Thực trạng vi phạm pháp luật về antoàn giao thông - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giao thông là mạch máu của mọi việc.Giao thông tắcthì việc gì cũng khó, giao thông tốt thì việc gì cũng dễ dàng”. Hoạt động giao thông vậntải là huyết mạch kinh tế của mỗi quốc gia. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
1. Lí do chọn đè tài.............................................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................3
4. Bố cục đề tài...................................................................................................................3
B. PHẦN NỘI DUNG................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: Những vấn đề chung về vi phạm an toàn giao thông đường bộ......................5
1.1. Khái niệm an toàn giao thông..................................................................................5
1.2. Các loại an toàn giao thông......................................................................................5
1.2.1. An toàn giao thông chủ động....................................................................5
1.2.2. An toàn giao thông bị động.......................................................................5
1.3. Khái niệm vi phạm luật an toàn giao thông.............................................................5
1.4. Khái niệm vi phạm ATGT đường bộ.......................................................................6
1.5. Các yếu tố cấu thành................................................................................................6
1.5.1. Chủ thể.............................................................................................6
1.5.2. Khách thể.........................................................................................6
1.5.3. Mặt chủ quan....................................................................................6
1.5.4. Mặt khách quan................................................................................6
1.5.4.1. Hành vi...............................................................................7
1.5.4.2. Hậu quả..............................................................................7
1.5.4.3. Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả................................8
CHƯƠNG 2: Tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ
2.1. Tội vi phạm quy định về ATGT đường bộ phải chịu trách nhiệm hình sự....9
2.2. Tội vi phạm quy định về ATGT đường bộ bị xử lí vi phạm hành chính.......10
2.3. Tội vi phạm quy định về ATGT đường bộ bị xử lí vi phạm dân sự..............11
CHƯƠNG 3: Thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ
ở nước ta.....................................................................................................................11
3.1. Tình hình vi phạm pháp luật về an toàn giao thông và tai nạn giao thông...11
3.2. Giải pháp hạn chế vi phạm pháp luật về an toàn giao thông........................18
1
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH.......................................................................................................
PHỤ LỤC............................................................................................................................
2
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giao thông là mạch máu của mọi việc.Giao thông tắc
thì việc gì cũng khó, giao thông tốt thì việc cũng dễ dàng”. Hoạt động giao thông vận
tải là huyết mạch kinh tế của mỗi quốc gia. Nó phản ánh trình độ phát triển xã hội ở mức
độ đáp ứng những nhu cầu về kinh tế, văn hóa, hội, đi lại, sinh hoạt của tầng lớpn
cư. Trong đó, giao thông đường bộ là mảng quan trọng nhất. Vì vậy giao thông đường bộ
giữ vị trí quan trọng và to lớn. Những năm vừa qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ có những bước phát triển mạnh, theo hướng hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm,
tập trung vào các công trình tính kết nối, lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế -
hội; chất lượng vận tải đường bộ ngày một nâng cao, càng khẳng định thực hiện mục tiêu
GTVT đi trước một bước trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, góp phần bảo
đảm quốc phòng - an ninh và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng hiện nay ở Việt Nam, việc vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ một vấn đề dễ dàng bắt gặp mọi nẻo
đường. Hiện nay tai nạn giao thông đang diễn ra hằng ngày gây thiệt hại rất lớn về tài sản
và tính mạng, đây đang là một vấn đề lo ngại và căng thẳng. Từ khi nền kinh tế Việt Nam
chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thì bức tranh về
kinh tế của Việt Nam nhiều điểm sáng, mức sống của người dân được cải thiện từng
bước, được bạn các nước trong khu vực quốc tế hết lòng ca ngợi về những thành
tựu đổi mới trong quá trình xây dựng đất nước. Tuy mức tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam đạt được khá cao nhưng đi liền với vấn đề về tai nạn giao thông ùn tắc
giao thông, đặc biệt giao thông đường bộ, số vụ giao thông không ngừng tăng cả về
quy số lượng. Cho nên nhiều người thường nói rằng giao thông đường bộ Việt
Nam giống như một quả bong bóng dẹp được chỗ này thì chỗ khác lại ùng ra, không
biết bao nhiêu chiến dịch, chỉ thị nhưng chỉ được một thời gian ngắn lại đâu vào đấy.
Vậy nguyên nhân ấy là do đâu và giải pháp phòng chống như thế nào cho có hiệu quả tốt
nhất? Vì đó cũng lí do nhóm chọn chủ đề tiểu luận: “Thực trạng vi phạm pháp luật về an
toàn giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay” để trình bày nguyên nhân và giải pháp cho
thực trạng vi phạm giao thông về an toàn giao thông đường bộ ở nước ta.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nắm rõ cái khái niệm cơ bản liên bản đến vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, từ đó
tìm ra nguyên nhân, khái quát những yếu tố cấu thành nên vi phạm an toàn giao thông để
tìm ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm góp phần bảo vệ tính mạng người tham gia giao thông đường bộ và ổn định tình
hình an ninh trật tự xã hội.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tra cứu tài liệu, tổng hợp phân tích thông tin, nghiên cứu đưa ra những nhận xét,
đánh giá.
Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng
hợp, các phương pháp liên ngành xã hội và nhân văn.
4. Bố cục đề tài
Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 3 chương chính:
CHƯƠNG 1: Những vấn đề chung về vi phạm an toàn giao thông đường bộ.
CHƯƠNG 2: Tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ.
CHƯƠNG 3: Thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ
nước ta.
4
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
VI PHẠM AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. Khái niệm an toàn giao thông:
An toàn giao thông hành vi, văn hoá khi tham gia giao thông trong đó bao gồm việc
hiểu biết và ý thức chấp hành các quy định pháp luật về giao thông.
An toàn giao thông nói một cách dễ hiểu là sự an toàn khi tham gia giao thông bằng các
phương tiện vận tải khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.
Sự an toàn đó được đảm bảo bằng việc chấp hành tốt các luật giao thông của người tham
gia giao thông. [ ]1
1.2. Các loại an toàn giao thông:
1.2.1. An toàn giao thông chủ động:
Là sự chủ động chuẩn bị kỹ lưỡng của người tham gia giao thông trước khi tham gia giao
thông để tránh được các tai nạn giao thông. Điều này biểu hiện qua sự chuẩn bị phương
tiện đi lại trong tình trạng tốt nhất thể tham gia giao thông hoặc luôn cập nhật các
thông tin liên quan đến luật giao thông, sự thay đổi các biển báo,..để đảm bảo an toàn
giao thông. Loại an toàn giao thông này xuất phát từ ý thức của người tham gia giao
thông.
1.2.2. An toàn giao thông bị động:
những yếu tố khác khi tham gia giao thông được đảm bảo bởi các tính chất chất
lượng của kết cấu nhằm giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra tai nạn như kết cấu của xe. [ ]1
1.3. Khái niệm vi phạm luật an toàn giao thông:
Vi phạm pháp luật giao thông hành vi trái pháp luật, lỗi của chủ thể năng lực
trách nhiệm pháp xâm hại tới trật tự an toàn giao thông các nội dung khác thuộc
phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông. [ ]2
5
1.4. Khái niệm vi phạm ATGT đường bộ:
Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, trực tiếp xâm phạm vào trật tự
quản của Nhà nước đối với hội, liên quan trực tiếp đến cuộc sống bình thường
của nhân dân tại các nơi công cộng, nơi mà nhân dân thường xuyên đi lại, sinh hoạt, học
tập, lao động, vui chơi giải trí. [ ]3
1.5. Các yếu tố cấu thành:
1.5.1. Chủ thể:
Chủ thể người tham gia giao thông đường bộ như điều khiển phương tiện giao thông
(gồm người điều khiển xe giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông
đường bộ); người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ. [ ]3
1.5.2. Khách thể:
Là sự an toàn của hoạt động giao thông đường bộ và sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ,
tài sản của người khác. [ ]4
1.5.3. Mặt chủ quan:
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được thực hiện do lỗi vô ý do tự
tin hoặc do cẩu thả.
ý do tự tin, trong trường hợp người vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ tuy thấy trước hành vi của mình thể gây hậu quả nghiêm trọng cho
hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
ý do cẩu thả, trường hợp người vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ không thấy trước hành vi của mình thể gây hậu quả nghiêm trọng cho hội,
mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. [ ]4
1.5.4. Mặt khách quan:
Căn cứ vào các yếu tố: hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi gây ra, mối quan hệ giữa
hành vi và hậu quả.
6
1.5.4.1. Hành vi:
Không đi bên phải theo chiều đi của mình, không đi đúng làn đường, phần đường
quy định.
Không chấp hành hệ thống đèn giao thông đường bộ.
Không chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
Không tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường
Không giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình
Không giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ
Không nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần
đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều
v.v… [ ]3
1.5.4.2. Hậu quả:
Hậu quả của tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại về tính
mạng, sức khỏe, tài sản của người khác được thể hiện bằng một trong các tình tiết sau
đây:
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương có thể
61% trở lên; hoặc
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; hoặc
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
[3]
7
1.5.4.3. Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả:
Nếu hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt
hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác
thì chưa cấu thành tội phạm. [ ]4
Trong trường hợp chưa gây hậu quả, nhưng khả năng thực tế dẫn đến hậu quả (bằng
một trong các tình tiết sau đây: làm chết 03 người trở lên; hoặc gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên tổng tỷ lệ tổn thương thể của những
người này 201% trở lên; hoặc gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên), nếu
không được ngăn chặn kịp thời, thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. [ ]3
8
CHƯƠNG 2: TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
2.1. Tội vi phạm quy định về ATGT đường bộ phải chịu trách nhiệm hình sự:
Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 quy định về tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ như sau:
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông
đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ 01
năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người
với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương
thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ 03 năm đến 10
năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng s dụng rượu, bia trong máu hoặc hơi thở nồng độ cồn
vượt quá mức quy định hoặcsử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh
khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị
nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
e) Làm chết 02 người;
f) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ
thể của mỗi người 61% trở lên;
9
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ
thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người tham gia giao thông đường bộ vi phạm quy định về an toàn giao thông
đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn
thương thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của 02 người trở lên tổng tỷ lệ tổn thương thể của những người này từ 31%
đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm.
5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ khả năng thực tế dẫn đến
hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không
được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng,
phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
6. Người phạm tội còn thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. [ ]3
2.2. Tội vi phạm quy định về ATGT đường bộ bị xử lí vi phạm hành chính:
Các trường hợp vi phạm giao thông không gây ảnh hưởng đáng kể cho trật tự an ninh, an
toàn xã hội và không được quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì bị xử lý hành chính.
Quy định chi tiết về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông các hình
thức xử lý đối với từng hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. [ ]2
10
2.3. Tội vi phạm quy định về ATGT đường bộ bị xử lí vi phạm dân sự:
Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài
sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác gây thiệt hại thì phải bồi thường,
trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của
bên bị thiệt hại. [ ]2
Chương 3: Thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn
giao thông đường bộ ở nước ta
3.1. Tình hình vi phạm pháp luật về an toàn giao thông và tai nạn giao thông:
- Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông nước ta hiện nay vẫn đang là một vấn đề
rất nhức nhối, tình hình vi phạm quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường
bộ vẫn diễn ra khá phổ biến; tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ còn xảy ra; tình hình vi
phạm tải trọng xe ô trên đường bộ còn diễn ra phức tạp. Ý thức tham gia giao thông
của người dân còn chưa tốt, thiếu năng về trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt lứa
tuổi học sinh.
- Tháng 1/2022:
+ Toàn quốc xảy ra 963 vụ, làm chết 565 người, bị thương 599 người. So
với tháng 12/2021, giảm 378 vụ (-28,19%); giảm 90 người chết (-13,74%);
giảm 358 người bị thương (-37,41%).
+ Toàn quốc xảy ra 249.723 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông bị xử lý;
xử phạt 271,54 tỷ đồng; tạm giữ 39.787 ô tô, tô, xe máy. So với tháng
12/2021, tăng 29.352 vụ (+13,32%), số tiền phạt thu được tăng 45,11 tỷ
đồng (+19,92%), tăng 9.955 số ô tô, mô tô, xe máy bị tạm giữ (+33,37%).
11
- Tháng 2/2022:
+ Toàn quốc xảy ra 1.011 vụ, làm chết 620 người, bị thương 661 người. So
với tháng 01/2022, tăng 48 vụ (+4,98%); tăng 55 người chết (+9,73%); tăng
62 người bị thương (+10,35%).
+ Toàn quốc 165.099 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông bị xử lý; xử
phạt 189,18 tỷ đồng; tạm giữ 31.456 ô tô, tô, xe máy. So với tháng
01/2022, giảm 84.624 vụ (-33,89%), số tiền phạt thu được giảm 82,36 tỷ
đồng (-30,33%), giảm 8.331 số ô tô, mô tô, xe máy bị tạm giữ (-20,94%).
12
- Tháng 3/2022:
+ Toàn quốc xảy ra 787 vụ, làm chết 481 người, bị thương 481 người. So với
tháng 02/2022, giảm 224 vụ (-22,16%); giảm 139 người chết (-22,42%); giảm
180 người bị thương (-27,23%).
+ Tn quốc xảy ra 199.940 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông bị xử lý;
xử phạt 213,89 tỷ đồng; tạm giữ 33.757 ô tô, tô, xe máy. So với tháng
02/2022, tăng 34.841 vụ (+21,10%), số tiền phạt thu được tăng 24,72 tỷ đồng
(+13,07%), tăng 2.301 số ô tô, mô tô, xe máy bị tạm giữ (+7,31%).
- Tháng 4/2022:
+ Toàn quốc xảy ra 1.045 vụ, làm chết 599 người, bị thương 690 người. So
với tháng 3/2022, tăng 258 vụ (+32,78%); tăng 118 người chết (+24,53%);
tăng 209 người bị thương (+43,45%).
+ Toàn quốc xảy ra 253.719 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông bị xử lý;
xử phạt 314,37 tỷ đồng; tạm giữ 44.865 ô tô, tô, xe máy. So với tháng
3/2022, tăng 53.779 vụ (+26,90%), số tiền phạt thu được tăng 100,48 tỷ đồng
(+46,97%), tăng 11.108 số ô tô, mô tô, xe máy bị tạm giữ (+32,91%).
13
-
- Tháng 5/2022:
+ Toàn quốc xảy ra 923 vụ, làm chết 484 người, bị thương 647 người. So với
tháng 4/2022, giảm 122 vụ (-11,67%); giảm 115 người chết (-19,20%); giảm
43 người bị thương (-6,23%).
+ Toàn quốc xảy ra 252.533 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông bị xử lý;
xử phạt 338,23 tỷ đồng; tạm giữ 50.644 ô tô, tô, xe máy... So với tháng
4/2022, giảm 1.186 vụ (-0,47%), số tiền phạt thu được tăng 23,86 tỷ đồng
(+7,59%), tăng 5.779 số ô tô, mô tô, xe máy bị tạm giữ (+12,88%).
14
Tháng 6/2022:
+ Toàn quốc xảy ra 951 vụ, làm chết 525 người, bị thương 618 người. So với
tháng 5/2022, tăng 23 vụ (+2,48%); tăng 39 người chết (+8,02%); giảm 32
người bị thương (-4,92%).
+ Toàn quốc 258.506 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông bị xử lý; xử
phạt 308,08 tỷ đồng; tạm giữ 41.385 ô tô, mô tô, xe máy. So với tháng 5/2022,
tăng 5.973 vụ (+2,37%), số tiền phạt thu được giảm 30,15 tỷ đồng (-8,91%),
giảm 9.259 số ô tô, mô tô, xe máy bị tạm giữ (-18,28%).
- Tháng 7/2022:
+ Toàn quốc xảy ra 832 vụ, làm chết 471 người, bị thương 566 người. So với
tháng 6/2022, giảm 119 vụ (-12,51%); giảm 54 người chết (-10,29%); giảm 52
người bị thương (-8,41%).
+ Toàn quốc 242.035 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông bị xử lý; xử
phạt 346,65 tỷ đồng; tạm giữ 57.385 ô tô, mô tô, xe máy. So với tháng 6/2022,
giảm 16.471 vụ (-6,37%), số tiền phạt thu được tăng 38,57 tỷ đồng (+12,52%),
tăng 16.000 số ô tô, mô tô, xe máy bị tạm giữ (+38,66%).
15
- Tháng 8/2022:
+ Toàn quốc xảy ra 952 vụ, làm chết 491 người, bị thương 701 người. So với
tháng 7/2022, tăng 120 vụ (+14,42%); tăng 20 người chết (+4,25%); tăng 135
người bị thương (+23,85%).
+ Toàn quốc 223.656 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông bị xử lý; xử
phạt 390,26 tỷ đồng; tạm giữ 52.476 ô tô, mô tô, xe máy. So với tháng 7/2022,
giảm 18.379 vụ (-7,59%), số tiền phạt thu được tăng 43,61 tỷ đồng (+12,58%),
giảm 4.909 số ô tô, mô tô, xe máy bị tạm giữ (-8,55%).
16
- Tháng 9/2022:
+ Toàn quốc xảy ra 825 vụ, làm chết 438 người, bị thương 589 người. So với
tháng 8/2022, giảm 127 vụ (-13,34%); giảm 53 người chết (-10,79%); giảm
112 người bị thương (-15,98%).
+ Toàn quốc 258.583 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông bị xử lý; xử
phạt 453,79 tỷ đồng; tạm giữ 72.966 ô tô, mô tô, xe máy. So với tháng 8/2022,
tăng 34.927 vụ (+15,62%), số tiền phạt thu được tăng 63,53 tỷ đồng
(+16,28%), tăng 20.490 số ô tô, mô tô, xe máy bị tạm giữ (+39,05%).
- Tháng 10/2022:
+ Toàn quốc xảy ra 898 vụ, làm chết 507 người, bị thương 594 người. So với
tháng 9/2022, tăng 73 vụ (+8,85%); tăng 69 người chết (+15,75%); tăng 05
người bị thương (+0,85%).
+ Toàn quốc 250.556 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông bị xử lý; xử
phạt 452,47 tỷ đồng; tạm giữ 61.221 ô tô, mô tô, xe máy. So với tháng 9/2022,
giảm 8.027 vụ (-3,10%), số tiền phạt thu được giảm 1,32 tỷ đồng (-0,29%),
giảm 11.745 số ô tô, mô tô, xe máy bị tạm giữ (-16,10%).[5]
17
3.2. Giải pháp hạn chế vi phạm pháp luật về an toàn giao thông:
Một là: Mỗi người cần nâng cao hiểu biết của mình về Luật Giao thông đường bộ
bằng nhiều cách khác nhau (ví dụ: dán 1 vị trí nào đó nhà sao cho hàng ngày,
hàng giờ nhìn thấy, từ đó nắm rõ luật nghiêm chỉnh chấp hành). Đồng thời, ta
cần thường xuyên nghe đài, xem báo để hiểu những quy định mới về bảo đảm
trật tự ATGT. Trên các đường phố cần có nhiều tấm biển tuyên truyền trực quan về
Luật Giao thông đường bộ.
Hai là: Đừng nên xem thường việc đội bảo hiểm hay đội bảo hiểm kém
chất lượng, vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, sử dụng điện thoại di động khi lái xe, sử
dụng còi xe sai quy định, đi bộ không đúng nơi quy định… Tuyệt đối không được
lấn chiếm lòng, lề đường làm nơi kinh doanh buôn bán. Mọi người không được
uống rượu bia khi tham gia giao thông. Nếu lỡ uống rượu, bia thì không trực tiếp
lái xe mà sử dụng các phương tiện công cộng khác cho an toàn.
Ba là: Cần mạnh dạn đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Giao thông đường
bộ như sẵn sàng tố giác khi phát hiện thanh niên đua xe trái phép, nạn “đinh
tặc”… Khi thấy cảnh sát giao thông đối phó với đối tượng vi phạm chống lại
người thi hành công vụ thì mọi người cần hỗ trợ, làm như vậy để răn đe người vi
phạm sẽ không tái phạm.
18
Bốn là: Các ngành chức năng cần định kỳ kiểm tra sức khỏe lái xe, không cấp giấy
phép lái xe cho người nghiện rượu, bia và các chất kích thích khác. Trường hợp đã
giấy phép lái xe phải buộc người đó cai nghiện, không cho điều khiển phương
tiện. Người nghiện nặng không thể cai nghiện được thì phải thu hồi giấy phép lái
xe, cấm điều khiển phương tiện. Quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp,
quan, đơn vị lái xe nghiện rượu, bia gây tai nạn hay chạy quá tốc độ, chở quá
khổ, quá tải.
Năm là: Cha mẹ cần tuân thủ Luật Giao thông đường bộ để làm gương cho con.
Cần quản con em mình, không để con em quá nhỏ tuổi tự đi học, các em học
sinh lớn hơn nhưng chưa đủ tuổi, chưa được cấp giấy phép lái xe thì không được
cho lái xe gắn máy.
Sáu là: Nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ
biện pháp ngăn ngừa tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
Có thể hạ bậc hạnh kiểm nếu học sinh vi phạm trật tự ATGT.
Bảy là: Cần thể hiện lòng nhân ái khi tham gia giao thông như cứu giúp người bị
tai nạn, đưa người bị nạn đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Tám là: Luôn có thái độ ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Thực tế đã có
biết bao người chỉ thái độ hành xử kém văn hóa như gây gổ, đánh nhau
làm cho giao thông bị ùn tắc, thậm chí tạo nguy cơ TNGT.
Chín là: Cảnh sát giao thông cần tăng cường hơn nữa công tác tuần tra, xử vi
phạm. Thực tế có rất nhiều người vi phạm Luật Giao thông đường bộ về ban đêm;
do vậy cần tăng cường tuần tra kiểm soát vào ban đêm để xử phạt người vi phạm.
[6]
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] https://accgroup.vn/khai-niem-an-toan-giao-thong-la-gi/
[2] https://luathoangphi.vn/vi-pham-luat-giao-thong-la-gi/
[3] https://luatminhkhue.vn/quy-dinh-ve-toi-vi-pham-quy-dinh-ve-an-toan-giao-
thong-duong-bo.aspx
[4] https://www.tracuuphapluat.info/2010/05/nhung-vuong-mac-khi-ap-dung-ieu-202-
cua.html
[5] https://bocongan.gov.vn/thong-tin-thong-ke-100.html?Page=3&Page=2&Page=1
[6] https://hoatieu.vn/tai-lieu/giai-phap-giam-thieu-tai-nan-giao-thong-193480
20
| 1/20

Preview text:

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
1. Lí do chọn đè tài.............................................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................3
4. Bố cục đề tài...................................................................................................................3
B. PHẦN NỘI DUNG................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: Những vấn đề chung về vi phạm an toàn giao thông đường bộ......................5
1.1. Khái niệm an toàn giao thông..................................................................................5
1.2. Các loại an toàn giao thông......................................................................................5
1.2.1. An toàn giao thông chủ động....................................................................5
1.2.2. An toàn giao thông bị động.......................................................................5
1.3. Khái niệm vi phạm luật an toàn giao thông.............................................................5
1.4. Khái niệm vi phạm ATGT đường bộ.......................................................................6
1.5. Các yếu tố cấu thành................................................................................................6
1.5.1. Chủ thể.............................................................................................6
1.5.2. Khách thể.........................................................................................6
1.5.3. Mặt chủ quan....................................................................................6
1.5.4. Mặt khách quan................................................................................6
1.5.4.1. Hành vi...............................................................................7
1.5.4.2. Hậu quả..............................................................................7
1.5.4.3. Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả................................8
CHƯƠNG 2: Tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ
2.1. Tội vi phạm quy định về ATGT đường bộ phải chịu trách nhiệm hình sự....9
2.2. Tội vi phạm quy định về ATGT đường bộ bị xử lí vi phạm hành chính.......10
2.3. Tội vi phạm quy định về ATGT đường bộ bị xử lí vi phạm dân sự..............11
CHƯƠNG 3: Thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ
ở nước ta.....................................................................................................................11
3.1. Tình hình vi phạm pháp luật về an toàn giao thông và tai nạn giao thông...11
3.2. Giải pháp hạn chế vi phạm pháp luật về an toàn giao thông........................18 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH.......................................................................................................
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giao thông là mạch máu của mọi việc.Giao thông tắc
thì việc gì cũng khó, giao thông tốt thì việc gì cũng dễ dàng”. Hoạt động giao thông vận
tải là huyết mạch kinh tế của mỗi quốc gia. Nó phản ánh trình độ phát triển xã hội ở mức
độ đáp ứng những nhu cầu về kinh tế, văn hóa, xã hội, đi lại, sinh hoạt của tầng lớp dân
cư. Trong đó, giao thông đường bộ là mảng quan trọng nhất. Vì vậy giao thông đường bộ
giữ vị trí quan trọng và to lớn. Những năm vừa qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ có những bước phát triển mạnh, theo hướng hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm,
tập trung vào các công trình có tính kết nối, lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã
hội; chất lượng vận tải đường bộ ngày một nâng cao, càng khẳng định thực hiện mục tiêu
GTVT đi trước một bước trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, góp phần bảo
đảm quốc phòng - an ninh và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng hiện nay ở Việt Nam, việc vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ là một vấn đề dễ dàng bắt gặp ở mọi nẻo
đường. Hiện nay tai nạn giao thông đang diễn ra hằng ngày gây thiệt hại rất lớn về tài sản
và tính mạng, đây đang là một vấn đề lo ngại và căng thẳng. Từ khi nền kinh tế Việt Nam
chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thì bức tranh về
kinh tế của Việt Nam có nhiều điểm sáng, mức sống của người dân được cải thiện từng
bước, được bạn bè các nước trong khu vực và quốc tế hết lòng ca ngợi về những thành
tựu đổi mới trong quá trình xây dựng đất nước. Tuy mức tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về tai nạn giao thông và ùn tắc
giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, số vụ giao thông không ngừng tăng cả về
quy mô và số lượng. Cho nên nhiều người thường nói rằng giao thông đường bộ ở Việt
Nam giống như một quả bong bóng dẹp được chỗ này thì chỗ khác lại ùng ra, có không
biết bao nhiêu là chiến dịch, chỉ thị nhưng chỉ được một thời gian ngắn lại đâu vào đấy.
Vậy nguyên nhân ấy là do đâu và giải pháp phòng chống như thế nào cho có hiệu quả tốt
nhất? Vì đó cũng lí do nhóm chọn chủ đề tiểu luận: “Thực trạng vi phạm pháp luật về an
toàn giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay” để trình bày nguyên nhân và giải pháp cho
thực trạng vi phạm giao thông về an toàn giao thông đường bộ ở nước ta. 3
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nắm rõ cái khái niệm cơ bản liên bản đến vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, từ đó
tìm ra nguyên nhân, khái quát những yếu tố cấu thành nên vi phạm an toàn giao thông để
tìm ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm góp phần bảo vệ tính mạng người tham gia giao thông đường bộ và ổn định tình
hình an ninh trật tự xã hội.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét, đánh giá.
Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng
hợp, các phương pháp liên ngành xã hội và nhân văn.
4. Bố cục đề tài
Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 3 chương chính:
CHƯƠNG 1: Những vấn đề chung về vi phạm an toàn giao thông đường bộ.
CHƯƠNG 2: Tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ.
CHƯƠNG 3: Thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở nước ta. 4 B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
VI PHẠM AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. Khái niệm an toàn giao thông:
An toàn giao thông là hành vi, văn hoá khi tham gia giao thông trong đó bao gồm việc
hiểu biết và ý thức chấp hành các quy định pháp luật về giao thông.
An toàn giao thông nói một cách dễ hiểu là sự an toàn khi tham gia giao thông bằng các
phương tiện vận tải khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.
Sự an toàn đó được đảm bảo bằng việc chấp hành tốt các luật giao thông của người tham gia giao thông. [ ] 1
1.2. Các loại an toàn giao thông:
1.2.1. An toàn giao thông chủ động:
Là sự chủ động chuẩn bị kỹ lưỡng của người tham gia giao thông trước khi tham gia giao
thông để tránh được các tai nạn giao thông. Điều này biểu hiện qua sự chuẩn bị phương
tiện đi lại trong tình trạng tốt nhất có thể tham gia giao thông hoặc luôn cập nhật các
thông tin liên quan đến luật giao thông, sự thay đổi các biển báo,..để đảm bảo an toàn
giao thông. Loại an toàn giao thông này xuất phát từ ý thức của người tham gia giao thông.
1.2.2. An toàn giao thông bị động:
Là những yếu tố khác khi tham gia giao thông được đảm bảo bởi các tính chất và chất
lượng của kết cấu nhằm giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra tai nạn như kết cấu của xe. [ ] 1
1.3. Khái niệm vi phạm luật an toàn giao thông:
Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc
phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông. [ ] 2 5
1.4. Khái niệm vi phạm ATGT đường bộ:
Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, trực tiếp xâm phạm vào trật tự
quản lý của Nhà nước đối với xã hội, có liên quan trực tiếp đến cuộc sống bình thường
của nhân dân tại các nơi công cộng, nơi mà nhân dân thường xuyên đi lại, sinh hoạt, học
tập, lao động, vui chơi giải trí. [3]
1.5. Các yếu tố cấu thành: 1.5.1. Chủ thể:
Chủ thể là người tham gia giao thông đường bộ như điều khiển phương tiện giao thông
(gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông
đường bộ); người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ. [ ] 3 1.5.2. Khách thể:
Là sự an toàn của hoạt động giao thông đường bộ và sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ,
tài sản của người khác. [ ] 4
1.5.3. Mặt chủ quan:
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được thực hiện do lỗi vô ý do tự tin hoặc do cẩu thả.
Vô ý do tự tin, trong trường hợp người vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã
hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Vô ý do cẩu thả, trường hợp người vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội,
mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. [4]
1.5.4. Mặt khách quan:
Căn cứ vào các yếu tố: hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi gây ra, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả. 6 1.5.4.1. Hành vi:
Không đi bên phải theo chiều đi của mình, không đi đúng làn đường, phần đường quy định.
Không chấp hành hệ thống đèn giao thông đường bộ.
Không chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
Không tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường
Không giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình
Không giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ
Không nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần
đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều v.v… [3] 1.5.4.2. Hậu quả:
Hậu quả của tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại về tính
mạng, sức khỏe, tài sản của người khác được thể hiện bằng một trong các tình tiết sau đây: - Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương có thể 61% trở lên; hoặc
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; hoặc
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. [3] 7
1.5.4.3. Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả:
Nếu hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt
hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác
thì chưa cấu thành tội phạm. [ ] 4
Trong trường hợp chưa gây hậu quả, nhưng có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả (bằng
một trong các tình tiết sau đây: làm chết 03 người trở lên; hoặc gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này 201% trở lên; hoặc gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên), nếu
không được ngăn chặn kịp thời, thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. [3] 8
CHƯƠNG 2: TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
2.1. Tội vi phạm quy định về ATGT đường bộ phải chịu trách nhiệm hình sự:
Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 quy định về tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ như sau:
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông
đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người
với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ
thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh
khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; e) Làm chết 02 người;
f) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ
thể của mỗi người 61% trở lên; 9
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ
thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông
đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31%
đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm.
5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến
hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không
được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng,
phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 6.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. [3]
2.2. Tội vi phạm quy định về ATGT đường bộ bị xử lí vi phạm hành chính:
Các trường hợp vi phạm giao thông không gây ảnh hưởng đáng kể cho trật tự an ninh, an
toàn xã hội và không được quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì bị xử lý hành chính.
Quy định chi tiết về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông và các hình
thức xử lý đối với từng hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. [ ] 2 10
2.3. Tội vi phạm quy định về ATGT đường bộ bị xử lí vi phạm dân sự:
Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài
sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường,
trừ trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. [ ] 2
Chương 3: Thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn
giao thông đường bộ ở nước ta
3.1. Tình hình vi phạm pháp luật về an toàn giao thông và tai nạn giao thông:
- Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông nước ta hiện nay vẫn đang là một vấn đề
rất nhức nhối, tình hình vi phạm quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường
bộ vẫn diễn ra khá phổ biến; tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ còn xảy ra; tình hình vi
phạm tải trọng xe ô tô trên đường bộ còn diễn ra phức tạp. Ý thức tham gia giao thông
của người dân còn chưa tốt, thiếu kĩ năng về trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. - Tháng 1/2022:
+ Toàn quốc xảy ra 963 vụ, làm chết 565 người, bị thương 599 người. So
với tháng 12/2021, giảm 378 vụ (-28,19%); giảm 90 người chết (-13,74%);
giảm 358 người bị thương (-37,41%).
+ Toàn quốc xảy ra 249.723 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông bị xử lý;
xử phạt 271,54 tỷ đồng; tạm giữ 39.787 ô tô, mô tô, xe máy. So với tháng
12/2021, tăng 29.352 vụ (+13,32%), số tiền phạt thu được tăng 45,11 tỷ
đồng (+19,92%), tăng 9.955 số ô tô, mô tô, xe máy bị tạm giữ (+33,37%). 11 - Tháng 2/2022:
+ Toàn quốc xảy ra 1.011 vụ, làm chết 620 người, bị thương 661 người. So
với tháng 01/2022, tăng 48 vụ (+4,98%); tăng 55 người chết (+9,73%); tăng
62 người bị thương (+10,35%).
+ Toàn quốc có 165.099 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông bị xử lý; xử
phạt 189,18 tỷ đồng; tạm giữ 31.456 ô tô, mô tô, xe máy. So với tháng
01/2022, giảm 84.624 vụ (-33,89%), số tiền phạt thu được giảm 82,36 tỷ
đồng (-30,33%), giảm 8.331 số ô tô, mô tô, xe máy bị tạm giữ (-20,94%). 12 - Tháng 3/2022:
+ Toàn quốc xảy ra 787 vụ, làm chết 481 người, bị thương 481 người. So với
tháng 02/2022, giảm 224 vụ (-22,16%); giảm 139 người chết (-22,42%); giảm
180 người bị thương (-27,23%).
+ Toàn quốc xảy ra 199.940 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông bị xử lý;
xử phạt 213,89 tỷ đồng; tạm giữ 33.757 ô tô, mô tô, xe máy. So với tháng
02/2022, tăng 34.841 vụ (+21,10%), số tiền phạt thu được tăng 24,72 tỷ đồng
(+13,07%), tăng 2.301 số ô tô, mô tô, xe máy bị tạm giữ (+7,31%). - Tháng 4/2022:
+ Toàn quốc xảy ra 1.045 vụ, làm chết 599 người, bị thương 690 người. So
với tháng 3/2022, tăng 258 vụ (+32,78%); tăng 118 người chết (+24,53%);
tăng 209 người bị thương (+43,45%).
+ Toàn quốc xảy ra 253.719 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông bị xử lý;
xử phạt 314,37 tỷ đồng; tạm giữ 44.865 ô tô, mô tô, xe máy. So với tháng
3/2022, tăng 53.779 vụ (+26,90%), số tiền phạt thu được tăng 100,48 tỷ đồng
(+46,97%), tăng 11.108 số ô tô, mô tô, xe máy bị tạm giữ (+32,91%). 13 - - Tháng 5/2022:
+ Toàn quốc xảy ra 923 vụ, làm chết 484 người, bị thương 647 người. So với
tháng 4/2022, giảm 122 vụ (-11,67%); giảm 115 người chết (-19,20%); giảm
43 người bị thương (-6,23%).
+ Toàn quốc xảy ra 252.533 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông bị xử lý;
xử phạt 338,23 tỷ đồng; tạm giữ 50.644 ô tô, mô tô, xe máy... So với tháng
4/2022, giảm 1.186 vụ (-0,47%), số tiền phạt thu được tăng 23,86 tỷ đồng
(+7,59%), tăng 5.779 số ô tô, mô tô, xe máy bị tạm giữ (+12,88%). 14 Tháng 6/2022:
+ Toàn quốc xảy ra 951 vụ, làm chết 525 người, bị thương 618 người. So với
tháng 5/2022, tăng 23 vụ (+2,48%); tăng 39 người chết (+8,02%); giảm 32
người bị thương (-4,92%).
+ Toàn quốc có 258.506 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông bị xử lý; xử
phạt 308,08 tỷ đồng; tạm giữ 41.385 ô tô, mô tô, xe máy. So với tháng 5/2022,
tăng 5.973 vụ (+2,37%), số tiền phạt thu được giảm 30,15 tỷ đồng (-8,91%),
giảm 9.259 số ô tô, mô tô, xe máy bị tạm giữ (-18,28%). - Tháng 7/2022:
+ Toàn quốc xảy ra 832 vụ, làm chết 471 người, bị thương 566 người. So với
tháng 6/2022, giảm 119 vụ (-12,51%); giảm 54 người chết (-10,29%); giảm 52
người bị thương (-8,41%).
+ Toàn quốc có 242.035 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông bị xử lý; xử
phạt 346,65 tỷ đồng; tạm giữ 57.385 ô tô, mô tô, xe máy. So với tháng 6/2022,
giảm 16.471 vụ (-6,37%), số tiền phạt thu được tăng 38,57 tỷ đồng (+12,52%),
tăng 16.000 số ô tô, mô tô, xe máy bị tạm giữ (+38,66%). 15 - Tháng 8/2022:
+ Toàn quốc xảy ra 952 vụ, làm chết 491 người, bị thương 701 người. So với
tháng 7/2022, tăng 120 vụ (+14,42%); tăng 20 người chết (+4,25%); tăng 135
người bị thương (+23,85%).
+ Toàn quốc có 223.656 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông bị xử lý; xử
phạt 390,26 tỷ đồng; tạm giữ 52.476 ô tô, mô tô, xe máy. So với tháng 7/2022,
giảm 18.379 vụ (-7,59%), số tiền phạt thu được tăng 43,61 tỷ đồng (+12,58%),
giảm 4.909 số ô tô, mô tô, xe máy bị tạm giữ (-8,55%). 16 - Tháng 9/2022:
+ Toàn quốc xảy ra 825 vụ, làm chết 438 người, bị thương 589 người. So với
tháng 8/2022, giảm 127 vụ (-13,34%); giảm 53 người chết (-10,79%); giảm
112 người bị thương (-15,98%).
+ Toàn quốc có 258.583 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông bị xử lý; xử
phạt 453,79 tỷ đồng; tạm giữ 72.966 ô tô, mô tô, xe máy. So với tháng 8/2022,
tăng 34.927 vụ (+15,62%), số tiền phạt thu được tăng 63,53 tỷ đồng
(+16,28%), tăng 20.490 số ô tô, mô tô, xe máy bị tạm giữ (+39,05%). - Tháng 10/2022:
+ Toàn quốc xảy ra 898 vụ, làm chết 507 người, bị thương 594 người. So với
tháng 9/2022, tăng 73 vụ (+8,85%); tăng 69 người chết (+15,75%); tăng 05
người bị thương (+0,85%).
+ Toàn quốc có 250.556 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông bị xử lý; xử
phạt 452,47 tỷ đồng; tạm giữ 61.221 ô tô, mô tô, xe máy. So với tháng 9/2022,
giảm 8.027 vụ (-3,10%), số tiền phạt thu được giảm 1,32 tỷ đồng (-0,29%),
giảm 11.745 số ô tô, mô tô, xe máy bị tạm giữ (-16,10%).[5] 17
3.2. Giải pháp hạn chế vi phạm pháp luật về an toàn giao thông:
Một là: Mỗi người cần nâng cao hiểu biết của mình về Luật Giao thông đường bộ
bằng nhiều cách khác nhau (ví dụ: dán 1 vị trí nào đó ở nhà sao cho hàng ngày,
hàng giờ nhìn thấy, từ đó nắm rõ luật mà nghiêm chỉnh chấp hành). Đồng thời, ta
cần thường xuyên nghe đài, xem báo để hiểu rõ những quy định mới về bảo đảm
trật tự ATGT. Trên các đường phố cần có nhiều tấm biển tuyên truyền trực quan về
Luật Giao thông đường bộ.
Hai là: Đừng nên xem thường việc đội mũ bảo hiểm hay đội mũ bảo hiểm kém
chất lượng, vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, sử dụng điện thoại di động khi lái xe, sử
dụng còi xe sai quy định, đi bộ không đúng nơi quy định… Tuyệt đối không được
lấn chiếm lòng, lề đường làm nơi kinh doanh buôn bán. Mọi người không được
uống rượu bia khi tham gia giao thông. Nếu lỡ uống rượu, bia thì không trực tiếp
lái xe mà sử dụng các phương tiện công cộng khác cho an toàn.
Ba là: Cần mạnh dạn đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Giao thông đường
bộ như sẵn sàng tố giác khi phát hiện thanh niên đua xe trái phép, nạn “đinh
tặc”… Khi thấy cảnh sát giao thông đối phó với đối tượng vi phạm chống lại
người thi hành công vụ thì mọi người cần hỗ trợ, làm như vậy để răn đe người vi
phạm sẽ không tái phạm. 18
Bốn là: Các ngành chức năng cần định kỳ kiểm tra sức khỏe lái xe, không cấp giấy
phép lái xe cho người nghiện rượu, bia và các chất kích thích khác. Trường hợp đã
có giấy phép lái xe phải buộc người đó cai nghiện, không cho điều khiển phương
tiện. Người nghiện nặng không thể cai nghiện được thì phải thu hồi giấy phép lái
xe, cấm điều khiển phương tiện. Quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ
quan, đơn vị có lái xe nghiện rượu, bia gây tai nạn hay chạy quá tốc độ, chở quá khổ, quá tải.
Năm là: Cha mẹ cần tuân thủ Luật Giao thông đường bộ để làm gương cho con.
Cần quản lý con em mình, không để con em quá nhỏ tuổi tự đi học, các em học
sinh lớn hơn nhưng chưa đủ tuổi, chưa được cấp giấy phép lái xe thì không được cho lái xe gắn máy.
Sáu là: Nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và
có biện pháp ngăn ngừa tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
Có thể hạ bậc hạnh kiểm nếu học sinh vi phạm trật tự ATGT.
Bảy là: Cần thể hiện lòng nhân ái khi tham gia giao thông như cứu giúp người bị
tai nạn, đưa người bị nạn đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Tám là: Luôn có thái độ ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Thực tế đã có
biết bao người chỉ vì có thái độ hành xử kém văn hóa như gây gổ, đánh nhau mà
làm cho giao thông bị ùn tắc, thậm chí tạo nguy cơ TNGT.
Chín là: Cảnh sát giao thông cần tăng cường hơn nữa công tác tuần tra, xử lý vi
phạm. Thực tế có rất nhiều người vi phạm Luật Giao thông đường bộ về ban đêm;
do vậy cần tăng cường tuần tra kiểm soát vào ban đêm để xử phạt người vi phạm. [6] 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] https://accgroup.vn/khai-niem-an-toan-giao-thong- la-gi/
[2] https://luathoangphi.vn/vi-pham-luat-giao-thong-l a-gi/
[3] https://luatminhkhue.vn/quy-dinh-ve-toi-vi-pham-quy-dinh- ve-an-toan-giao- thong-duong-bo.aspx [4] https://www
.tracuuphapluat.info/2010/05/nhung-vuong-mac-khi-ap-dung-ieu-202- cua.html [5] https://bocongan.gov
.vn/thong-tin-thong-ke-100.html?Page=3&Page=2&Page=1
[6] https://hoatieu.vn/tai-lieu/giai-phap-giam-
thieu-tai-nan-giao-thong-193480 20