-
Thông tin
-
Quiz
Thuyết trình triết học chương 2 - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Về mặt thể luận: Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan, ý thức không phải sự vật, mà chỉ là “hình ảnh” của sự vặt ở trong óc người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác -Lênin (THML01) 1.1 K tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thuyết trình triết học chương 2 - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Về mặt thể luận: Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan, ý thức không phải sự vật, mà chỉ là “hình ảnh” của sự vặt ở trong óc người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01) 1.1 K tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
Để tìm hiểu rõ về bản chất của ý thức, chúng ta cùng nhau đi vào ý đầu tiên:
Ý THỨC LÀ HÌNH ẢNH CHỦ QUAN CỦA THẾ GIỚI KHÁCH QUAN
(Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng)
Về mặt thể luận: Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan, ý
thức không phải sự vật, mà chỉ là “hình ảnh” của sự vặt ở trong óc người. Về mặt nội dung:
Ý thức phản ánh là khách quan, còn hình thức phản ánh là
chủ quan. Ý thức là cái vật chất ở bên ngoài "DI CHUYỂN"
vào trong đầu óc của con người và được CẢI BIẾN đi ở trong đó.
Nó ko còn là nguyên cái sự vật như vật như vậy nữa mà
nó được cải biến qua lăng kính của mỗi người, của mỗi chủ thể phản ánh.
VD: Bông hoa ở bên ngoài là vật chất dưới dạng cụ thể
NHƯNG bông hoa trong đầu, trong suy nghĩ, trong quan
niệm của chúng ta thì lại là tinh thần (đó chính là ý thức, hình ảnh chủ quan).
Kết quả phản ánh của ý thức tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố:
đối tượng phản ánh, điều kiện lịch sử - xã hội, phẩm chất,
năng lực, kinh nghiệm sống của chủ thể phản ánh.
VD: Chẳng hạn như có một số ba mẹ, khi mình dẫn 1
người bạn nhuộm tóc sáng màu về nhà chơi, đối với
chúng ta thì đó chỉ là phong cách, sở thích bình thường,
thậm chí ta còn thấy nó rất đẹp. Nhưng có một số ba mẹ
coi đó là một người bạn có vẻ rất là ăn chơi, không nên
chơi chung. Do đó ba mẹ sẽ khuyên con mình là không
nên chơi với bạn đó vì sợ con mình cũng như vậy. Nhưng
đó cũng chỉ là cách nhìn nhận của ba mẹ vì nó liên quan
tới điều kiện lịch sử-xã hội và kinh nghiệm sống.
Từ VD trên chúng ta cũng đã có thể hiểu được rằng
“mỗi người khác nhau về nhu cầu, tâm lý, tình cảm, nguyện vọng, sở
thích, kinh nghiệm, trình độ,......v....v.... cho nên sự vật hiện tượng
đó được tác động vào mỗi người, nhưng nó đã được cải
biến qua lăng kính, cách nhìn nhận của mỗi người. Thế nên”
Trong ý thức của chủ thể, sự phù hợp giữa tri thức và
khách thể chỉ là tương đối, biểu tượng về thế giới khách
quan có thể đúng đắn hoặc sai lầm, và cho dù phản ánh
chính xác đến đâu thì đó cũng chỉ là sự phản ánh gần
đúng, có xu hướng tiến dần đến khách thể.
Ý THỨC CÓ TÍNH TÍCH CỰC, SÁNG TẠO GẮN BÓ CHẶT CHẼ VỚI THỰC TIỄN XÃ HỘI
- Ý thức không phải là kết quả của sự phản ánh ngẫu nhiên, đơn
lẻ, thụ động thế giới khách quan mà đó là kết quả của quá trình
phản ánh có định hướng, có mục đích rõ rệt
- Con người bằng hoạt động thực tiễn, từng bước nâng cao nhận
thức của mình về thế giới, từ đó hình thành những tri thức mới
để chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người.
VD: Nhận thức của con người về nguyên tử. Thời cổ đại
cho rằng nó là những hạt không màu, ko mùi, ko vị, ko
thể nhìn thấy được bằng mắt thường, phần tử vật chất
nhỏ bé nhất ko thể phân chia được. Nhưng bằng sự phát
triển của khoa học, họ tìm ra được trong nguyên tử còn
có các hạt proton, nơtron và electron.
=> Tri thức của con người về thế giới ngày càng đầy đủ, sâu sắc và toàn diện hơn.
- Trên cơ sở của tri thức đã có CÙNG VỚI hoạt động thực tiễn,
con người đã sáng tạo ra tri thức mới. Sáng tạo là đặc trưng bản chất của ý thức.
Tính năng động và sáng tạo của ý thức được biểu hiện rất phong phú:
- Trên cơ sở của những cái đã có, con người tạo ra tri
thức mới về sự vật, tưởng tượng ra những cái không có
trong thực tế. (VD: Tưởng tượng về ngày tận thế, tâm
linh, địa ngục, ma quỷ, ...)
- Con người còn có thể tiên đoán, dự đoán được tương
lai, tạo ra những giả thuyết khoa học khái quát, trừu
tượng. VD như sự ra đời của các học thuyết khoa học như thuyết tiến hóa,...)
- Ở một số người còn đó khả năng đặc biệt như tiên tri,
ngoại cảm... VD sự tiên tri của bà Vangga về dịch bệnh)
TỪ NHỮNG ĐIỀU TRÊN TA CÓ THỂ THẤY ĐƯỢC SỰ
PHONG PHÚ, PHỨC TẠP CỦA Ý THỨC.
SỰ PHẢN ÁNH Ý THỨC LÀ QUÁ TRÌNH THỐNG NHẤT CỦA BA MẶT
- Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh.
- Hai là, mô hình hoá đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần
- Ba là, chuyển hoá mô hình từ tư duy ra hiện thực khách
quan, tức quá trình hiện thực hoá tư tưởng, thông qua hoạt
động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại, biến
các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu về nguồn gốc và bản
chất của ý thức cho thấy: Ý thức là hình thức phản ánh
cao nhất riêng có của óc người về hiện thực khách quan
trên cơ sở thực tiễn xã hội - lịch sử.