Tiểu luận Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tóm tắt. Những điều kiện chung và điều kiện riêng ảnh hưởng tới du lịch DLLS, DLTC của Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn. Điều kiện riêng. Tài nguyên du lịch. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CN211)
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Học viện báo chí và tuyên truyền
Khoa xã hội học và phát triển TIỂU LUẬN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Họ và tên: Hoàng Diệu Ngân
Lớp : Công tác xã hội Khóa : K42
Mã số sinh viên: 2251010034 Hà Nội I. Tóm tắt :
Hà Nội một thủ đô của Việt Nam đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm lịch sử. Cho đến nay,
nhiều nơi ở Hà Nội vẫn mang nét đẹp cổ kính , và đây cũng là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh
để khám phá và du lịch. Nhắc đến Hà Nội, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Hồ Gươm hay còn gọi
là Hồ Hoàn Kiếm – một di tích lịch sử, một thắng cảnh nổi tiếng quá đỗi quen thuộc ở vùng đất
thủ đô này. Ở giữa trung tâm phồn hoa, trái tim của Hà Nội, tồn tại một cái hồ rất đẹp, nó là một
minh chứng cho lịch sử anh hùng, là niềm tự hào của dân tộc ta.. Song hành với Hồ Gươm thì
không thể nào không nhắc đến đền Ngọc Sơn – một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam mà
hầu hết các khách du lịch đều không thể bỏ qua khi đến thăm Hà Nội. Ngôi đền này nằm trên
đảo Ngọc trong lòng hồ Hoàn Kiếm, được xây dựng trên một gò đất cao phía Đông Bắc của hồ
và có từ thời nhà Lý. Ban đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn, sau đổi thành Đền Ngọc Sơn vì trong
đền chỉ thờ thần Văn Xương Đế Quân và thờ vua Trần Hưng Đạo. năm 1865 nhà nho Nguyễn
Văn Siêu đã đứng ra tu sửa lại ngôi đền, ông còn cho xây thêm đình Trấn Ba, bắc một câu cầu từ
bờ đông đi ra đảo Ngọc gọi là Cầu Thê Húc, bên trái ông cho xây dựng Đài Nghiêng, và phía
đông ông xây Tháp Bút, tượng trưng cho nền văn vật. trải qua nhiều biến động của lịch sử, bị
ảnh hưởng của các hình thái kiến trúc khác nhau nhưng đền Ngọc Sơn vẫn mang đậm những dấu
tích, toát lên nét truyền thống cổ kính xưa. Đền Ngọc Sơn không chỉ sở hữu kiến trúc độc đáo
mà còn là biểu tượng văn hóa tâm linh nổi tiếng của Hà Nội. “Di tích lịch sử và danh lam thắng
cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, đã
được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di quốc gia đặc biệt. Đó là hai địa điểm du lịch mang giá
trị văn hóa và nó thu hút rất nhiều khách du lịch giữa lòng thủ đô.
II. Những điều kiện chung và điều kiện riêng ảnh hưởng tới du lịch DLLS, DLTC của Hồ
Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn 1. Điều kiện chung :
- An ninh chính trị , an toàn xã hội :
Cụm di tích hồ Hoàn Kiếm đền Ngọc Sơn nằm trên địa phận của 4 phường: Hàng
Bạc, Hàng Trống, Lý Thái Tổ và Tràng Tiền và thuộc loại hình quản lý công
nhưng cũng không thuộc một đơn vị cụ thể. Có nhiều loại hình dịch vụ diễn ra ở
đây chủ yếu là hoạt động văn hóa và các hoạt động thương mại thuộc nhiều ngành
nghề, nhiều đơn vị từ tư nhân đến cơ quan hành chính quản lý nhà nước. Bởi lẽ đó
việc quản lý di tích đền Ngọc Sơn Hồ Hoàn Kiếm chuyển sang cho nhiều cơ quan,
ban ngành khác nhau cùng phối hợp quản lý. Chính vì thế UBND Thành phố và
UBND quận Hoàn Kiếm thống nhất thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với
khu vực đền Ngọc Sơn Hồ Hoàn Kiếm, trong đó đơn vị đầu mối giao quyền quản
lý cho UBND quận Hoàn Kiếm. Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội là đơn vị
phụ trách quản lý, tu bổ đền Ngọc Sơn và cùng kết hợp với các cơ quan chức cùng
thực hiện công tác giáo dục nhân dân trong việc bảo vệ di sản. Nhiệm vụ của đơn
vị này gắn với công tác bảo tồn di tích văn hóa và thu phí khi du khách đến đền.
Tổ chức một số sinh hoạt tín ngưỡng tại di tích và triển khai công tác trùng tu di
tích theo sự hướng dẫn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tình hình an ninh
trật tự trên địa bàn quận được đảm bảo, các mục tiêu, địa bàn trọng điểm, hoạt
động của các đoàn khách quốc tế, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng
như các sự kiện chính trị văn hóa – xã hội, nhất là các sự kiện có quy mô quốc tế
diễn ra trên địa bàn quận đều được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Các công tác quản
lý, ngăn chặn các hành vi phạm pháp, các băng tội phạm có tổ chức, theo kiểu xã
hội đen lộng hành trên địa bàn quận đã và đang duy trì nghiêm túc. Đồng thời
cũng thực hiện tốt và hiệu quả trong việc kỷ cương lại cơ quan hành chính, nâng
cao nhận thức kỷ luật và chất lượng làm việc của các công chức, viên chức ở các
cơ sở nhằm giảm bớt phiền hà. Xây dựng chính quyền thân thiện. Ngoài nhiệm vụ
đảm bảo an ninh trật tự xã hội, cũng đốc thúc trong việc hoàn thiện phương diện
kinh tế xã hội, xây dựng Đảng và bộ máy chính trị vững chắc góp phần làm nổi bật
Hoàn Kiếm trong mọi lĩnh vực. - Kinh tế :
Trước thời điểm khủng hoảng đe dọa trên thế giới Covid-19 Hoàn Kiếm đã và
đang gắn liền với lịch sử và văn hiến Thăng Long – Hà Nội với 190 di tích, trong
đó có những địa danh nổi tiếng tiêu biểu của Thủ đô phải kể đến đó là di tích đền
Ngọc Sơn - Hồ Hoàn Kiếm. Trong những năm 2016 2019, Quận ủy HĐND –
UBND quận đã rất tích cực trong việc chỉ đạo, thực hiện các giải pháp đưa du lịch
Hoàn Kiếm trở thành kinh tế chủ lực. Đặc biệt, năm 2018, quận Hoàn Kiếm đã
tăng cường hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh mình cho các bạn bè trong
nước và trên thế giới. Với việc đưa vào khai thác ứng dụng cổng thông tin điện tử
“Hoàn Kiếm 360 độ”, du lịch Hoàn Kiếm đã thực sự trở nên gần gũi, hấp dẫn đối
với mọi du khách. Cùng với thông tin bằng hình ảnh công nghệ cao, cổng thông
tin “Hoàn Kiếm 360 độ” còn xây dựng kho dữ liệu ảnh 2D và thông tin về toàn bộ
các địa điểm du lịch, danh lam thắng cảnh, khách sạn, nhà hàng, quán ăn… trên
địa bàn quận. Với trên 500 địa điểm được cung cấp ảnh, địa chỉ, cách thức liên hệ
và lời giới thiệu tại cổng thông tin điện tử “Hoàn Kiếm 360 độ”, ứng dụng này đã
không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch phục vụ du khách tốt hơn mà sẽ
trở thành kênh quảng bá rộng rãi về quận Hoàn Kiếm tới cộng đồng trong nước và
quốc tế, qua đó thu hút đầu tư và kích cầu cho du lịch, kinh tế của quận. Dưới sự
ảnh hưởng đầy nặng nề của dịch bệnh Covid 19 - đến kinh tế, ít nhiều cũng tác
động tiêu cực các hoạt động liên quan đến thương mại, dịch vụ, du lịch ... dẫn đến
tình , trạng thiếu hàng hóa và giá các mặt hàng thiếu phục vụ phòng, chống dịch
tại một số thời điểm tăng cao; các hoạt động sản xuất, kinh doanh, du lịch giảm
mạnh vì vắng khách và lượng tiêu thụ hàng hóa không còn đến nỗi nhiều cửa hàng
kinh doanh, các cơ sở lưu trú dừng hoạt động, thất nghiệp và thiếu việc làm tăng
lên. Trước tình hình, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Công Thương, Sở
Du Lịch Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội vừa tổ chức Hội
nghị Trao đổi thảo luận về các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng
an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid 19 trên địa bàn quận Hoàn K - .
(4) iếm . Thời gian qua, Quận ủy, UBND quận Hoàn Kiếm đã tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển
du lịch, tương xứng với vị thế là trung tâm của Thủ đô Hà Nội. Bao gồm những
việc liên quan đến phục hồi phát triển lại kinh tế và hoạt động du lịch, Văn hóa :
Hà Nội là nơi có nhiều di sản văn hóa thế giới và các di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh trong đó có đền Ngọc Sơn Hồ Hoàn Kiếm đã gây chú ý đến nhiều
khách du lịch cả trong nước lẫn nước ngoài. Vì thế việc xây dựng phát triển du
lịch các di sản, di tích, danh lam luôn được chú trọng và đặc biệt là công cuộc phải
đi đôi gắn liền với việc nâng cao trình độ văn hóa của người dân địa phương. Hà
Nội cũng là nơi tập trung nhiều người tài giỏi, sáng tạo, đặc biệt là nhiều nghệ
nhân trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể. Hà Nội đã bước đầu có những cơ
chế, chính sách thuận lợi cho việc sáng tạo các sản phẩm văn hoá, quan tâm đến
đầu tư cho di sản văn hoá, nguồn tiềm năng của công nghiệp văn hoá. Cùng với bề
dày lịch sử người dân ở đây có những nét văn hóa gắn liền đậm chất truyền thống.
Đường lối phát triển du lịch
Hiện nay, các tổ chức quản lý các di sản văn hóa, di tích, danh lam thuộc Hà Nội
nói chung và quận Hoàn Kiếm nói riêng, đang tích cực đẩy mạnh phát triển du lịch
thông qua nhiều chính sách và đường lối phù hợp. Trong thời gian qua, quận Hoàn
Kiếm đã tập trung nhiều nguồn lực để kêu gọi các nhà đầu tư trong việc xây dựng
hình ảnh Hoàn Kiếm mang bản sắc riêng, trên cơ sở bảo tồn, khai thác các giá trị
văn hóa lịch sử nghìn năm văn hiến, vừa sáng tạo phù hợp với xu thế chung. Đồng
thời cộng tác với các công tác bảo tồn trong việc hỗ trợ tu bổ, sửa chữa, bảo tồn di
tích. Cùng lúc đó huy động nguồn nhân lực từ nhân dân tham gia kinh doanh xây
dựng các cơ sở hạ tầng các loại hình khách. sạn, nhà nghỉ,..phục vụ cho các khách
du lịch đến thăm di tích, danh lam.
III. Điều kiện riêng 1. Tài nguyên du lịch
Tính đến nay, quận Hoàn Kiếm đã và đang chứa đựng một kho tàng giá trị vật thể
với 190 di tích lịch sử, văn hóa và di tích cách mạng kháng chiến, trong đó tiêu
biểu là - hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn. “Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ
Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội,
đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di quốc gia đặc biệt theo Quyết định số
2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013”(1). Đây được coi là tiềm năng lớn nhất và quan
trọng nhất trong việc phát triển du lịch, đem lại nguồn thu nhập lớn cho đất nước.
2. Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Địa hình: Di tích Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn nằm ở trung tâm Hà Nội,
thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng cho nên địa hình ở đây chủ yếu là đồng bằng ở vùng trung tâm.
- Khí hậu: Hồ Hoàn Kiếm đền Ngọc Sơn là nơi hội tụ, điểm hẹn của du khách bốn
mùa. Vì Hà Nội nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều nên khí
hậu chia ra bốn mùa rõ rệt. Thời gian diễn các mùa cũng không cố định, có năm
rét sớm hoặc rét muộn, có năm lại nóng kéo dài. Nhiệt độ có thể lên tới 40 độ hoặc
dưới 5 độ. Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm ở Hà Nội khoảng 120
kcal/cm², nhiệt độ trung bình là 24,9°C, độ ẩm trung bình là 80 82%. Lượng mưa
trung - bình năm trên 1700mm/năm (mưa khoảng 114 ngày/năm). (7)
- Tài nguyên nước: Hồ Hoàn Kiếm sở hữu vị trí đẹp nhất Thủ đô khi nằm ngay ở
trung tâm quận Hoàn Kiếm. Hồ trước đây là một phân lưu của sông Hồng nay nằm
biệt lập ở trung tâm thành phố Hà Nội. Hồ có vai trò như điều hòa không khí và
quanh năm hồ luôn có màu xanh lục. Đây cũng là một điểm nét đẹp và địa điểm
vui chơi của người dân giữa trung tâm thủ đô đông đúc. Hồ kết nối giữa ba khu
phố lớn là Lý Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng và Hàng Khay. Từ đây, du khách có thể
dễ dàng di chuyển sang các con khố khác như: Hàng Đào, Hàng Ngang, Lương
Văn Can, Cầu Gỗ, Lò Sũ,… Xa thêm nữa còn đến được với Tràng Tiền, Tràng
Thi, Hàng Bài, Nhà Thờ,…
- Hệ động thực vật: Hồ Hoàn Kiếm sở hữu hệ động thực vật phong phú thu hút
nhiều nhà nghiên cứu khoa đến khám phá. Đặc biệt phải nói đến cụ rùa, loài động
vật quý hiếm của nước ta đã gắn liền với hình ảnh và câu chuyện lịch sử của hồ
Hoàn Kiếm. Tuy nhiên cá thể này đã tuyệt chủng, để lại nỗi mất mát rất lớn đối
với các nhà nghiên cứu khoa học và cả nước
3. Tài nguyên du lịch nhân văn
Ngoài về tài nguyên du lịch tự nhiên thì hồ Hoàn m năng Kiếm và đền Ngọc Sơn
còn có những thế mạnh về tài nguyên du lịch nhân văn, điển hình là DTLS đền Ngọc Sơn.
- Di tích lịch sử văn hóa: Hồ Hoàn Kiếm - đền Ngọc Sơn
- Các bảo tàng: Mẫu vật rùa Hồ Gươm được trưng bày tại Đền Ngọc Sơn, là biểu
tượng tâm linh của hồ Gươm. Kết hợp với công nghệ theo phương pháp nhựa hóa
của Đức trong vòng hai năm đã thể hiện rõ nét cụ rùa với hệ thống chiếu sáng hiện
đại và các công nghệ bảo quản mẫu vật hiện đại.
- Lễ hội: Tại đền Ngọc Sơn, nơi đây được coi là một trong những nơi linh thiêng
bậc nhất tại Hà Nội. Song song với Văn Miếu – Quốc Tử Giám thì các sĩ tử trước
ngày thì thường hay đến đây xin vía để đậu. Vào các ngày lễ lộc hay các dịp đặc
biệt, mọi người thường dâng lễ để cầu mong an bình, xin lộc
4. Cơ sở vật chất của Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn
Nằm ở vị trí đắc địa, là nơi kết nối giữa khu phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào,
Cầu Gỗ, Lương Văn Can... với khu phố Tây là Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài,
Tràng Tiền, Hàng Khay... nên Hồ Hoàn Kiếm thu hút nhiều du khách trong và
ngoài nước đến tham quan. Hồ Hoàn Kiếm có tổng diện tích 12ha, là hồ nước ngọt
tự nhiên của Thành phố. Hồ kéo dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng 200m
hướng Đông Tây. Mặt hồ xanh biếc, bình lặng và trầm tư nằm giữa những khu phố
cổ, những con đường tấp nập, mở ra một khoảng không thoáng đãng cho những
sinh hoạt văn hóa của mọi người khi đến với Hồ Gươm. Ngoài ra, hồ còn gắn liền
với các công trình kiến trúc nổi tiếng khác như: Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu
Thê Húc, Đài Nghiên, Tháp Bút…Nằm giữa trung tâm hồ là tháp Rùa, hình ảnh
tháp Rùa đã in sâu vào tiềm thức người dân Hà Nội nên trở thành một di sản
không thể mất, nó đã nhập hài hòa trong toàn cảnh bố cục của Hồ Gươm. Tháp
Rùa là một ngọn tháp nhỏ được xây dựng trên một gò đất giữa lòng , rộng khoảng.
350 mét vuông. Tháp Rùa được xây dựng trong khoảng từ giữa năm 1884 đến
tháng 4 năm 1886. Có 3 tầng. Nét đẹp tháp Rùa có kiến trúc là sự giao thoa giữa
phong cách kiến trúc gothic Châu Âu, kết hợp với phần mái cong giữ quy thức
kiến trúc Việt Nam. Tháp Rùa ngoài giá trị là một công trình thẩm mỹ còn là nơi
cho rùa phơi nắng và đẻ trứng. Khi nói đến hồ Gươm, chúng ta không thể không
nhắc đến loại rùa đặc biệt quý hiếm trong hồ. Con cuối cùng sống ở Hồ Gươm đã
chết vào ngày 19/1/ 2016. Đây là những cá thể thuộc loài rùa mai mềm khổng lồ
đặc biệt quý hiếm, năm 2020 trên thế giới người ta chỉ tìm thấy được 4 cá thể .
Rùa hồ Gươm là loài rùa lớn, là di sản vô giá gắn với những truyền thuyết lịch sử
và văn hóa linh thiêng từ hàng ngàn năm nay, hiện rùa hồ Gươm thuộc diện động
vật quý hiếm đang được Nhà nước bảo vệ.
Vai trò của Di tích đền Ngọc Sơn - Hồ Hoàn Kiếm trong phát triển kinh tế, xã
hội của địa phương
Di tích đền Ngọc Sơn Hồ Hoàn Kiếm là một địa chí văn hoá lớn nhất Hà Nội. Nó
đóng góp vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của thủ đô Hà Nội nói
riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Đây là những di sản văn hóa vật thể được
xếp hạng cấp quốc gia. Có thể nói Đền Ngọc Sơn Hồ Hoàn Kiếm là không gian
của truyền thuyết, là nơi thể hiện mạnh mẽ nhất khát vọng “ Không có gì quý hơn
Độc lập Tự do của dân tộc Việt Nam. Đó là giá trị nhân văn tuyệt vời nhất mà dân
tộc Việt Nam có được, là giá trị ảo nhưng mang ý nghĩa vô cùng to lớn, khiến cho
cả nước hướng về Hà nội, về Hồ Hoàn Kiếm như hướng về một vùng đất linh
thiêng, về cội nguồn của dân tộc. Nó là niềm tự hào và trân trọng của nhân dân Hà
Nội với những công lao to lớn của các bậc tiền nhân, các anh hùng dân tộc. Công
trình kiến trúc đền Ngọc Sơn Hồ Hoàn Kiếm là những sản phẩm vật chất có giá trị
về mặt văn hóa, lịch sử, khoa học.Việc thờ tự tại các di tích thể hiện sự dung hợp
giữa các tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Đạo giáo với các tín ngưỡng thờ anh
hùng dân tộc, thờ Thành hoàng làng. Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn không chỉ
là nơi lưu giữ giá trị văn hóa lịch sử của thủ đô mà còn giúp điều hòa không khí,
gắn liền với đời sống du lịch của con người nơi đây. Sau khi danh lam thắng cảnh
hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trở thành di tích quốc gia đặc biệt, bên cạnh việc
quan tâm bảo tồn di tích, các cơ quan chức năng còn “bổ sung” cho di tích nhiều
giá trị mới.Đến đây, người dân và du khách vừa có cơ hội tham quan, tìm hiểu,
khám phá các điểm di tích mang dấu ấn Thăng Long Hà Nội, vừa được hòa mình
vào các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, trò chơi dân gian độc đáo do cộng đồng tổ
chức. Qua đó, đền Ngọc Sơn Hồ Hoàn Kiếm là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá
để phát triển du lịch. Di tích ở vào vị trí thuận lợi trong việc thu hút du khách tham
quan, phát triển tiềm năng kinh tế và du lịch.
5. Giải pháp bảo tồn và phát triển
Nâng cao trình độ quản lý
Việc quản lý di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn
đến phát triển du lịch bền vững phải thực hiện theo quy hoạch kế hoạch đảm bảo
hài hòa giữa kinh tế xã hội và môi trường. Đồng thời việc phát triển du lịch phải
có trọng điểm trọng tâm theo hướng gắn với di tích lịch sử vừa bảo tồn tôn tạo và
phát huy giá trị của di sản văn hóa vừa mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế để
quảng bá hình ảnh đất nước, con người.
• Công bố và thực thi các văn bản pháp luật các quy chế có liên quan trực tiếp
hoặc gián tiếp đến bảo vệ tôn tạo di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn
Kiếm - đền Ngọc Sơn trong quá trình phát triển du lịch.
• Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm đền Ngọc Sơn cần có trách nhiệm phối hợp với cơ
quan ban ngành tại địa phương để tham mưu xây dựng các mức thu lệ phí tham
quan du lịch theo quy định của pháp luật và trình cơ quan quản lý Nhà nước có
thẩm quyền quyết định.
• Các nguồn thu từ du lịch ngoài việc nộp ngân sách cho nhà nước Chính quyền
địa phương được phép sử dụng hiệu quả hợp lý cho các mục đích như hỗ trợ hoạt
động chuyên môn nghiệp vụ về quản lý di tích lịch sử, tuyên truyền quảng bá giáo
dục việc bảo vệ di tích, khắc phục các sự cố ô nhiễm môi trường, hỗ trợ các ngành
địa phương phối hợp quản lý di tích lịch sử và đầu tư xây dựng các công trình
phục vụ trực tiếp đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử
• Tăng cường quản lý Nhà nước đối với bảo tồn di tích, kiên quyết xử lý các vi
phạm làm tổn hại đến di tích. Tập trung giải quyết dứt điểm và coi trọng điểm
những vụ việc vi phạm ở các di tích cấp quốc gia nghiêm tr . Đẩy mạnh sự phối
hợp liên ngành, liên cơ quan để tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển và cần
có sự thống nhất quản lý Nhà nước, những quy định, quy trình và nội dung, hướng
dẫn tham quan, nghiên cứu tại các di tích cũng như việc đầu tư bảo vệ, tôn tạo các
di tích, cảnh quan môi trường. Ví dụ như ở đền Ngọc Sơn, ban quản lý đã mở bán
bản đồ du lịch của đền.
• Tổ chức nghiên cứu, giới thiệu rộng rãi các giá trị tiêu biểu của di tích ra thị
trường trong và ngoài nước. Tổ chức các hoạt động và cơ sở dịch vụ du lịch có
khoa học và hợp lý ở ngay tại điểm di tích.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồn và xây dựng đội ngũ
quản lý, đội ngũ nghiên cứu về di tích: các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ thuật
viên, thợ nhân những người làm công tác bảo vệ di tích ở cơ sở Quản lý chặt chẽ
nguồn lao động từ nơi khác đến tham gia vào hoạt động tại các điểm di sản Ban
quản lý Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn . cần phải có kế hoạch và biện pháp cụ
thể để kiểm soát đối tượng này, không để xảy ra tranh giành, bắt chẹt khách, lừa
đảo khách, kiểm soát việc đội ngũ lái xe trong khi chờ khách sẽ có các hoạt động
cá độ, rượu chè, cờ bạc, gây mất vệ sinh xung quanh các di sản. Ban quản lý di
tích Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn phải có cơ cấu thích hợp, hiệu quả, tránh
cồng kềnh, có chức năng nhiệm vụ cụ thể, tránh tình trạng chồng chéo hoạt động
kém hiệu lực. Tạo điều kiện công bằng để các nhân viên được khẳng định và thể
hiện mình trong công việc chuyên môn cũng như trong cuộc sống. Kịp thời phát
hiện những phát sinh, thu thập thông tin lắng nghe sự phản ánh trao đổi của nhân
viên đến trợ giúp họ trong khả năng và điều kiện cho phép.
Thu hút khuyến khích đầu tư phát triển và tăng cường liên kết hoạt động
giữa doanh nghiệp du lịch trên địa bàn địa phương
Đối với di tích lịch sử, văn hóa, để thủ đầu tư và khuyến khích đầu tư nhằm phục
vụ tham quan du lịch làm việc làm cũng cần quan tâm. Tuy nhiên việc thu hút đầu
tư ở đây chỉ thực hiện được là đầu tư cho cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu nghỉ
ngơi các khu bán đồ lưu niệm. Còn thu hút đầu tư vào trùng tu, tôn tạo là việc làm
rất khó. Tuy nhiên nhằm phát huy hiệu quả thế mạnh về du lịch và văn hóa chúng
ta cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để chào đón các nhà đầu tư thực sự có năng lực
nhu cầu có tại Việt Nam từ đến phát triển trong lĩnh vực này nhất là các di tích lịch
sử lớn như là hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. Nhiều hoạt động quảng bá du lịch
xung quanh khu vực Hồ Hoàn kiếm và đền Ngọc Sơn cũng đã và đang được
UBND TP Hà Nội phối hợp cùng các cấp ban ngành liên quan thực hiện sự kiện
xúc tiến thương mại điện tử; lễ hội văn hóa dân gian trong đời sống đương đại;
chương trình Festival nghệ thuật đường phố hương trình phát động chạy quần
chúng, chương trình nghệ thuật chào đón năm mới đếm ngược. Hiện nay đa số
khách du lịch đến với hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn không có những thông tin
đầy đủ về hai địa điểm này. Chính vì vậy ban quản lý di tích cần xúc tiến tuyên
truyền, quảng bá như biên soạn và phát hành các ấn phẩm có chất lượng và thông
tin chính xác về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, các thông tin cần thiết khác như
là điểm vui chơi, phương tiện đi lại, nhà hàng, khách sạn để giới thiệu cho du khách.
Xây dựng cơ sở vật chất, trùng tu tôn giáo
Tăng cường tiến độ trùng tu, bảo quản và phát triển các giá trị văn hoá của di tích
trên cơ sở giữ vững bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc, vừa hiện đại hoá. Ví
dụ như việc cải tạo bờ kè đã xuống cấp ở hồ Hoàn Kiếm là cấp thiết, việc sử dụng
vật liệu khối bê tông cốt sợi đúc sẵn sẽ hạn chế ảnh hưởng đến môi trường, hạn
chế tối đa tác động đến lòng hồ và cảnh quan chung. Tuy nhiên, cũng nhấn mạnh,
việc phải giữ được đường cong mềm ở bờ hồ hiện trạng, tạo mối liên hệ giữa bờ
hồ với mặt nước kết hợp cây xanh, ánh sáng, tạo ra một không gian tự nhiên. Cần
nghiên cứu chất liệu mặt kè sao cho có vị trí để rễ cây phát triển, cỏ mọc. Thiết kế
mặt kè phải tính đến vị trí đặt đèn chiếu sáng, gốc cây sát bờ kè, cửa cống thoát
nước mưa... Khi tiến hành trùng tu, tôn tạo, bảo tồn có chọn lọc, biến cuộc sống
sinh hoạt của người dân thành một loại hình dịch vụ du lịch, giữ lại các giá trị văn
hóa phi vật thể, chắc chắn hiệu quả bảo tồn sẽ cao hơn. Để làm được như vậy,
riêng ngành văn hóa thì không thể làm được, cần có sự tham gia của nhiều ngành,
nhiều phía. Bất cứ động thái nào tác động đến đền Ngọc Sơn và khu vực hồ Hoàn
Kiếm không thể không có sự tham gia liên ngành, càng không thể tách rời việc
bảo tồn di tích này với công tác bảo tồn khu phố cổ Hà Nội… Nghiên cứu để nhận
biết giá trị đích thực của di tích, nhận thức những giá trị tiêu biểu, những nét tiềm
ẩn trong khối kiến trúc vật chất để từ đó xây dựng phương án bảo tồn phát huy giá
trị của di tích một cách tích cực có hiệu quả nhất.
Quản lý dịch vụ và môi trường
Hiện nay, hiện tượng thương mại hóa các hoạt động có liên quan đến di sản trong
quá trình hoạt động du lịch dễ dẫn đến tình trạng lừa đảo, bắt chẹt khách,.... để thu
lợi tạo hình ảnh xấu, gây tâm lý ức chế cho du khách làm giảm lượng khách đến
với 2 địa điểm này vẫn diễn ra. Chính vì vậy, các cấp ban ngành liên quan cần
chấn chỉnh và chấm dứt tình trạng đó để tạo một không gian du lịch thân thiện đối
với du khách. Ban quản lý di sản cần có kế hoạch tổ chức, sắp xếp các đoàn khách
đến thăm quan một cách hợp lý. Tránh tình trạng đông người đến tham quan cùng
một lúc, cần có các bảng báo giữ gìn vệ sinh chung không xả rác đốt vàng mã giấy
tờ khác liên quan đến tín ngưỡng tâm linh, không tổ chức bói toán, bán hàng, đánh
giày,chèo kéo khách, tổ chức hướng dẫn giới thiệu về di tích cho khách tham quan
một cách khoa học. Quy hoạch các bãi đỗ xe hợp lý và tổ chức các quầy thông tin
bán hàng lưu niệm để phục vụ chu đáo du khách đến tham quan một cách cẩn
thận.Như vậy tài nguyên di sản văn hóa và môi trường cũng như môi trường sinh
thái tự nhiên xung quanh khu vực di sản sẽ được gìn giữ và phát triển. Phải giải
tỏa áp lực giao thông xung quanh bờ hồ và phụ cận để tạo được không gian thông
thoáng. Cần thiết lập mạng đường đi bộ, tổ chức giao thông lễ hội và mua sắm
thương mại, phát triển giao thông công cộng, khu vực đỗ xe ngầm, tàu điện ngầm,
cùng với đó, cải tạo các yếu tố hạ tầng phụ trợ khác như: Tượng trang trí, ánh
sáng, vỉa hè, biển báo, ghế ngồi, nhà vệ sinh. Đội quản lý môi trường cần làm việc
có hiệu quả, kịp thời vệ sinh xung quanh hai địa điểm này để cảnh quan và môi
trường xung quanh hồ luôn đảm bảo, tạo ấn tượng tốt đến cho du khách. 6. Bàn luận
Nếu Hà Nội được ví như một cá thể thì hồ Gươm chính là trái tim của cá thể đó.
Với sự duyên dáng của mình, hồ Gươm đã lưu dấu kỷ niệm trong hồi ức của biết
bao con người Hà Nội và của những du khách đã có dịp ghé ngang. Cùng với đó,
hồ Gươm đền - Ngọc Sơn còn là nguồn cảm hứng bất tận của âm nhạc và thi ca
với nhiều tác phẩm nổi tiếng như bài thơ “Nghiên Bút non sông” của Á Nam Trần
Tuấn Khải Dù thời gian có trôi qua bao nhiêu năm nữa, dù mọi vật đều thay đổi thì
hồ Gươm vẫn là viên ngọc xanh giữa lòng Hà Nội ngàn năm tuổi. Cụm di tích Hồ
Hoàn Kiếm Đền Ngọc - Sơn đã và đang trở thành những biểu tượng đẹp về thủ đô
Hà Nội, về đất nước Việt Nam. Đền Ngọ Sơn ᴄ
à hồ Hoàn Kiếm luôn đượ ᴠ ᴄ hính ᴄ
quуền à nhân dân cả nước giữ gìn, phát huу giá trị ᴠ ề ᴠ lị h ѕử, ᴄ ăn hóa ᴠ à ᴠ ảnh ᴄ quan ủa Thủ đô. Di tí ᴄ h
ᴄ mang giá trị lớn ề nhiều mặt ᴠ à ngàу ᴠ àng thân thiết, ᴄ
gắn bó ới người dân Hà Nội nói riêng ᴠ à nhân dân ᴠ ả nướ ᴄ , ᴄ ũng như bạn bè ᴄ quố tế nói ᴄ hung. Các ᴄ
du khách coi đây là một điểm dừng chân không thể thiếu
trong hành trình đến với Hà Nội đã qua 1000 năm tuổi. Đối với học trò thì đây là
một chốn linh thiêng để cầu mong sự đỗ đạt, còn đối với người tín tâm thì nơi đây
là chốn để cầu tài, cầu lộc, cầu sức khoẻ, chữa bệnh nhiệm màu và dưới nhãn quan
của các nhà khoa học thì nơi đây không chỉ là một di tích tín ngưỡng ẩn tàng nhiều
giá trị văn hoá, khoa học nghệ thuật mang giá trị sâu xa mà đây còn là trung tâm
văn hoá với việc thờ thần Văn Xương đế quân vị thần chủ về - văn học, nghệ
thuật, khoa cử. Kiến trúc cổ xưa nơi đây đã góp phần tạo nên vẻ đẹp cho ngôi đền