Thuyết trình triết học - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Vận dụng những giá trị của chủ nghĩa Mác Lênin về nhà nước đảm bảo biện chứng toàn diện và đặt trong mối quan hệ với việc vận dụng giá trị khác của chủ nghĩa Mác Lênin. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
THUYẾT TRÌNH TRIẾT HỌC
Quan niệm của chủ nghĩa Mác Lênin về nhà nước - Các kiểu và hình thức
- Vận dụng những giá trị của chủ nghĩa Mác
Lênin về nhà nước đảm bảo biện chứng toàn
diện và đặt trong mối quan hệ với việc vận
dụng giá trị khác của chủ nghĩa Mác Lênin 1.Kiểu nhà nước:
- Là khái niệm dùng để chỉ bộ máy nhà nước
thống trị thuộc về giai cấp thống trị nào, tồn
tại trên cơ sở kinh tế nào, tương ứng với hình
thái kinh tế - xã hội nào.
Câu hỏi: Vận dụng những kiến thức đã học về
lịch sử, các bạn hãy cho mình biết kiểu nhà
nước đầu tiên của lịch sử loài người là kiểu nhà nước nào?
Nhà nước chủ nô quý tộc hay nhà nước chiếm hữu nô lệ
- Lịch sử loài người xuất hiện 4 kiểu hình thức nhà nước:
+ Nhà nước chủ nô quý tộc
( nhà nước chiếm hữu nô lệ) Nhà n c c ướ a ủ giai cấấp bốấc lột + Nhà nước phong kiến + Nhà nước tư sản
+ Nhà nước vô sản ( đặc biệt nhất ) 2.Hình thức nhà nước
- Là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức,
phương thức thực hiện quyền lực nhà nước
của giai cấp thống trị, thực chất là hình thức
cầm quyền của giai cấp thống trị. Hình thức
nhà nước chịu sự quy định của bản chất giai
cấp của nhà nước. ( bởi tương quan lực lượng
giữa các giai cấp, bởi cơ cấu giai cấp – xã hội,
bởi đặc điểm truyền thống chính trị của nhà nước,…).
Mỗi kiểu nhà nước có thể tồn tại dưới các hình thức khác nhau.
Kiểu nhà nước nói lên bản chất của giai cấp của nhà nước.
Hình thức nhà nước nói lên cách tổ chức
của nhà nước, phương thức thực hiện quyền lực nhà nước.
Chi tiết từng nhà nước
1.Nhà nước chủ nô quý tộc - Đặc điểm:
+ Là nhà nước của giai cấp chủ nô, là kiểu
nhà nước đầu tiên trong lịch sử
+ Là hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp dựa
trên cơ sở chế độ người bóc lột người.
+ Hai giai cấp chính: chủ nô và nô lệ
+ Tồn tại nhiều hình thức nhà nước khác nhau như:
Nhà nước quân chủ chủ nô điển hình là
nhà nước thành bang Xpác ở Hy Lạp cổ
đại. Quyền lực nhà nước trong tay hoàng đế.
Nhà nước cộng hòa dân chủ chủ nô điển
hình là nhà nước thành bang Aten. Quyền
lực nhà nước thuộc về Hội đồng trưởng lão.
Bản chất: là công cụ thống trị của giai cấp
chủ nô đối với giai cấp nô lệ và các tầng lớp
dân cư khác trong xã hội. 2.Nhà nước phong kiến Đặc điểm:
+ Là nhà nước của giai cấp địa chủ phong
kiến, Nhà nước phong kiến cũng được tổ chức
dưới nhiều hình thức khác nhau.
+ Phương Tây: hình thức quân chủ phân
quyền là hình thức nhà nước phổ biến.
Quyền lực bị phân tán bởi nhiều thế lực
phong kiến cát cứ ở các địa phương khác
nhau. Chính quyền trung ương chỉ tồn tại trên
danh nghĩa, hình thức. Thực tế vua, chúa,
hoàng đế chỉ là bù nhìn, không có thực quyền.
+ Phương Đông: ( tiêu biểu là TQ và Ấn Độ )
hình thức quân chủ tập quyền là hình thức
nhà nước phổ biến. Quyền lực tập trung trong
tay chính quyền trung ương, đứng đầu là vua,
hoàng đế. Vua, chúa, hoàng đế có quyền lực
tuyệt đối. Khẩu dụ của vua ngang bằng với pháp luật.
Bản chất: là chính quyền của giai cấp địa
chủ, quý tộc, là cơ quan bảo vệ những đặc
quyền phong kiến, là công cụ của giai cấp
địa chủ phong kiến dùng để áp bức, thống trị nông nô. 3.Nhà nước tư sản - Đặc điểm:
+ Là nhà nước của giai cấp tư sản
+ Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện của
tầng lớp dân cư trong xã hội do bầu cử lập nên.
+ Thực hiện chế độ đa nguyên, đa Đảng
trong bầu cử nghị viện và tổng thống, tồn tại
cơ bản nhất là hình thức cộng hòa đại nghị và
hình thức quân chủ lập hiến.
Trong thực tế, nhằm thích ứng với điều kiện
lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia, các hình
thức cụ thể của nhà nước tư sản hiện đại lại
có sự khác nhau khá lớn, về chế độ bầu cử,
chế độ tổ chức một viện hay hai viện, về
nhiệm kỳ tổng thống, về sự phân chia quyền
lực giữa tổng thống và nội các.
Bản chất: Là công cụ của giai cấp tư sản
dùng để áp bức thống trị giai cấp vô sản và
quần chúng lao động để bảo vệ lợi ích và
quyền thống trị của giai cấp tư sản.
V.I.Lênin đã đã chỉ ra: “Những hình thức của
nhà nước tư sản thì hết sức khác nhau,
nhưng thực chất chỉ là một: chung quy lại thì
tất cả những nhà nước ấy, vô luận thế nào,
cũng tất nhiên phải là nền chuyên chính tư sản”.
4.Nhà nước vô sản (XHCN) - Đặc điểm:
+ Là nhà nước của nhân dân, là một kiểu nhà
nước đặc biệt trong lịch sử, là kiểu nhà nước
cuối cùng trong lịch sử loài người.
Tính chất đặc biệt của nó trước hết là ở chỗ
nó chỉ tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản.
C.Mác khẳng định: “Giữa xã hội tư bản chủ
nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một
thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang
xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một
thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời
kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền
chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”.
+ Nhà nước XHCN là nhà nước của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân, là tổ chức thực
hiện quyền làm chủ của nhân dân do ĐCS lãnh đạo.
+ Quyền con người, quyền công dân là giá trị
cao cả của xã hội, được công nhận, tôn trọng,
bảo đảm, bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật.
+ Hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng,
nhân đạo, hiện đại, đầy đủ, kịp thời, đồng bộ,
thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn
định, dễ tiếp cận, được thực hiện nghiêm
minh, nhất quán và hiệu quả.
Bản chất: Nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Câu hỏi: Hãy kể tên những nước đang theo chế độ XHCN?
Đáp án: Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Cuba.
Việc vận dụng và phát triển những giá
trị của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà
nước là yêu cầu tất yếu, khách quan
trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam hiện
nay. Nhưng vận dụng như thế nào, theo nguyên tắc nào?
1. Vận dụng những giá trị của chủ nghĩa
Mác - Lênin về nhà nước phải bảo đảm
tính biện chứng, toàn diện và đặt trong
mối quan hệ với việc vận dụng giá trị khác
của chủ nghĩa Mác – Lênin
Việc vận dụng những giá trị của chủ nghĩa Mác -
Lênin về nhà nước phải bảo đảm tính biện chứng,
toàn diện. Chúng ta phải gắn chặt việc vận dụng
những giá trị đó cùng với vận dụng quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng vô sản,
về con đường đi lên CNXH, về dân chủ XHCN, về
pháp luật, pháp chế XHCN, về quyền con người, quyền công dân...
Vận dụng những giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin
về nhà nước phải bảo đảm đồng bộ với vận dụng
những giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ
quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, về sứ mệnh của
giai cấp công nhân, về giải phóng và phát triển
con người, về xây dựng Đảng… Điều đó đòi hỏi sự
tương thích giữa vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin
trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phát
triển nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, , xây
dựng nền dân chủ XHCN, xây dựng nền văn hóa
XHCN, xây dựng con người, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
2. Vận dụng những giá trị của chủ nghĩa
Mác - Lênin về nhà nước phải bảo đảm
phát huy những thành tựu, đồng thời khắc
phục những thất bại, sai lầm của chủ
nghĩa xã hội hiện thực và rút ra những kết
luận, bài học phù hợp cho Việt Nam
Muốn vận dụng những giá trị của chủ nghĩa Mác -
Lênin về nhà nước ở Việt Nam một cách hiệu quả,
cần nghiên cứu chỉ ra những thành công của các
nhà nước XHCN trên thế giới, chỉ rõ những nhà
nước đó đã vận dụng đúng đắn những nội dung.
Đồng thời, cần chỉ ra những sự vận dụng sai lầm,
chủ quan, duy ý chí của các nhà nước đó để có thể khắc phục.
Từ cuối thế kỷ XX đến nay, hàng loạt mô hình
CNXH thời kỳ cải cách, đổi mới thành công trên
thế giới. Thành công của các mô hình nêu trên
đều có sự vận dụng và phát triển những giá trị
của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước. Trung
Quốc cũng đã có rất nhiều thành công trong vận
dụng những giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin về
nhà nước, đặc biệt trong thời Tổng Bí thư Tập Cận
Bình xây dựng Nhà nước pháp trị XHCN đặc sắc Trung Quốc.
Trong quá trình vận dụng những giá trị của chủ
nghĩa Mác - Lênin về nhà nước ở Việt Nam hiện
nay cần có chủ trương vận dụng đúng đắn, khoa
học, khách quan, tránh tình trạng quan liêu, giáo
điều, chủ quan, sai lầm trong nhận thức lý luận
về xây dựng nhà nước và quản lý xã hội dẫn đến
sai lầm trong mô hình thiết kế, cơ chế vận hành của nhà nước.
3. Vận dụng những giá trị của chủ nghĩa
Mác - Lênin về nhà nước phải bảo đảm
phát triển những giá trị đó sao cho phù
hợp với thực tiễn phát triển của cơ sở hạ tầng xã hội
Những giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà
nước chỉ có thể phát huy tác dụng và có sức lan
tỏa trong xã hội hiện đại khi nó được phát triển
một cách toàn diện và tương thích với thời đại
Cách mạng công nghiệp 4.0, toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế hiện nay. Bởi lẽ, “Các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác - Lênin là những thiên tài,
nhưng các ông cũng bị quy định bởi thời đại, vì
vậy không thể đòi hỏi học thuyết của các ông trả
lời thay cho các thế hệ sau, nhất là đối với những
vấn đề chưa xuất hiện ở thời đại các ông, hoặc
thực tiễn thời đại đó chưa đặt ra”. Việc vận dụng
những giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà
nước, đặc biệt về vai trò, chức năng của nhà
nước, phương thức vận hành, quản lý của nhà
nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
phải được phát triển sao cho thích ứng với thời đại mới.
Vận dụng những giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin
về nhà nước ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
đòi hỏi phải tôn trọng quy luật khách quan của sự
phát triển kinh tế - xã hội, xuất phát từ thực tiễn
của Cách mạng công nghiệp 4.0, toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế hiện nay đối với nhà nước. Đồng
thời, cần phải nghiên cứu những yêu cầu mới
đang đặt ra đối với nhà nước trong bối cảnh hiện
nay, bảo đảm sao cho sự vận dụng những giá trị
của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước thực sự
tương thích và đáp ứng một cách hiệu quả những
yêu cầu và đối phó với những thách thức do Cách
mạng công nghiệp 4.0, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra.
4. Vận dụng những giá trị của chủ nghĩa
Mác - Lênin về nhà nước cần tiếp thu tinh
hoa trí tuệ của nhân loại về vấn đề nhà
nước phù hợp với bối cảnh thế giới đã thay
đổi, lý luận và thực tiễn về nhà nước cũng đã thay đổi
“Học thuyết Mác - Lênin được vận động trong một
hệ thống đa dạng của các trào lưu tư tưởng. Các
nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin không bao
giờ coi lý luận của mình là độc tôn chân lý, mà
luôn luôn được cọ xát với các quan điểm lý luận
khác; là một quá trình phát triển, tự vượt qua
chính mình, trên cơ sở khoa học”.