Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật chọn lọc hay nhất - Văn 9

Cha ông ta tiếp nhận sự du nhập của thể thơ này nhưng không hề tiếp nhận một cách dập khuôn, máy móc và tiếp nhận một cách sáng tạo, điều đó đã giúp hình thành nên thể thơ Song thất lục bát. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:

Văn mẫu 9 444 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 9 0.9 K tài liệu

Thông tin:
3 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật chọn lọc hay nhất - Văn 9

Cha ông ta tiếp nhận sự du nhập của thể thơ này nhưng không hề tiếp nhận một cách dập khuôn, máy móc và tiếp nhận một cách sáng tạo, điều đó đã giúp hình thành nên thể thơ Song thất lục bát. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

108 54 lượt tải Tải xuống
Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật chọn
lọc hay nhất
1. Khái quát về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật
Thất ngôn bát cú cổ thi có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thể thơ này phát triển cực thịnh vào đời
nhà Đường được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Với những quy định nghiêm ngặt
về số câu, số chữ và luật, vần nên thể thơ này ban đầu chủ yếu được giới quý tộc sử dụng. Thể thơ
này cũng đã được các vua chúa tại Trung Quốc và Việt Nam sử dụng cho mục đích thi cử, tuyển
chọn nhân tài. Sau này, trong quá trình sáng tác, nhất là vào giai đoạn phong trào thơ mới tại Việt
Nam từ năm 1925, bằng sự sáng tạo các nhà thơ Việt Nam đã làm giảm bớt tính gò bó của thể thơ
này.
Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật một thể thơ gồm có 8 câu, mỗi câu 7 chữ, tổng số chữ
của một bài thơ được viết theo thể Thất ngôn bát Đường luật 56 chữ. Một bài thơ được viết
theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật có cấu tạo gồm 4 phần: Đề, Thực, Luận, Kết. Cụ thể:
- Phần Đề: Bao gồm 2 câu đầu. Trong đó, câu 1 phá đề dùng để mở bài, câu 2 thừa đề được
dùng để tiếp nối với câu 1 nói lên đầu đề của bài.
- Phần Thực: Bao gồm câu 3 và câu 4, được dùng để giải thích đầu bài.
- Phần Luận: Bao gồm câu 5 và câu 6, được dùng để nói lên cảm xúc với ý kiến khen chê hoặc so
sánh.
- Phần Kết: Bao gồm 2 câu cuối tóm lược ý nghĩa chung của cả bài.
2. Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật - Mẫu số 1
Thất ngôn bát cú cổ thi có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thể thơ này phát triển cực thịnh vào đời
nhà Đường được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Với những quy định nghiêm ngặt
về số câu, số chữ và luật, vần nên thể thơ này ban đầu chủ yếu được giới quý tộc sử dụng. Thể thơ
này cũng đã được các vua chúa tại Trung Quốc và Việt Nam sử dụng cho mục đích thi cử, tuyển
chọn nhân tài.
Một bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải tuân theo các yêu cầu nghiêm
ngặt về luật bằng - trắc, niêm vận, cấu trúc và tính đối của bài thơ.
Về cấu trúc, thơ Thất ngôn bát cú Đường luật đúng như theo tên gọi, bao gồm tám câu và mỗi câu
bao gồm bảy chữ. Một bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn bát Đường luật gồm bốn
phần là: Đề, Thực, Luận, Kết. Trong đó: Phần Đề bao gồm hai câu đầu, câu 1 phá đề dùng để
mở bài, câu 2 thừa đề được dùng để tiếp nối với câu 1 nói lên đầu đề của bài; phần Thực bao
gồm câu 3 câu 4, được dùng để giải thích đầu bài; phần Luận bao gồm câu 5 câu 6, được
dùng để nói lên cảm xúc với ý kiến khen chê hoặc so sánh; phần Kết bao gồm hai câu cuối tóm
lược ý nghĩa chung của cả bài. Quy định về số ng và số chữ trong câu trong bài bắt buộc và
không được thêm bớt.
Về luật bằng - trắc, nếu tiếng thứ hai của câu 1 là thanh bằng thì gọi là thể bằng, bài thơ phải làm
theo luật bằng; còn nếu vần trắc thì gọi thể trắc, khi đó bài thơ phải làm theo luật trắc. Bài thơ
nếu không tuân theo đúng luật bằng - trắc sẽ được gọi là bài thơ thất luật. Chính luật bằng trắc này
đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển và cân đối cho toàn bài thơ; còn được gọi
là luật về sự phối thanh giữa các tiếng trong từng câu các câu trong từng khổ, từng bài. Trong
mỗi câu thơ, sự phối thanh được quy định khá chặt chẽ theo quan điểm "Nhất tam nbất luận"
(Các tiếng thứ nhất, thứ ba, thứ năm không xét tới) và "Nhị tứ lục phân minh" (Các tiếng thứ hai,
thứ tư, thứ sáu quy định ràng). Quan hệ bằng trắc giữa các câu cũng được quy định chặt chẽ.
Nếu dòng trên là bằng ứng với dòng dưới trắc thì gọi đối, ứng với dòng dưới cũng bằng
hoặc ngược lại thì gọi niêm với nhau. Cụ thể: Chữ thứ hai của câu thứ hai sẽ phải cùng nhóm
thanh với chữ thứ hai của câu thứ ba và khác nhóm thanh với chữ thứ hai của câu thứ tư; chữ thứ
hai của câu thứ 4 sẽ phải cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 của câu thứ 6 khác nhóm thanh với
chữ thứ 2 của câu thứ 6; chữ thứ 2 của câu thứ 6 phải cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 của câu
th và khác nhóm thanh với chữ thứ 2 của câu thứ 8; chữ thứ 2 của câu thứ 8 sẽ phải cùng nhóm
thanh với chữ thứ 2 của câu số 1, khác nhóm thanh với chữ thứ 2 của câu thứ 2.
Ngoài ra, nhịp thơ cũng là một yếu tố quan trọng làm nên nhạc điệu của bài thơ được viết theo thể
Thất ngôn bát cú Đường luật. Cách ngắt nhịp trong thơ không chỉ tạo ra sự ngừng nghỉ trong quá
trình đọc mà nó còn giúp thể hiện nội dung, ý nghĩa cần biểu đạt. Trong thể loại thơ này, ta có thể
ngắt nhịp bốn - ba hoặc ba - bốn tùy theo nội dung bài thơ.
Thể thơ Thất ngôn bát Đường luật với những quy định nghiêm ngặt luật thơ đã giúp các thi
nhân, thi sĩ thể hiện được tài năng thơ ca của mình, cũng vì vậy mà thể thơ này thường được dùng
trong tuyển chọn nhân tài thời phong kiến Trung Quốc và cả Việt Nam. Tuy nhiên, khi phong trào
thơ mới xuất hiện, bằng sự sáng tạo của mình, các nhà thơ đã làm giảm bớt tính bó, nghiêm
ngặt của luật thơ để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng, thoải mái thể hiện tư tưởng, tình cảm của
mình.
3. Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật - Mẫu số 2
Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật là một thể thơ cổ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thể thơ này
được coi là một dạng chuẩn của thơ Đường luật và là thể thơ tiêu biểu trong nền thơ ca trung đại,
nó đã phát triển mạnh mẽ quê hương của mình và thậm chí lan tỏa mạnh mẽ sang các nước lân
cận, trong đó Việt Nam. nước ta, thể thơ Thất ngôn bát Đường luật được sử dụng phổ biến
nhất là vào thời kỳ Bắc thuộc.
Tên gọi thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật thể hiện cấu trúc và luật thơ, cụ thể một bài thơ được
viết theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật sẽ bao gồm gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ, không được
thêm bớt; còn Đường luật một luật thơ từ đời Đường (618 - 907) Trung Quốc. Trong đó,
điều căn bản của luật thơ Đường là đối, bao gồm hai nguyên tắc đối âm và đối ý. Tức là lần lượt
những chữ thứ nhất, thứ hai, thứ ba… của câu trên phải đối với các chữ thứ nhất, thứ hai, thứ ba…
của câu dưới cả vâm ý. Nhưng để đơn giản hơn, người ta quy ước: "Nhất tam ngũ bất luận"
(chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không bàn tới, tức không cần theo luật), còn "Nhị tứ lục phân minh"
(chữ thứ hai, tư, sáu quy định ràng, tức phải tuân thủ theo quy định). Bên cạnh đó thì thể thơ
này cũng luật bằng trắc ràng, đặc biệt nguyên tắc niêm. Những câu niêm với nhau tức
những câu có cùng luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một
luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc.
Về bố cục, một bài thơ Thất ngôn bát Đường luật gồm bốn phần: Đề, thực, luận, kết. Hai cầu
đầu tiên (câu một câu hai) hai câu đề, bắt đầu gợi ra sự việc trong bài. Hai câu tiếp theo
hai câu thực, dùng để miêu tả, hai câu này cần đối với nhau về cả thanh nghĩa. Tiếp đến là hai
câu luận, tức suy luận, yêu cầu tương tự như hai câu thực. Và cuối cùng là hai câu kết, khái quát
lại sự việc, không cần đối nhau.
Do quy định cụ thể và nghiêm khắc về bố cục, cấu trúc luật thơ nên thể thơ Thất ngôn bát
Đường luật thường được dùng trong thi cử để tuyển chọn nhân tài cho triều đình thời phong
kiến. Thể thơ này được du nhập vào nước ta trong quá trình Trung Quốc thực hiện đồng hóa dân
tộc ta. Cha ông ta tiếp nhận sự du nhập của thể thơ này nhưng không hề tiếp nhận một cách dập
khuôn, máy móc và tiếp nhận một cách sáng tạo, điều đó đã giúp hình thành nên thể thơ Song thất
lục bát.
| 1/3

Preview text:

Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật chọn lọc hay nhất
1. Khái quát về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật
Thất ngôn bát cú là cổ thi có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thể thơ này phát triển cực thịnh vào đời
nhà Đường và được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Với những quy định nghiêm ngặt
về số câu, số chữ và luật, vần nên thể thơ này ban đầu chủ yếu được giới quý tộc sử dụng. Thể thơ
này cũng đã được các vua chúa tại Trung Quốc và Việt Nam sử dụng cho mục đích thi cử, tuyển
chọn nhân tài. Sau này, trong quá trình sáng tác, nhất là vào giai đoạn phong trào thơ mới tại Việt
Nam từ năm 1925, bằng sự sáng tạo các nhà thơ Việt Nam đã làm giảm bớt tính gò bó của thể thơ này.
Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là một thể thơ gồm có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ, tổng số chữ
của một bài thơ được viết theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật là 56 chữ. Một bài thơ được viết
theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật có cấu tạo gồm 4 phần: Đề, Thực, Luận, Kết. Cụ thể:
- Phần Đề: Bao gồm 2 câu đầu. Trong đó, câu 1 là phá đề dùng để mở bài, câu 2 là thừa đề được
dùng để tiếp nối với câu 1 nói lên đầu đề của bài.
- Phần Thực: Bao gồm câu 3 và câu 4, được dùng để giải thích đầu bài.
- Phần Luận: Bao gồm câu 5 và câu 6, được dùng để nói lên cảm xúc với ý kiến khen chê hoặc so sánh.
- Phần Kết: Bao gồm 2 câu cuối tóm lược ý nghĩa chung của cả bài.
2. Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật - Mẫu số 1
Thất ngôn bát cú là cổ thi có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thể thơ này phát triển cực thịnh vào đời
nhà Đường và được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Với những quy định nghiêm ngặt
về số câu, số chữ và luật, vần nên thể thơ này ban đầu chủ yếu được giới quý tộc sử dụng. Thể thơ
này cũng đã được các vua chúa tại Trung Quốc và Việt Nam sử dụng cho mục đích thi cử, tuyển chọn nhân tài.
Một bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải tuân theo các yêu cầu nghiêm
ngặt về luật bằng - trắc, niêm vận, cấu trúc và tính đối của bài thơ.
Về cấu trúc, thơ Thất ngôn bát cú Đường luật đúng như theo tên gọi, bao gồm tám câu và mỗi câu
bao gồm bảy chữ. Một bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật gồm có bốn
phần là: Đề, Thực, Luận, Kết. Trong đó: Phần Đề bao gồm hai câu đầu, câu 1 là phá đề dùng để
mở bài, câu 2 là thừa đề được dùng để tiếp nối với câu 1 nói lên đầu đề của bài; phần Thực bao
gồm câu 3 và câu 4, được dùng để giải thích đầu bài; phần Luận bao gồm câu 5 và câu 6, được
dùng để nói lên cảm xúc với ý kiến khen chê hoặc so sánh; phần Kết bao gồm hai câu cuối tóm
lược ý nghĩa chung của cả bài. Quy định về số dòng và số chữ trong câu trong bài là bắt buộc và không được thêm bớt.
Về luật bằng - trắc, nếu tiếng thứ hai của câu 1 là thanh bằng thì gọi là thể bằng, bài thơ phải làm
theo luật bằng; còn nếu là vần trắc thì gọi là thể trắc, khi đó bài thơ phải làm theo luật trắc. Bài thơ
nếu không tuân theo đúng luật bằng - trắc sẽ được gọi là bài thơ thất luật. Chính luật bằng trắc này
đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển và cân đối cho toàn bài thơ; nó còn được gọi
là luật về sự phối thanh giữa các tiếng trong từng câu và các câu trong từng khổ, từng bài. Trong
mỗi câu thơ, sự phối thanh được quy định khá chặt chẽ theo quan điểm "Nhất tam ngũ bất luận"
(Các tiếng thứ nhất, thứ ba, thứ năm không xét tới) và "Nhị tứ lục phân minh" (Các tiếng thứ hai,
thứ tư, thứ sáu quy định rõ ràng). Quan hệ bằng trắc giữa các câu cũng được quy định chặt chẽ.
Nếu dòng trên là bằng mà ứng với dòng dưới là trắc thì gọi là đối, ứng với dòng dưới cũng là bằng
hoặc ngược lại thì gọi là niêm với nhau. Cụ thể: Chữ thứ hai của câu thứ hai sẽ phải cùng nhóm
thanh với chữ thứ hai của câu thứ ba và khác nhóm thanh với chữ thứ hai của câu thứ tư; chữ thứ
hai của câu thứ 4 sẽ phải cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 của câu thứ 6 và khác nhóm thanh với
chữ thứ 2 của câu thứ 6; chữ thứ 2 của câu thứ 6 phải cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 của câu
thứ và khác nhóm thanh với chữ thứ 2 của câu thứ 8; chữ thứ 2 của câu thứ 8 sẽ phải cùng nhóm
thanh với chữ thứ 2 của câu số 1, khác nhóm thanh với chữ thứ 2 của câu thứ 2.
Ngoài ra, nhịp thơ cũng là một yếu tố quan trọng làm nên nhạc điệu của bài thơ được viết theo thể
Thất ngôn bát cú Đường luật. Cách ngắt nhịp trong thơ không chỉ tạo ra sự ngừng nghỉ trong quá
trình đọc mà nó còn giúp thể hiện nội dung, ý nghĩa cần biểu đạt. Trong thể loại thơ này, ta có thể
ngắt nhịp bốn - ba hoặc ba - bốn tùy theo nội dung bài thơ.
Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật với những quy định nghiêm ngặt luật thơ đã giúp các thi
nhân, thi sĩ thể hiện được tài năng thơ ca của mình, cũng vì vậy mà thể thơ này thường được dùng
trong tuyển chọn nhân tài thời phong kiến Trung Quốc và cả Việt Nam. Tuy nhiên, khi phong trào
thơ mới xuất hiện, bằng sự sáng tạo của mình, các nhà thơ đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm
ngặt của luật thơ để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng, thoải mái thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình.
3. Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật - Mẫu số 2
Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật là một thể thơ cổ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thể thơ này
được coi là một dạng chuẩn của thơ Đường luật và là thể thơ tiêu biểu trong nền thơ ca trung đại,
nó đã phát triển mạnh mẽ ở quê hương của mình và thậm chí lan tỏa mạnh mẽ sang các nước lân
cận, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật được sử dụng phổ biến
nhất là vào thời kỳ Bắc thuộc.
Tên gọi thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật thể hiện cấu trúc và luật thơ, cụ thể một bài thơ được
viết theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật sẽ bao gồm gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ, không được
thêm bớt; còn Đường luật là một luật thơ có từ đời Đường (618 - 907) ở Trung Quốc. Trong đó,
điều căn bản của luật thơ Đường là đối, bao gồm hai nguyên tắc đối âm và đối ý. Tức là lần lượt
những chữ thứ nhất, thứ hai, thứ ba… của câu trên phải đối với các chữ thứ nhất, thứ hai, thứ ba…
của câu dưới cả về âm và ý. Nhưng để đơn giản hơn, người ta quy ước: "Nhất tam ngũ bất luận"
(chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không bàn tới, tức không cần theo luật), còn "Nhị tứ lục phân minh"
(chữ thứ hai, tư, sáu quy định rõ ràng, tức phải tuân thủ theo quy định). Bên cạnh đó thì thể thơ
này cũng có luật bằng trắc rõ ràng, đặc biệt là nguyên tắc niêm. Những câu niêm với nhau tức là
những câu có cùng luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một
luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc.
Về bố cục, một bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật gồm bốn phần: Đề, thực, luận, kết. Hai cầu
đầu tiên (câu một và câu hai) là hai câu đề, bắt đầu gợi ra sự việc trong bài. Hai câu tiếp theo là
hai câu thực, dùng để miêu tả, hai câu này cần đối với nhau về cả thanh và nghĩa. Tiếp đến là hai
câu luận, tức suy luận, yêu cầu tương tự như hai câu thực. Và cuối cùng là hai câu kết, khái quát
lại sự việc, không cần đối nhau.
Do có quy định cụ thể và nghiêm khắc về bố cục, cấu trúc và luật thơ nên thể thơ Thất ngôn bát
cú Đường luật thường được dùng trong thi cử để tuyển chọn nhân tài cho triều đình thời phong
kiến. Thể thơ này được du nhập vào nước ta trong quá trình Trung Quốc thực hiện đồng hóa dân
tộc ta. Cha ông ta tiếp nhận sự du nhập của thể thơ này nhưng không hề tiếp nhận một cách dập
khuôn, máy móc và tiếp nhận một cách sáng tạo, điều đó đã giúp hình thành nên thể thơ Song thất lục bát.