đố i với các tội
phạm này, hậu quả nguy hiểm cho xã hội là những thiệt hại về thể
chất, tinh thần của nạn nhân.
- Chủ thể của các tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con
người: là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do pháp luật quy định
- Mặt chủ quan của các tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm
của con người: phần lớn các tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý
trực tiếp. Động cơ và mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt
buộc của các cấu thành tội phạm. 1.3.
Phân loại các tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
- Các tội xâm phạm tình dục: gồm tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, tội
dâm ô với người dưới 16 tuổi, tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội
sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.
- Các tội mua bán người: gồm tội mua bán người, tội mua bán người
dưới 16 tuổi, tội đánh tráo người dưới 1 tuổi, tội chiếm đoạt người
dưới 16 tuổi; tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.
- Các tội làm nhục người khác: gồm tội làm nhục người khác, tội vu
khống, tội hành hạ người khác.
- Các nhóm tội khác: tội lây truyền HIV cho người khác, tội cố ý
truyền HIV cho người khác, tội chống người thi hành công vụ. 1.4.
Nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội xâm phạm danh
dự, nhân phẩm của người khác
- Sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường: làm xuất hiện và
gia tăng các tệ nạn xã hội, đặc biệt là ở một bộ phận giới trẻ như
học sinh, sinh viên; các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt
đẹp của dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến lối
sống và nhân sinh quan của con người; kinh tế thị trường cũng làm
gia tăng khảng cách giàu nghèo, gây bất công xã hội từ đó tạo nên
những mâu thuẫn giữa con người và gây ra tình trạng phạm tội.
- Sự tác động tiêu cực do tàn dư của chế độ cũ để lại: thời gian chiến
tranh kéo dài cùng với sự đô hộ của các chế độ thực dân, đế quốc
đã để lại cho nước ta không ít các tư tưởng, lối sống trụy lạc, làm
suy đồi một số bộ phận nhân dân. Đáng tiếc là các tư tưởng tiêu cực
đó vẫn còn kéo dài và xuất hiện trong đời sống của chúng ta hiện
nay như tư tưởng trọng nam, khinh nữ,… đã tác động vào đời sống
xã hội, làm nảy sinh mâu thuẫn và là một trong những lý do gây nên các tội phạm.
- Những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý của Nhà nước
- Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, việc thực thi pháp luật kém
hiệu quả: thời gian vừa qua, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ
thống pháp luật và thi hành pháp luật đã được Đảng, Nhà nước
quan tâm chỉ đạo và đạt được nhiều thành quả quan trọng. Tuy
nhiên, trước yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới,
công tác xây dựng, thực thi pháp luật vẫn còn nhiều bất cập, hạn
chế, tạo sơ hở khiến một số đối tượng lợi dụng để hoạt động phạm tội phát triển.
- Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ quan chức
năng nói chung và ngành công an nói riêng còn bộc lộ nhiều yếu kém
- Công tác quản lí của Nhà nước về an ninh, trật tự an toàn xã hội còn nhiều sơ hở
- Phong trào quần chúng tham gia đấu tranh chống tội phạm ở một
số nơi chưa thật sự hiệu quả
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG,
CHỐNG TỘI PHẠM XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM
CỦA NGƯỜI KHÁC VỀ NHÓM TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC
2.1. Giới thiệu về tội làm nhục người khác
Các tội làm nhục người khác bao gồm tội làm nhục người khác, tội vu khống
và tội hành hạ người khác.
- Tội làm nhục người khác được thể hiện ở các hành vi “xúc phạm
nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác” bằng lời nói
hoặc hành động với lỗi cố ý trực tiếp
- Tội vu khống người khác được thể hiện ở các hành vi bịa đặt hoặc
lan truyền các thông tin sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng
nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến các quyền, lợi ích hợp pháp của người khác -
Tội hành hạ người khác được thể hiện ở các hành vi đối xử tàn ác
với người bị lệ thuộc (“người bị lệ thuộc không phải là người trong
mối quan hệ với ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người
có công nuôi dưỡng mình”), làm nạn nhân bị đau đớn về thể xác và
đè nén, áp bức về tinh thần
Nhóm tội làm nhục người khác được cấu thành bởi các yếu tố:
- Mặt khách quan: thể hiện qua hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân
phẩm, danh dự của người khác dưới các hình thức khác nhau như
lời nói (sỉ nhục, thóa mạ, chửi bới,… nhằm hạ thấp danh dự, nhân
cách của người bị hại) hay các hành động (hành hung, lột đồ,…
trước đám đông hoặc đưa lên mạng nhằm bêu rếu người bị hại).
Pháp luật quy định tội làm nhục người khác là tội phạm có cấu
thành hình thức. Tội phạm được coi là hoàn thành từ khi người
phạm tội có lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng đến
danh dự, nhân phẩm của người khác. Hậu quả không phải là dấu
hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của các tội làm nhục người khác.
- Mặt khách thể: theo quy định của pháp luật, công dân Việt Nam có
quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo hộ về
sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy
bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm
thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Như vậy, các tội
làm nhục người khác xâm phạm đến quyền được bảo hộ về nhân
phẩm, danh dự của con người
- Mặt chủ quan: người phạm tội này do cố ý, biết rõ hành vi của
mình là xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng vẫn
thực hiện hành vi phạm tội
- Chủ thể: người có năng lực trách nhiệm hình sự (“có khả năng nhận
thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi xúc phạm
nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác và có khả năng
điều khiển hành vi đó”)
2.2. Thực trạng các tội làm nhục người khác ở Việt Nam hiện nay
Trong những năm gần đây, sự phát triển về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã
hội đã làm cho đời sống của người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao, xã hội
không ngừng được cải thiện, trở nên văn minh, tốt đẹp. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn
còn tồn tại một số mặt trái do tác động của nền kinh tế thị trường gây ra, cùng với
các tàn dư, tiêu cực của chế độ cũ để lại và rất nhiều yếu tố tiêu cực khác làm cho tình
hình an ninh, chính trị có những diễn biến phức tạp. Một trong số đó là xu hướng gia
tăng và diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay, đặc biệt là các
tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người như tội làm nhục người
khác ngày càng nhiều, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội, ảnh hưởng
đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đến sự an toàn của người dân.
Tội làm nhục người khác được diễn ra với nhiều hình thức và nhiều cách thức
khác nhau. Về hình thức, nó có thể được diễn ra trực tiếp với sự có mặt của người
phạm tội và nạn nhân, thường là ở nơi công cộng và có sự tập trung của nhiều người.
Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng và sử dụng rộng rãi của Internet cũng đã tạo ra
môi trường cho tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người phát triển,
đặc biệt là tội làm nhục người khác. Internet ra đời dẫn đến sự ra đời của các mạng xã
hội, đó là nơi con người thật có thể kết nối với nhau nhưng lại trong một môi trường
ảo, do đó, những người có mục đích xấu có thể lợi dụng để giả mạo thông tin và
thực hiện các hành vi xấu đối với người khác. Nhiều người đã lợi dụng sự quản lý
lỏng lẻo của các mạng xã hội, các chức năng ẩn danh để thực hiện các hành vi xâm
phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Những hành vi này thường khó bị phát
hiện và điều tra kỹ lưỡng vì việc chứng minh chủ thể thực hiện và hậu quả của hành
vi phạm tội đều rất khó khăn. Về cách thức, các hành vi làm nhục người khác có thể
bằng lời nói hoặc hành động cố ý xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác như lăng
mạ, chửi bới, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông, hành hung, tung tin đồn thất thiệt,…
nhằm hạ thấp nhân cách, danh dự, nhân phẩm của người khác và buộc người bị hại
phải làm theo ý muốn của mình. Bên cạnh đó, nhiều người cũng lợi dụng các ứng
dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo,… để thực hiện hành vi phạm tội của mình
bằng cách đưa hình ảnh, video hoặc thông tin xuyên tạc để phát tán nhằm bôi nhọ,
xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Những người không trực tiếp đăng tin
nhưng lại có hành vi lan truyền những thông tin biết rõ là sai sự thật nhằm xúc
phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp
pháp của người khác cũng có thể được coi là tội làm nhục người khác.
Thực tế, ở Việt Nam đã xảy ra rất nhiều vụ việc liên quan đến tội làm nhục
người khác được đưa ra pháp luật, trong đó có cả những trường hợp xảy ra trực tiếp
và xảy ra trên mạng internet.
Vụ việc gần đây nhất và đang nhận được sự chú ý của đông đảo dư luận là vụ
án hình sự về tội làm nhục người khác và cưỡng đoạt tài sản được Cơ quan cảnh sát
điều tra Công an TP Thanh Hóa khởi tố vào ngày 4/12/2021.
Cụ thể, Công an TP Thanh Hóa đã có quyết định khởi tố bị can đối với Cao
Thị Mai Hường, 29 tuổi, trú tại phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa về tội làm nhục
người khác và cưỡng đoạt tài sản, đồng thời khởi tố bị can, bắt tạm giam Trịnh Đình
Anh, 31 tuổi, chồng của Hường, về tội cưỡng đoạt tài sản.
Trước đó, vào chiều 3/12, Công an TP Thanh Hóa phát hiện trên Facebook
đang lan truyền một video clip dài hơn 2 phút ghi lại cảnh một nữ sinh bị một nhóm
người có hành vi dùng vũ lực, có dấu hiệu làm nhục, gây bức xúc trong dư luận.
Vào cuộc điều tra, Công an TP Thanh Hóa bước đầu xác định sự việc trên xảy
ra tại một cửa hàng quần áo có tên M.H trên đường Lê Hoàn, phường Lam Sơn, TP
Thanh Hóa. Vụ việc xảy ra là do trước đó, vào ngày 18/11, nữ sinh
trong đoạn clip đã có hành vi lấy trộm một chiếc váy trị giá 160.000 đồng của cửa
hàng. Sau đó, chủ cửa hàng là Hường đã dùng trang Facebook cá nhân để đăng tải
nội dung: “shop đã tìm được thủ phạm ăn cắp, nếu trong vòng 24h không liên hệ
với shop, sẽ trình báo công an”. Ngay sau khi đọc được thông tin trên, nữ sinh T.M
trong đoạn clip cùng bạn của mình là L.T.H đã chủ động liên hệ với Hường qua
điện thoại để xin lỗi về vụ việc lấy trộm quần áo. Tuy nhiên, Hường không chấp nhận
và yêu cầu hai nữ sinh đến trực tiếp cửa hàng để nói chuyện. Sau khi đến cửa hàng,
H. đứng ở ngoài còn M. vào trong. Trong cửa hàng lúc đó gồm có M., Hường, bà
Dương Thị Lan, 54 tuổi, mẹ chồng của Hường, cùng một số nhân viên bán hàng.
Lúc này, Hường chủ động yêu cầu nhân viên cửa hàng cầm điện thoại quay video,
đồng thời yêu cầu M. bỏ mũ bảo hiểm và khẩu trang để Hường quay clip. Sau đó, do
M. không đồng ý nên Hường đã có các hành vi bạo lực như dùng tay tát vào mặt,
dùng chân đạp vào đầu M.. Bà Lan cũng xông vào dùng tay túm tóc M.. Không
dừng lại ở đó, Hường tiếp tục kéo áo và dùng kéo cắt tóc, cắt đứt áo ngực của M..
Trong khi bị hành hạ dã man, M. phải quỳ xuống, kêu khóc, van xin, cố gắng giấu
mặt để không bị lọt vào clip. Sau đó, Trịnh Đình Anh, chồng của Hường đến cửa
hàng thấy sự việc trên nên đã đưa ra yêu cầu với M. phải đền bù 15 triệu đồng, nếu
không sẽ báo công an. Sau khi bị đánh đập, đe dọa và yêu cầu chuyển tiền, M. đã
liên tục nhắn tin xin lỗi, mong được tha thứ nhưng cả Hường và Trịnh Đình Anh đều
không đồng ý, họ liên tục nhắn tin đe dọa và ép M. phải giao đủ số tiền, nếu không
sẽ báo công an, gửi thông tin về nhà trường và địa phương nơi M. cư trú. Hiện nay,
Đội cảnh sát hình sự và Công an phường Lam Sơn, Công an TP Thanh Hóa vẫn
đang tiếp tục điều tra vụ việc.
Bàn về vụ việc trên, hành vi của cả hai bên là M. – nạn nhân và bị can Hường
cùng Trịnh Đình Anh đều trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, dù
M. đã có hành vi vi phạm pháp luật trước, là lấy trộm quần áo của cửa hàng
nhưng cách xử lý lấy vi phạm pháp luật xử lý vi phạm pháp luật của chủ cửa hàng
là hai bị can lại càng đáng lên án. Ban đầu, M. là người làm sai vì đã lấy trộm quần
áo, như vậy, chủ cửa hàng có quyền tự xử lý một cách hợp lý và thích đáng hoặc đưa
ra trước pháp luật. Nhưng họ lại chọn một cách xử lý vô cùng tàn nhẫn bằng cách cố
tình hạ thấp danh dự, nhân phẩm M., làm nhục nạn nhân bằng việc quay clip thực
hiện các hành vi hành hung như đánh đập, cắt tóc, lột quần áo và chửi bới, xúc
phạm nạn nhân bằng lời nói và còn đưa clip đó lên mạng để
M. phải chịu sức ép từ dư luận. Đó không chỉ là cách xử lý trái với quy định của pháp
luật mà còn vô cùng thiếu văn minh và có thể để lại hậu quả rất lớn đối với nạn nhân
là M.. Sự việc trên như một sự cảnh báo về cách hành xử, văn hóa của một bộ phận
con người trong cuộc sống hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải tăng cường hơn những
biện pháp giáo dục và xử lý nghiêm khắc hơn đối với các thành phần có hành vi sai
trái, gây nguy hiểm cho xã hội. Bởi lẽ, trong thực tế, ngoài vụ việc này ra thì còn rất
nhiều vụ việc khác với các quy mô, mức độ khác nhau đã và đang gây ra nhiều bức xúc trong xã hội.
2.3. Một số giải pháp phòng, chống các tội làm nhục người khác
Thực trạng các vụ án trong thời gian vừa qua về tội phạm xâm phạm quyền
bảo vệ danh dự, nhân phẩm của người khác, đặc biệt là các tội làm nhục người khác
xuất phát một phần từ sự chưa hoàn chỉnh của các quy định pháp luật, việc thi hành
pháp luật; sự thiếu sót trong quản lý trên môi trường mạng và cả từ ý thức chấp
hành pháp luật còn hạn chế của người dân. Do đó, chúng ta cần đề ra các giải pháp
tăng cường việc phòng, chống các tội làm nhục người khác để cải thiện trật tự, an
ninh xã hội, bảo đảm sự an toàn cho nhân dân.
Thứ nhất, cần đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng thời có những
hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để người dân thực hiện và để áp dụng trong việc thi hành
pháp luật sao cho nghiêm minh, chính xác nhất. Đồng thời, có thể
tăng chế tài xử phạt, bổ sung thêm các tình tiết tăng nặng tội để có tác dụng răn đe,
ngăn ngừa các hành vi trái pháp luật.
Thứ hai, cần đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao đạo đức, xây
dựng lối sống tốt đẹp, tôn trọng danh dự, nhân phẩm con người cho người dân. Một
trong những nguyên dân chủ yếu dẫn đến loại tội phạm này là do sự thiếu văn minh,
đạo đức của người phạm tội, do đó, công tác giáo dục là một vấn đề thật sự cần
được quan tâm và tăng cường. Trước hết, cần chú trọng giáo dục cho con người về
các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc như tinh thần yêu nước, “thương
người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”,… để góp phần củng cố về nhân
cách, xây dựng nên những hệ giá trị tốt đẹp trong mỗi người. Bên cạnh việc hình
thành các giá trị truyền thống, việc hình thành các quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo
đức và hình thành văn hóa giao tiếp là một nội dung không thể thiếu của giáo dục đạo
đức trong điều kiện đổi mới hiện nay. Giáo dục về các quy tắc ứng xử và chuẩn mực
đạo đức phải hình thành và củng cố lòng tin sâu sắc của mọi người vào các giá trị
đích thực và bền vững.
Thứ ba, cần làm cho các quy định pháp luật đi vào cuộc sống người dân bằng
việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các quyền của con
người và về tội làm nhục người khác. Đây là một biện pháp cơ bản và rất quan
trọng nhưng thực tế chưa được chú trọng cao, do đó, cần làm cho nó trở thành một
biện pháp chính, trước hết trong việc phòng ngừa tội làm nhục người khác và cần áp
dụng thường xuyên, lâu dài để đạt được hiệu quả cao. Để làm được điều đó, các tổ
chức của Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức xã hội, các cán bộ làm công tác
phổ biến, tuyên truyền cần nâng cao trách nhiệm của mình, làm sao cho các nội dung,
phương pháp phổ biến dễ dàng tiếp cận và trở thành nhận thức ở người dân.
Thứ tư, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Công an, Viện kiểm
sát, Tòa án về tội làm nhục người khác. Đối với Cơ quan công an, cần phát huy
sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp chính
quyền địa phương và tăng cường phối hợp với các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.
Đồng thời, cơ quan Công an cũng cần tham gia vào công tác tham mưu cho cấp ủy,
chính quyền các ngành, tổ chức xã hội để thực hiện đầy đủ biện pháp phòng ngừa xã
hội và tích cực thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công theo các nghị quyết, kế
hoạch được đề ra. Đối với Viện kiểm sát, cần chú trọng trong việc kiểm sát hoạt động
điều tra, xét xử các vụ án về tội làm nhục người khác để không làm oan người vô tội,
bỏ sót hoặc xử lý sai người phạm tội và kiểm sát các chặt chẽ các vụ án ngay từ đầu
để tránh gây xấu trong dư luận. Đối với Tòa án, việc áp dụng đúng quy định của pháp
luật trong công tác xét xử các vụ án về tội làm nhục người khác là rất quan trọng. Do
đó, Tòa án cần thường xuyên tổ chức việc nghiên cứu, cập nhật các chỉ thị, nghị quyết
của Đảng và Nhà nước để nắm rõ yêu cầu chỉ đạo, nhiệm vụ đấu tranh phòng,
chống tội phạm trong tình hình mới và thực hiện việc xét xử sao cho chính xác, nghiêm minh nhất.
Trong công cuộc phòng, chống tội phạm làm nhục người khác, tinh thần trách
nhiệm của nhà trường và sinh viên cũng đóng một vai trò không nhỏ. Đối với nhà
trường, cần thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chỉ đạo, chương trình của Đảng và
Nhà nước về phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
nói chung và các tội làm nhục người khác nói riêng. Từ đó, tuyên truyền, phổ biến
trong sinh viên toàn trường để sinh viên nhận thức được trách nhiệm của mình và góp
sức mình vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Ngoài ra, mỗi nhà trường
cần có những quy định đầy đủ, chặt chẽ trong hoạt động của nhà trường, xây dựng
quy chế quản lý sinh viên, quản lý kí túc xá để tạo ra một môi trường công bằng,
lành mạnh, hạn chế các hiên tượng tiêu cực. Nhà trường có thể tổ chức các cuộc thi
tìm hiểu về pháp luật, về các tội làm nhục người khác và các phong trào phòng chống
tệ nạn xã hội, tội phạm để tạo sự
hứng thú cho sinh viên trong việc củng cố các kiến thức và nâng cao tinh thần trách
nhiệm trong công tác đấu tranh chung của cả nước. Đồng thời, nhà trường cũng cần
phối hợp với các cơ quan công an trong việc kiểm tra, rà soát, phát hiện kịp thời sinh
viên có biểu hiện tiêu cực hoặc các sinh viên tham gia vào hoạt động tệ nạn xã hội
để kịp thời quản lý, giáo dục, tránh để lại hậu quả xấu cho xã hội. Bên cạnh đó, mỗi
sinh viên cũng cần có cho mình ý thức trách nhiệm và sự nhận thức đúng đắn về các
quy định của pháp luật và các tội làm nhục người khác để bảo vệ bản thân, đồng
thời tuyên truyền nó cho những người khác để góp phần đẩy lùi các tội làm nhục
người khác. Không những thế, sinh viên cũng cần tích cực tham gia vào hoạt động
ngăn ngừa, phòng chống tội phạm của trường, lớp để kịp thời phát hiện các hiện
tượng tiêu cực và xử lý. Tóm lại, mỗi sinh viên cần trang bị cho bản thân một lượng
kiến thức đầy đủ về pháp luật, về các loại tội phạm đặc biệt là tội làm nhục người
khác và tuân thủ tuyệt đối theo các quy định của pháp luật để từ đó tích cực tham
gia vào công tác phòng, chống vi phạm các tội làm nhục người khác và trong trường
hợp cần thiết thì chủ động phối hợp với các lực lượng công an trong công tác phát
hiện, điều tra, xử lý các vụ án được nhanh chóng, chính xác, đảm bảo an toàn cho
người dân, tăng cường an ninh xã hội. KẾT LUẬN
Các tội làm nhục người khác đã được ghi nhận về mặt pháp lý trong quy định
của Bộ luật hình sự gồm có tội làm nhục người khác, tội vu khống và tội hành hạ
người khác. Điều đó thể hiện sự tích cực trong hoạt động pháp luật của nước ta về
lĩnh vực bảo vệ các quyền chính đáng của con người nói chung và quyền được bảo
vệ về danh dự, nhân phẩm nói riêng. Hiện nay, tình hình các tội xâm phạm danh dự,
nhân phẩm của con người, trong đó có các tội làm nhục người khác đang diễn ra hết
sức phức tạp với các quy mô, mức độ khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu của loại tội
phạm này là do sự suy thoái trong tư tưởng, đạo đức của một bộ phận nhỏ người
dân; công tác giáo dục văn hóa, đạo đức còn chưa được phát huy tối đa; công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn hạn chế; các quy định của pháp luật về quyền
con người và xử lý các tội phạm làm nhục người khác còn thiếu đồng bộ, chưa phù
hợp với điều kiện mới của đất nước; công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm
phạm danh dự nhân phẩm của con người, các tội làm nhục người khác còn chưa hiệu
quả và chưa có sự tham gia của toàn bộ chính quyền, người dân;… Do đó, chỉ khi
khắc phục được những nguyên nhân nói trên thì công cuộc phòng, chống các tội làm
nhục người khác mới thực sự hiệu quả và đạt được kết quả cao.
Các vi phạm về xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người hiện nay vẫn
đang là vấn đề vô cùng nhức nhối trong xã hội và cần phải nhận được sự quan tâm
từ toàn bộ người dân mới có thể ngăn chặn sự phát triển, gia tăng của loại tội phạm
này. Vì vậy, đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con
người được coi là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, Nhà nước và toàn dân. Cuộc
đấu tranh này đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của từng người dân, đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng và lực lượng Công an giữ vai trò nòng cốt. Trong đó, phải
phát động được các phong trào quần chúng rộng rãi, thường xuyên tham gia đấu tranh
phòng, chống các tội làm nhục người khác.
Đồng thời, trong quá trình thực hiện cần bám sát các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước
và căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương để triển khai hoạt động sao cho
phù hợp và hiệu quả. Phải coi công tác giáo dục đạo đức, lối sống, các truyền thống
văn hóa tốt đẹp của dân tộc cùng với tuyên truyền pháp luật về quyền con người, về
sự tôn trọng và bảo vệ danh dự nhân phầm của con người là biện pháp có ý nghĩa
quan trọng, quyết định cho sự thắng lợi; do đó, cần phải được thực hiện lâu dài,
thường xuyên, liên tục trong cuộc đấu tranh này. Bên cạnh đó, cần phải xử lý kiên
quyết, dứt điểm các hành vi phạm tội để kịp thời răn đe, giáo dục người vi phạm cũng
như những người có ý đồ phạm tội. Việc này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả
giữa các cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án, công an, các tổ chức xã hội, chính
quyền địa phương và cả người dân. Trong đó, thế hệ trẻ như các bạn học sinh, sinh
viên cũng cần nâng cao vốn tri thức của mình về các tội phạm xâm phạm danh dự,
nhân phẩm của người khác để xây dựng một tinh thần trách nhiệm, tích cực đấu tranh
phòng, chống các vi phạm và góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Tóm
lại, đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm con người, đặc
biệt là các tội làm nhục người khác không phải là nhiệm vụ của riêng một cá nhân hay
tổ chức mà đòi hỏi sức mạnh tổng hợp to lớn của toàn bộ hệ thống chính trị, cùng
với phong trào của toàn dân, sự chủ động, tích cực của các ngành, đoàn thể, tổ chức
xã hội tham gia thì mới có thể sớm đẩy lùi được loại tội phạm này và mang lại sự an
toàn cho người dân, sự phát triển cho toàn xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn, D. V. (2021). “Bất khả xâm phạm là gì? Quyền bất khả xâm phạm
về thân thể của công dân?” Luật Dương Gia.ht
tps://luatduonggia.vn/phan-tich- ve
-quyen-bat-kha-xam-pham-ve-than-the-cua-cong-dan/ , truy cập ngày 7/12/2021.
[2] Bộ luật Hình sự năm 2015. ht
tps://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem- hi
nh-su/Bo-luat-hinh-su-2015-296661.aspx , truy cập ngày 7/12/2021.
[3] Nguyễn, H. T. (2014). “Tội "Làm nhục người khác" theo luật Hình sự Việt
Nam. Lý luận và thực tiễn xét xử loại tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà
Nội”. Thư viện số tài liệu nội sinh - ĐH Quốc gia Hà Nội.
https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?subfolder=23/80/
39/&doc=23803955880968134003134304302756640193&bitsid=24dde03d-
1015-4619-967b-a6dae15e0345&uid, truy cập ngày 7/12/2021.
[4] “Vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội
có thể bị phạt tù”. (2021). Báo Công an nhân dân. ht tps://cand.com.vn/Van-de- ho
m-nay-thoi-su/Vu-khong-xuc-pham-danh-du-nhan-pham-nguoi-khac-tren- ma
ng-xa-hoi-co-the-bi-phat-tu-i615799/ , truy cập ngày 8/12/2021.
[5] Trần, T. V. B. (2021). “Bàn về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm trong
môi trường internet - Luật sư Đà Nẵng”. Luật sư FDVN. ht tp://fdvn.vn/ban-ve- qu
yen-duoc-bao-ve-danh-du-nhan-pham-trong-moi-truong-internet/ , truy cập ngày 8/12/2021
[6] Phạm, N. L. T. (2021). “Phân tích tội làm nhục người khác theo quy định
luật hình sự?” Luật Minh Khuê. h ttps://luatminhkhue.vn/tu-van-toi-lam-tuc- ng
uoi-khac-.aspx , truy cập ngày 8/12/2021
[7] Đồng, H. (2021). “Khởi tố chủ cửa hàng thời trang ở Thanh Hóa tội 'làm
nhục người khác”. Tuổi trẻ. https://tuoitre.vn/khoi-to-chu-cua-hang-thoi-trang-o-