Tiểu luận 2 | Chính Trị Học Đại Cương| Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Tiểu luận 2 trong môn Chính Trị Học Đại Cương tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có thể là một cơ hội để sinh viên tiếp tục khám phá và phân tích một chủ đề chính trị khác, mở rộng kiến thức và hiểu biết của mình về lĩnh vực này.

Thông tin:
13 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận 2 | Chính Trị Học Đại Cương| Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Tiểu luận 2 trong môn Chính Trị Học Đại Cương tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có thể là một cơ hội để sinh viên tiếp tục khám phá và phân tích một chủ đề chính trị khác, mở rộng kiến thức và hiểu biết của mình về lĩnh vực này.

105 53 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 40749825
Tieuluancthdc 2
Chính Tr Hc Đại Cương (Đại hc Khoa hc Xã hội và Nhân văn, Đại hc Quc
gia Thành ph H Chí Minh)
lOMoARcPSD| 40749825
I. LỜI MỞ ĐẦU
Những năm 30 của thế kỉ XX thời điểm quan trọng trong lịch sử thế giới. Tại thời
điểm này, thế giới đang chứng kiến sự sự bùng nổ dâng cao của c phong trào cách
mạng. Trong nền chính trị quốc tế, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (1929-1933) bắt
nguồn từ nước Mỹ rồi lan sang các nước bản đã khiến cho nhiều quốc gia phải đối
mặt với nhiều thách thức để lại cho thế giới nhiều hậu quả nặng nề: chủ nghĩa phát
xít Đức, Ý Nhật Bản trỗi dậy, các nước thực dân càng ra sức bốc lột thuộc địa.
Bên cạnh đó, phong trào yêu nước song song đó là chủ nghĩa yêu nước phát triển mạnh
mẽ tại các thuộc địa mà một trong những đại diện tiêu biểu là Việt Nam.
thể khẳng định rằng, trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nền chính trị Việt
Nam không sự đoàn kết ổn định chính trị. Trong cảnh tối tăm của đất nước chìm
dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp chế độ phong kiến suy tàn, lạc hậu.
Hầu hết các phong trào đấu tranh, giải phóng dân tộc ở Việt Nam đứng trước sự khủng
hoảng, bế tắc cả về luận, đường lối và phương pháp đấu tranh. Bằng nhãn quan sáng
suốt tinh ờng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận thấy
con đường cứu nước của những bậc tiền bối như cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh
khó thể giải phóng được dân tộc. Trên sở đó, Người quyết tâm “Đi tìm hình của
nước”- tìm một con đường mới. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Người
thành công đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ và trở thành tấm gương về phẩm
chất chính trị sáng ngời của một vị lãnh đạo trong bất kể thời đại nào.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Hồ Chí Minh vừa là một nhà đạo đức học vừa là
biểu tượng toàn vẹn của đạo đức cách mạng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh là minh chứng tiêu
biểu nhất cho phẩm chất chính trị của một chính trị gia: Lập trường vững vàng, kiên
định; tài năng lãnh đạo, ứng phó trước hoàn cảnh; năng lực trí tuệ học rộng hiểu
1
lOMoARcPSD| 40749825
sâu và đạo đức chuẩn mực. Chính vì những lẽ đó, em chọn phân tích về phẩm chất
chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh trong đề tài tiểu luận này.
II. NỘI DUNG
1. Giới thiệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh tên khai sinh là Nguyễn Sinh
Cung, sinh ngày 19/5/1890 tại làng Kim Liên,
Nam Liên (nay Kim Liên), huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An; mất ngày 02/9/1969 tại Nội.
Hoàn cảnh giáo dục và hoàn cảnh hội đã ảnh
hưởng sâu sắc đến Người. Người sinh ra trong một
gia đình nhà nho yêu ớc gốc nông dân, anh,
chị tích cực tham gia các hoạt động chống Pháp
thuở đầu và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống yêu nước chống
ngoại xâm.
Sống trong hoàn cảnh Tổ quốc chìm dưới ách đô hcủa thực n Pháp, người thanh
niên yêu nước sáng dạ đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào những nỗ lực đấu
tranh chống bọn thực dân tàn bạo suốt thời niên thiếu thanh niên của mình, Nguyễn
Tất Thành sớm nung nấu ý chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đưa đồng
bào đến với hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc. Người những đóng góp to lớn cho
cách mạng Việt Nam, bên cạnh đó Người được UNESCO vinh danh “Danh nhân
văn hóa Thế giới thứ 21”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh người thầy đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của
giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt
2
lOMoARcPSD| 40749825
động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc
1
. Bản
lĩnh chính trị vững vàng của Người chính là tấm gương sáng để ta noi theo.
2. Về phẩm chất chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh
2. 1. Về phẩm chất chính trị
Phẩm chất cái làm nên giá trị của người hay vật, theo Từ điển Tiếng Việt (NXB
Thanh Hóa, tr920,1998). Phẩm chất được hình thành và phát triển trong quá trình sống,
học tập, Phẩm chất còn thước đo giá trị con người. Con người rèn luyện phẩm chất
tốt sẽ không những ng cao giá trị bản thân còn góp phần vào sự phát triển của
hội nói riêng và toàn thế đất nước nói chung.
Chính tr quan hệ giữa các giai cấp, các quốc gia, các lực lượng hội trong việc
giành, giữ thực thi quyền lực nhà nước.
2
Chính trị hiện tượng hội ra đời gắn
liền với giai cấp nhà nước. Về nh hưởng, từ khi xuất hiện thì chính trị luôn tác
động sâu sắc đến qtrình tồn tại phát triển của mỗi một dân tộc, quốc gia toàn
thể nhân loại. Chính vì những ảnh hưởng to lớn đó, để xây dựng một quốc gia vững
mạnh thì nền chính trị ổn định là nhân tố hàng đầu. V.I. Lenin khẳng định rằng: “Trong
lịch sử, chưa hề một giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu không đào tạo
ra được hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong đủ
khả năng tổ chức lãnh đạo phong trào”.
3
Quan điểm đề cao vai trò của thủ lĩnh
chính trị xuất sắc trong hội, điều không thể phủ nhận trong bất kỳ thời đại nào.
Việt Nam đã có một người thũ lĩnh chính trị như thế, chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2.2. Phẩm chất chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đại ớng Nguyên Giáp - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận
định: “Với Đại hội Tours, một người dân thuộc địa trở thành một trong những người
1 Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Chính trị học đại cương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2009, tr.3
3 V.I Lenin: Toàn tập, NXB. Tiến bộ, 1978, tr. 473
3
lOMoARcPSD| 40749825
sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp ngay chính quốc. Với việc tổ chức ra Hội Liên hiệp
thuộc địa, một người dân mất nước không chỉ lo giải phóng cho dân tộc mình còn
lo đấu tranh sự nghiệp giải phóng các dân tộc anh em… Nguyễn Ái Quốc người
đầu tiên viết “Bản án chế độ thực dân”, cũng chính người đã cùng với dân tộc
người thi hành bản án”
4
. Hồ Chí Minh đúng thật vị thủ lĩnh chính trị xuất sắc,
người dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Để đạt được chiến thắng ấy, suốt
quá trình lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Người mang trong mình phẩm chất chính
trị tiêu biểu, rõ nét. Điều đó được thể hiện qua các luận điểm sau đây:
Thứ nhất nhãn quan chính trị: Người sớm giác ngộ lợi ích giai cấp, đại diện tiêu
biểu cho lợi ích nhân dân, trung thành với mục tiêu tưởng đã chọn, dũng cảm
đứng lên vì quyền lợi chính đáng của giai cấp, mà bao trùm hết cả là toàn thể dân tộc.
Karl Marx P. Engels đã khẳng định: Con người sản phẩm của lịch sử. Tuy sản
phẩm của hoàn cảnh chịu sự tác động của hoàn cảnh nhưng con người không thụ
động vào nó. Cần lưu ý rằng con người là sản phẩm của lịch sử bản thân con người,
nhưng con người, khác với các động vật khác, không thụ động để lịch sử làm mình
thay đổi, mà con người còn là chủ thể của lịch sử.
5
Trong những mức độ nhất định, con
người thể tác động lại hoàn cảnh để biến trở n thuận lợi hơn, ích cho sự
phát triển của mình và xã hội. Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, các phong trào liên
tục phát triển rồi lại thất bại, Người đã những suy nghĩ sâu sắc về nguyên nhân
thành bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, để rồi năm
1911 quyết tâm ra đi m đường cứu nước. Suốt hơn 30 m bôn ba khắp thế giới, với
hành trang lòng yêu nước, cốt cách văn hóa, kinh nghiệm của n tộc Việt Nam đi
cùng với những năm tháng tìm tòi không mệt mỏi vềluận giải phóng dân tộc. Người
hoạt động sôi nổi trong phong trào công nhân quốc tế. Cuối cùng, người thanh niên
4 Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Kỷ niệm thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb. Tuyên huấn,
Hà Nội, 1990, tr. 24
5 Giáo trình triết học Mác-Lênin, NXB. Chính trị Quốc gia Sự thật, 2021, tr. 452
4
lOMoARcPSD| 40749825
Nguyễn Tất Thành đến với chủ nghĩa Mác-nin, trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất
sắc với cái tên Nguyễn Ái Quốc. Đi nhiều nơi, làm nhiều việc, tiếp xúc nhiều đối tượng
đã giúp Bác phát triển nhãn quan chính trị vượt thời đại đồng thời xây dựng và tổng kết
lý luận giải phóng dân tộc sao cho phủ hợp thực tiễn.
“Lúc đầu, chính chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi
theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba Tôi kính yêu Lênin Lênin một người yêu
nước đại đã giải phóng đồng bào mình”.
6
Người chọn sống lao động cùng những
người công nhân, những người lao động nghèo tìm thấy đó những điểm tương
đồng với hoàn cảnh của nhân dân thuộc địa, đâu ng người bóc lột người bị
bóc lột.
Năm 1919, Người gửi đến Hội nghị Hòa bình Versailles bản “Yêu sách của nhân dân
An Nam”, đòi các quyền bản của dân tộc. Tuy bản yêu sách không được chấp nhận
nhưng đã gây được tiếng vang lớn đồng thời vạch trần bản chất, tâm của thực dân
bấy giờ. Sau khi đọc, nghiên cứu bản Luận cương “Sơ thảo lần thnhất những luận
cương về vấn đề dân tộc vấn đề thuộc địa” của V.I Lenin, Người đã tìm thấy đó
con đường giải phóng dân tộc - con đường cách mạng sản. Xuất phát từ chiều sâu
đặc điểm hội Việt Nam một hội thuộc địa nửa phong kiến, Người tiếp thu
sáng tạo chủ nghĩa Marx -Lenin về cách mạng sản, từ đó truyền chủ nghĩa vào
Việt Nam sao cho phù hợp, đưa phong trào công nhân chuyển từ tự phát lên tự giác,
phong trào yêu nước chuyển dần sang lập trường sản. Đó những bước chuẩn bị
tiền đề bản về chính trị, tưởng tổ chức cho sự ra đời của một chính đảng
sản.
Vấn đề dân tộc, thời đại nào cũng được nhận thức giải quyết trên lập trường
theo quan điểm của một giai cấp nhất định.
7
Nhìn nhận vấn đề dân tộc và giai cấp
6 Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.561
7 ThS. Ngô Thị Phương Thảo, Tư tưởng HCM về lợi ích quốc gia dân tộc, Cổng thông tin điện tử viện chiến lược
và chính sách tài chính
5
lOMoARcPSD| 40749825
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, để giải quyết mối quan hệ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn đặt lợi ích dân tộc trên hết, nguyên tắc tối cao trong quá trình lãnh đạo cách
mạng. Chủ trương thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - đảng riêng của nhân dân Việt
Nam là duy độc lập, sáng tạo của Người khi đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu, gặp
những trở ngại từ Quốc tế Cộng sản nhưng Người vẫn kiên định, vững vàng với mục
tiêu. Điều này thể thấy trong suốt cuộc đời sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí
Minh: “Cả đời tôi chỉ một mục đích, phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, hạnh
phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tội,
xông pha sự hiểm nghèo - mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc n đoàn kết, tranh
được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn
nhục cố gắng - cũng mục đích đó... Bất kỳ bao giờ, bất kỳ đâu, tôi cũng chỉ theo
đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân”.
8
Bên cạnh đó, Người còn đề cao đại đoàn kết, chủ trương tập hợp các lực ợng yêu
nước, không phân biệt giai cấp, từ vô sản đến tư sản dân tộc. Có thể nói, đại đoàn kết là
tư tưởng nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
Thứ hai là sự nhạy bén trước thời cuộc, khả năng tổ chức, đề ra mục tiêu nhiệm vụ
đấu tranh phù hợp với hoàn cảnh
Triết gia Hy Lạp cổ đại Heraclitus nhận định: Không ai tắm hai lần trên cùng một
dòng sông”. Hàm ý rằng vạn vật trên thế giới luôn luôn vận động thay đổi. Hoàn
cảnh cũng vậy, khi cuộc kháng chiến của nhân dân ta đứng trước những biến động
không ngừng của thế giới, trên toàn Đông Dương. Chủ tịch Hồ Chí Minh Đảng ta
luôn chủ động trước tình thế. Quan điểm được thể hiện qua các Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng xuyên suốt từ năm 1930 đến trước Cách mạng tháng 8 m
1945. Qua các đại hội, hội nghị ta thể thấy nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt
thay đổi nhưng vẫn giữ vững mục tiêu chiến lược:
8 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 240
6
lOMoARcPSD| 40749825
- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 7/1936 khắc phục những hạn chế
của Luận cương khi đề ra nhiệm vụ chiến lược đánh đổ Đế quốc Phong kiến, tức
là đề cao giải phóng dân tộc trước giải phóng giai cấp
- Chiến tranh Thế giới II đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến các nước thuộc
địa. Cuối tháng 9- năm 1940, phát xít Nhật tràn vào lãnh thổ Việt Nam, trước tình
thế đó Chủ tịch Hồ CMinh cùng ĐCS Đông Dương đã kịp thời chuyển hướng
đấu tranh, tích cực chuẩn bị về mọi mặt.
- Sang năm 1945, tại mặt trận Châu Á- Thái Bình Dương, quân Nhật thua lớn ở nhiều
nơi. Nhật đầu hàng quân Đồng minh, khi thời đến, ta nhanh chóng nắm bắt tiến
hành tổng khởi nghĩa. Cách mạng tháng 8 thành công, khai sinh nước Việt Nam
Dân chủ cộng hòa. Thời cơ ngàn năm có một của Cách mạng Tháng Tám chỉ tồn tại
trong khoảng thời gian rắt ngắn bên cạnh đó những nguy khó lường, Đảng ta
đã hết sức khôn khéo, linh hoạt đẩy lùi nguy cơ để chớp thời cơ thuận lợi.
- Bên cạnh đó, trong cuộc chiến đấu chống chiến lược chiến tranh Việt Nam hóa
chiến tranh, Đông ơng hóa chiến tranh (1969-1973). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
thể hiện tấm nhìn chiến lược của mình trước lúc ra đi mãi mãi. Người dự đoán
vào năm 1968 khi 4 hoặc 5 năm nữa, Mỹ sẽ rải bom B52 trên Việt Nam. Nhờ đó
dân quân ta đã những sự chuẩn btrước để đối phó với loại bom sức tàn
phá khủng khiếp này. Trải qua ngày đêm chiến đấu, chiến thắng Điện Biên Phủ trên
không năm 1972 đã buộc Mỹ phải dừng các hoạt động chống phá miền Bắc đặt
bút kí Hiệp định Paris, lặp lại hòa bình trên toàn Việt Nam. Sự kiện là mốc son chói
lọi trong cuộc kháng chiến, giải phóng dân tộc.
Thứ ba là biết vận dụng người tài, thúc đẩy sự sáng suốt, tài năng của người khác
Tri năng bất cử tắc vi năng Biết tài mà không ng sẽ mất người tài; Tri ác bất
truất tắc vi họa Biết người ác không loại bỏ sẽ gặp họa. Sinh thời, Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn coi nhân tố con người là vấn đề có tính chất phương pháp luận quan
7
lOMoARcPSD| 40749825
trọng nhất nhân tài vai trò to lớn, một động lực để phát triển đất nước, phải
được phát hiện, phát huy, trọng dụng sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
9
Trước lúc
đi xa, Người vẫn nhắc nhở về bồi dưỡng và phát triển thế hệ cho đời sau.
Người lãnh đạo giỏi cần biết quy tụ người tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh một người như
thế, bởi lẽ người hiểu rất sâu vai trò của nhân tài đối với cách mạng, họ ý nghĩa
quan trọng gắn liền với sự nghiệp kháng chiến & kiến quốc. Nhiều người trí thức, học
vấn cao sâu, tài đức trong nước hải ngoại đã không ngần ngại đi theo Đảng, theo
Người. Họ trở về Tổ quốc đóng góp không chỉ trí tuệ còn tài sản nhân trong
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Nhờ biết phát hiện, trọng dụng những người có tài năng, đức độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đảng ta đã tập hợp được đội ngũ cán bộ tài giỏi tham gia vào nhiệm vụ xây dựng,
bảo vệ chính quyền ch mạng kháng chiến kiến quốc, ợt qua tình thế ngàn cân
treo sợi tóc sau Cách mạng tháng 8. Đó minh chứng ràng cho nghệ thuật dụng
nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong snhững nhân tài Người trọng dụng,
không thể không kể đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Giáo sư Trần Đại Nghĩa:
Về Đại tướng Nguyên Giáp (1911-2013): Ông vị Đại tướng đầu tiên của Quân
đội nhân dân Việt Nam trong lịch sử. Từ một thầy giáo dạy lịch sử trở thành Đại tướng,
Tổng lệnh, Nguyên Giáp được chính lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn
“Văn lo vận nước văn thành võ; thấu lòng dân hóa văn”. Bằng quan sát thời
gian làm việc chung, Người sớm đã thấy Nguyên Giáp người triển vọng trong
lĩnh vực quân sự. Dù không phải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên
Giáp được phong quân hàm Đại tướng. Hồ Chí Minh đã từng trả lời phỏng vấn rằng:
"Đánh thắng đại tá phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng phong thiếu tướng, thắng
9 Trọng dụng nhân tài theo cách chủ tịch Hồ Chí Minh, Trang thông tin điện tử Ban quản lí lăng Chủ tịch Hồ
Chí Minh, 2018
8
lOMoARcPSD| 40749825
trung tướng phong trung tướng, thắng đại ớng phong đại tướng" về tiêu chí phong
tướng.
Về tưởng quân sự, Nguyên Giáp chú trọng lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh,
lấy thô thắng hiện đại. ởng ấy kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tên
gọi Chiến tranh nhân dân được đúc kết từ nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức
quân sự thế giới kinh nghiệm trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Năm
1954 mốc thời gian quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta,
Nguyên Giáp được tin ởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên
Phủ. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi vẻ vang, được gọi chiến thắng lừng lẫy
năm châu, chấn động địa cầu. Sau thắng lợi này, Chính phủ Pháp phải đặt bút Hiệp
định Gèneve về Đông Dương. Buộc một dấu chấm hết cho sự xâm lược của thực dân
Pháp tại Việt Nam, nhân dân ta bước vào thời kỳ xây dựng lại đất nước
Về Giáo sư, viện sĩ, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (1913-1997): Ông một
người tài đức vẹn toàn. Ông người công lớn trong việc gầy dựng nền quân giới,
chế tạo khí, góp phần đặc biệt quan trọng vào thành công của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Tên tuổi Trần Đại Nghĩa gắn liền với những loại
khí nổi tiếng trong lịch sử kháng chiến như Bazoka, súng SKZ, các loại bom bay
sức công phá lớn mạnh mẽ. Vào năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang gặp gỡ
Chính phủ Pháp chỉ đạo Đoàn đàm phán tại Fontainebleau. Song song đó ch cực
tiến hành hoạt động ngoại giao nhằm nêu cao thiện chí hòa bình của nhân dân ta, tranh
thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế đối với cuộc kháng chiến. Tại chuyến thăm lịch sử
đó, Người đã đưa một số trí thức yêu nước về Tổ quốc để phục vụ cuộc kháng chiến
trong đó người Kỹ Phạm Quang Lễ- sau này Người đặt cái tên Trần Đại
Nghĩa, tức nghĩa lớn. Nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, của Bác, Phạm Quang Lễ
các trí thức yêu nước đã sẵn sàng từ bỏ cuộc sống ổn định tại ớc ngoài để về với
cách mạng, với nhân dân.
9
lOMoARcPSD| 40749825
Thứ tư là khả năng đối ngoại, đàm phán, có sách lược mềm dẻo nhún nhường vì lợi
ích quốc gia
Phong cách ứng xử tài tình, linh hoạt của Chtịch Hồ Chí Minh trong hoạt động đối
ngoại đã góp phần lớn vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cuộc phỏng vấn giữa
phóng viên tờ o L’Humanité Bác vào ngày 5/6/1964 minh chứng ràng cho
tài năng ngoại giao của Người. Qua cuộc phỏng vấn, Người đã thể hiện những tiêu
biểu nhất về cốt cách, ý chí dân tộc, Người khéo léo, phần dỏm trả lời những câu
hỏi hàm ý gài bẫy phóng viên đưa ra, bên cạnh đó khẳng định cuộc kháng chiến
của nhân dân ta chính nghĩa: nước Việt Nam một, dân tộc Việt Nam một. Mỹ
cớ đem quân vào xâm lược, chủ động phát động cuộc chiến tranh xâm lược thì Việt
Nam phải đánh trả. Đó là sự tự vệ, bảo vệ đất nước, là chân lý không thể phủ nhận.
Trong chính sách đối ngoại lĩnh vực ngoại giao, Chtịch HChí Minh luôn luôn
xác định mục tiêu quan trọng nhất bảo vệ giữ vững độc lập, chủ quyền của nước
ta. Kiên định về nguyên tắc, động, linh hoạt về sách lược. “Dĩ bất biến ứng vạn
biến” phương châm hàng đầu của Người. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) Tạm ước
(14/9/1946) nước cờ ngoại giao xuất sắc của Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặc
tính chất sơ bộ, tạm thời trong mối quan hệ giữa hai nước của trong cả hai hiệp định
điều không thể phủ nhận nhưng đã thể hiện một sự nhất quán của Việt Nam, không
khuyến khích chiến tranh, bảo vệ nền hòa bình trong độc lập, tự do thật sự. Cả hai văn
kiện đều ý nghĩa lớn đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc bấy giờ. đã
tạo nền tảng vững chắc để bảo vệ nền độc lập dân tộc, giữ vững chính quyền mà ta mới
giành được, trong giai đoạn đầu của chế độ trước tình thế thù trong giặc ngoài, văn hóa
hội bất ổn định. Với hai bản giấy tờ, ta đã khéo léo giải y nh thế: khi ta
hoãn với Tưởng để chĩa mũi nhọn vào thực dân Pháp, lại tạm hòa hoãn với Pháp để
đối phó với quân Tưởng. Dùng ngoại giao giấy tờ để gạt lưỡi gươm của kẻ thù, đó
không chỉ là sự mềm dẻo, nhân nhượng có nguyên tắc mà còn là nghệ thuật về lợi dụng
10
lOMoARcPSD| 40749825
mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tức lợi dụng mâu thuẫn sâu xa trong nội bộ thực
dân Pháp, trong nội bộ quân Tưởng Giới Thạch, mâu thuẫn khi hai kẻ xâm lược không
thể ăn chung một miếng mồi béo bỡ giữa Pháp và quân Tưởng.
III. KẾT LUẬN
Một cá nhân không thể làm nên lịch sử nhưng trong những hoàn cảnh nhất định, vai trò
của một nhân lại tác động to lớn đến lịch sử đất nước, nền chính trị của quốc gia.
Chủ tịch Hồ CMinh một nhân vật lịch sử như thế. Người mang trong mình những
phẩm chất chính trị tiêu biểu. Với bản lĩnh chính trị vượt trội: bao gồm trí thức khoa
học uyên bác, khả năng nhìn thấu được quy luật vận động khách quan, nắm bắt xu thế
thời đại; năng lực thuyết phục người khác, tập hợp quần chúng thành thế thống nhất
bằng những luận c đáng cùng phẩm chất đạo đức mẫu mực của mình; tổ chức kế
hoạch đường lối kiên định, trước sau như một. Người đã dành trọn cuộc đời cho dân
tộc Việt Nam vì thế mà phẩm chất chính trị Hồ Chí Minh luôn là di sản tinh thần vô giá
của dân tộc.
Lời cuối cùng, em xin cảm ơn PGS. TS thầy Trần Nam Tiến Ths. Nguyễn Thu
Trang đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian qua. Do sự thiếu thốn về kinh nghiệm
làm tiểu luận cũng như thiếu sót phần kiến thức, bài tiểu luận không thể không
những sai sót. Em rất mong nhận được nhận xét, góp ý phê bình từ phía thầy để từ
đó khắc phục. Em xin chúc quý thầy luôn dồi dàu sức khỏe, thành công trên sự
nghiệp trồng người, em xin chân thành cảm ơn.
IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam,
https://dangcongsan.vn
2. Chính trị học đại cương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2009, tr.3
3. V.I Lenin: Toàn tập, NXB. Tiến bộ, 1978, tr. 473
11
lOMoARcPSD| 40749825
4. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Kỷ niệm thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Nxb. Tuyên huấn, Hà Nội, 1990, tr. 24
5. Giáo trình triết học Mác-Lênin, NXB. Chính trị Quốc gia Sự thật, 2021, tr.
452
6. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.561
7. ThS. Ngô Thị Phương Thảo, Tư tưởng HCM về lợi ích quốc gia dân tộc,
Cổng thông tin điện tử viện chiến lược và chính sách tài chính
8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 240
9. Trọng dụng nhân tài theo cách chủ tịch Hồ Chí Minh, Trang thông tin điện tử
Ban quản lí lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (2018), https://www.bqllang.gov.vn
12
| 1/13

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40749825 Tieuluancthdc 2
Chính Trị Học Đại Cương (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 40749825 I. LỜI MỞ ĐẦU
Những năm 30 của thế kỉ XX là thời điểm quan trọng trong lịch sử thế giới. Tại thời
điểm này, thế giới đang chứng kiến sự sự bùng nổ dâng cao của các phong trào cách
mạng. Trong nền chính trị quốc tế, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (1929-1933) bắt
nguồn từ nước Mỹ rồi lan sang các nước tư bản đã khiến cho nhiều quốc gia phải đối
mặt với nhiều thách thức và để lại cho thế giới nhiều hậu quả nặng nề: chủ nghĩa phát
xít ở Đức, Ý và Nhật Bản trỗi dậy, các nước thực dân cũ càng ra sức bốc lột thuộc địa.
Bên cạnh đó, phong trào yêu nước song song đó là chủ nghĩa yêu nước phát triển mạnh
mẽ tại các thuộc địa mà một trong những đại diện tiêu biểu là Việt Nam.
Có thể khẳng định rằng, trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nền chính trị Việt
Nam không có sự đoàn kết và ổn định chính trị. Trong cảnh tối tăm của đất nước chìm
dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp và chế độ phong kiến suy tàn, lạc hậu.
Hầu hết các phong trào đấu tranh, giải phóng dân tộc ở Việt Nam đứng trước sự khủng
hoảng, bế tắc cả về lý luận, đường lối và phương pháp đấu tranh. Bằng nhãn quan sáng
suốt và tinh tường, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận thấy
con đường cứu nước của những bậc tiền bối như cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh
khó có thể giải phóng được dân tộc. Trên cơ sở đó, Người quyết tâm “Đi tìm hình của
nước”- tìm một con đường mới. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Người
thành công đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ và trở thành tấm gương về phẩm
chất chính trị sáng ngời của một vị lãnh đạo trong bất kể thời đại nào.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Hồ Chí Minh vừa là một nhà đạo đức học vừa là
biểu tượng toàn vẹn của đạo đức cách mạng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh là minh chứng tiêu
biểu nhất cho phẩm chất chính trị của một chính trị gia: Lập trường vững vàng, kiên
định; tài năng lãnh đạo, ứng phó trước hoàn cảnh; năng lực trí tuệ học rộng hiểu 1 lOMoAR cPSD| 40749825
sâu và đạo đức chuẩn mực. Chính vì những lẽ đó, em chọn phân tích về phẩm chất
chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh trong đề tài tiểu luận này. II. NỘI DUNG
1. Giới thiệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh tên khai sinh là Nguyễn Sinh
Cung, sinh ngày 19/5/1890 tại làng Kim Liên, xã
Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An; mất ngày 02/9/1969 tại Hà Nội.
Hoàn cảnh giáo dục và hoàn cảnh xã hội đã ảnh
hưởng sâu sắc đến Người. Người sinh ra trong một
gia đình nhà nho yêu nước gốc nông dân, có anh,
chị tích cực tham gia các hoạt động chống Pháp
thuở đầu và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm.
Sống trong hoàn cảnh Tổ quốc chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, người thanh
niên yêu nước sáng dạ đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những nỗ lực đấu
tranh chống bọn thực dân tàn bạo suốt thời niên thiếu và thanh niên của mình, Nguyễn
Tất Thành sớm nung nấu ý chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đưa đồng
bào đến với hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc. Người có những đóng góp to lớn cho
cách mạng Việt Nam, bên cạnh đó Người được UNESCO vinh danh là “Danh nhân
văn hóa Thế giới thứ 21”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của
giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt 2 lOMoAR cPSD| 40749825
động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc1. Bản
lĩnh chính trị vững vàng của Người chính là tấm gương sáng để ta noi theo.
2. Về phẩm chất chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh
2. 1. Về phẩm chất chính trị
Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật, theo Từ điển Tiếng Việt (NXB
Thanh Hóa, tr920,1998). Phẩm chất được hình thành và phát triển trong quá trình sống,
học tập, Phẩm chất còn là thước đo giá trị con người. Con người rèn luyện phẩm chất
tốt sẽ không những nâng cao giá trị bản thân mà còn góp phần vào sự phát triển của xã
hội nói riêng và toàn thế đất nước nói chung.
Chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, các quốc gia, các lực lượng xã hội trong việc
giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.2 Chính trị là hiện tượng xã hội ra đời gắn
liền với giai cấp và nhà nước. Về ảnh hưởng, từ khi xuất hiện thì chính trị luôn có tác
động sâu sắc đến quá trình tồn tại và phát triển của mỗi một dân tộc, quốc gia và toàn
thể nhân loại. Chính vì những ảnh hưởng to lớn đó, để xây dựng một quốc gia vững
mạnh thì nền chính trị ổn định là nhân tố hàng đầu. V.I. Lenin khẳng định rằng: “Trong
lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu nó không đào tạo
ra được hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ
khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”.3 Quan điểm đề cao vai trò của thủ lĩnh
chính trị xuất sắc trong xã hội, là điều không thể phủ nhận trong bất kỳ thời đại nào.
Việt Nam đã có một người thũ lĩnh chính trị như thế, chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. 2.2.
Phẩm chất chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận
định: “Với Đại hội Tours, một người dân thuộc địa trở thành một trong những người
1 Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Chính trị học đại cương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2009, tr.3
3 V.I Lenin: Toàn tập, NXB. Tiến bộ, 1978, tr. 473 3 lOMoAR cPSD| 40749825
sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp ở ngay chính quốc. Với việc tổ chức ra Hội Liên hiệp
thuộc địa, một người dân mất nước không chỉ lo giải phóng cho dân tộc mình mà còn
lo đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng các dân tộc anh em… Nguyễn Ái Quốc là người
đầu tiên viết “Bản án chế độ thực dân”, và cũng chính là người đã cùng với dân tộc
người thi hành bản án” 4. Hồ Chí Minh đúng thật là vị thủ lĩnh chính trị xuất sắc, là
người dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Để đạt được chiến thắng ấy, suốt
quá trình lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Người mang trong mình phẩm chất chính
trị tiêu biểu, rõ nét. Điều đó được thể hiện qua các luận điểm sau đây:
Thứ nhất là nhãn quan chính trị: Người sớm giác ngộ lợi ích giai cấp, là đại diện tiêu
biểu cho lợi ích nhân dân, trung thành với mục tiêu và lý tưởng đã chọn, dũng cảm
đứng lên vì quyền lợi chính đáng của giai cấp, mà bao trùm hết cả là toàn thể dân tộc.
Karl Marx và P. Engels đã khẳng định: Con người là sản phẩm của lịch sử. Tuy là sản
phẩm của hoàn cảnh và chịu sự tác động của hoàn cảnh nhưng con người không thụ
động vào nó. Cần lưu ý rằng con người là sản phẩm của lịch sử và bản thân con người,
nhưng con người, khác với các động vật khác, không thụ động để lịch sử làm mình
thay đổi, mà con người còn là chủ thể của lịch sử.5 Trong những mức độ nhất định, con
người có thể tác động lại hoàn cảnh để biến nó trở nên thuận lợi hơn, có ích cho sự
phát triển của mình và xã hội. Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, các phong trào liên
tục phát triển rồi lại thất bại, Người đã có những suy nghĩ sâu sắc về nguyên nhân
thành bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, để rồi năm
1911 quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Suốt hơn 30 năm bôn ba khắp thế giới, với
hành trang là lòng yêu nước, cốt cách văn hóa, kinh nghiệm của dân tộc Việt Nam đi
cùng với những năm tháng tìm tòi không mệt mỏi về lý luận giải phóng dân tộc. Người
hoạt động sôi nổi trong phong trào công nhân quốc tế. Cuối cùng, người thanh niên
4 Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Kỷ niệm thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb. Tuyên huấn, Hà Nội, 1990, tr. 24
5 Giáo trình triết học Mác-Lênin, NXB. Chính trị Quốc gia Sự thật, 2021, tr. 452 4 lOMoAR cPSD| 40749825
Nguyễn Tất Thành đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất
sắc với cái tên Nguyễn Ái Quốc. Đi nhiều nơi, làm nhiều việc, tiếp xúc nhiều đối tượng
đã giúp Bác phát triển nhãn quan chính trị vượt thời đại đồng thời xây dựng và tổng kết
lý luận giải phóng dân tộc sao cho phủ hợp thực tiễn.
“Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi
theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba … Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu
nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình”.6 Người chọn sống và lao động cùng những
người công nhân, những người lao động nghèo và tìm thấy ở đó những điểm tương
đồng với hoàn cảnh của nhân dân thuộc địa, ở đâu cũng có người bóc lột và người bị bóc lột.
Năm 1919, Người gửi đến Hội nghị Hòa bình Versailles bản “Yêu sách của nhân dân
An Nam”, đòi các quyền cơ bản của dân tộc. Tuy bản yêu sách không được chấp nhận
nhưng đã gây được tiếng vang lớn đồng thời vạch trần bản chất, dã tâm của thực dân
bấy giờ. Sau khi đọc, nghiên cứu bản Luận cương “Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I Lenin, Người đã tìm thấy ở đó
con đường giải phóng dân tộc - con đường cách mạng vô sản. Xuất phát từ chiều sâu
đặc điểm xã hội Việt Nam là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, Người tiếp thu có
sáng tạo chủ nghĩa Marx -Lenin về cách mạng vô sản, từ đó truyền bá chủ nghĩa vào
Việt Nam sao cho phù hợp, đưa phong trào công nhân chuyển từ tự phát lên tự giác,
phong trào yêu nước chuyển dần sang lập trường vô sản. Đó là những bước chuẩn bị
tiền đề cơ bản về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của một chính đảng vô sản.
Vấn đề dân tộc, ở thời đại nào cũng được nhận thức và giải quyết trên lập trường và
theo quan điểm của một giai cấp nhất định.7 Nhìn nhận vấn đề dân tộc và giai cấp có
6 Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.561
7 ThS. Ngô Thị Phương Thảo, Tư tưởng HCM về lợi ích quốc gia dân tộc, Cổng thông tin điện tử viện chiến lược và chính sách tài chính 5 lOMoAR cPSD| 40749825
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, để giải quyết mối quan hệ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn đặt lợi ích dân tộc là trên hết, là nguyên tắc tối cao trong quá trình lãnh đạo cách
mạng. Chủ trương thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - đảng riêng của nhân dân Việt
Nam là tư duy độc lập, sáng tạo của Người khi đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu, dù gặp
những trở ngại từ Quốc tế Cộng sản nhưng Người vẫn kiên định, vững vàng với mục
tiêu. Điều này có thể thấy rõ trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí
Minh: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh
phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội,
xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh
được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn
nhục cố gắng - cũng vì mục đích đó... Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo
đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân”.8
Bên cạnh đó, Người còn đề cao đại đoàn kết, chủ trương tập hợp các lực lượng yêu
nước, không phân biệt giai cấp, từ vô sản đến tư sản dân tộc. Có thể nói, đại đoàn kết là
tư tưởng nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
Thứ hai là sự nhạy bén trước thời cuộc, khả năng tổ chức, đề ra mục tiêu nhiệm vụ
đấu tranh phù hợp với hoàn cảnh
Triết gia Hy Lạp cổ đại Heraclitus nhận định: “ Không ai tắm hai lần trên cùng một
dòng sông”. Hàm ý rằng vạn vật trên thế giới luôn luôn vận động và thay đổi. Hoàn
cảnh cũng vậy, khi cuộc kháng chiến của nhân dân ta đứng trước những biến động
không ngừng của thế giới, trên toàn Đông Dương. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta
luôn chủ động trước tình thế. Quan điểm được thể hiện qua các Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng xuyên suốt từ năm 1930 đến trước Cách mạng tháng 8 năm
1945. Qua các đại hội, hội nghị ta có thể thấy nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt
thay đổi nhưng vẫn giữ vững mục tiêu chiến lược:
8 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 240 6 lOMoAR cPSD| 40749825
- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 7/1936 khắc phục những hạn chế
của Luận cương khi đề ra nhiệm vụ chiến lược đánh đổ Đế quốc và Phong kiến, tức
là đề cao giải phóng dân tộc trước giải phóng giai cấp
- Chiến tranh Thế giới II đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến các nước thuộc
địa. Cuối tháng 9- năm 1940, phát xít Nhật tràn vào lãnh thổ Việt Nam, trước tình
thế đó Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng ĐCS Đông Dương đã kịp thời chuyển hướng
đấu tranh, tích cực chuẩn bị về mọi mặt.
- Sang năm 1945, tại mặt trận Châu Á- Thái Bình Dương, quân Nhật thua lớn ở nhiều
nơi. Nhật đầu hàng quân Đồng minh, khi thời cơ đến, ta nhanh chóng nắm bắt tiến
hành tổng khởi nghĩa. Cách mạng tháng 8 thành công, khai sinh nước Việt Nam
Dân chủ cộng hòa. Thời cơ ngàn năm có một của Cách mạng Tháng Tám chỉ tồn tại
trong khoảng thời gian rắt ngắn bên cạnh đó là những nguy cơ khó lường, Đảng ta
đã hết sức khôn khéo, linh hoạt đẩy lùi nguy cơ để chớp thời cơ thuận lợi.
- Bên cạnh đó, trong cuộc chiến đấu chống chiến lược chiến tranh Việt Nam hóa
chiến tranh, Đông Dương hóa chiến tranh (1969-1973). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
thể hiện rõ tấm nhìn chiến lược của mình trước lúc ra đi mãi mãi. Người dự đoán
vào năm 1968 khi 4 hoặc 5 năm nữa, Mỹ sẽ rải bom B52 trên Việt Nam. Nhờ đó
mà dân quân ta đã có những sự chuẩn bị trước để đối phó với loại bom có sức tàn
phá khủng khiếp này. Trải qua ngày đêm chiến đấu, chiến thắng Điện Biên Phủ trên
không năm 1972 đã buộc Mỹ phải dừng các hoạt động chống phá miền Bắc và đặt
bút kí Hiệp định Paris, lặp lại hòa bình trên toàn Việt Nam. Sự kiện là mốc son chói
lọi trong cuộc kháng chiến, giải phóng dân tộc.
Thứ ba là biết vận dụng người tài, thúc đẩy sự sáng suốt, tài năng của người khác
Tri năng bất cử tắc vi năng – Biết có tài mà không dùng sẽ mất người tài; Tri ác bất
truất tắc vi họa – Biết người ác mà không loại bỏ sẽ gặp họa. Sinh thời, Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn coi nhân tố con người là vấn đề có tính chất phương pháp luận quan 7 lOMoAR cPSD| 40749825
trọng nhất và nhân tài có vai trò to lớn, là một động lực để phát triển đất nước, phải
được phát hiện, phát huy, trọng dụng vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc.9 Trước lúc
đi xa, Người vẫn nhắc nhở về bồi dưỡng và phát triển thế hệ cho đời sau.
Người lãnh đạo giỏi cần biết quy tụ người tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người như
thế, bởi có lẽ người hiểu rất sâu vai trò của nhân tài đối với cách mạng, họ có ý nghĩa
quan trọng gắn liền với sự nghiệp kháng chiến & kiến quốc. Nhiều người trí thức, học
vấn cao sâu, tài đức ở trong nước và hải ngoại đã không ngần ngại đi theo Đảng, theo
Người. Họ trở về Tổ quốc đóng góp không chỉ trí tuệ mà còn là tài sản cá nhân trong
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Nhờ biết phát hiện, trọng dụng những người có tài năng, đức độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Đảng ta đã tập hợp được đội ngũ cán bộ tài giỏi tham gia vào nhiệm vụ xây dựng,
bảo vệ chính quyền cách mạng và kháng chiến kiến quốc, vượt qua tình thế ngàn cân
treo sợi tóc sau Cách mạng tháng 8. Đó là minh chứng rõ ràng cho nghệ thuật dụng
nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong số những nhân tài mà Người trọng dụng,
không thể không kể đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Giáo sư Trần Đại Nghĩa:
Về Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013): Ông là vị Đại tướng đầu tiên của Quân
đội nhân dân Việt Nam trong lịch sử. Từ một thầy giáo dạy lịch sử trở thành Đại tướng,
Tổng tư lệnh, Võ Nguyên Giáp được chính lịch sử và Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn
“Văn lo vận nước văn thành võ; Võ thấu lòng dân võ hóa văn”. Bằng quan sát và thời
gian làm việc chung, Người sớm đã thấy Võ Nguyên Giáp là người có triển vọng trong
lĩnh vực quân sự. Dù không phải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên
Giáp được phong quân hàm Đại tướng. Hồ Chí Minh đã từng trả lời phỏng vấn rằng:
"Đánh thắng đại tá phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng phong thiếu tướng, thắng
9 Trọng dụng nhân tài theo cách chủ tịch Hồ Chí Minh, Trang thông tin điện tử Ban quản lí lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, 2018 8 lOMoAR cPSD| 40749825
trung tướng phong trung tướng, thắng đại tướng phong đại tướng" về tiêu chí phong tướng.
Về tư tưởng quân sự, Võ Nguyên Giáp chú trọng lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh,
lấy thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng ấy kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, có tên
gọi là Chiến tranh nhân dân được đúc kết từ nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức
quân sự thế giới và kinh nghiệm trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Năm
1954 là mốc thời gian quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta,
Võ Nguyên Giáp được tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên
Phủ. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi vẻ vang, được gọi là chiến thắng lừng lẫy
năm châu, chấn động địa cầu. Sau thắng lợi này, Chính phủ Pháp phải đặt bút ký Hiệp
định Gèneve về Đông Dương. Buộc một dấu chấm hết cho sự xâm lược của thực dân
Pháp tại Việt Nam, nhân dân ta bước vào thời kỳ xây dựng lại đất nước
Về Giáo sư, viện sĩ, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (1913-1997): Ông là một
người tài đức vẹn toàn. Ông là người có công lớn trong việc gầy dựng nền quân giới,
chế tạo vũ khí, góp phần đặc biệt quan trọng vào thành công của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Tên tuổi Trần Đại Nghĩa gắn liền với những loại vũ
khí nổi tiếng trong lịch sử kháng chiến như Bazoka, súng SKZ, các loại bom bay có
sức công phá lớn và mạnh mẽ. Vào năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang gặp gỡ
Chính phủ Pháp và chỉ đạo Đoàn đàm phán tại Fontainebleau. Song song đó tích cực
tiến hành hoạt động ngoại giao nhằm nêu cao thiện chí hòa bình của nhân dân ta, tranh
thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế đối với cuộc kháng chiến. Tại chuyến thăm lịch sử
đó, Người đã đưa một số trí thức yêu nước về Tổ quốc để phục vụ cuộc kháng chiến
trong đó có người Kỹ sư Phạm Quang Lễ- sau này Người đặt cái tên là Trần Đại
Nghĩa, tức là vì nghĩa lớn. Nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, của Bác, Phạm Quang Lễ
và các trí thức yêu nước đã sẵn sàng từ bỏ cuộc sống ổn định tại nước ngoài để về với
cách mạng, với nhân dân. 9 lOMoAR cPSD| 40749825
Thứ tư là khả năng đối ngoại, đàm phán, có sách lược mềm dẻo nhún nhường vì lợi ích quốc gia
Phong cách ứng xử tài tình, linh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hoạt động đối
ngoại đã góp phần lớn vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cuộc phỏng vấn giữa
phóng viên tờ báo L’Humanité và Bác vào ngày 5/6/1964 là minh chứng rõ ràng cho
tài năng ngoại giao của Người. Qua cuộc phỏng vấn, Người đã thể hiện những gì tiêu
biểu nhất về cốt cách, ý chí dân tộc, Người khéo léo, có phần dí dỏm trả lời những câu
hỏi có hàm ý gài bẫy mà phóng viên đưa ra, bên cạnh đó khẳng định cuộc kháng chiến
của nhân dân ta là chính nghĩa: nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Mỹ
vô cớ đem quân vào xâm lược, chủ động phát động cuộc chiến tranh xâm lược thì Việt
Nam phải đánh trả. Đó là sự tự vệ, bảo vệ đất nước, là chân lý không thể phủ nhận.
Trong chính sách đối ngoại và lĩnh vực ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn
xác định mục tiêu quan trọng nhất là bảo vệ và giữ vững độc lập, chủ quyền của nước
ta. Kiên định về nguyên tắc, cơ động, linh hoạt về sách lược. “Dĩ bất biến ứng vạn
biến” là phương châm hàng đầu của Người. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước
(14/9/1946) là nước cờ ngoại giao xuất sắc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặc
dù tính chất sơ bộ, tạm thời trong mối quan hệ giữa hai nước của trong cả hai hiệp định
là điều không thể phủ nhận nhưng đã thể hiện một sự nhất quán của Việt Nam, không
khuyến khích chiến tranh, bảo vệ nền hòa bình trong độc lập, tự do thật sự. Cả hai văn
kiện đều có ý nghĩa lớn đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc bấy giờ. Nó đã
tạo nền tảng vững chắc để bảo vệ nền độc lập dân tộc, giữ vững chính quyền mà ta mới
giành được, trong giai đoạn đầu của chế độ trước tình thế thù trong giặc ngoài, văn hóa
và xã hội bất ổn định. Với hai bản giấy tờ, ta đã khéo léo giải vây tình thế: khi thì hòa
hoãn với Tưởng để chĩa mũi nhọn vào thực dân Pháp, và lại tạm hòa hoãn với Pháp để
đối phó với quân Tưởng. Dùng ngoại giao và giấy tờ để gạt lưỡi gươm của kẻ thù, đó
không chỉ là sự mềm dẻo, nhân nhượng có nguyên tắc mà còn là nghệ thuật về lợi dụng 10 lOMoAR cPSD| 40749825
mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tức là lợi dụng mâu thuẫn sâu xa trong nội bộ thực
dân Pháp, trong nội bộ quân Tưởng Giới Thạch, mâu thuẫn khi hai kẻ xâm lược không
thể ăn chung một miếng mồi béo bỡ giữa Pháp và quân Tưởng. III. KẾT LUẬN
Một cá nhân không thể làm nên lịch sử nhưng trong những hoàn cảnh nhất định, vai trò
của một cá nhân lại có tác động to lớn đến lịch sử đất nước, nền chính trị của quốc gia.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhân vật lịch sử như thế. Người mang trong mình những
phẩm chất chính trị tiêu biểu. Với bản lĩnh chính trị vượt trội: bao gồm trí thức khoa
học uyên bác, khả năng nhìn thấu được quy luật vận động khách quan, nắm bắt xu thế
thời đại; năng lực thuyết phục người khác, tập hợp quần chúng thành thế thống nhất
bằng những lý luận xác đáng cùng phẩm chất đạo đức mẫu mực của mình; tổ chức kế
hoạch đường lối kiên định, trước sau như một. Người đã dành trọn cuộc đời cho dân
tộc Việt Nam vì thế mà phẩm chất chính trị Hồ Chí Minh luôn là di sản tinh thần vô giá của dân tộc.
Lời cuối cùng, em xin cảm ơn PGS. TS thầy Trần Nam Tiến và Ths. Cô Nguyễn Thu
Trang đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian qua. Do sự thiếu thốn về kinh nghiệm
làm tiểu luận cũng như thiếu sót phần kiến thức, bài tiểu luận không thể không có
những sai sót. Em rất mong nhận được nhận xét, góp ý phê bình từ phía thầy cô để từ
đó khắc phục. Em xin chúc quý thầy cô luôn dồi dàu sức khỏe, thành công trên sự
nghiệp trồng người, em xin chân thành cảm ơn. IV.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn
2. Chính trị học đại cương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2009, tr.3
3. V.I Lenin: Toàn tập, NXB. Tiến bộ, 1978, tr. 473 11 lOMoAR cPSD| 40749825
4. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Kỷ niệm thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Nxb. Tuyên huấn, Hà Nội, 1990, tr. 24
5. Giáo trình triết học Mác-Lênin, NXB. Chính trị Quốc gia Sự thật, 2021, tr. 452
6. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.561
7. ThS. Ngô Thị Phương Thảo, Tư tưởng HCM về lợi ích quốc gia dân tộc,
Cổng thông tin điện tử viện chiến lược và chính sách tài chính
8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 240
9. Trọng dụng nhân tài theo cách chủ tịch Hồ Chí Minh, Trang thông tin điện tử
Ban quản lí lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (2018), https://www.bqllang.gov.vn 12