Thuyết trình Pháp Luật - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục, là điểm tựa để mỗi con người hình thành và phát triển hoàn thiện. Hơn thế nữa gia đình còn là tế bào góp phần hình thành nên xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục, là điểm tựa để mỗi con người
hình thành và phát triển hoàn thiện. Hơn thế nữa gia đình còn là tế bào
góp phần hình thành nên xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, gia đình
càng tốt thì xã hội lại càng tốt đẹp hơn. Và để có một gia đình tốt và được
xây dựng trên những nền tảng bền vững thì yếu tố cơ bản cần phải có đó
là kết hôn. Đây chính là sự kiện pháp lý quan trọng đánh dấu sự ra đời
của một gia đình. Xác định rõ vai trò của sự kiện này với đời sống xã hội
nên trong các văn kiện của Đảng và trong các văn bản pháp luật của Nhà
nước, kết hôn là vấn đề luôn được quan tâm sâu sắc. Đặc biệt trong lĩnh
vực hôn nhân và gia đình, các quy định về kết hôn đã được đề cập khá cụ
thể và ngày càng có xu hướng hoàn thiện hơn. Đó là lý do nhóm đã chọn
vấn đề: “ Chế định kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam”.
Vậy thì kết hôn là gì? Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ
chồng khi thỏa mãn các điều kiện kết hôn và thực hiện đăng ký kết hôn
tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Nam nữ khi đạt đến
một độ tuổi nhất đinhj thì họ có quyền kết hôn, có quyền xác lập quan hệ
hôn nhân để xây dựng gia đình. Tuy nhiên cái quyền kết hôn của họ phải
trong cái khuôn khổ của pháp luật. Hay nói một cách khác luật pháp
không buộc ai phải kết hôn, tuy nhiên nam nữ một khi muốn kết hôn thì
phải tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đồng
thời họ phải đi đăng ký kết hôn. Đó là yêu cầu của pháp luật đặt ra. Vậy
thì điều kiện kết hôn là như thế nào thì chúng ta sẽ đến với nội dung đầu tiên. 1) Điều kiện kết hôn
Điều kiện đầu tiên để kết hôn là gì ạ? Là phải đủ tuổi đúng không ạ? Vậy
theo hiểu biết của các bạn thì độ tuổi bao nhiêu chúng ta được phép kết
hôn? Vậy mình có một ví dụ như thế này. Tôi sinh vào ngày 1/9/1998,
vậy khi nào tôi có quyền kết hôn( Lấy vợ)? Vậy các bạn thử nghiên cứu
và trả lời xem thời điểm sớm nhất anh này được quyền lấy vợ là khi nào?
Để trả lời được thời điểm sớm nhất anh này có quyền kết hôn thì các bạn
cần phải nắm rõ quy định của pháp luật về độ tuổi kết hôn và cách tính
tuổi kết hôn. Thế về tuổi quy định kết hôn theo luật HN&GD năm 2014:
Nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ 18 tuổi trở lên thì có quyền kết hôn.
Thì dựa vào đâu mà người ta lại quy định cái độ tuổi kết hôn như vậy?
Dựa vào 3 lý do: Dựa vào sự phát triển về tâm, sinh lý của người nam và
người nữ. Người ta cho rằng ở độ tuổi này nam nữ mới phát triển đầy đủ
về thể lực và trí lực. Lúc đó họ mới có thể thực hiện được chức năng, vai
trò của một người chồng, người cha hay một người vợ, người mẹ trong
gd. Lý do thứ 2: Dựa vào phong tục tập quán, điều kiện kinh tế xã hội của
việt nam và lý do cuối cùng để đảm bảo sự thống nhất với các ngành luật
khác. Hiện nay tuổi có thể kết hôn với nam là từ đủ 20 tuổi, với nữ từ
đủ 18 tuổi đã thay đổi so với quy định của luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 trước đó là nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
Sự thay đổ này là do một vài điểm quy định ko thống nhất với Bộ Luật
Dân Sự và Bộ Luật Tố Tụng Dân sự. Cụ thể, nếu áp dụng theo quy định
Luật HN&GĐ năm 2000, tuổi kết hôn của nữ là từ 18 tuổi trở lên. Tuy
nhiên, theo Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự thì đương sự là người từ đủ 18 tuổi
trở lên mới có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Do đó, nếu người
chưa đủ 18 tuổi được quyền kết hôn là không hợp lý, không có sự đồng
bộ và dẫn đến việc một số quyền của công dân nữ bị hạn chế khi xác lập
các giao dịch thì bắt buộc phải có sự xác nhận người đại diện. Do đó sự
điều chỉnh này là đúng đắn và phù hợp. Vấn đề thứ hai là cách tính tuổi
kết hôn, tuổi kết hôn là tuổi tròn, tức là đủ ngày, tháng, năm. Thực tế ở
VN chúng ta có rất nhiều trường hợp khi sinh con ra làm khai sinh, cha
mẹ không nhớ sinh ngày nào tháng nào mà chỉ có thể nhớ được năm. Và
khi đi làm giấy tờ tùy thân nếu như chỉ biết năm sinh, thì giấy tờ tùy thân
cũng chỉ cấp năm sinh thôi, vậy trường hợp này xác định ngày tháng năm
sinh của họ như thế nào? Ở cái điều này thì trong thông tư liên tịch số 01
có hướng dẫn như thế này. Trường hợp xác định tháng sinh cụ thể, nhưng
không xác định được ngày sinh trong tháng đó thì lấy ngày mùng một của
tháng đó làm ngày sinh; Trường hợp xác định được năm sinh cụ thể
nhưng không xác định được ngày tháng sinh thì lấy ngày mùng một tháng
Giêng của năm đó làm ngày sinh. Vậy bây giờ ta đã có câu trả lời chính
xác nhất cho tình huống được đặt ra lúc đầu.
Ta nói đến điều kiện thứ hai là điều kiện về sự tự nguyện kết hôn. Theo
quy định của pháp luật thì việc kết hôn phải do nam nữ tự nguyện quyết
định. Có 1 khía cạnh pháp lý đặt ra mà các bạn cần phải nắm. Khía cạnh
đầu tiên Kết hôn như thế nào là kết hôn tự nguyện? Và khía cạnh thứ hai
những trường hợp kết hôn nào là không tự nguyện? Có một tình huống
như thế này. Nhà nghèo, bố mẹ bị bệnh nặng, cần nhiều tiền để chữa trị.
Vì vậy bố buộc em phải kết hôn với ông A, người nước ngoài lớn hôn bố
em 10 tuổi, em không yêu ông ấy và em đã có người yêu rồi. TH1: Em
không đồng ý kết hôn với ông ta, nhưng bố buộc em lấy, nếu kết hôn,
việc kết hôn của em có vi phạm pháp luật ko? TH2: Nếu bố em từ bỏ ý
định buộc em kết hôn, nhưng vì ông A hứa cho bố mẹ em tiền để chữa
bệnh, vì thương bố mẹ, nên em đồng ý kết hôn. Như vậy có VPPL ko? Để
trả lời cho tình huống này trước tiên ta phải biết được kết hôn như thế nào
là kết hôn tự nguyện đã. Kết hôn tự nguyện là việc kết hôn đảm bảo được
sự thống nhất về mặt nội tâm và hành động bên ngoài của các chủ thể( do
các chủ thể phải được tự do bày tỏ cái ý chí của mình). Họ không bị ép
buộc bởi phía bên kia, và cũng không bị ép buộc bởi bất kỳ ai. Và để đảm
bảo sự tự nguyện trong việc kết hôn thì luật pháp quy định nếu kết hôn
mà vắng mặt một bên là không được, thông qua người đại diện cũng
không được ( ko ai được phép làm thay). Người mất năng lực hành vi dân
sự, hay người đang trong tình trạng say rượu cũng không được phép kết
hôn. Vậy nếu việc kết hôn không xuất phát từ tình yêu mà xuất phát từ
mục đích vụ lợi có vi phạm sự tự nguyện không? Và có giải quyết cho
đăng ký kết hôn hay không? Theo pháp luật của nước ta nếu kết hôn vì
mục đích vụ lời, thì đúng là không vi phạm sự tự nguyện, thế nhưng có
được đăng ký kết hôn hay ko. Thì câu trả lời là không nha các bạn. Người
ta xem như kết hôn vì mục đích vụ lợi tức là việc kết hôn không nhằm
mục đích xây dựng gd mà nhằm mục đích vụ lợi khác như để xuất cảnh,
vì lý do kinh tế, để có việc làm... đó là những trường hợp kết hôn vì mục
đích vụ lợi và luật gom gọi chung là kết hôn gỉa tạo, mà kết hôn giả tạo
thì pháp luật nghiêm cấm. Đó là vi phạm điều cấm của luật hôn nhân gia
đình. Vậy kết hôn không tự nguyện là như thế nào. Kết hôn rơi vào các
trường hợp sau: Thứ nhất là cưỡng ép kết hôn, thứ hai là lừa dối kết hôn
và thứ ba là cản trở hôn nhân. Lừa dối kết hợp được hiểu là hành vi cố ý
của một bên hoặc một người thứ ba nào đó làm cho phía bên kia hiểu sai
lệch và đồng ý kết hôn, nếu như không có hành vi đó thì người ta sẽ
không kết hôn(vd). Và hành vi thứ 3 là hành vi cản trở hôn nhân, tức là
hành vi cản trở nam nữ xác lập hôn nhân tự nguyện tiến bộ, thì hành vi đó
cũng là trái với quy định của pháp luật về sự tự nguyện trong việc kết hôn.
-Điều kiện về nhận thức và giới tính.
Theo quy định của pháp luật người mất năng lực hành vi dân sự thì không
được phép kết hôn. Theo quy định của luật HNGD thì người mất năng lực
hành vi dân sự thì họ không thể tự thực hiện được các quyền và nghĩa vụ
về hôn nhân gd và chính vì lẽ đó cho nên không cho họ xác lập quan hệ
hôn nhân. Và điều thứ hai các bạn đã biết thì hôn nhân phải dựa trên sự tự
nguyện, và người mất NLHVDS thì họ không thể bày tỏ ý chí của họ một
cách đầy đủ cho nên cũng không đảm bảo được yếu tố tự nguyện trong
việc kết hôn. ( Ví dụ người đến đăng ký kết hôn có biểu hiện mất
NLHVDS nhưng chưa có phán quyết của tòa án rằng người này mất
NLHVDS vậy trong trường hợp này phải giải quyết ntn? Trong những
trường hợp này thì cán bộ nên yêu cầu, hướng dẫn người dân đến những
cơ sở y tế có thẩm quyền để kiểm tra về tình trạng sức khỏe đó của mình.
Và có kết quả để chứng minh rằng người này đủ điều kiện kết hôn)
Người cùng giới tính không được phép kết hôn. Luật HNGD quy định
các bên kết hôn phải không cùng giới tính. Trước đây trong luật HNGD
năm 2000 thì luật pháp cấm những người cùng giới tính kết hôn, thế
nhưng luật bây giờ không cấm những người cùng giới tính kết hôn.
Nhưng muốn kết hôn thì phải là kết hôn với người khác giới. Còn nếu
muốn kết hôn với người cùng giới tính thì luật không cho. Có nghĩa luật
pháp bây giờ không cấm nhưng cũng không thừa nhận. Do đó để được
đăng ký kết hôn thì phải đăng ký với người khác giới thì được.
- Các trường hợp cấm kết hôn:
*Ta đến trường hợp thứ nhất cấm kết hôn giữa người đang có vợ hoặc có
chồng. Vậy ai là người đang có vợ, có chồng? Ai không phải là người
đang có vợ, có chồng. Có một tình huống như sau: Năm 1990, ông A
sống chung như vợ chồng với bà B. Họ có 2 người con chung. Đến thời
điểm này họ vẫn chưa đăng ký kết hôn. Vậy ông A và bà B có được công
nhận là vợ chồng ko( ko được)? Để lý giải được tình huống này thì ta
phải nắm về quy định của pháp luật về các trường hợp được xác định là
người đang có vợ, có chồng.
Người đang có vợ hoặc có chồng là người đang trong các trường hợp:
+Kết hôn với người khác, đúng pháp luật và chưa chấm dứt hôn nhân.
+Người chung sống với người khác như vợ chồng trước ngày 3/1/1987 và
đang chung sống với nhau như vợ chồng. (1/1/2001)
+Một số trường hợp kết hôn trái pháp luật, nhưng Tòa án không hủy khi
có đơn yêu cầu. Kết hôn trái pháp luật ko được công nhận, tuy nhiên
trong một số trường hợp kết hôn trái pháp luật nhưng hậu quả của sự vi
phạm đó không còn nữa hoặc là người ta đã khắc phục được rồi, thì trong
những trường hợp đó pháp luật vẫn công nhận.(giải quyết tình huống)
Người không ở trong tình trạng đang có vợ có chồng
+Người chưa kết hôn và không thuộc trường hợp công nhận hôn nhân thực tế
+Người đã kết hôn, nhưng họ đã ly hôn hoặc vợ, chồng họ đã chết
Vậy những người này họ phải xác nhận tình trạng hôn nhân của mình
ntn? Họ phải xác nhận tình trạng hôn nhân và các bạn sẽ được tìm hiểu rõ hơn ở phần sau.
*Trường hợp cấm kết hôn thứ 2 là cấm kết hôn giữa những người thân thuộc cụ thể:
+ Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu, trực hệ, giữa những
người có họ trong phạm vi 3 đời ( cha mẹ, anh chị em cùng cha mẹ, anh
chị em con chú con cô con bác) điều này xuất phát từ lý do về mặt y học
vì nếu kết hôn với nhau thì con cái sinh ra có thể bị dị tật, què quặt và ảnh
hưởng đến sự phát triển của giống nòi. Và thứ hai về mặt đạo đức xã hội
không thể để những cái quan hệ cha con mẹ con anh chị em rượt thịt như
thế lại trở thành quan hệ vợ chồng được, nó ko phù hợp với xã hội VN vì
vậy trường hợp này pháp luật không cho phép kết hôn.
+PL cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi. Việc cấm này thứ nhất
hướng đến việc bảo vệ sự lành mạnh của quan hệ nuôi con nuôi. Và thứ
hai đứng ở góc độ đạo đức xã hội thì cũng là mối quan hệ mẹ con, cha
con làm sao mà để trở thành quan hệ vợ chồng được.
+PL cấm kết hôn giữa bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng
- con riêng của vợ, mẹ kế - con riêng của chồng. Lý do cấm trường hợp
này chỉ đứng ở góc độ xã hội thôi, vì những mối quan hệ này cũng như
cha con mẹ con lại trở thành quan hệ vợ chồng thì điều này không phù hợp. 2) Đăng ký kết hôn:
Để xác lập hôn nhân và được pháp luật thừa nhận là vợ chồng thì nam nữ
phải thỏa mãn thứ nhất là điều kiện kết hôn và thứ hai là phải đăng ký kết
hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy thì chúng ta sẽ đến với đăng ký kết
hôn. Thì phần này chúng ta có 3 vấn đề cần bàn luận: Thẩm quyền đăng
ký kết hôn, nghi thức kết hôn và trình tự thủ tục đăng ký kết hôn.
*Thẩm quyền đăng ký kết hôn:
-Tình huống: Cô A ( Công dân Việt Nam), P1, TP Biên Hòa, Đồng Nai.
Muốn đăng ký kết hôn với anh B ( Công dân Hàn Quốc), P3, Q4 Tp
HCM (UBND TP Biên Hòa) . Hồ sơ đăng ký kết hôn nộp tại cơ quan
nào? (Phòng tư pháp TP Biên Hòa).Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn cho họ?
-Theo quy định của pháp luật hiện hành có 3 cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đăng ký kết hôn: UBND cấp xã, UBND cấp huyện, Cơ quan đại
diện của Việt Nam ở nước ngoài. + *Nghi thức kết hôn:
-Tại buổi lễ đăng ký kết hôn phải có mặt của hai người nam và nữ. Có
mặt để xác nhận lần cuối cùng xem họ kết hôn với nhau có tự nguyện hay
ko, có đồng ý hay ko, có thay đổi cái gì hay ko.
-Hai bên nam nữ thể hiện rõ mong muốn kết hôn của mình trước đại diện cơ quan đăng ký kết hôn
- Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu họ ký tên vào giấy chứng
nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn. Trao cho mỗi bên giấy chứng nhận kết hôn.
*Thủ tục đăng ký kết hôn: