Thuyết trình pháp luật đại cương chương thực hiện pháp luật | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Thuyết trình pháp luật đại cương chương thực hiện pháp luật | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (law12)
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1:
Ví dụ 1: Quan hệ giữa bên cho vay và bên vay nợ trong hợp đồng cho vay
Ví dụ 2: Quan hệ giữa người bán và người mua nhà giữa chị A và chị B
Ví dụ 3: Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Câu 2:
Ví dụ 1: Quan hệ giữa bên cho vay và bên vay nợ trong hợp đồng cho vay
Anh A và anh B có lập hợp đồng cho vay. Hợp đồng cho vay đó được công chứng
theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy anh A và anh B có mỗi quan hệ pháp luật và chủ thể của quan hệ pháp luật
đó chính là anh A và anh B.
Anh A: có năng lực pháp luật, không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt năng lực pháp luật.
- Có năng lực hành vi đủ tuổi, không bị các bệnhlàm giảm năng lực hàn vi dân sự.
Do đó, anh A có năng lực chủ thể đầy đủ trong một mối quan hệ pháp luật.
Anh B cũng có năng lực chủ thể đầy đủ, giống anh A.
Khách thể của quan hệ pháp luật chính là khoản tiền vay và tiền lãi.
Nội dung của quan hệ pháp luật có thể được hiểu như sau: Với anh A:
- Có quyền được nhận lại khoản tiền đã cho vay và tiền lãi khi đến hạn thỏa thuận trong hợp đồng
- Có nghĩa vụ giao khoản tiền vay 200 triệu đồng cho anh B Với anh B:
- Có quyền được nhận số tiền cho vay
- Có nghĩa vụ: trả cả nợ gốc và lãi theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Ví dụ 2: Quan hệ giữa người bán và người mua nhà giữa chị A và chị B
Cả chị A và chị B đều là người đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật tham gia ký hợp đồng mua bán nhà.
Chị A là bên mua còn chị B là bên bán
Chủ thể của quan hệ pháp luật chính là chị A và chị B
Khách thể của quan hệ pháp luật là tài sản vật chất chính là nhà, tiền
Nội dung của quan hệ pháp luật được quy định như sau: Quyền chủ thể:
Chị A: Quyền được sang tên căn nhà
Chị B: Quyền được nhận tiền bán nhà Nghĩa vụ của chủ thể:
Chị A: Trả tiền mua nhà cho chị B
Chị B: Sang tên nhà đã bán cho chị A
Ví dụ 3: Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Theo điều 3 Bộ luật lao động: người lao động là người đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng
lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lí, điều
hành của người sử dụng lao động.
+ Quyền của người lao động:
- được trả lương theo số lượng và chất lượng lao động
- được đảm bảo an toàn trong quá trình lao động
- được bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật
+ Nghĩa vụ của người lao động:
- Thực hiện đúng hợp đồng lao động
+ Quyền của người sử dụng lao động
- quyền được tuyển chọn, bố trí và điều hành
- quyền khen thưởng và xử lí vi phạm kỷ luật lao động
+ Nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
- thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động
- đảm bảo kỷ luật lao động
- tôn trọng người lao động