Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam | Văn mẫu 11 Cánh diều

Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam là bài viết bao gồm dàn ý và văn mẫu hay do biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu học tập môn Ngữ văn 11. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:

Văn mẫu 11 256 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu

Thông tin:
8 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam | Văn mẫu 11 Cánh diều

Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam là bài viết bao gồm dàn ý và văn mẫu hay do biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu học tập môn Ngữ văn 11. Mời các bạn tham khảo!

126 63 lượt tải Tải xuống
I. Dàn ý Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người
Việt Nam.
a. Mở bài:
Dẫn dắt và giới thiệu về vẻ đẹp phẩm chất của con người Việt Nam.
b. Thân bài:
- Nêu một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam như chăm chỉ,
sáng tạo, yêu nước, thủy chung,…
- Phân tích các phẩm chất ấy dựa trên các dụ, dẫn chứng cụ thể trong
đời sống hằng ngày, trong học tập, lao động và chiến đấu.
- Phân tích, lí giải nguồn gốc của các phẩm chất đáng quý ấy.
- Phát biểu suy nghĩ, cảm nhận về những phẩm chất của con người Việt
Nam.
c. Kết bài:
Khái quát lại về vai trò, ý nghĩa của những phẩm chất cao đẹp trong công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
II. Văn mẫu Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con
người Việt Nam.
1. Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt
Nam mẫu 1
Mảnh đất hình chữ S thân yêu là mái nhà của 54 dân tộc anh em. Mỗi một
dân tộc đều mang một những nét văn hóa, bản sắc rất riêng ấn tượng.
Tuy nhiên, chúng ta đều xuất phát từ dòng máu mang n “Việt Nam” với
những phẩm chất chung cao đẹp và bất biến theo thời gian.
Phẩm chất những chuẩn mực hành vi làm nên giá trị cao đẹp của một
con người. Dựa vào thước đo chuẩn mực ấy, người ta thể đánh giá được
hành vi, lối sống và tính cách của những người sống trong cùng một khu
vực, quốc gia.
Quan điểm đạo đức của Hồ Chí Minh đã bao quát những mi quan hệ cơ
bản của con người trong hội gồm: trung với nước, hiếu với dân, yêu
thương con người, sống có nghĩa, có tình. Ngoài ra, một số phẩm chất tốt
đẹp nữa đó là sự cần cù, thông minh, sáng tạo và sự ham học hỏi với tinh
thần quốc tế trong sáng, tích cực… Đó những phẩm chất bản của
con người Việt Nam từ xa xưa đến cả trong thời đại mới.
Đầu tiên, lòng yêu nước mt nét đặc trưng không thể thiếu của con
người Việt Nam. Dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước
và giữ nước. Một Việt Nam giàu mạnh như ngày hôm nay là do công lao,
xương máu nước mắt của ông cha ta xây đắp thành. V.I Lênin từng nói:
“Lòng yêu nước một trong những tình cảm sâu sắc nhất được củng cố
hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập”. lòng
yêu nước của dân tộc Việt Nam nmột sợi dây bền chặt kết tinh nên
những con người Việt Nam đại, chính họ đã tạo thành sức mạnh vĩ
đại để chống giặc ngoại m, giữ gìn bảo vệ non sông đất nước. Lòng yêu
nước cháy bỏng ấy được xem như bảo bối cho những chiến thắng oanh
liệt của dân tộc ta, giúp nhân dân ta không bị khuất phục trước kẻ thù
liên tiếp dựng cờ khởi nghĩa. Ta phải kể đến Chiến thắng Bạch Đằng năm
938 đã mở ra knguyên độc lập cho dân tộc. chiến tranh đã qua đi,
biết bao vị anh hùng đã từ biệt nhân dân, nhưng không vì thế mà các vua
Hùng, Hai Trưng, Triệu, Quang Trung, Ngô Quyền… đi vào lãng
quên. Ngày nay, đcủng cố lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, Đảng nhà
nước đã chú trọng đến việc giáo dục lòng yêu nước bằng cách đưa ra
những kiến thức, cuộc thi hoạt động tuyên truyền về các sự kiện thời
kỳ lịch sử, các thời đại cha ông.
Lòng yêu thương con người cũng là một trong những phẩm chất đạo đức
tiêu biểu không thể thiếu của con người Việt Nam. Đây sự kế thừa
truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng
sản và tinh thần nhân văn của nhân loại. Lòng yêu thương ấy đã chảy trôi
từ những m tháng đấu tranh bảo vTổ quốc cho đến những hoạt động
sản xuất hàng ngày của dân tộc ta. Trong gia đình, đó tình cảm “n
núi Thái Sơn”, “như nước trong nguồn chảy ra”. Với anh em, thì lại
“như thể tay chân”, tình nghĩa vợ chồng thì cảnh “đầu gối, tay ấp”.
Rộng hơn đó chính là tình yêu thương đồng loại: “Nhiễu điều phủ lấy giá
gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” hay Thương
người như thể thương thân”. Phẩm chất ấy cũng được biểu hiện trong sự
giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong bất kỳ hoàn cảnh nào trong cuộc sống. Đó
cũng sự khoan dung, vị tha dành cho cả những số phận từng lầm đường
lạc lối muốn quay đầu. Không chỉ biểu hiện trong đời sống hàng ngày,
tình yêu thương độ lượng với con người của dân tộc Việt Nam còn được
tồn tại trong các bộ luật của Nhà nước, đồng thời là cơ sở hình thành tinh
thần yêu chuộng hbình tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới:
“Việt Nam muốn bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn
đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
Ngoài ra, phẩm chất hiếu học, tôn trọng đạo một nét đẹp sáng ngời
của nhân dân ta. “Tôn trọng đạo” đó thái độ tôn quý người thầy, là
một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã
từng quan niệm: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” - một chữ cũng là thầy, nửa
chữ cũng là thầy. Tri thức một con đường đi đến thành công bền bỉ và
hiệu quả nhất. Hạnh phúc của mỗi người chúng ta được cắp sách đến
trường. Thầy cô không chỉ là người truyền dạy kiến thức mà còn bồi đắp
cho mỗi m hồn chúng ta thêm phong phú, tốt đẹp để chúng ta thphát
triển hoàn thiện trên mọi phương diện khác nhau. Đã biết bao người
thầy đáng kính được lưu danh muôn đời. Đó thầy Chu Văn An, cụ đồ
Nguyễn Đình Chiểu, người thầy cao quý Nguyễn Bỉnh Khiêm và vlãnh
tụ của dân tộc Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh,... Ngày nay, mặc dù thế
giới đã phát triển, việc học tập của con người có sgiúp đỡ của nhiều yếu
tố hiện đại, tiện ích nhưng người thầy vẫn đứng ở vị trí thiêng liêng nhất.
Phẩm chất những vẻ đẹp truyền thống mãi những thchúng ta cần
phải lưu giữ và chau chuốt nó hàng đời. Tuy nhiên, trong thời đại mới, để
đáp ứng với các thách thức hội của cuộc sống hiện đại, người Việt
cần phải những phẩm chất tiến bộ. Trước hết, đó khả năng duy
sáng tạo, đổi mới và sẵn sàng chấp nhận những thay đổi để phát triển bản
thân đất nước cùng với tinh thần học hỏi tích cực, luôn cập nhật kiến
thức mới trong cuộc sống công việc. Bên cạnh đó, khi sự hội nhập toàn
cầu không thể thiếu, chúng ta cũng cần phải sự tôn trọng, tìm hiểu
kiến thức phong phú về văn hóa và nét đẹp ở những quốc gia khác nhau.
Tính chủ động trong cuộc sống một cử chỉ không thể thiếu trong thời
đại này, chúng ta không chỉ chờ đợi phải tự m kiếm hội định
hướng cho bản thân.
Tóm lại, để đạt được sự phát triển bền vững trong thời đại mới, người Việt
cần phải những phẩm chất tiến bthích nghi với sự phát triển của
thế giới. Đây cũng chính là một cách đưa đất nước ngày càng vươn xa và
tỏa sáng.
một công dân, thế hệ trẻ của đất nước, chúng ta không chỉ trách
nhiệm giữ gìn, bảo vệ n phải phát triển, lan tỏa những vẻ đẹp vốn
của mình ra khắp nơi trên thế giới để p phần giúp đất nước trở nên
tươi đẹp hơn. Bên cạnh đó, ta cũng cần ngăn ngừa những hành vi xấu
ảnh hưởng đến vđẹp của con người Việt Nam trong tầm kiểm soát
khả năng của mình.
Việc giữ gìn phát triển vẻ đẹp của đất nước là một trách nhiệm không
chỉ của các chính trị gia, nlãnh đạo mà còn trách nhiệm lớn lao của
mỗi công dân. Chúng ta cần nhận thức ràng rằng, giá trị văn hóa, tinh
thần và phẩm chất đẹp của dân tộc Việt Nam là tài sản qgiá, mang lại
niềm tự hào và định vị chỗ đứng cho đất nước ta trên đấu trường quốc tế.
2. Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt
Nam mẫu 2
Trong thời chiến, nhân dân Việt Nam đã hiện lên như những người anh
hùng hiên ngang, dũng cảm. Hơn hết, trong họ còn sục sôi ý chí chiến đấu
kiên cường. lẽ bởi vậy bất thế lực thù địch o đến m chiếm
đều bị dân tộc Việt Nam đánh bại. Trong thời bình, đặc biệt là trong công
cuộc chống dịch covid 19 hiện nay, con người Việt Nam hiện lên mới đẹp
đáng tự hào làm sao! Trước sự lây lan nhanh chóng của virus corona,
họ chẳng màng hiểm nguy, sợ hãi mà cùng nhau kết nối, gắn chặt sợi chỉ
đỏ xuyên suốt mang tên "yêu nước" để xây dựng nên bức tường thành
kiên cố ngăn chặn sự m nhập của dịch bệnh truyền nhiễm. Chưa dừng
lại đó, trong họ còn sáng lên những phẩm chất cao đẹp như giàu lòng
tình thương, nhân hậu. Bởi vậy trong cuộc chiến covid 19, họ cứu chữa
tất cả mọi người, dân tộc trên thế giới mà không hề có sự phân biệt nào.
Về tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc Việt Nam thể hiện rõ sự hòa nhập qua tín
ngưỡng đa thần. Trước hết người Việt đạo thờ cúng tổ tiên, xuất phát
từ việc ghi nhớ ơn đức của thế hệ trước. Người Việt cũng thờ rất nhiều vị
thần, thần của người Việt không ở cao xa mà "sống" bên cạnh con người
và luôn hỗ trợ con người. Người Việt Nam không cuồng tín tôn giáo. Các
thứ lớp tôn giáo và tín ngưỡng, gia đình, dòng h, làng xã và quốc gia hòa
hợp nhau, bổ sung cho nhau. Sự hỗn hợp này là đặc điểm rất lớn thể hiện
sự a nhập tôn giáo và tính hiện thực của tín ngưỡng tôn giáo người Việt
xưa nay. Sự hòa nhập trong việc tiếp thu các hệ tưởng tôn giáo
cũng cho thấy tư duy trung hòa, mở rộng và linh hoạt của người Việt.
Qua đây, chúng ta nhận thấy con người Việt Nam đẹp biết bao! một
công dân Việt, em luôn rèn luyện và phát huy giá trị truyền thống của dân
tộc. Hơn hết, em sẽ cố gắng chung tay xây dựng một nước Việt Nam dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
3. Thuyết minh về mt số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt
Nam mẫu 3
Mảnh đất hình chữ S thân yêu, nơi đây là ngôi nhà chung của 54 dân tộc,
mỗi tộc mang theo đặc trưng văn hóa riêng biệt ấn tượng. Tuy nhiên,
tất cả chúng ta đều chung một gốc, dòng máu Việt Nam với những phẩm
chất cao đẹp và bền vững qua thời gian.
Phẩm chất tiêu chí đánh giá giá trị của một con người, từ đó ta thể
nhận biết hành vi, lối sống tính cách trong cùng một cộng đồng, quốc
gia.
Quan điểm đạo đức của Hồ Chí Minh đã phản ánh những mối quan hệ
bản của con người trong xã hội: trung với nước, hiếu với dân, yêu thương
con người, sống có ý nghĩa và tình cảm. Ngoài ra, sự cần cù, thông minh,
sáng tạo lòng ham học hỏi với tinh thần quốc tế cũng những phẩm
chất cơ bản của con người Việt Nam từ xa xưa đến nay.
Đầu tiên, lòng yêu nước đặc trưng không thể thiếu của người Việt Nam.
Dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước.
Lòng yêu nước cháy bỏng được coi là bảo bối quý giá, tạo nên sức mạnh
để chống giặc ngoại xâm bảo vệ non sông đất đai. Để củng cố ng yêu
nước cho thế hệ trẻ, giáo dục tuyên truyền về lịch sử những biện
pháp quan trọng.
Lòng yêu thương con người một phẩm chất đạo đức không thể thiếu.
Nó phản ánh truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa
cộng sản tinh thần nhân văn. Sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong mọi
hoàn cảnh biểu hiện của lòng yêu thương này. Tình yêu thương cũng
được thể hiện trong các bộ luật và chính sách của Nhà nước, đồng thời tạo
nên tinh thần hòa bình và tình hữu nghị với các quốc gia khác.
Hiếu học, tôn sư trọng đạo nét đẹp sáng ngời của người Việt. Tôn trọng
người thầy một truyền thống đạo đức, tri thức được coi con đường
đến thành công. Thế giới phát triển nhưng tôn trọng biết ơn đối với
giáo dục vẫn là giá trị thiêng liêng.
Trong thời đại mới, để đối mặt với thách thức hội, người Việt cần
phải những phẩm chất tiến bộ. Sự sáng tạo, đổi mới và tư duy linh hoạt
cùng với tinh thần học hỏi tích cực chìa khóa để thích nghi phát triển.
Tóm lại, để đạt được phát triển bền vững, người Việt cần tích hợp những
phẩm chất tiến bộ thích nghi với sự thay đổi của thế giới. Đồng thời,
giữ gìn phát triển vẻ đẹp văn hóa, phẩm chất đạo đức trách nhiệm
của mỗi công dân. Chúng ta những người làm nên sức mạnh và danh
tiếng của đất nước, đó cũng vai trò của chúng ta trong cộng đồng
quốc tế.
| 1/8

Preview text:

I. Dàn ý Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam. a. Mở bài:
Dẫn dắt và giới thiệu về vẻ đẹp phẩm chất của con người Việt Nam. b. Thân bài:
- Nêu một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam như chăm chỉ,
sáng tạo, yêu nước, thủy chung,…
- Phân tích các phẩm chất ấy dựa trên các ví dụ, dẫn chứng cụ thể trong
đời sống hằng ngày, trong học tập, lao động và chiến đấu.
- Phân tích, lí giải nguồn gốc của các phẩm chất đáng quý ấy.
- Phát biểu suy nghĩ, cảm nhận về những phẩm chất của con người Việt Nam. c. Kết bài:
Khái quát lại về vai trò, ý nghĩa của những phẩm chất cao đẹp trong công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
II. Văn mẫu Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam.
1. Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam mẫu 1
Mảnh đất hình chữ S thân yêu là mái nhà của 54 dân tộc anh em. Mỗi một
dân tộc đều mang một những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng.
Tuy nhiên, chúng ta đều xuất phát từ dòng máu mang tên “Việt Nam” với
những phẩm chất chung cao đẹp và bất biến theo thời gian.
Phẩm chất là những chuẩn mực hành vi làm nên giá trị cao đẹp của một
con người. Dựa vào thước đo chuẩn mực ấy, người ta có thể đánh giá được
hành vi, lối sống và tính cách của những người sống trong cùng một khu vực, quốc gia.
Quan điểm đạo đức của Hồ Chí Minh đã bao quát những mối quan hệ cơ
bản của con người trong xã hội gồm: trung với nước, hiếu với dân, yêu
thương con người, sống có nghĩa, có tình. Ngoài ra, một số phẩm chất tốt
đẹp nữa đó là sự cần cù, thông minh, sáng tạo và sự ham học hỏi với tinh
thần quốc tế trong sáng, tích cực… Đó là những phẩm chất cơ bản của
con người Việt Nam từ xa xưa đến cả trong thời đại mới.
Đầu tiên, lòng yêu nước là một nét đặc trưng không thể thiếu của con
người Việt Nam. Dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước
và giữ nước. Một Việt Nam giàu mạnh như ngày hôm nay là do công lao,
xương máu và nước mắt của ông cha ta xây đắp thành. V.I Lênin từng nói:
“Lòng yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất được củng cố
hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập”. Và lòng
yêu nước của dân tộc Việt Nam như một là sợi dây bền chặt kết tinh nên
những con người Việt Nam vĩ đại, và chính họ đã tạo thành sức mạnh vĩ
đại để chống giặc ngoại xâm, giữ gìn bảo vệ non sông đất nước. Lòng yêu
nước cháy bỏng ấy được xem như bảo bối cho những chiến thắng oanh
liệt của dân tộc ta, giúp nhân dân ta không bị khuất phục trước kẻ thù mà
liên tiếp dựng cờ khởi nghĩa. Ta phải kể đến Chiến thắng Bạch Đằng năm
938 đã mở ra kỷ nguyên độc lập cho dân tộc. Dù chiến tranh đã qua đi,
biết bao vị anh hùng đã từ biệt nhân dân, nhưng không vì thế mà các vua
Hùng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung, Ngô Quyền… đi vào lãng
quên. Ngày nay, để củng cố lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, Đảng và nhà
nước đã chú trọng đến việc giáo dục lòng yêu nước bằng cách đưa ra
những kiến thức, cuộc thi và hoạt động tuyên truyền về các sự kiện thời
kỳ lịch sử, các thời đại cha ông.
Lòng yêu thương con người cũng là một trong những phẩm chất đạo đức
tiêu biểu không thể thiếu của con người Việt Nam. Đây là sự kế thừa
truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng
sản và tinh thần nhân văn của nhân loại. Lòng yêu thương ấy đã chảy trôi
từ những năm tháng đấu tranh bảo vệ Tổ quốc cho đến những hoạt động
sản xuất hàng ngày của dân tộc ta. Trong gia đình, đó là tình cảm “như
núi Thái Sơn”, “như nước trong nguồn chảy ra”. Với anh em, thì nó lại
“như thể tay chân”, tình nghĩa vợ chồng thì là cảnh “đầu gối, tay ấp”.
Rộng hơn đó chính là tình yêu thương đồng loại: “Nhiễu điều phủ lấy giá
gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” hay “Thương
người như thể thương thân”. Phẩm chất ấy cũng được biểu hiện trong sự
giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong bất kỳ hoàn cảnh nào trong cuộc sống. Đó
cũng là sự khoan dung, vị tha dành cho cả những số phận từng lầm đường
lạc lối muốn quay đầu. Không chỉ biểu hiện trong đời sống hàng ngày,
tình yêu thương độ lượng với con người của dân tộc Việt Nam còn được
tồn tại trong các bộ luật của Nhà nước, đồng thời là cơ sở hình thành tinh
thần yêu chuộng hoà bình và tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới:
“Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn
đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
Ngoài ra, phẩm chất hiếu học, tôn sư trọng đạo là một nét đẹp sáng ngời
của nhân dân ta. “Tôn sư trọng đạo” đó là thái độ tôn quý người thầy, là
một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã
từng quan niệm: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” - một chữ cũng là thầy, nửa
chữ cũng là thầy. Tri thức là một con đường đi đến thành công bền bỉ và
hiệu quả nhất. Hạnh phúc của mỗi người chúng ta là được cắp sách đến
trường. Thầy cô không chỉ là người truyền dạy kiến thức mà còn bồi đắp
cho mỗi tâm hồn chúng ta thêm phong phú, tốt đẹp để chúng ta có thể phát
triển hoàn thiện trên mọi phương diện khác nhau. Đã có biết bao người
thầy đáng kính được lưu danh muôn đời. Đó là thầy Chu Văn An, cụ đồ
Nguyễn Đình Chiểu, người thầy cao quý Nguyễn Bỉnh Khiêm và vị lãnh
tụ của dân tộc Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh,... Ngày nay, mặc dù thế
giới đã phát triển, việc học tập của con người có sự giúp đỡ của nhiều yếu
tố hiện đại, tiện ích nhưng người thầy vẫn đứng ở vị trí thiêng liêng nhất.
Phẩm chất và những vẻ đẹp truyền thống mãi là những thứ chúng ta cần
phải lưu giữ và chau chuốt nó hàng đời. Tuy nhiên, trong thời đại mới, để
đáp ứng với các thách thức và cơ hội của cuộc sống hiện đại, người Việt
cần phải có những phẩm chất tiến bộ. Trước hết, đó là khả năng tư duy
sáng tạo, đổi mới và sẵn sàng chấp nhận những thay đổi để phát triển bản
thân và đất nước cùng với tinh thần học hỏi tích cực, luôn cập nhật kiến
thức mới trong cuộc sống và công việc. Bên cạnh đó, khi sự hội nhập toàn
cầu là không thể thiếu, chúng ta cũng cần phải có sự tôn trọng, tìm hiểu
kiến thức phong phú về văn hóa và nét đẹp ở những quốc gia khác nhau.
Tính chủ động trong cuộc sống là một cử chỉ không thể thiếu trong thời
đại này, chúng ta không chỉ chờ đợi mà phải tự tìm kiếm cơ hội và định hướng cho bản thân.
Tóm lại, để đạt được sự phát triển bền vững trong thời đại mới, người Việt
cần phải có những phẩm chất tiến bộ và thích nghi với sự phát triển của
thế giới. Đây cũng chính là một cách đưa đất nước ngày càng vươn xa và tỏa sáng.
Là một công dân, thế hệ trẻ của đất nước, chúng ta không chỉ có trách
nhiệm giữ gìn, bảo vệ mà còn phải phát triển, lan tỏa những vẻ đẹp vốn
có của mình ra khắp nơi trên thế giới để góp phần giúp đất nước trở nên
tươi đẹp hơn. Bên cạnh đó, ta cũng cần ngăn ngừa những hành vi xấu là
ảnh hưởng đến vẻ đẹp của con người Việt Nam trong tầm kiểm soát và khả năng của mình.
Việc giữ gìn và phát triển vẻ đẹp của đất nước là một trách nhiệm không
chỉ của các chính trị gia, nhà lãnh đạo mà còn là trách nhiệm lớn lao của
mỗi công dân. Chúng ta cần nhận thức rõ ràng rằng, giá trị văn hóa, tinh
thần và phẩm chất đẹp của dân tộc Việt Nam là tài sản quý giá, mang lại
niềm tự hào và định vị chỗ đứng cho đất nước ta trên đấu trường quốc tế.
2. Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam mẫu 2
Trong thời chiến, nhân dân Việt Nam đã hiện lên như những người anh
hùng hiên ngang, dũng cảm. Hơn hết, trong họ còn sục sôi ý chí chiến đấu
kiên cường. Có lẽ bởi vậy mà bất kì thế lực thù địch nào đến xâm chiếm
đều bị dân tộc Việt Nam đánh bại. Trong thời bình, đặc biệt là trong công
cuộc chống dịch covid 19 hiện nay, con người Việt Nam hiện lên mới đẹp
và đáng tự hào làm sao! Trước sự lây lan nhanh chóng của virus corona,
họ chẳng màng hiểm nguy, sợ hãi mà cùng nhau kết nối, gắn chặt sợi chỉ
đỏ xuyên suốt mang tên "yêu nước" để xây dựng nên bức tường thành
kiên cố ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh truyền nhiễm. Chưa dừng
lại ở đó, trong họ còn sáng lên những phẩm chất cao đẹp như giàu lòng
tình thương, nhân hậu. Bởi vậy mà trong cuộc chiến covid 19, họ cứu chữa
tất cả mọi người, dân tộc trên thế giới mà không hề có sự phân biệt nào.
Về tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc Việt Nam thể hiện rõ sự hòa nhập qua tín
ngưỡng đa thần. Trước hết người Việt có đạo thờ cúng tổ tiên, xuất phát
từ việc ghi nhớ ơn đức của thế hệ trước. Người Việt cũng thờ rất nhiều vị
thần, thần của người Việt không ở cao xa mà "sống" bên cạnh con người
và luôn hỗ trợ con người. Người Việt Nam không cuồng tín tôn giáo. Các
thứ lớp tôn giáo và tín ngưỡng, gia đình, dòng họ, làng xã và quốc gia hòa
hợp nhau, bổ sung cho nhau. Sự hỗn hợp này là đặc điểm rất lớn thể hiện
sự hòa nhập tôn giáo và tính hiện thực của tín ngưỡng tôn giáo người Việt
xưa và nay. Sự hòa nhập trong việc tiếp thu các hệ tư tưởng và tôn giáo
cũng cho thấy tư duy trung hòa, mở rộng và linh hoạt của người Việt.
Qua đây, chúng ta nhận thấy con người Việt Nam đẹp biết bao! Là một
công dân Việt, em luôn rèn luyện và phát huy giá trị truyền thống của dân
tộc. Hơn hết, em sẽ cố gắng chung tay xây dựng một nước Việt Nam dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
3. Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam mẫu 3
Mảnh đất hình chữ S thân yêu, nơi đây là ngôi nhà chung của 54 dân tộc,
mỗi tộc mang theo đặc trưng văn hóa riêng biệt và ấn tượng. Tuy nhiên,
tất cả chúng ta đều chung một gốc, dòng máu Việt Nam với những phẩm
chất cao đẹp và bền vững qua thời gian.
Phẩm chất là tiêu chí đánh giá giá trị của một con người, từ đó ta có thể
nhận biết hành vi, lối sống và tính cách trong cùng một cộng đồng, quốc gia.
Quan điểm đạo đức của Hồ Chí Minh đã phản ánh những mối quan hệ cơ
bản của con người trong xã hội: trung với nước, hiếu với dân, yêu thương
con người, sống có ý nghĩa và tình cảm. Ngoài ra, sự cần cù, thông minh,
sáng tạo và lòng ham học hỏi với tinh thần quốc tế cũng là những phẩm
chất cơ bản của con người Việt Nam từ xa xưa đến nay.
Đầu tiên, lòng yêu nước là đặc trưng không thể thiếu của người Việt Nam.
Dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước.
Lòng yêu nước cháy bỏng được coi là bảo bối quý giá, tạo nên sức mạnh
để chống giặc ngoại xâm và bảo vệ non sông đất đai. Để củng cố lòng yêu
nước cho thế hệ trẻ, giáo dục và tuyên truyền về lịch sử là những biện pháp quan trọng.
Lòng yêu thương con người là một phẩm chất đạo đức không thể thiếu.
Nó phản ánh truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa
cộng sản và tinh thần nhân văn. Sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong mọi
hoàn cảnh là biểu hiện của lòng yêu thương này. Tình yêu thương cũng
được thể hiện trong các bộ luật và chính sách của Nhà nước, đồng thời tạo
nên tinh thần hòa bình và tình hữu nghị với các quốc gia khác.
Hiếu học, tôn sư trọng đạo là nét đẹp sáng ngời của người Việt. Tôn trọng
người thầy là một truyền thống đạo đức, và tri thức được coi là con đường
đến thành công. Thế giới phát triển nhưng tôn trọng và biết ơn đối với
giáo dục vẫn là giá trị thiêng liêng.
Trong thời đại mới, để đối mặt với thách thức và cơ hội, người Việt cần
phải có những phẩm chất tiến bộ. Sự sáng tạo, đổi mới và tư duy linh hoạt
cùng với tinh thần học hỏi tích cực là chìa khóa để thích nghi và phát triển.
Tóm lại, để đạt được phát triển bền vững, người Việt cần tích hợp những
phẩm chất tiến bộ và thích nghi với sự thay đổi của thế giới. Đồng thời,
giữ gìn và phát triển vẻ đẹp văn hóa, phẩm chất đạo đức là trách nhiệm
của mỗi công dân. Chúng ta là những người làm nên sức mạnh và danh
tiếng của đất nước, và đó cũng là vai trò của chúng ta trong cộng đồng quốc tế.