Tiểu luận BPMS - Công cụ cho người quản trị doanh nghiệp | Đại học Gia Định

Tiểu luận BPMS - Công cụ cho người quản trị doanh nghiệp | Đại học Gia Định. Tài liệu gồm 8 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

 

BPMS CÔNG C CHO NGI QUN TR DOANH NGHIP
Phan Thanh Đc Cao Th Nhâm
Khoa H thng Thông tin Qun lý Hc vin Ngân hàng
Tóm tt:
Quy trình nghip v là tài sn ct lõi ca doanh nghip. Đứng trước xu thế toàn cu hóa,
các doanh nghip phi thích ứng nhanh trước nhng biến đổi ca th trường. Điều này
đòi hỏi quy trình nghip v cũng phi thích ng tốt trưc những thay đổi này. Tuy nhiên,
khong cách gia nghip v công ngh thông tin li không cho phép quy trình nghip
v làm được điều đó. Bài viết này đề cp v mt loi công c mi h qun tr quy trình
nghip v BPMS (Business Process Management System) - giúp gim khong cách gia
nghip v công ngh thông tin, đồng thi giúp các h thng quy trình nghip v ca
doanh nghip nhanh chóng thích ứng trước nhng yêu cầu đặt ra. Phn cui ca bài viết
đưa ra nhận xét, đánh giá v mt s BPMS đang có trên thị trưng.
T khóa: h qun lý quy trình nghip v, BPMS, công c BPM
1. Đặt vấn đề
Đứng trước xu thế cnh tranh khc liệt để th tn ti, phát trin s thay đổi
nhanh chóng ca th trưng, các doanh nghip buc phi linh hoạt hơn, phản ng nhanh
hơn. Như vy, mt áp lc rt lớn đặt lên h thng quy trình nghip v ca doanh nghip,
đó phải nhanh chóng thay đổi để tối ưu hóa hoạt động thích ng vi s thay đổi đó.
Đim mu chốt để gii quyết yêu cầu đặt ra nm đội ngũ hoạt động nghip v. H
những ngưi hiểu hơn ai hết những điểm yếu trong c hoạt động nghip v ca doanh
nghip chính h ngưi đưa ra nhng ng kiến ci tiến cho c quy trình đang vận
hành. Do đó, việc ngưi hoạt động nghip v tham gia vào phát trin các ng dng
nghip v cho doanh nghiệp điều tt yếu. Điều y càng đúng hơn đối vi nhng quy
trình nghip v ng ngh thông tin(CNTT) không th bt kịp được vi nhng thay
đổi. Tuy nhiên, có mt rào cn cc lớn đối với đội ngũ hoạt động nghip khi tham gia
vào phát trin ng dng nghip vụ, đó họ ít kiến thc v CNTT. H qun tr quy
trình nghip v - BPMS(Business Process Management System) - s giúp h g b được
rào cn y bng cách to ra cu ni gia nghip v CNTT. Bài báo xin gii thiu v
BPMS, phân tích nhng li ích BPMS mang li cho doanh nghip đưa ra nhng
nhn xét, đánh giá v mt s BPMS đang có trên thị trưng.
2. Gii thiu h qun tr quy trình nghip v
H qun tr quy trình nghip v cho phép các doanh nghip hình hóa, trin
khai và qun lý các quy trình nghip v quan trng, có liên quan ti nhiu ng dng trong
doanh nghip, nhiều phòng ban các đi tác kinh doanh. BPMS mt loi phn mm
mới đang m ra k nguyên mi v cơ s h tng công ngh thông tin [Howard Smith,
Peter Fingar, 2003].
Như vậy, có th coi BPMS công c nn tng để y dng các ng dng nghip
v theo hướng mi hướng quy trình. Theo hướng y, các ng dng nghip v phát
triển theo hướng ly quy trình nghip v m trung m, tt c đều xoay quanh quy trình.
Ngôn ngữ” lp trình BPMS dùng BPML (Business Process Management
Language). BPML cho phép y dng ng dng phn mm bng cách s dng các
pháp đồ ha.
Trong phm vi bài viết y, chúng tôi ch xin để cp ti khía cnh hình hóa
qun lý quy trình nghip v ca BPMS.
Một BPMS thưng cung cấp các tính năng sau:
BPMS là cu ni gia CNTT và nghip v
Mt trong nhng ci tiến ln nht ca BPMS so vi những phương pháp cải tiến
quy trình nghip v s dụng CNTT đưa đội ngũ hoạt đng nghip v k thut
xích li gần nhau hơn. Thông thưng, theo cách trin khai các gii pháp CNTT truyn
thng, nhng yêu cu v nghip v ca h thống được đội phân tích tp hp li t nhng
đơn vị hoạt động nghip vụ. Đội phân tích thưng những ngưi hoạt động nghip v,
ít kiến thc v CNTT. Đội phát trin da trên nhng yêu cu nhận được đ thiết kế
gii pháp, kiến trúc,… chuyển giao cho đi lp trình thực thi. Như vậy, yêu cu h
thng phải đi qua ba đến bốn ớc trưc khi thực thi. Do đó, chuỗi thông tin trao đổi
mỗi bước s méo điều khó tránh khi. BPMS th khc phc nhng tn ti
này bng ch cho phép ngưi hoạt động nghip v trc tiếp tham gia vào quá trình thiết
kế gii pháp CNTT cho doanh nghip. Đội hoạt động nghip v thuật s dng
chung mt ng c để thiết kế logic ca quy trình nghip v. Dựa trên logic đó, đội
thut tiến hành các hot đng tích hp và trin khai cn thiết để vn hành h thng.
BPMS cho phép mô phng các quy trình nghip v
Khi thiết kế quy trình nghip v theo cách truyn thng (s dng: UML,
flowchart,) khó có th kim tra các lỗi logic cũng như phát hiện ra đim yếu trong quy
trình nghip v. Bi, các phương pháp truyền thng không công c h tr vic này.
BPMS làm đưc việc đó bằng cách cho phép phng các quy trình nghip v sau khi
thiết kế. Thông qua kết qu chy phng, ngưi thiết kế th d dàng nhn thy
nhng li logic hay nhng điểm yếu trong mỗi bước ca quy trình nghip v. Đây chính
là cơ s ci tiến quy trình nghip v mt cách d dàng.
BPMS cho phép qun lý các quy trình nghip v
BPMS cung cp chức năng giám sát mọi hot đng trong mt quy trình nghip v.
Ngưi qun quy trình th nhìn thy c thng v hiu sut hoạt động ca quy
trình như: thi gian thc hin trung bình ca mỗi bước, thi gian ch ngưi dùng thc
hin, chi phí v mt d liuChức năng theo dõi các hoạt động nghip v y cho phép
ngưi qun quy trình d dàng phát hin ra những điểm bất thưng trong quá trình thc
thi mt quy trình. Mt s BPMS còn tích hp chức ng y với nh năng khai phá d
liu để nâng cao hiu qu hot đng.
BPMS cho phép ci tiến quy trình hin ti vi chi phí thp và thi gian ngn
BPMS cho phép t chc, doanh nghip ci thin các quy trình nghip v hin ti
không cn b thêm chi phí cho vic chuyển đổi t quy trình nghip v sang quy
trình nghip v mi. do rt đơn giản: các quy trình nghip v hin tại đang đưc
BPMS qun lý, khi phát hiện điểm thắt nút hay điểm yếu, ngưi qun quy trình ch
vic s dng ngay quy trình hin tại để phân tích tìm ra nguyên nhân đ khc phc mà
không mt công sc thu thp thông tin v quy trình đang hoạt đng. Sau khi có nhng ci
tiến, nâng cao chất ng quy trình, BPMS cho phép thc thi ngay quy trình mới. Như
vy, BPMS cho phép ci tiến các quy trình không m gián đon kết qu đầu ra. Đây
là một điểm mnh ca BPMS giúp t chc, doanh nghiệp thưng xuyên ci tiến quy trình
làm vic.
BPMS có tính tái s dng
Hu hết các BPMS đều kho lưu trữ các tài nguyên liên quan ti quy trình
nghip vụ. Thông thưng, đây kho dùng chung cho nhiu quy trình. Chính vy, các
d án phát trin quy trình nghip v v sau th tái s dng toàn b hoc mt phn quy
trình trước. Đây tính năng nổi bt cách tiếp cn phát trin h thng nghip v theo
kiu truyn thống không có được.
BPMS có kh năng tích hợp cao
Các BPMS thưng y dng theo kiến trúc SOA. Theo kiến trúc này, ng dng
quy trình nghip v t hp các thành phn (component). Thành phn th mt ng
dng, mt bng d liu, mt web service, mt web page, ...Các thành phần y lưu trong
kho i dng mt ngôn ng BPMS th hiểu được (thưng ngôn ng BPEL).
Đối vi các thành phn nm bên ngoài (như h thng CRM, SCM,... sn ca doanh
nghip), BPMS s sinh ra cu ni để ng dng quy trình nghip v th giao tiếp ra
bên ngoài mt cách d dàng. Chính vy, kh năng tích hợp ca BPMS vi các ng
dng khác là rt ln.
3. Đánh giá mt s BPMS đang có trên th trng
Trong nội dung bài báo y chúng tôi xin đưa ra nhận t, đánh giá về BPMS ca
ba trong s 10 nhà cung cp công c BPM tt nht thế gii trong quý I năm 2013 [Clay
richardson, Derek Miers, 2013], đó là: Oracle, IBM và TIBCO.
Oracle, IBM đim xuất phát tương tự nhau, c hai công ty đu b dày v
phát trin phn mm tích hp, ESB
1
kiến trúc hướng dch v. C hai công ty đu mua
li các các công c BPM t công ty phn mềm khác để y dng lên BPMS ca mình:
Oracle mua BEA System Fuego, IBM mua FileNet và Lombardi. Với cách đi y, dễ
dàng nhn thy một điều: c hai công ty đưa BPMS vào nn tng middleware sn ca
mình nhm mục đích thu hút khách hàng, đặc bit là nhng ngưi làm nghip v.
Cùng mục đích nhưng hướng phát trin ca IBM Oracle lại ơng đối khác
nhau. Oracle phát trin BPMS bng cách thêm các chức năng mới v BPM s dng
1
ESB(Enterprise Service Bus): hình kiến trúc phn mềm dùng để thiết kế, thực thi tương tác giao tiếp gia
các ng dng trong kiến trúc SOA
công ngh của mình để hp hóa các phn mm mua t công ty khác. BPMS các
chức năng mới đều xây dng da trên Fusion Middleware nhm tn dng sc mnh ca
h thng nn tng sn của Oracle. Hướng phát trin này giúp đy mnh v mt công
ngh phát trin ng dụng hơn tập trung vào vấn đề ct lõi ca hình hóa nghip v.
Oracle tiếp cn BPM theo hướng bottom-up, tc là phát trin nn tng công ngh trưc
ri sau đó mi xây dng những module đáp ứng nhu cu v mô hình hóa quy trình nghip
v.
Ngưc li, IBM li tiếp cn BPM theo hướng top-down”, nghĩa đi từ nhng
yêu cu v t động hóa, tối ưu hóa quy trình nghip v trưc. IBM b nhiu công sức để
xây dng thư viện gii pháp cho nhng quy trình nghip v từng lĩnh vực cũng như
nhng quy trình nghip v đa ngành. Việc mua Lombardi là mt bng chng. Lombardi
ni tiếng nh việc đi u vào các quy trình nghip vụ, sau đó mới đi phát triển công c t
động hóa quy trình. Vic tích hp các sn phm ca Lombardi vào nn tng middleware
càng làm IBM cng c thêm định hướng phát trin ca mình bng cách xây dng cng
đồng BPM online Blueworks Live. Đây cộng đồng BPM ln nht trên thế gii,
chuyên cung cấp thư viện quy trình nghip v các lĩnh vực khác nhau nhm giúp doanh
nghip trin khai quy trình nghip v mt cách nhanh nht.
Như vậy, Oracle xu ng nhm vào nhng khách hàng s dng Oracle
Application Oracle Fusion Middleware muốn thêm các tính năng về BPM. Còn,
IBM li muốn hướng vào nhng doanh nghip mun nâng cao, tối ưu hóa hoặc thay đi
quy trình nghip v.
Tương tự như hai công ty trên, xuất phát đim ca TIBCO không phi công ty
chuyên v quy trình nghip v. Sn phm ch yếu ca công ty v s h tng công
ngh thông tin. Cách thc tiếp cn BPM ca TIBCO thiên v khía cnh kĩ thuật hơn là về
mt nghip v. TIBCO platform ActiveMatrix phát triển theo hướng SOA. Sau đó,
TIBCO phát trin các chc năng BPM dựa trên platform y. Đây cũng cách tiếp cn
bottom-up như Oracle. TIBCO ActiveMatrix BPM cung cp các chc năng về BPM
theo tiêu chí: đầy đủ chức năng, đơn giản trong s dng. TIBCO ActiveMatrix BPM
công c phù hợp đ phát trin c quy trình nghip v nh [Craggs, Comparing BPM
from PegaSystems, IBM and TIBCO, 2011].
ới đây là bng tóm tt đánh giá v BPMS ca 3 nhà cung cp trên.
Nhà CC
Tính năng
Oracle
IBM
TIBCO
hình hóa quy
trình
Cung cp 2 công c thiết
kế: BPM Studio (dùng
cho ngưi phân tích
nghip v b phận
thut) Business
Process Composer
(dùng cho ngưi phân
tích nghip v).
Quy trình nghip v lưu
kho dùng chung.
Cung cp 2 công c:
Process Designer
Integration Developer
cho ngưi phân tích
nghip v đội
thut.
Quy trình nghip v lưu
kho dùng chung.
Cung cp công c duy
nht (Business Studio)
cho c ngưi phân
tích nghip v
thut cho các hot
động phát trin quy
trình: thiết kế,
phng, trin khai.
Quy trình nghip v
lưu  kho dùng chung.
Quy tc nghip v
Không th to mi quy
tc nghip v trong 2
công c thiết kế quy
trình phi s dng
thêm công c Oracle
Business Rules. th
sa quy tc nghip v
trong lúc runtime.
Công c WebSphere
Operational Decision
Management (WODM)
giúp to quy tc nghip
v.
th to các quy tc
nghip v ngay trong
công c thiết kế.
Tính cng tác
Cho phép ngưi dùng
cng tác trong quá trình
thiết kế quy trình bng
trong môi trưng web
2.0
th chia s tài
nguyên gia các d án
phát trin quy trình
nghip v.
Các thành viên trong d
án th làm việc đồng
thi trên mt tài nguyên
không cn dùng chế
độ check in/check out.
chế làm vic công
tác thông qua
Openspace, cho phép
phân chia công vic
cho mt phòng ban
hay cho tng chc
danh trong t chc.
H tr thiết kế
giao din
Thiết kế UI bng công
c JDeveloper
Process Designer có kh
năng tự động sinh ra
giao din mức đơn
gin da vào lung
công vic trong quy
trình nghip v.
Cho phép thiết kế
page flow giao
din một cách đơn
gin.
Mô phng
Cho phép mô phng quy
trình nhưng không lưu
li thông tin ln
phỏng trước, do vy khó
so sánh các version ca
quy trình
H tr tính năng
phng toàn b quy trình
replay cho phép
chy th mt phn quy
trình.
h tr tính năng
phng. Cho phép
chy nhiu instance
ca quy trình cùng
mt lúc.
Tùy chn trin
khai
Trin khai mm do,
th thay đổi quy trình
trong lúc runtime.
Đóng gói khá phức tp.
Trin khai d dàng,
nhanh chóng.
S dng hình trin
khai OSGi.
Cho phép trin khai
phn mềm trên đám
mây.
s h tng tích
hp
Kh năng tích hợp tt
thông qua Weblogic
platform
Cung cấp s h tn
tích hp bằng cách đưa
đưa IBM WebSphere
ESB (Enterprise Service
Bus) vào công c BPM.
Cung cấp s h
tng tích hp theo
SOA. Tuy nhiên,
TIBCO AMX li
không chức năng
ActiveMatrix Service
Bus, ngưi dùng
mun s dng thì phi
mua thêm.
Qun lý tài liu
H tr đầy đủ tính năng
ECM thông qua công c
Oracle Enterprise
Content Manager
(OECM)
Process Center cung cp
tính năng snapshot,
giúp ghi li phiên bn
ca các thành phn
trong mt quy trình,
nh đó có thể undo/redo
quy trình.
Cho phép ngưi thiết
kế đính các tài liệu
kèm theo quy trình.
Chưa có ECM.
Giám sát hot
động nghip v
Oracle BAM cho phép
theo dõi các hoạt động
nghip v.
S dng công c
Performance Data
Warehouse trong
Process Center để giám
sát phân tích nghip
v.
Cung cp chức năng
thu thp thông tin v
các quy trình đang
thc hin các tài
nguyên khác, bao
gm: Theo dõi, thông
báo và phân tích.
Phân tích nghip
v
Oracle Business Process
Analytic (BPA) cho
TIBCO ActiveMatrix
Spotfire mt BI,
phép phân ch các d
liu liên quan ti hot
động ca quy trình
nghip v.
giúp phân tích d liu
v quy trình dng
trc quan.
4. Kết lun
Hin nay trên thế giới đã nhiu t chc, doanh nghip s dụng BPMS để phát
trin ng dng. Các ng sn xut phn mm lớn như IBM, Oracle, Microsoft… cũng đã
tung ra th trưng nhng sn phm BPMS vi nhiều tính năng hỗ tr phát trin quy trình
nghip v mt cách hiu qu nhanh chóng nht. Vit Nam, mi mt s t chc,
doanh nghiệp bước đầu đưa BPMS vào phát triển quy trình nghip v (như BIDV, VCB,
VietinBank). Tuy nhiên, vi những tính năng nổi tri so với c phương pháp phát
trin các ng dng v quy trình nghip v theo kiu truyn thng, BPMS ha hn s
công c đắc lc, giúp doanh nghip Việt Nam nhanh chóng đưa ra nhng sn phm
nghip v, mang li li thế cnh tranh cho doanh nghip.
5. Tài liu tham kho
Clay richardson, Derek Miers. (2013). The Forrester Wave: BPM Suites, Q1 2013.
CraggsSteve. (2011). Comparing BPM from Appian, Oracle and IBM.
CraggsSteve. (2011). Comparing BPM from PegaSystems, IBM and TIBCO.
Howard Smith, Peter Fingar. (2003). Business Process Management: The third wave.
Oracle® Fusion Middleware Business Process Composer User's Guide for Oracle
Business Process Management. (2012).
SmithHoward. (2005). What A BPMS is.
| 1/8

Preview text:

BPMS – CÔNG C CHO NG I QU N TR DOANH NGHI P
Phan Thanh Đức – Cao Thị Nhâm
Khoa Hệ thống Thông tin Quản lý – Học viện Ngân hàng Tóm tắt:
Quy trình nghiệp vụ là tài sản cốt lõi của doanh nghiệp. Đứng trước xu thế toàn cầu hóa,
các doanh nghiệp phải thích ứng nhanh trước những biến đổi của thị trường. Điều này
đòi hỏi quy trình nghiệp vụ cũng phải thích ứng tốt trước những thay đổi này. Tuy nhiên,
khoảng cách giữa nghiệp vụ và công nghệ thông tin lại không cho phép quy trình nghiệp

vụ làm được điều đó. Bài viết này đề cập về một loại công cụ mới – hệ quản trị quy trình
nghiệp vụ BPMS (Business Process Management System) - giúp giảm khoảng cách giữa
nghiệp vụ và công nghệ thông tin, đồng thời giúp các hệ thống quy trình nghiệp vụ của

doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng trước những yêu cầu đặt ra. Phần cuối của bài viết
đưa ra nhận xét, đánh giá về một số BPMS đang có trên thị trường.

Từ khóa: hệ quản lý quy trình nghiệp vụ, BPMS, công cụ BPM 1. Đặt vấn đề
Đứng trước xu thế cạnh tranh khốc liệt để có thể tồn tại, phát triển và sự thay đổi
nhanh chóng của thị trư ng, các doanh nghiệp buộc phải linh hoạt hơn, phản ứng nhanh
hơn. Như vậy, một áp lực rất lớn đặt lên hệ thống quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp,
đó là phải nhanh chóng thay đổi để tối ưu hóa hoạt động và thích ứng với sự thay đổi đó.
Điểm mấu chốt để giải quyết yêu cầu đặt ra nằm đội ngũ hoạt động nghiệp vụ. Họ là
những ngư i hiểu hơn ai hết những điểm yếu trong các hoạt động nghiệp vụ của doanh
nghiệp và chính họ là ngư i đưa ra những sáng kiến cải tiến cho các quy trình đang vận
hành. Do đó, việc ngư i hoạt động nghiệp vụ tham gia vào phát triển các ứng dụng
nghiệp vụ cho doanh nghiệp là điều tất yếu. Điều này càng đúng hơn đối với những quy
trình nghiệp vụ mà công nghệ thông tin(CNTT) không thể bắt kịp được với những thay
đổi. Tuy nhiên, có một rào cản cực kì lớn đối với đội ngũ hoạt động nghiệp khi tham gia
vào phát triển ứng dụng nghiệp vụ, đó là họ có ít kiến thức về CNTT. Hệ quản trị quy
trình nghiệp vụ - BPMS(Business Process Management System) - sẽ giúp họ gỡ bỏ được
rào cản này bằng cách tạo ra cầu nối giữa nghiệp vụ và CNTT. Bài báo xin giới thiệu về
BPMS, phân tích những lợi ích mà BPMS mang lại cho doanh nghiệp và đưa ra những
nhận xét, đánh giá về một số BPMS đang có trên thị trư ng.
2. Gi i thi u h qu n tr quy trình nghi p v
Hệ quản trị quy trình nghiệp vụ cho phép các doanh nghiệp mô hình hóa, triển
khai và quản lý các quy trình nghiệp vụ quan trọng, có liên quan tới nhiều ứng dụng trong
doanh nghiệp, nhiều phòng ban và các đối tác kinh doanh. BPMS là một loại phần mềm
mới và đang m ra kỷ nguyên mới về cơ s hạ tầng công nghệ thông tin [Howard Smith, Peter Fingar, 2003].
Như vậy, có thể coi BPMS là công cụ nền tảng để xây dựng các ứng dụng nghiệp
vụ theo hướng mới – hướng quy trình. Theo hướng này, các ứng dụng nghiệp vụ phát
triển theo hướng lấy quy trình nghiệp vụ làm trung tâm, tất cả đều xoay quanh quy trình.
“Ngôn ngữ” lập trình mà BPMS dùng là BPML (Business Process Management
Language). BPML cho phép xây dựng ứng dụng phần mềm bằng cách sử dụng các ký pháp đồ họa.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ xin để cập tới khía cạnh mô hình hóa và
quản lý quy trình nghiệp vụ của BPMS.
Một BPMS thư ng cung cấp các tính năng sau:
BPMS là cầu nối giữa CNTT và nghiệp vụ
Một trong những cải tiến lớn nhất của BPMS so với những phương pháp cải tiến
quy trình nghiệp vụ có sử dụng CNTT là đưa đội ngũ hoạt động nghiệp vụ và kỹ thuật
xích lại gần nhau hơn. Thông thư ng, theo cách triển khai các giải pháp CNTT truyền
thống, những yêu cầu về nghiệp vụ của hệ thống được đội phân tích tập hợp lại từ những
đơn vị hoạt động nghiệp vụ. Đội phân tích thư ng là những ngư i hoạt động nghiệp vụ,
có ít kiến thức về CNTT. Đội phát triển dựa trên những yêu cầu nhận được để thiết kế
giải pháp, kiến trúc,… và chuyển giao cho đội lập trình thực thi. Như vậy, yêu cầu hệ
thống phải đi qua ba đến bốn bước trước khi thực thi. Do đó, chuỗi thông tin trao đổi
mỗi bước có sự “méo mó” là điều khó tránh khỏi. BPMS có thể khắc phục những tồn tại
này bằng cách cho phép ngư i hoạt động nghiệp vụ trực tiếp tham gia vào quá trình thiết
kế giải pháp CNTT cho doanh nghiệp. Đội hoạt động nghiệp vụ và kĩ thuật sử dụng
chung một công cụ để thiết kế logic của quy trình nghiệp vụ. Dựa trên logic đó, đội kĩ
thuật tiến hành các hoạt động tích hợp và triển khai cần thiết để vận hành hệ thống.
BPMS cho phép mô phỏng các quy trình nghiệp vụ
Khi thiết kế quy trình nghiệp vụ theo cách truyền thống (sử dụng: UML,
flowchart,…) khó có thể kiểm tra các lỗi logic cũng như phát hiện ra điểm yếu trong quy
trình nghiệp vụ. B i, các phương pháp truyền thống không có công cụ hỗ trợ việc này.
BPMS làm được việc đó bằng cách cho phép mô phỏng các quy trình nghiệp vụ sau khi
thiết kế. Thông qua kết quả chạy mô phỏng, ngư i thiết kế có thể dễ dàng nhận thấy
những lỗi logic hay những điểm yếu trong mỗi bước của quy trình nghiệp vụ. Đây chính
là cơ s cải tiến quy trình nghiệp vụ một cách dễ dàng.
BPMS cho phép quản lý các quy trình nghiệp vụ
BPMS cung cấp chức năng giám sát mọi hoạt động trong một quy trình nghiệp vụ.
Ngư i quản lý quy trình có thể nhìn thấy các thống kê về hiệu suất hoạt động của quy
trình như: th i gian thực hiện trung bình của mỗi bước, th i gian ch ngư i dùng thực
hiện, chi phí về mặt dữ liệu…Chức năng theo dõi các hoạt động nghiệp vụ này cho phép
ngư i quản lý quy trình dễ dàng phát hiện ra những điểm bất thư ng trong quá trình thực
thi một quy trình. Một số BPMS còn tích hợp chức năng này với tính năng khai phá dữ
liệu để nâng cao hiệu quả hoạt động.
BPMS cho phép cải tiến quy trình hiện tại với chi phí thấp và thời gian ngắn
BPMS cho phép tổ chức, doanh nghiệp cải thiện các quy trình nghiệp vụ hiện tại
mà không cần bỏ thêm chi phí cho việc chuyển đổi từ quy trình nghiệp vụ cũ sang quy
trình nghiệp vụ mới. Lý do rất đơn giản: các quy trình nghiệp vụ hiện tại đang được
BPMS quản lý, khi phát hiện điểm thắt nút hay điểm yếu, ngư i quản lý quy trình chỉ
việc sử dụng ngay quy trình hiện tại để phân tích và tìm ra nguyên nhân để khắc phục mà
không mất công sức thu thập thông tin về quy trình đang hoạt động. Sau khi có những cải
tiến, nâng cao chất lượng quy trình, BPMS cho phép thực thi ngay quy trình mới. Như
vậy, BPMS cho phép cải tiến các quy trình mà không làm gián đoạn kết quả đầu ra. Đây
là một điểm mạnh của BPMS giúp tổ chức, doanh nghiệp thư ng xuyên cải tiến quy trình làm việc.
BPMS có tính tái sử dụng
Hầu hết các BPMS đều có kho lưu trữ các tài nguyên liên quan tới quy trình
nghiệp vụ. Thông thư ng, đây là kho dùng chung cho nhiều quy trình. Chính vì vậy, các
dự án phát triển quy trình nghiệp vụ về sau có thể tái sử dụng toàn bộ hoặc một phần quy
trình trước. Đây là tính năng nổi bật mà cách tiếp cận phát triển hệ thống nghiệp vụ theo
kiểu truyền thống không có được.
BPMS có khả năng tích hợp cao
Các BPMS thư ng xây dựng theo kiến trúc SOA. Theo kiến trúc này, ứng dụng
quy trình nghiệp vụ là tổ hợp các thành phần (component). Thành phần có thể là một ứng
dụng, một bảng dữ liệu, một web service, một web page, ...Các thành phần này lưu trong
kho dưới dạng một ngôn ngữ mà BPMS có thể hiểu được (thư ng là ngôn ngữ BPEL).
Đối với các thành phần nằm bên ngoài (như hệ thống CRM, SCM,... có sẵn của doanh
nghiệp), BPMS sẽ sinh ra “cầu nối” để ứng dụng quy trình nghiệp vụ có thể giao tiếp ra
bên ngoài một cách dễ dàng. Chính vì vậy, khả năng tích hợp của BPMS với các ứng dụng khác là rất lớn.
3. Đánh giá một số BPMS đang có trên th tr ng
Trong nội dung bài báo này chúng tôi xin đưa ra nhận xét, đánh giá về BPMS của
ba trong số 10 nhà cung cấp công cụ BPM tốt nhất thế giới trong quý I năm 2013 [Clay
richardson, Derek Miers, 2013], đó là: Oracle, IBM và TIBCO.
Oracle, IBM có điểm xuất phát tương tự nhau, cả hai công ty đều có bề dày về
phát triển phần mềm tích hợp, ESB1 và kiến trúc hướng dịch vụ. Cả hai công ty đều mua
lại các các công cụ BPM từ công ty phần mềm khác để xây dựng lên BPMS của mình:
Oracle mua BEA System và Fuego, IBM mua FileNet và Lombardi. Với cách đi này, dễ
dàng nhận thấy một điều: cả hai công ty đưa BPMS vào nền tảng middleware có sẵn của
mình nhằm mục đích thu hút khách hàng, đặc biệt là những ngư i làm nghiệp vụ.
Cùng mục đích nhưng hướng phát triển của IBM và Oracle lại tương đối khác
nhau. Oracle phát triển BPMS bằng cách thêm các chức năng mới về BPM và sử dụng
1 ESB(Enterprise Service Bus): Mô hình kiến trúc phần mềm dùng để thiết kế, thực thi tương tác và giao tiếp giữa
các ứng dụng trong kiến trúc SOA
công nghệ của mình để hợp lý hóa các phần mềm mua từ công ty khác. BPMS và các
chức năng mới đều xây dựng dựa trên Fusion Middleware nhằm tận dụng sức mạnh của
hệ thống nền tảng sẵn có của Oracle. Hướng phát triển này giúp đẩy mạnh về mặt công
nghệ phát triển ứng dụng hơn là tập trung vào vấn đề cốt lõi của mô hình hóa nghiệp vụ.
Oracle tiếp cận BPM theo hướng “bottom-up”, tức là phát triển nền tảng công nghệ trước
rồi sau đó mới xây dựng những module đáp ứng nhu cầu về mô hình hóa quy trình nghiệp vụ.
Ngược lại, IBM lại tiếp cận BPM theo hướng “top-down”, nghĩa là đi từ những
yêu cầu về tự động hóa, tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ trước. IBM bỏ nhiều công sức để
xây dựng thư viện giải pháp cho những quy trình nghiệp vụ từng lĩnh vực cũng như
những quy trình nghiệp vụ đa ngành. Việc mua Lombardi là một bằng chứng. Lombardi
nổi tiếng nh việc đi sâu vào các quy trình nghiệp vụ, sau đó mới đi phát triển công cụ tự
động hóa quy trình. Việc tích hợp các sản phẩm của Lombardi vào nền tảng middleware
càng làm IBM củng cố thêm định hướng phát triển của mình bằng cách xây dựng cộng
đồng BPM online – Blueworks Live. Đây là cộng đồng BPM lớn nhất trên thế giới,
chuyên cung cấp thư viện quy trình nghiệp vụ các lĩnh vực khác nhau nhằm giúp doanh
nghiệp triển khai quy trình nghiệp vụ một cách nhanh nhất.
Như vậy, Oracle có xu hướng nhắm vào những khách hàng sử dụng Oracle
Application và Oracle Fusion Middleware muốn có thêm các tính năng về BPM. Còn,
IBM lại muốn hướng vào những doanh nghiệp muốn nâng cao, tối ưu hóa hoặc thay đổi quy trình nghiệp vụ.
Tương tự như hai công ty trên, xuất phát điểm của TIBCO không phải là công ty
chuyên về quy trình nghiệp vụ. Sản phẩm chủ yếu của công ty là về cơ s hạ tầng công
nghệ thông tin. Cách thức tiếp cận BPM của TIBCO thiên về khía cạnh kĩ thuật hơn là về
mặt nghiệp vụ. TIBCO có platform ActiveMatrix phát triển theo hướng SOA. Sau đó,
TIBCO phát triển các chức năng BPM dựa trên platform này. Đây cũng là cách tiếp cận
“bottom-up” như Oracle. TIBCO ActiveMatrix BPM cung cấp các chức năng về BPM
theo tiêu chí: đầy đủ chức năng, đơn giản trong sử dụng. TIBCO ActiveMatrix BPM là
công cụ phù hợp để phát triển các quy trình nghiệp vụ nhỏ [Craggs, Comparing BPM
from PegaSystems, IBM and TIBCO, 2011].
Dưới đây là bảng tóm tắt đánh giá về BPMS của 3 nhà cung cấp trên. Nhà CC Oracle IBM TIBCO Tính năng
Mô hình hóa quy Cung cấp 2 công cụ thiết Cung cấp 2 công cụ: Cung cấp công cụ duy trình
kế: BPM Studio (dùng Process Designer và nhất (Business Studio)
cho ngư i phân tích Integration Developer cho cả ngư i phân
nghiệp vụ và bộ phận kĩ cho ngư i phân tích tích nghiệp vụ và kĩ thuật) và
Business nghiệp vụ và đội kĩ thuật và cho các hoạt Process Composer thuật. động phát triển quy
(dùng cho ngư i phân Quy trình nghiệp vụ lưu trình: thiết kế, mô tích nghiệp vụ). kho dùng chung. phỏng, triển khai. Quy trình nghiệp vụ lưu Quy trình nghiệp vụ kho dùng chung. lưu kho dùng chung.
Quy tắc nghiệp vụ Không thể tạo mới quy Công cụ WebSphere Có thể tạo các quy tắc
tắc nghiệp vụ trong 2 Operational
Decision nghiệp vụ ngay trong
công cụ thiết kế quy Management (WODM) công cụ thiết kế.
trình mà phải sử dụng giúp tạo quy tắc nghiệp thêm công cụ Oracle vụ. Business Rules. Có thể sửa quy tắc nghiệp vụ trong lúc runtime. Tính cộng tác
Cho phép ngư i dùng Có thể chia sẻ tài Cơ chế làm việc công
cộng tác trong quá trình nguyên giữa các dự án tác thông qua
thiết kế quy trình bằng phát triển quy trình Openspace, cho phép
trong môi trư ng web nghiệp vụ. phân chia công việc 2.0
Các thành viên trong dự cho một phòng ban
án có thể làm việc đồng hay cho từng chức
th i trên một tài nguyên danh trong tổ chức. mà không cần dùng chế độ check in/check out.
Hỗ trợ thiết kế Thiết kế UI bằng công Process Designer có khả Cho phép thiết kế giao diện cụ JDeveloper
năng tự động sinh ra page flow và giao
giao diện mức đơn diện một cách đơn
giản dựa vào luồng giản. công việc trong quy trình nghiệp vụ. Mô phỏng
Cho phép mô phỏng quy Hỗ trợ tính năng mô Có hỗ trợ tính năng
trình nhưng không lưu phỏng toàn bộ quy trình mô phỏng. Cho phép
lại thông tin lần mô và “replay” – cho phép chạy nhiều instance
phỏng trước, do vậy khó chạy thử một phần quy của quy trình cùng
so sánh các version của trình. một lúc. quy trình
Tùy chọn triển Triển khai “mềm dẻo”, Triển khai dễ dàng, Cho phép triển khai khai
có thể thay đổi quy trình nhanh chóng. phần mềm trên đám trong lúc runtime.
Sử dụng mô hình triển mây.
Đóng gói khá phức tạp. khai OSGi.
Cơ s hạ tầng tích Khả năng tích hợp tốt Cung cấp cơ s hạ tần Cung cấp cơ s hạ hợp thông qua
Weblogic tích hợp bằng cách đưa tầng tích hợp theo platform
đưa IBM WebSphere SOA. Tuy nhiên, ESB (Enterprise Service TIBCO AMX lại
Bus) vào công cụ BPM. không có chức năng ActiveMatrix Service Bus, ngư i dùng
muốn sử dụng thì phải mua thêm. Quản lý tài liệu
Hỗ trợ đầy đủ tính năng Process Center cung cấp Cho phép ngư i thiết
ECM thông qua công cụ tính năng “snapshot”, kế đính các tài liệu Oracle
Enterprise giúp ghi lại phiên bản kèm theo quy trình. Content
Manager của các thành phần Chưa có ECM. (OECM) trong một quy trình, nh đó có thể undo/redo quy trình. Giám sát
hoạt Oracle BAM cho phép Sử dụng công cụ Cung cấp chức năng động nghiệp vụ
theo dõi các hoạt động Performance
Data thu thập thông tin về nghiệp vụ. Warehouse trong các quy trình đang
Process Center để giám thực hiện và các tài
sát và phân tích nghiệp nguyên khác, bao vụ. gồm: Theo dõi, thông báo và phân tích.
Phân tích nghiệp Oracle Business Process TIBCO ActiveMatrix vụ Analytic (BPA) cho Spotfire là một BI, phép phân tích các dữ giúp phân tích dữ liệu
liệu liên quan tới hoạt về quy trình dạng động của quy trình trực quan. nghiệp vụ. 4. Kết luận
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp sử dụng BPMS để phát
triển ứng dụng. Các hãng sản xuất phần mềm lớn như IBM, Oracle, Microsoft… cũng đã
tung ra thị trư ng những sản phẩm BPMS với nhiều tính năng hỗ trợ phát triển quy trình
nghiệp vụ một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất. Việt Nam, mới có một số tổ chức,
doanh nghiệp bước đầu đưa BPMS vào phát triển quy trình nghiệp vụ (như BIDV, VCB,
VietinBank…). Tuy nhiên, với những tính năng nổi trội so với các phương pháp phát
triển các ứng dụng về quy trình nghiệp vụ theo kiểu truyền thống, BPMS hứa hẹn sẽ là
công cụ đắc lực, giúp doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng đưa ra những sản phẩm
nghiệp vụ, mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. 5. Tài li u tham kh o
Clay richardson, Derek Miers. (2013). The Forrester Wave: BPM Suites, Q1 2013.
CraggsSteve. (2011). Comparing BPM from Appian, Oracle and IBM.
CraggsSteve. (2011). Comparing BPM from PegaSystems, IBM and TIBCO.
Howard Smith, Peter Fingar. (2003). Business Process Management: The third wave.
Oracle® Fusion Middleware Business Process Composer User's Guide for Oracle
Business Process Management. (2012).
SmithHoward. (2005). What A BPMS is.