Tiền đề của triết học - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Xét về mối quan hệ giữa Vật chất - Ý thức. Ta biết rằng vật chất quyết định ý thức vàý thức tác động trở lại vật chất. Trước hết ta phải hiểu rằng “Vật chất” ở đây - trongtriết học Mác Lênin không phải là vật chất thuần túy theo nghĩa đen như nhà cửa, xecộ, tiền bạc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỐI XỬ TỐT VỚI MỖI NGƯỜI BẠN GẶP LÀ MỘT TRẬN CHIẾN KHÓ KHĂN Socrates
Yêu cầu: Sử dụng triết học MLn để giải thích câu nói trên
Dựa trên lý luận của triết học Mác - Lênin, việc Socrates cho rằng “Đối xử tốt với mỗi
người bạn gặp là một trận chiến khó khăn” bởi vì:
Xét về mối quan hệ giữa Vật chất - Ý thức. Ta biết rằng vật chất quyết định ý thức và
ý thức tác động trở lại vật chất. Trước hết ta phải hiểu rằng “Vật chất” ở đây - trong
triết học Mác Lênin không phải là vật chất thuần túy theo nghĩa đen như nhà cửa, xe
cộ, tiền bạc. Vật chất là sự tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và là nguồn gốc sinh
ra ý thức. Bộ óc của chúng ta là một dạng vật chất có tổ chức cao nhất, nó phản ánh
hiện thực để hình thành nên ý thức. Cụ thể hơn về quan điểm về Vật chất, ta có:
- Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
- Vật chất quyết định nội dung của ý thức.
- Vật chất quyết định bản chất của ý thức.
- Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
Tiếp đó là về “Ý thức”, ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất bởi:
- Ý thức ra đời mang tính độc lập tương đối bởi nó do vật chất sinh ra, tương tự
sự sinh sản của con người - một đứa trẻ rồi sẽ có sự “độc lập” của riêng nó -
vậy nên ý thức cũng mang cho mình “đời sống” riêng, có quy luật vận động,
phát triển riêng và không lệ thuộc một cách máy móc vào vật chất.
- Thông qua hoạt động thực tiễn của con người mà ý thức có sự tác động trở lại
vật chất. Ở điểm này ta cần lưu ý rằng ý thức chỉ có thể thay đổi con người
thông qua thực tiễn (hay sự tác động của vật chất) chứ tự thân nó không thể
thay đổi được hiện thực.
- Ý thức có vai trò chỉ đạo hoạt động, hành động của con người, dẫn con người
đến thành công hoặc thất bại thông qua cách mà nó phản ánh thế giới vật chất.
Có nghĩa là khi ý thức phản ánh đúng vật chất thì sẽ dẫn đến hành động đúng,
thậm chí có thể dự báo, tiên đoán hiện thực một cách tương đối và ngược lại.
Mối quan hệ biện chứng này cũng nhìn nhận quy chiếu như thế trong quan hệ xã hội
giữa người và người trong câu nói của Socrates, ta có các chủ thể gồm: Ta; người ta
gặp và Khách thể là cách mà ta ứng xử. Với cốt lõi từ Socrates là quan hệ xã hội, đạo
đức mà ta sẽ đặt nó trong phạm vi của triết học Mác Lênin để lý giải vì sao đây lại là
một trận chiến khó khăn.
Việc ta phán xét và đánh giá cách người khác ứng xử là việc mà ai cũng đã từng, thế
nhưng khi nhìn nhận bản thân thì lại là điều mà không nhiều người nghĩ tới. Bạn đã
từng đặt vấn đề tại sao ta lại nhận thái độ ứng xử niềm nở hay tránh né từ những người
bạn hay không? (CHỖ NÀY NHỚ XOÁ/ CÓ THỂ HỎI MỘT ĐỨA NÀO
ĐÓ KHI THUYẾT TRÌNH) -
Socrates đã thể hiện vấn đề triết học của mình qua câu nói “Đối xử tốt với mỗi người
bạn gặp là một trận chiến khó khăn”. Khi ta xem xét nó qua lăng kính của triết học
Mác - Lênin, ở nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
Khái niệm nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: TỰ LÀM
- Mối liên hệ giữa vật chất và ý thức trong tình huống này là vật chất (bộ não ta)
phản ánh một cách năng động, sáng tạo về thế giới trong đó có cả những người
mà ta gặp. Nó ràng buộc nhau, ta sẽ chọn đối xử như thế nào với những gì mà
người đó phản ánh cho ta. Ví dụ bạn A trong mối quan hệ với thầy cô không lễ
phép nhưng trong quan hệ với bạn bè hay với bạn vô cùng nhiệt tình. Khi đó ta
phải đắn đo rằng liệu ta có thể đối xử tốt với A hay không. Và tương tự thế với
vô vàn mối liên hệ và tính phổ biến trong xã hội khiến ta luôn phải xem xét
rằng vật chất ta đang phản ánh gì và ý thức ta phản ánh gì, nó dẫn đến hành vi
như thế nào và mang lại kết quả ra sao. Khi vật chất thay đổi, ý thức cũng thay
đổi tương đối theo. Vậy nên ta có còn đối xử tốt với những người mà ta gặp
hay không hay sẽ bị tác động bởi điều gì khác. Ví dụ như giữa hai người bạn
mới mà hôm nay bạn vừa làm quen và nhận thấy, bạn A là một người tốt và rất
thật thà, bạn B là một người ăn mặc trông bặm trợn và nói chuyện có vẻ khó
gần. Vậy khi đó ta sẽ phản ánh như thế nào về hình ảnh của A và B trong suy
nghĩ của hình, rồi từ đó lựa chọn hành động sẽ lợi dụng A để A chạy vặt cho
mình hoặc yêu quý A vì A là người tốt, v.v Nếu nói về mặt đạo đức từ phía
Socrates thì ta thấy rằng, trận chiến này khó khăn bởi ta vừa phải đấu tranh vật
chất - ý thức trong ta, có thể bạn sẽ trở thành người xấu hoặc nhận lại những
điều không tốt từ bạn bè nhưng vẫn chọn đối xử tốt với họ.
Tiếp theo, ở nguyên lý về sự phát triển:
Khái niệm nguyên lý về sự phát triển: TỰ LÀM
Chúng ta đều biết câu nói “Thất bại là mẹ của thành công” hay “Cánh cửa này đóng
lại là cánh cửa khác sẽ mở ra”... Từ những câu nói phổ biến này ta đã được biết rằng
để đi đến phát triển thì trước nó, tất yếu phải có sự vận động đi xuống và theo vòng
tuần hoàn đó lấy đà để đi lên.
Các nhà kinh điển của triết học Mác - Lênin đã vạch rõ thực chất của phát triển là sự
phát sinh đối tượng mới phù hợp với quy luật tiến hoá và sự diệt vong của đối tượng
cũ đã trở nên lỗi thời. Ta luôn luôn nhớ rằng, khi xem xét triết học Mác - Lênin phải
giữ vững quan điểm lịch sử cụ thể, mỗi người ta gặp đều có những hoàn cảnh khác
nhau, họ là những đối tượng khác nhau. Nghĩa là ta không thể sử dụng cách ứng xử cũ
đối với người này dành cho người khác, thế nhưng “đối xử tốt” là như thế nào? Vậy
nên phải có sự vận động, phát triển để ta rút ra những bài học từ những người ta gặp
và ta đối xử. Để có sự phát sinh đối tượng mới phù hợp hoàn cảnh (cách ứng xử tốt). KẾT LUẬN: Tóm lại … (tự viết)
Bài học kinh nghiệm (tự viết)